Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông...

Tài liệu Phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên

.PDF
75
66387
131

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH CHÂU NGỌC HỒ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 08 - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH CHÂU NGỌC HỒ MSSV: 4114233 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HUỲNH THỊ KIM UYÊN Tháng 08 – 2014 LỜI CẢM TẠ Qua hơn ba năm đƣợc học tập, rèn luyện tại Trƣờng Đại học Cần Thơ và ba tháng thực tập tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên, em đã tích lũy đƣợc rất nhiều kiến thức về lý thuyết lẫn thực tế. Hiện tại em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu. Đặc biệt là cô Huỳnh Thị Kim Uyên đã dành nhiều thời gian hƣớng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện bài luận văn. Em xin cảm ơn Ban Giám đốc cùng các anh chị ở ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em đƣợc tiếp xúc, làm quen thực tế với các công việc trong ngân hàng suốt thời gian thực tập. Cuối lời, em xin kính chúc toàn thể quý thầy cô và các anh chị trong ngân hàng đƣợc nhiều sức khỏe. Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm ….. Sinh viên thực hiện Châu Ngọc Hồ i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm ……. Sinh viên thực hiện Châu Ngọc Hồ ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ······························································································ ······························································································ ······························································································ ······························································································ ······························································································ ······························································································ ······························································································ ······························································································ ······························································································ ······························································································ ······························································································ ······························································································ ······························································································ ······························································································ Sóc Trăng, ngày …. tháng …. năm ……... Thủ trƣởng đơn vị (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang DANH SÁCH BẢNG ................................................................................ vii DANH SÁCH HÌNH ................................................................................ viii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .................................................................... ix Chƣơng 1GIỚI THIỆU ................................................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2 1.3 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................... 3 1.3.1 Phạm vi không gian ............................................................................ 3 1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................ 3 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................... 3 1.4 Lƣợc khảo tài liệu .................................................................................. 3 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 5 2.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm về rủi ro lãi suất.................................................................. 5 2.1.2 Tính chất của rủi ro lãi suất ................................................................. 5 2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất .................................................... 7 2.1.4 Các trƣờng hợp xảy ra rủi ro lãi suất .................................................... 9 2.1.5 Ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động của ngân hàng ............... 11 2.1.6 Mô hình định giá lại trong đo lƣờng rủi ro lãi suất ............................. 11 2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất ............................................... 14 2.1.8 Một số phƣơng pháp quản trị rủi ro lãi suất ....................................... 16 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 17 2.2.1 Phƣơng pháp thu thâ ̣p số liê ̣u ............................................................ 17 iv 2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liê ̣u ................................................................ 17 Chƣơng 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN .................................................................................................... 19 3.1 Khái quát về địa bàn huyện Mỹ Xuyên ................................................. 19 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 19 3.1.2 Kinh tế - xã hội ................................................................................. 19 3.1.3 Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn ....................... 19 3.2 Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên ....... 20 3.2.1 Sơ lƣợc về NHNo&PTNT Việt Nam.................................................. 20 3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên ....................................................................................... 20 3.2.3 Cơ cấu tổ chức .................................................................................. 21 3.2.4 Nguồn nhân lực ................................................................................ 22 3.3 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên ....................................................................... 23 3.3.1 Tổng thu nhập ................................................................................... 25 3.3.2 Tổng chi phí ..................................................................................... 26 3.3.3 Lợi nhuận ......................................................................................... 26 3.4 Những thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên........................................................ 27 3.4.1 Thuận lợi .......................................................................................... 27 3.4.2 Khó khăn .......................................................................................... 28 3.4.3 Định hƣớng phát triển ....................................................................... 28 Chƣơng 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 6/2014 ...................... 29 4.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại ngân hàng giai đoạn 2011 6/2014 ...................................................................................................... 29 v 4.1.1 Tình hình tài sản của ngân hàng ......................................................... 29 4.1.2 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng .................................................. 33 4.2 Phân tích tình hình biến động của tài sản nahỵ cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất tại ngân hàng giai đoạn 2011 – 6/2014 ............................ 39 4.2.1 Tình hình biến động của tài sản nhạy cảm lãi suất .............................. 39 4.2.2 Tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ........................ 46 4.3 Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng theo mô hình định giá lại ................................................................................................................. 50 4.3.1 Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng .......................... 50 4.3.2 Ảnh hƣởng của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập lãi thuần của ngân hàng ................................................................................................................. 54 Chƣơng 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN ................................................................ 57 5.1 Những mặt tốt và những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng ...................................................................................... 57 5.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng................... 58 5.2.1 Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất ...................................................... 58 5.2.2 Áp dụng lãi suất thả nổi ..................................................................... 59 5.2.3 Các biện pháp khác ........................................................................... 60 Chƣơng 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 61 6.1 Kết luận .............................................................................................. 61 6.2 Kiến nghị ............................................................................................ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 63 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1: Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011 - 6/2014. ...................................................................... 30 Bảng 4.2: Cơ cấu tài sản của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011 - 6/2014. ...................................................................... 32 Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011 - 6/2014. ................................................................ 35 Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011 - 6/2014. ................................................................ 38 Bảng 4.5: Tình hình TSNCLS của NHNo&PTNT Việt Nam huyện Mỹ Xuyên phân theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2011 - 6/2014. ............................. 40 Bảng 4.6: Tình hình TSNCLS của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 6/2014. ........................ 43 Bảng 4.7: Cơ cấu TSNCLS của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011 - 6/2014. ...................................................................... 45 Bảng 4.8: Tình hình NVNCLS của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên trong giai đoạn 2011 - 6/2014. ...................................................... 47 Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011 - 6/2014. .................................... 51 Bảng 4.10: Hệ số chênh lệch lãi thuần của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011 - 6/2013. ..................................................... 52 Bảng 4.11: Sự thay đổi trong thu nhập lãi thuần của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên khi lãi suất biến động giai đoạn 2011-6/2014. ... 54 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên. .............................................................................................................. 21 viii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt: ĐVT : Đơn vị tính NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NVNCLS : Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất TCTD : Tổ chức tín dụng TSCĐ : Tài sản cố định TSKSL : Tài sản không sinh lời TSNCLS : Tài sản nhạy cảm lãi suất TSSL : Tài sản sinh lời VND : Việt Nam đồng ATM : Automatic Teller Machine IAS : International Accounting Standards Tiếng Anh: ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình lãi suất biến động rất phức tạp và khó có thể dự đoán trƣớc đƣợc. Cụ thể, đầu năm 2011, lãi suất tái cấp vốn là 11% nhƣng sau đó Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã nhiều lần điều chỉnh, đến tháng 10/2011 là 15%. Sang năm 2012 tình hình lại diễn biến ngƣợc lại, từ 15% giảm xuống còn 9%, đến nay chỉ còn 6,5% (Theo Quyết định 496/QĐ-NHNN do thống đốc NHNN ban hành ngày 17/3/2014). Về mảng huy động vốn, ngày 3/3/2011 NHNN đã ban hành Thông tƣ số 02/2011/TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng (TCTD) là 14%. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND. Hiện nay, lãi suất tối đa đối với tiền gửi VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 1 tháng giảm từ 1,2%/năm xuống 1%/năm; lãi suất tối đa tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng giảm từ 6%/năm xuống 5,5%/năm. Riêng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên sẽ do các TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trƣờng và thỏa thuận với khách hàng. Đối với tiền gửi ngoại tệ, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN cũng đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đƣa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân xuống còn 0,25%/năm và 1%/năm. Về lãi suất cho vay, riêng trong thời gian từ tháng 6/2012 đến 6/2013, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất đối với 5 lĩnh vực, ngành nghề sản xuất ƣu tiên. Hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với những lĩnh vực này đã giảm so với thời gian trƣớc, hiện chỉ còn khoảng 7%/năm. Với chức năng trung gian tài chính, ngân hàng huy động vốn từ cá nhân, tổ chức có nguồn vốn nhàn rỗi và cho vay đối với các thành phần kinh tế có nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Qua đó, ta có thể thấy nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng chính là phần chênh lệch lãi suất của món tiền cho vay và đi vay. Mỗi sự thay đổi của lãi suất trên thị trƣờng đều ảnh hƣởng không nhỏ đến các thành phần trong nền kinh tế từ những ngƣời dân, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ đến các công ty, doanh nghiệp lớn. Trong đó, một chủ thể không thể không nói đến đó là các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) bởi vì hầu nhƣ các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng nhƣ nhận tiền gửi, cho vay, đầu tƣ… đều liên quan rất lớn đến lãi suất trên thị trƣờng và các chính sách điều hành lãi suất của NHNN. Một khi lãi suất biến động ngoài dự tính, ngân 1 hàng có thể gặp phải những thiệt hại nặng nề vì rủi ro lãi suất ảnh hƣởng trực tiếp tới thu nhập, chi phí và lợi nhuận qua đó ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, với tình hình lãi suất biến động khó lƣờng nhƣ hiện nay, việc phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, đo lƣờng rủi ro lãi suất bằng các phƣơng pháp lƣợng hóa rủi ro là một vấn đề đang đƣợc các ngân hàng quan tâm hiện nay. Đặc biệt, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên là một ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đa số là cho vay ngắn hạn để trồng lúa, nuôi tôm, chăn nuôi gia súc,… nên rất dễ bị ảnh hƣởng khi lãi suất thay đổi. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề trên, đề tài “Phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên” đƣợc thực hiện để đánh giá sự ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động của ngân hàng. Từ đó có thể đƣa ra một số giải pháp giúp ngân hàng quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả hơn. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 để đề ra giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng trong tƣơng lai. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2011 - 6/2014. - Mục tiêu 2: Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm lãi suất (TSNCLS) và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất (NVNCLS) của ngân hàng giai đoạn 2011 - 6/2014. - Mục tiêu 3: Đo lƣờng rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại và mức tác động của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. - Mục tiêu 4: Qua kết quả phân tích từ các mục tiêu 1, 2, 3, đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng. 2 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Số liệu sử dụng trong đề tài đƣợc cung cấp từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014. - Thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp từ ngày 11/8/2014 đến ngày 17/11/2014. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tìm hiểu về TSNCLS và NVNCLS của ngân hàng, đo lƣờng rủi ro lãi suất và mức biến động lợi nhuận khi lãi suất thay đổi. Từ đó đƣa ra các biện pháp giúp ngân hàng hạn chế rủi ro lãi suất trong tƣơng lai. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Phạm Thị Kiều Tuyên, 2011. Luận văn tốt nghiệp trƣờng Đại học Cần Thơ: “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long”. Tác giả sử dụng mô hình định giá lại để đánh giá sơ bộ về tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng rủi ro lãi suất nhƣ khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP), hệ số nhạy cảm, hệ số độ lệch. Qua phân tích, tác giả đề xuất các giải pháp đối với ban quản trị ngân hàng, một số kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam và NHNN. Đặng Kiều Diễm (2013) với đề tài “Phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên” – Luận văn tốt nghiệp trƣờng Đại học Cần Thơ đã sử dụng mô hình định giá lại để phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất theo từng kỳ hạn đặt lại lãi suất khác nhau. Sau đó đánh giá trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng qua việc sử dụng các chỉ tiêu khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP) và hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM). Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp lên ngân hàng thực tập và kiến nghị lên NHNN nhằm giúp ngân hàng phòng ngừa cũng nhƣ hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng trong tƣơng lai. 3 Tạ Thu Hiền (2013) với đề tài “Phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cái Răng” - Luận văn tốt nghiệp trƣờng Đại học Cần Thơ đã phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất qua việc sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối. Sau đó bằng mô hình định giá lại và một số chỉ tiêu nhƣ khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP), hệ số nhạy cảm, hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM), tác giả đo lƣờng rủi ro lãi suất và mức tác động của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập lãi và chi phí lãi của ngân hàng. Từ đó, đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong tƣơng lai. 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trƣờng hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về mặt tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng (Phan Thị Cúc, 2009, trang 196). Rủi ro lãi suất là rủi ro do sự biến động của lãi suất gây nên. Nếu ngân hàng có tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản Có nhạy cảm với lãi suất, thì khi lãi suất tăng lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm. Ngƣợc lại, lãi suất giảm sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng (Nguyễn Thị Mùi, 2006, trang 293). Rủi ro lãi suất là những rủi ro mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động lãi suất. Nếu nhƣ toàn bộ các chủ thể kinh tế đều có nguy cơ gặp rủi ro, thì tất nhiên các ngân hàng và các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng là các đơn vị dễ gặp rủi ro nhất do kết cấu bảng tổng kết tài sản của các tổ chức này và đặc biệt là trong quan hệ tín dụng, vốn và lãi chỉ đƣợc thu về sau một thời gian nhất định vì thế có sự rủi ro về lãi suất (Lê Văn Tƣ, 2005, trang 921). Khi huy động vốn của doanh nghiệp và dân cƣ, ngân hàng phải trả lãi. Khi tài trợ, ngân hàng thu lãi. Lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi, và chứng khoán thƣờng xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và ngƣợc lại gây tổn thất cho ngân hàng. Nhƣ vậy, rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm, khi lãi suất thị trƣờng thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác, nhƣ cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, quy mô và kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn (Phan Thị Thu Hà, 2009, trang 165). 2.1.2 Tính chất của rủi ro lãi suất Thời hạn mà ngân hàng huy động đƣợc nguồn vốn sẽ quyết định tính chất rủi ro mà nó đƣơng đầu. Nếu thời hạn cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ nó, thì ngân hàng chấp nhận vị thế tái tài trợ. Ngƣợc lại thì ngân hàng chấp nhận vị thế tái đầu tƣ (Lê Văn Tƣ, 2005, trang 923). Ví dụ: Giả sử ngân hàng A đang có nhu cầu cho vay 2 món: - 100 triệu thời hạn 1 năm, lãi suất cố định 10%/năm (thời hạn đặt lại lãi 5 suất là 1 năm). - 100 triệu thời hạn 2 năm, lãi suất cố định 11%/năm (thời hạn đặt lại lãi suất là 2 năm). Ngân hàng A tìm kiếm nguồn cho vay bằng cách vay trên thị trƣờng liên ngân hàng 200 triệu với lãi suất cố định là 6%/năm nếu vay 1 năm và 7%/ năm nếu vay hai năm. 2.1.2.1 Tình trạng tái tài trợ 1 Giả sử ngân hàng vay trên thị trƣờng liên ngân hàng kỳ hạn 1 năm. Sau 1 năm thì 100 triệu cho vay đƣợc trả và 200 triệu tiền đi vay phải trả: khoản gốc thu đƣợc chỉ đủ trang trải 50% nhu cầu chi trả (ảnh hƣởng của lãi coi nhƣ bằng 0). Đối với khoản cho vay 1 năm ngân hàng thu đƣợc: Chênh lệch lãi suất = 10% - 6% = 4% Để có tiền trả 100 triệu còn lại, ngân hàng cần vay thêm 100 triệu trên thị trƣờng liên ngân hàng. Nhƣ vậy, ngân hàng phải tài trợ khoản cho vay 2 năm bằng một khoản cho vay vào năm thứ hai. Cách tài trợ nhƣ trên đƣợc gọi là tái tài trợ: là tình trạng trong đó kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn của nguồn tiền. Chênh lệch lãi suất mà ngân hàng thu đƣợc phụ thuộc vào lãi suất mà ngân hàng phải trả khi tái tài trợ. Nếu lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng không đổi, chênh lệch lãi suất thu đƣợc của khoản cho vay 2 năm là: Chênh lệch lãi suất = 11% - 6% = 5% Ngân hàng sẽ thu đƣợc 5%/năm, trong cả hai năm. Khi lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng giảm, chênh lệch lãi thu đƣợc năm thứ hai sẽ lớn hơn 5% và khi lãi suất tăng, chênh lệch lãi suất thu đƣợc sẽ giảm, thậm chí có thể ngân hàng còn bị lỗ. Năm 1: Chênh lệch lãi suất thu đƣợc từ 200 triệu cho vay là: [(10% - 6%).100 + (11% - 6%).100]/200 = 9/200 = 4,5% Năm 2: Giả sử lãi suất trên thị trƣờng giảm 1%. Do khoản cho vay với lãi suất cố định nên ngân hàng vẫn chỉ thu đƣợc lãi suất nhƣ năm 1. Kỳ hạn đi vay trên thị trƣờng liên ngân hàng chỉ là 1 năm, do vậy vào năm thứ hai, lãi suất đƣợc đặt lại, chỉ còn 5%, vậy chênh lệch lãi suất thu đƣợc năm thứ hai là: Chênh lệch lãi suất = 11% - 5% = 6% Bình quân mỗi năm ngân hàng thu đƣợc chênh lệch: (4,5% + 6%)/2 = 1 Phan thị Thu Hà, 2009, trang 165-167 6 5,25%. Giả sử lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng tăng thêm 4%, chênh lệch lãi suất năm thứ hai: 11% - 10% = 1%. Bình quân mỗi năm ngân hàng thu đƣợc chênh lệch là: (4,5% + 1%)/2 = 2,75% Tại sao ngân hàng lại dùng nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn? Một trong những lý do là ngân hàng kỳ vọng sẽ thu đƣợc chênh lệch lãi suất cao hơn. Nếu ngân hàng cho vay với kỳ hạn nhƣ huy động, chênh lệch lãi suất thu đƣợc là: 10% - 6% = 4%. Khi thay đổi kỳ hạn ngân hàng thấy rằng chênh lệch lãi suất năm 1 chắc chắn sẽ cao hơn, đạt 4,5%, tuy nhiên chênh lệch lãi suất năm 2 lại chƣa chắc chắn, tùy thuộc vào mức độ và xu hƣớng thay đổi lãi suất thị trƣờng. Ngân hàng sẽ thay đổi kỳ hạn nếu nhà quản lý dự đoán rằng mức lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng sẽ giảm, hoặc tăng song mức tăng sẽ không vƣợt quá tỷ lệ làm cho chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm nhỏ hơn 4%. Chênh lệch lãi suất năm 2 an toàn cho ngân hàng: (4%.2 – 4,5%) = 3,5%. Lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng an toàn: 11% - 3,5% = 7,5%. Nếu lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng năm thứ 2 tăng tới 7,5%, thì chênh lệch lãi suất năm 2 chỉ còn 3,5%, giảm 1% so với năm 1. Kết cuộc chung chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm đạt 4%. Nếu lãi suất tăng quá dự tính (quá 7,5%), sẽ gây ra tổn thất cho ngân hàng. 2.1.2.2 Tình trạng tái đầu tư 2 Các giả thiết tƣơng tự nhƣ trên song nguồn vay 2 năm với lãi suất cố định 7%/năm. Sau 1 năm thì 100 triệu đƣợc hoàn trả, thu đƣợc chênh lệch lãi suất là 3%. Ngân hàng có thể cho vay một khoản mới: tái đầu tƣ khoản cho vay vừa hoàn trả. Nếu lãi suất cho vay không thay đổi, chênh lệch lãi suất thu đƣợc là 3%. Khi lãi suất cho vay tăng hoặc giảm, chênh lệch lãi suất sẽ tăng hoặc giảm. 2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất 3 a) Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ. 2 3 Phan Thị Thu Hà, 2009, trang 167 Phan Thị Cúc, 2009, trang 197-199 7 - Trƣờng hợp 1: Kỳ hạn của tài sản Có lớn hơn kỳ hạn của tài sản Nợ: ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tƣ dài hạn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên, trong khi lãi suất cho vay và đầu tƣ dài hạn không đổi. - Trƣờng hợp 2: Kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản Nợ: ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tƣ kỳ hạn ngắn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi, trong khi lãi suất cho vay và đầu tƣ giảm xuống. b) Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay. - Trƣờng hợp 1: ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tƣ với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu nhập lãi giảm làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm. - Trƣờng hợp 2: ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tƣ với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng theo lãi suất thị trƣờng, trong khi thu nhập lãi không đổi dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm. c) Do không có sự phù hợp về khối lƣợng giữa nguồn huy động với việc sử dụng vốn đó để cho vay. Ví dụ: ngân hàng huy động vốn 100, lãi suất 1%/tháng, thời hạn 6 tháng, chi phí lãi = 100 x 1% x 6 = 6. Cho vay 60, lãi suất 1,2%/tháng, thời hạn 6 tháng thì thu nhập lãi = 60.x.1,2.x.6 = 4,32. Ngân hàng không sử dụng hết nguồn vốn để huy động cho vay: Lợi nhuận giảm 1,68 = 6 – 4,32. d) Do không có sự phù hợp về thời hạn giữa nguồn vốn huy động đƣợc với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Ví dụ: ngân hàng huy động 100, thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng thì chi phí lãi = 6. Cho vay 100, thời hạn 3 tháng, lãi suất 1,2%/tháng thì thu nhập lãi = 3,6. Ngân hàng huy động vốn thời hạn dài nhƣng cho vay với thời hạn ngắn hơn: lợi nhuận giảm 2,4. 8 e) Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế dẫn đến vốn của ngân hàng không đƣợc đảm bảo sau khi cho vay. Lãi suất cho vay danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát dự kiến. Ví dụ: Khi dự kiến lãi suất cho vay 8% = 3% (lãi suất thực) + 5% (dự kiến tỷ lệ lạm phát). Nhƣng nếu sau khi cho vay tỷ lệ lạm phát thực tế là 8% thì lãi suất thực ngân hàng đƣợc hƣởng sẽ là 0%. f) Ngoài ra, khi lãi suất trên thị trƣờng thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro khi giảm giá trị tài sản. Giá trị thị trƣờng của tài sản Có hay tài sản Nợ đƣợc dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trƣờng tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản Có hoặc tài sản Nợ cũng giảm xuống. Ngƣợc lại, nếu lãi suất thị trƣờng giảm, thì giá trị của tài sản Có và tài sản Nợ tăng lên. 2.1.4 Các trƣờng hợp xảy ra rủi ro lãi suất Lãi suất của các khoản mục của tài sản là cố định và lãi suất các khoản mục tƣơng ứng của nguồn vốn là biến đổi hoặc ngƣợc lại, lãi suất các khoản mục của tài sản và lãi suất các khoản mục tƣơng ứng của nguồn vốn đều biến đổi nhƣng mức độ biến đổi khác nhau. Rủi ro biến động lãi suất đƣợc hiểu tƣơng tự nhƣ rủi ro về giá trị thị trƣờng, lãi suất cho các khoản mục của nguồn vốn coi nhƣ giá đầu vào và lãi suất chính là rủi ro gây ảnh hƣởng xấu tới kết quả kinh doanh do có sự thay đổi lãi suất trên thị trƣờng. Trong hoạt động ngân hàng, lãi suất các sản phẩm ngân hàng đƣợc chia theo hai loại là lãi suất cố định và lãi suất biến đổi. Do vậy, việc theo dõi, phân tích quản lý rủi ro biến động lãi suất cũng đƣợc thực hiện theo hai loại: rủi ro thay đổi lãi suất cố định và rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi. 2.1.4.1 Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi sẽ xảy ra khi lãi suất của các khoản mục trong tài sản (sử dụng vốn) và lãi suất của các khoản mục trong nguồn vốn không thể thay đổi đồng thời về thời điểm và đồng nhất về mức thay đổi của lãi suất thị trƣờng. Nói cách khác, khi lãi suất thị trƣờng thay đổi thì đều có sự co giãn về lãi suất của các khoản mục ở bên tài sản cũng nhƣ bên nguồn vốn, nhƣng sự co giãn này lại không đồng thời trong cùng khoảng thời gian và 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng