Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình chi thường xuyên và kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc n...

Tài liệu Phân tích tình hình chi thường xuyên và kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước huyện phước long.

.PDF
79
225
73

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN PHƯỚC LONG. Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TRẦN QUẾ ANH NGUYỄN HOÀNG ĐỆ MSSV: 4077540 Lớp: Kinh tế nông nghiệp K33 Cần Thơ, năm 2010 LỜI CẢM ƠN Em tên Nguyễn Hoàng Đệ, mã số sinh viên 4077540, là sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp khóa 33 thuộc khoa Kinh Tế & QTKD. Qua thời gian gần bốn năm học tập tại ngôi trường Đại Học Cần Thơ một trong các trường lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại Học Cần Thơ đã tạo cho em một môi trường học tập tốt, cảm ơn quý thầy cô của khoa Kinh Tế & QTKD đã tận tâm giảng dạy em trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Quế Anh đã tận tình hướng dẫn và giảng giải cho em từng chi tiết để em hoàn thành luận văn, Cô là niềm tin giúp em giữ vững tin thần trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Cô cố vấn học tập lớp kinh tế nông nghiệp 1 đã chia sẽ khó khăn trong học tập và sinh hoạt của lớp em trong suốt thời gian qua. Một lần nửa, em xin cảm ơn quý thầy cô; kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống và sự nghiệp trồng người. Trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc Kho Bạc Nhà Nước huyện Phước Long, đặc biệt là quý cô chú, anh chị của phòng kế toán đã quý mến và tạo mọi điều kiện cho em tiếp xúc thực tế, hướng dẫn tận tình về hoạt động thu, chi, kiểm soát ngân sách nhà nước, đó là phần kiến thức thực tế vô cùng quý giá là hành trang trước khi ra trường để bước vào công việc thực tế và quan trọng hơn là giúp em có thêm tư liệu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của em. Xin chân thành cảm ơn và kính gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể quý cô chú, quý anh chị đang công tác tại Kho Bạc Nhà Nước huyện Phước Long. Xin bày tỏ lòng biết ơn và yêu thương vô hạn đến gia đình, một chỗ vựa vững chắc cho con trưởng thành. Ngày …. Tháng …. Năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoàng Đệ i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, đề tài là do tôi thực hiện, các số liệu thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày…….tháng…….năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoàng Đệ ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Kho Bạc nhà nước huyện phước Long xác nhận việc thực tập của sinh viên:: Nguyễn Hoàng Đệ như sau: Trong thời gian từ tháng 9/ 2010 đến tháng 11/ 2010 sinh viên Nguyễn Hoàng Đệ có thực tập tại Phòng Kế Toán Kho bạc nhà nước huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Trong quá trình thực tập sinh viên Nguyễn Hoàng Đệ luôn chấp hành tốt nội qui, qui chế của đơn vị, chịu khó nghiên cứu học hỏi về các văn bản, chế độ cũng như các nghiệp vụ phát sinh của nghành kho bạc, nhiệt tình giúp đỡ anh chị em trong kho bạc. Ngày…….tháng…….năm 2010 Thuû tröôûng ñôn vò Dương Hữu Phúc iii NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Họ và tên người hướng dẫn: TRẦN QUẾ ANH. Học vị: ……………………………………………. Chuyên ngành: ……………………………………. Cơ quan công tác: Bộ môn Kế toán kiểm toán, Khoa KT - QTKD Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HOÀNG ĐỆ Mã số sinh viên: 4077540. Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Tên đề tài: Phân tích tình hình chi thường xuyên và kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước huyện phước Long. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 2. Về hình thức ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn ................................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ................................................................................................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt được ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 6. Nhận xét khác ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ iv 7. Kết luận ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010 Giáo viên hướng dẫn Trần Quế Anh v MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Trang 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................2 1.3.1. Không gian..............................................................................................2 1.3.2. Thời gian .................................................................................................2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.....................................................................................................................3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN..............................................................................4 2.1.1. Sự ra đời, chức năng, nhiệm vụ của kho bạc nhà Nước Việt Nam............4 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chi thường xuyên..............................7 2.1.3. Cấp phát và thanh toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho Bạc nhà nước. ...................................................................................................9 2.1.4. Phương pháp kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho Bạc nhà nước. .................................................................................................12 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................17 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................17 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................17 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN PHƯỚC LONG 3.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHƯỚC LONG CỦA TỈNH BẠC LIÊU. ...18 3.1.1. Vị trí địa lí.............................................................................................18 3.1.2. Đặc điểm tự nhiên. ................................................................................18 3.1.3. Đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội.........................................................18 3.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN PHƯỚC LONG.................................................................................................20 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................20 vi 3.2.2. Cơ cấu tổ chức các cấp ..........................................................................21 3.3. LẬP VÀ PHÊ DUYỆT DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH HHÀ NƯỚC .....23 3.3.1. Lập dự toán chi ngân sách .....................................................................23 3.3.2. Phê duyệt dự toán chi ngân sách địa phương..........................................24 3.4. NHỮNG THUẬN LỢI , KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC HUYỆN PHƯỚC LONG. ...26 3.4.1. Thuận lợi...............................................................................................26 3.4.2. Khó khăn và hạn chế .............................................................................27 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN PHƯỚC LONG 4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG THU CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN PHƯỚC LONG.................................29 4.2.1. Khái quát tình hình thu ngân sách tại kho bạc........................................29 4.2.2. Khái quát tình hình chi ngân sách nhà nước...........................................32 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN PHƯỚC LONG............................................................33 4.2.1. Phân tích chi ngân sách theo địa bàn......................................................33 4.2.2. Phân tích chi ngân sách theo mục đích sử dụng ngân sách. ....................37 4.2.3. Đánh giá tình hình chi thường xuyên tại kho bạc huyện Phước Long.....47 4.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA KHO BẠC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN....................................................48 4.3.1. Thực hiện kiểm soát trước khi cấp phát ngân sách .................................49 4.3.2. Kiểm soát trong quá trình cấp phát ngân sách ........................................50 4.3.3. Kiểm soát sau khi cấp phát ngân sách ....................................................52 4.3.4. Đánh giá chung về hoạt động kiểm soát chi tại kho bạc. ........................52 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN PHƯỚC LONG 5.1. TỒN TẠI ....................................................................................................54 5.2. GIẢI PHÁP ................................................................................................55 5.2.1. Hoàn thiện chính sách............................................................................56 5.2.2.Tạo sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau . ............................................. 59 vii 5.2.3. Hoàn thiện đội ngủ cán bộ chi và kiểm soát chi thường xuyên................ 59 5.2.4. Các giải pháp khác ...................................................................................... 60 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................62 6.2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................63 6.2.1. Đối với kho bạc nhà nước......................................................................63 6.2.2. Đối với nhà nước...................................................................................64 6.2.3. Đối với các cơ quan liên quan khác. ......................................................66 viii MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 4.1:Bảng báo cáo tình hình thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện phước Long từ năm 2007- 2009 ............................................................ 29 Bảng 4.2: Bảng báo cáo tình hình chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện phước Long giai đoạn 2007- 2009.......................................................... 32 Bảng 4.3: Bảng báo cáo tình hình quyết toán chi thường xuyên trên địa bàn huyện giai đoạn từ năm 2007- 2009.................................................................. 34 Bảng 4.4: Báo cáo tình hình chi thường xuyên ngân sách sáu tháng đầu năm 2007- 2010 ...... ................................................................................................ 37 Bảng 4.5: Báo cáo chi thường xuyên theo mục đích sử dụng giai đoạn từ năm 2007- 2009 ...... ................................................................................................ 38 Bảng 4.6 : Báo cáo chi thường xuyên theo mục đích sử dụng giai đoạn sáu tháng đầu năm 2007- 2010 ........................................................................................ 39 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bô máy kho bạc nhà nước huyện Phước Long .......... 21 Hình 4.1: Thể hiện tình hình thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện Phước Long qua ba năm từ năm 2007- 2009 .................................................... 30 Hình 4.2: Thể hiện tình hình chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện Phước Long qua ba năm từ năm 2007- 2009 .................................................... 32 x Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong quá trình đổi mới và phát triển đất Nước của những nước đang trong giai đoạn phát triển thì một trong những nhân tố chính giữ vai trò quan trọng hang đầu đó là ngân sách nhà Nước. Vì ngân sách nhà Nước là hệ thống mối quan hệ kinh tế nhà Nước và xã hội, trong đó nhà nước sử dụng nguồn tài chính để đảm bảo yêu cầu thực hiện chức năng quản lý nhà Nước và điều hành cho xã hội đất Nước đi lên. Vì vậy nhà Nước tồn tại và phát triển vững mạnh thì cần có các bộ phận quản lý ngân sách nhà nước đó là chi thường xuyên cho hợp lý và đúng mục đích. Nói như vậy làm thế nào để biết một đơn vị có chi đúng hay không, có đảm bảo tiết kiệm hay không, có tạo được tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý ngân sách nhà nước của đơn vị. Vì thế khi phân tích tình hình chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước huyện Phước Long sẽ giúp ta chi một cách hiệu quả hơn các quản chi. Từ đó ta tìm ra được những mặt thuận lợi và những mặt khó khăn, hạn chế trong quá trình chi ngân sách cho đơn vị. Đồng thời có những giải pháp tích cực nhằm khắc phục, hạn chế những khó khăn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các quản chi không đúng với mục đích chi ngân sách nhà Nước. Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà Nước, đồng thời góp phần vào công cuộc xây dựng để phát triển đất nước ta giàu mạnh hơn. Trong những năm gần đây, chi thường xuyên có sự gia tăng đáng kể các quản chi đó đã góp một phần kinh phí không nhỏ vào sự nghiệp phát của đất Nước ở mỗi quốc gia. Tuy vậy trong quá trình chi thường xuyên vẫn còn những hạn chế, như một số quản chi còn sai mục đích, không đúng tiêu chuẩn, đúng chế độ, đúng định mức, cơ cấu giữa những nhóm mục chi còn thiếu hợp lý. Cơ cấu quản lý chi nói chung, cơ cấu quản lý chi thường xuyên nói riêng còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra trong thời gian tới cần phải tiếp tục đổi mới và phải hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên cho có hiệu quả, để trở thành công cụ thực sự, để tăng cường và phù hợp. Nhận thức được vấn đề này, trên SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 1 GVHD: Trần Quế Anh Luận văn tốt nghiệp cơ sở nghiên cứu thực tế tại kho bạc huyện Phước Long, do đó em đã chọn đề tài: “phân tích tình hình chi thường xuyên và kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước huyện Phước Long” cho bài viết làm luận văn tốt nghiệp của em. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà Nước huyện Phước Long qua các năm từ 2007- 2009 và 6 tháng đầu năm 2010. Từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn và hạn chế của công tác chi, để phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu xây dựng Nước nhà 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà Nước trên địa bàn huyện. - Đánh giá tình hình kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà Nước huyện Phước Long. - Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của việc chi ngân sách tại kho bạc nhà Nước huyện Phước Long trong giai đoạn 2007- 2009. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Luận văn được nghiên cứu tại kho bạc nhà Nước huyện Phước Long. 1.3.2. Thời gian Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 9/9/2010 đến ngày 15/11/2010. Đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề phân tích tình hình kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà Nước huyện Phước Long trong 3 năm: năm 2007, năm 2008, năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Do thời gian thực tập có giới hạn, cho nên bài luận văn này chỉ xoay quanh một số vấn đề sau: SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 2 GVHD: Trần Quế Anh Luận văn tốt nghiệp Các khoản thu chi Ngân sách nhà Nước chủ yếu là: các khoản thu như thu thuế, phí và chi chủ yếu là các khoản chi thường xuyên, sơ lược về tình hình chi cho xây dựng cơ bản. Sơ lược tình hình kiểm soát tình hình chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước huyện phước Long. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài được viết dựa trên cơ sở của các đề tài sau: Hoàng Văn Chung “Phân tích tình hình thu, chi tại kho bạc nhà nước thành phố Hồ Chí Minh”. Năm 2007, Sinh viên trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Nội dung đề tài này chỉ xoay quanh một số vấn đề thu, chi của kho bạc như các khoản thu, các khoản chi ngân sách nhà nước trong đó có chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước. Nguyễn Tấn Đạt “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước”. Năm 2008, Sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu một số khó khăn và thuận lợi trong công tác thu, chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hiện nay và đề ra một số phương pháp nhằm nâng cao lên hiệu quả thu, chi của kho bạc nhà nước. Hai đề tài nghiên cứu trên viết rất hoàn thiện nhưng bên cạnh đó nội dung vẫn còn hạn chế, dựa trên nền tản hai đề tài nghiên cứu trên tôi thực hiện đề tài “Phân tích tình hình chi thường xuyên và kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước huyện phước Long”, đề tài tuy dựa trên nền tản hai đề tài trên nhưng nó đã nói lên được một số điển quan trọng mà hai đề tài trước chưa nói được đó là công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước. SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 3 GVHD: Trần Quế Anh Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Sự ra đời, chức năng, nhiệm vụ của kho bạc nhà Nước Việt Nam. 2.1.1.1. Sự ra đời của hệ thống kho bạc nhà Nước Việt Nam Cùng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (năm 1945), Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài Chính đã được thành lập theo sắc lệnh số 45/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền cho Chính Phủ, quản lý quỹ ngân sách Nhà Nước, quản lý một số tài sản quý của Nhà Nước bằng hiện vật như vàng, kim khí quý, đá quý…. Từ năm 1951, nhiệm vụ của Nha ngân khố được chuyển giao sang hệ thống Ngân hàng cùng với việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sau đổi tên là ngân hàng Nhà Nước Việt Nam). Trong giai đoạn này, trên nền tảng của cơ chế kế hoạch hóa tập chung, Ngân hàng Nhà Nước vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ- tín dụng, thực hiện vai trò là 3 trung tâm tiền tệ- tín dụng- thanh toán trong nền kinh tế quốc dân, vừa thực hiện của Nha ngân khố bao gồm các công việc như: Chấp hành quỹ Ngân sách Nhà Nước, tập trung các nguồn thu của Ngân sách Nhà Nước, tổ chức cấp phát chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà Nước theo lệnh của cơ quan tài chính, làm nhiệm vụ kế toán thu, chi quỹ Ngân sách Nhà Nước, in tiền, phát hành tiền, quản lý dự trữ Nhà Nước về vàng bạc kim khí, đá quý… Những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Đất Nước diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của tài chính và Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại thành hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, các Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ- tín dụng. Nhiệm vụ quản lý quỹ Ngân sách Nhà Nước, các quỹ Tài chính Nhà Nước được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 4 GVHD: Trần Quế Anh Luận văn tốt nghiệp Nước cho Bộ Tài Chính để hệ thống Tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành Ngân sách Nhà Nước tài chính quốc gia. Quan điểm thành lập hệ thống Kho Bạc trực thuộc Bộ Tài chính để quản lý quỹ ngân sách nhà nước và tài sản quốc gia đã được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phu quyết định tại Nghị định số 155/HĐBT ngày 15/10/1998 về chức năng nhiệm và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Thực hiện Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng, từ năm 1988 -1989, Bộ Tài chính đã có đề án thành lập hệ thống Kho Bạc Nhà Nước và tiến hành thử nghiệm tại hai tỉnh Kiên Giang (từ tháng 10/1988) và An Giang (từ tháng 7/1989); kết quả cho thấy: việc quản lý quỹ Ngân sách nhà nước tại địa bàn hai tỉnh trên thực hiện tốt, tập trung nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu chi ngân sách nhà nước, trợ giúp đắc lực cho cơ quan tài chính và chính quyền địa phương trong việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, măt khác đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trên địa bàng sắp xếp tổ chức lại hoạt động theo hướng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ- tín dụng có hiệu quả. 2.1.1.2. Chức năng của kho bạc nhà nước Kho bạc nhà Nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài Chính, thực hiện, chức năng nhiệm vụ được quy định tại quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của thủ tướng Chính Phủ và các văn bảng của Bộ Tài Chính và kho bạc nhà Nước. Kho bạc nhà Nước có hai chức năng cơ bản: Quản lý nhà Nước về quỹ ngân sách nhà Nước, các quỹ Tài Chính nhà Nước và các quỹ khác của nhà Nước được giao quản lý. Huy động vốn của ngân sách nhà Nước, cho đầu tư và phát triển qua hình thức phát hành công trái và trái phiếu. Thực hiện và cụ thể hóa các chức năng nêu trên, chính Phủ, Bộ Tài Chính quy định nhiệm vụ của kho bạc Nhà Nước bao gồm những nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng và quản lý nội ngành. SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 5 GVHD: Trần Quế Anh Luận văn tốt nghiệp 2.1.1.3. Nhiệm vụ của kho bạc nhà Nước Quản lý quỹ ngân sách nhà Nước: Kho bạc nhà Nước có trách nhiệm quản lý toàn bộ các khoản tiền của nhà Nước, kể cả tiền vay, tiền trên tài khoản của ngân sách nhà Nước các cấp, cụ thể: Kho bạc nhà Nước có nhiệm vụ tập trung, phản ánh đầy đủ, kiệp thời các khoản thu ngân sách nhà Nước tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà Nước do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống kho bạc Nhà Nước; thực hiện hạch toán số thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định. Luật ngân sách, Điều 47 quy định “toàn bộ các khoản thu ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào kho bạc nhà Nước”. Kho bạc nhà Nước tổ hức thực hiện chi ngân sách nhà Nước. Kho bạc nhà nước quản lý, kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi từ ngân sách nhà nước bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản của nhà Nước. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách Nhà Nước, kho bạc nhà Nước có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà Nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước. Kho bạc nhà Nước có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quản lý các quỹ tài chính khác của nhà nước: Kho bạc nhà Nước các cấp được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các quỹ dự trữ tài chính của Trung Ương, của các cấp chính quyền địa phương, quỹ ngoại tệ tập trung của nhà nước và một số quỹ tài chính khác của nhà Nước. Quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà Nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại kho bạc nhà Nước. Thực hiện quản lý các tài sản quí hiếm của quốc gia theo quyết định của cơ quan nhà Nước có thẩm quyền. Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo qui định của cơ quan nhà Nước có thẩm quyền… Nhiệm vụ này cho thấy rằng kho bạc nhà nước giữ nhiệm vụ giống như thủ quỹ cho nhà nước, làm các nhiệm vụ thu chi theo lệnh của nhà nước. SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 6 GVHD: Trần Quế Anh Luận văn tốt nghiệp 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chi thường xuyên 2.1.2.1. Khái niệm chi thường xuyên Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà Nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan Nhà Nước, các tổ chức chính trị thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà Nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác. a. Phân loại chi thường xuyên Căn cứ vào tính chất kinh tế Chi thường xuyên bao gồm 3 nhóm cụ thể như sau: Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lương, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội, chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, các khoảng chi thanh toán khác cho cá nhân. Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn, chi sửa chữa thường xuyên, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành. Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chửa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ gồm: sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng, chi mua tài sản vô hình, mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cụ thể sau: Chi cho sự nghiệp kinh tế: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế- xã hội và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế hoạt động và phát triển một cách thuận lợi. Mục đích hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải là kinh doanh lấy lãi, do vậy ngân sách nhà Nước cần dành một khoản chi đáp ứng hoạt động của các đơn vị này. Chi sự nghiệp kinh tế liên quan đến nhiều ngành, bao gồm các khoản: SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 7 GVHD: Trần Quế Anh Luận văn tốt nghiệp Chi sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp thủy lợi, sự nghiệp ngư nghiệp, sự nghiệp lâm nghiệp, sự nghiệp giao thông sự nghiệp kiến thiết thị chính và sự nghiệp kinh tế công cộng khác. Chi sự nghiệp văn hóa: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chi sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp thể dục thể thao, sự nghiệp phát thanh truyền hình, sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường, sự nghiệp xã hội, sư nghiệp văn xã khác. Chi quản lý hành chính: là khoản chi bắt nguồn từ sự tồn tại của nhà Nước và phù hợp với đặc điểm chức năng của nhà Nước. Đây là các khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà Nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội. Các khoản chi về quản lý nhà nước được cấp phát từ ngân sách nhà Nước bao gồm: Chi về hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà Nước như Quốc Hội, Hội Đồng nhân dân các cấp. Chi về hoạt động của hệ thống cơ quan pháp luật như ngành tư pháp, hệ thống tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân. Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội cho hệ thống các cơ quan quản lý kinh tế xã hội như Chính Phủ, các Bộ, ngành thuộc Chính Phủ và chính quyền các cấp. Chi về hoạt động của các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam ở các cấp. Chi hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội như: Mặt trận tổ Quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân Việt Nam. 2.1.2.2. Đặc điểm của chi thường xuyên. Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổ tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý và giữa các năm trong kỳ kế hoạch. Việc sử dụng kinh phí thường xuyên được thực hiện thông qua hai hình thực cấp phát thanh toán và cấp phát tạm ứng. Cũng như các khoản chi khác của Ngân SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 8 GVHD: Trần Quế Anh Luận văn tốt nghiệp sách nhà Nước, việc sử dụng kinh phí thường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị- xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của Đất Nước. 2.1.2.3. Vai trò của chi thường xuyên Chi thường xuyên có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi của Ngân sách Nhà Nước, thông qua chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy Nhà Nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt các chức năng quản lý của Nhà Nước, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của Đất Nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn Ngân sách Nhà Nước để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của Nhà Nước. Ngoài ra thực hiện tốt việc chi thường xuyên còn có tác dụng kích thích cho nguồn thu Ngân sách Nhà Nước. 2.1.3. Cấp phát và thanh toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho Bạc nhà nước: Hiện nay theo quyết định của thủ tướng chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bah hành thì hầu hết các khoản cho tiêu công, sử dụng đến ngân sách nhà nước thì phải tuân thủ theo nguyên tắt thông qua kho bạc nhà nước vì thế các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước khi sử dụng ngân sách phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau. 2.1.3.1. Nguyên tắc cơ bản trong cấp phát, thanh toán chi thường xuyên ngân sách nhà Nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc cơ bản sau đây: SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 9 GVHD: Trần Quế Anh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng