Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình chi phí sản xuất tại công ty tnhh hưng long...

Tài liệu Phân tích tình hình chi phí sản xuất tại công ty tnhh hưng long

.DOC
65
142
72

Mô tả:

1 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1.1.1 Về mặt lý thuyết. Trong nền kinh tế thị trường, chức năng kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp là cung cấp hàng hóa cho thị trường nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa trong khuôn khổ của pháp luật.Để thực hiện được điều đó, một mặt doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và mặt khác phải tổ chức tốt nhất quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp cần phải huy động và tổ chức sử dụng các nguồn lực: vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố liên quan khác phục vụ cho quá trình kinh doanh. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình chi trả và tiêu phí các nguồn lực đó, tất cả các khoản chi trả và các phí tổn về vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố đã tiêu dùng cho hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định gọi là chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất là những khoản chi phí tạo nên giá thành của sản phẩm sản xuất. việc quản lý và sử dụng chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất về số lượng, chất lượng, giá thành sản phẩm. Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp biết chắc chắn rằng: phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu mới đảm bảo bù đắp được chi phí và cho biết rằng, với tình trạng chi phí hiện tại doanh nghiệp có thể bán ra ở mức sản lượng nào để đạt được ở mức lợi nhuận tối đa, hòa vốn, hoặc nếu lỗ thì tại mức sản lượng nào thì lỗ ít nhất. Xuất phát từ tầm quan trọng của chi phí sản xuất, cần phải tính toán và phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu, nhân công, các chi phí có liên quan khác ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 2 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại sao cho hợp lý, đạt được hiệu quả cao nhất, chất lượng tốt nhất, phù hợp với giá cả thị trường. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, đồng thời đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Do vậy, phân tích chi phí sản xuất là rất cần thiết đối với doanh nghiệp, giúp nhà quản trị doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất, cũng như đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. 1.1.2 Về mặt thực tế. Qua thời gian khảo sát, thực tế tại công ty TNHH Hưng Long, em nhận thấy rằng việc quản lý chi phí sản xuất luôn được công ty quan tâm hàng đầu, đồng thời công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, và đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên,việc sử dụng chi phí sản xuất vẫn còn chưa hợp lý, gây lãng phí, công tác phân tích chi phí sản xuất chưa được coi trọng, chưa đi sâu phân tích theo từng chỉ tiêu, khoản mục chi phí. Do vậy những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất đưa ra chưa đạt hiệu quả cao. Từ thực tế đó, có thể thấy việc phân tích chi phí sản xuất cần được tiến hành một cách khoa học, từ đó đưa ra những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất hữu hiệu là vấn đề cần thiết đặt ra hiện nay đối với công ty TNHH Hưng Long. 1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài. Xuất phát từ cơ sở lý luận và yêu cầu thực tiễn, nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích chi phí sản xuẩt trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Hưng Long, được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo, ban lãnh đạo công ty, cùng các anh, chị trong Phòng Kế toán- Tài chính, vận dụng những kiến thức đã học tại trường Đại học Thương Mại, em đã chọn đề tài: “ phân tích tình hình chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu. Qua việc phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long mang lại cho bản thân em nhiều kiến thức quý báu,em đã được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời củng cố và nâng cao nhận thức về mặt lý ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 3 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại thuyết phân tích nói chung,cũng như phân tích chi phí sản xuất nói riêng, giúp em có thêm nhiều thông tin để hoàn thành tốt luận văn. Việc phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long nhằm: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi phí sản xuất và phân tích chi phí sản xuất. Phân tích tình hình quản lý và sử dung chi phí sản xuất nhằm thấy được những thành tựu doanh nghiệp đạt được, tìm ra những tồn tại , bất hợp lý và phân tích nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác quản lý và sử dụng chi phí sản xuất. Đề xuất những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long. 1.4 Phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: chi phí sản xuất. Không gian nghiên cứu: công ty TNHH Hưng Long. Thời gian nghiên cứu: số liệu, tài liệu năm 2008,2009. 1.5 Kết cấu luận văn. Ngòai tóm lược ,lời cảm ơn, mục lục cũng như danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục từ viết tắt, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu về phân tích chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long. Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hưng Long. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 4 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản. 2.1.1 Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động: lao động sống và lao động vật hóa và những chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm(*). Chi phí là sự dịch chuyển vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá( sản phẩm, dịch vụ). Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu mà doanh nghiệp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Đây là khoản chi phí khả biến vì tình hình biến động của khoản mục chi phí này phụ thuộc vào sự biến động của số lượng sản phẩm sản xuất ra và mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm. . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, và các khoản thu nhập khác mà doanh nghiệp trả cho người lao động trực tiếp sản xuất (*)Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại - PGS.TS Trần Thế Dũng- NXB Thống Kê- 2008. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 5 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại ra sản phẩm căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ sản xuất ra. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí khả biến vì nó biến động tăng, giảm phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra. Chi phí nhân công trực tiếp cũng là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí sản xuất phát sinh tại các xưởng hoặc phân xưởng sản xuất, nhưng những khoản chi phí này không sử dụng trực tiếp để sản xuất ra một loại sản phẩm mà dùng cho sản xuất nhiều loại sản phẩm. Do vậy, các khoản chi phí này được theo dõi, ghi chép vào tài khoản chi phí sản xuất chung, cuối kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo những tiêu thức thích hợp. Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản mục với những tính chất biến đổi khác nhau: + Chi phí nhân viên phân xưởng. + Chi phí vật liệu. + Chi phi dụng cụ sản xuất. + Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí bằng tiền khác. 2.1.2.Giá thành sản phẩm Khái niệm: Giá thành sản xuất của sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất của những sản phẩm đã hoàn thành công đoạn sản xuất. Cấu thành nên giá thành sản phẩm là các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Phân loại giá thành sản phẩm: Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là căn cứ để phân tích đánh giá ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 6 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp, được tính toán trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm, Giá thành định mức: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo chính xác để xác định hiệu quả sử dụng tài sản, lao động, tiền vốn trong sản xuất, được tính trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản phẩm được sản xuất thực tế trong kỳ. Giá thành sản xuất thực tế là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, được tính sau quá trình sản xuất , có sản phẩm hoàn thành ứng với kỳ tính giá thành mà doanh nghiệp đã xác định. 2.2 Lý thuyết về phân tích chi phí sản xuất. 2.2.1 Mục đích, ý nghĩa phân tích chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến mục tiêu trực tiếp của doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều phải tổ chức tốt việc quản lý, sử dụng chi phí sản xuất. Việc quản lý, sử dụng chi phí sản xuất phải thực hiện những yêu cầu cơ bản sau: + Đảm bảo cho việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất về số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm. + Xây dựng và thực hiện tốt các chỉ tiêu định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. + Có chính sách, biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Xuất phát từ những yêu cầu trên, phân tích chi phí sản xuất nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, định mức chi phí sản xuất, tìm ra số chênh lệch tăng ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 7 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại giảm và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan, từ đó đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Qua phân tích có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất có hợp lý hay không? Có phù hợp với nhu cầu sản xuất, với những nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không? Đồng thời qua phân tích cần tìm ra những mặt tồn tại bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí. Từ đó phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất những chính sách, biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí sản xuất tốt hơn. 2.2.2 Phương pháp phân tích chi phí sản xuất. 2.2.2.1 Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản để nghiên cứu, nhận thức được các sự vật, hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, nhằm thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Trong phân tích chi phí sản xuất,phương pháp này được áp dụng để + So sánh giữa số liệu thực hiện và số liệu kế hoạch, định mức nhằm đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch bằng tỷ lệ % hoặc số chênh lệch tăng giảm của các khoản mục chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. + So sánh tổng sản lượng sản phẩm sản xuất năm 2009 và năm 2008. + So sánh định mức tiêu hao và giá cả của các nguyên vật liệu sản xuất tấm lợp: amiăng, xi măng, bột giấy năm 2009 với năm 2008. + So sánh giữa tổng quỹ lương, năng suất lao động bình quân, lương bình quân 1 công nhân, số công nhân sản xuất bình quân năm 2009 so với năm 2008. + So sánh giữa tổng giá thành năm 2009 so với năm 2008. Để áp dụng phương pháp so sánh, các chỉ tiêu đem so sánh phái đảm bảo tính đồng nhất: phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế phát sinh , cùng một thời điểm,cùng một phương pháp, cùng một đơn vị đo lường tính toán. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 8 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại 2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, qua đó thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu cần áp dụng các phương pháp khác nhau trong đó phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp cơ bản. Trong phân tích chi phí sản xuất, phương pháp này được áp dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: số lượng sản phẩm,mức tiêu hao nguyên vật liệu, đơn giá nguyên vật liệu; tổng quỹ lương: doanh thu tiêu thụ sản phẩm, năng suất lao động bình quân, lương bình quân 1 công nhân… 2.2.2.3 Phương pháp dùng biểu phân tích. Biểu phân tích nhìn chung được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu, số liệu phân tích. Trong đó có những cột dùng để ghi chép các số liệu thu thập được, có những cột cần tính toán, phân tích. Trong phân tích chi phí sản xuất, biểu sử dụng là biểu 5 cột và biểu 8 cột, biểu phân tích phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ với nhau: so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch các chỉ tiêu: số lượng sản phẩm, định mức tiêu hao, đơn giá nguyên vật liệu… 2.2.3 Nguồn tài liệu phân tích Phân tích tình hình chi phí sản xuất sử dụng các nguồn tài liệu sau đây: + Các chỉ tiêu kế hoạch, định mức chi phí sản xuất mà doanh nghiệp hoặc do ngành xây dựng, các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất (sản lượng, giá trị tổng sản lượng) + Các chỉ tiêu hạch toán bao gồm hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết phản ánh tính thực hiện các chỉ tiêu chi phí sản xuất trong kỳ + Các chế độ, chính sách quản lý chi phí sản xuất của ngành hoặc của doanh nghiệp. 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 9 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Trong những năm gần đây, đề tài về phân tích tình hình chi phi sản xuất đã được nhiều sinh viên chọn làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Tuy nhiên, mỗi đề tài nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu khác nhau, ở các công ty khác nhau. Nhìn chung các công trình năm trước đều khái quát hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất. Đồng thời, thông qua các bảng biểu phân tích số liệu, các công trình đều đưa ra nhận xét đánh giá tổng quan về tình hình chi phí sản xuất tại công ty, từ đó thấy được ưu điểm, cũng như những tồn tại, khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải và đưa ra những giải pháp, đề xuất khắc phục tồn tại khó khăn giúp công ty sử dụng chi phí sản xuất hợp lý, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở những góc độ nghiên cứu khác nhau, những luận văn, chuyên đề trước đây đều bộc lộ những mặt đạt được và tồn tại. Trong quá trình nghiên cứu phân tích đề tài này , em có tiếp cận với hai luận văn sau + Luận văn của sinh viên Đặng Tuấn Anh về đề tài: “Phân tích chi phí sản xuất và một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng số 11” . luận văn nghiên cứu về một doanh nghiệp xây lắp, với sản phẩm xây lắp là các công trình vật kiến trúc có qui mô lớn, kết cấu phức tạp. Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận khá đầy đủ về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Luận văn tiến hành phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp thông qua việc sử dụng phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu thập số liệu từ các số liệu kế toán, bản dự toán về tổng hợp kinh phí công trình…đồng thời phân tích một số khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp như: phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất như: nâng cao chất lượng đồ án thiết kế, xác định nguồn cung ứng nguyên vật liệu, lựa chọn phương pháp, tiến độ thi công hợp lý, tăng cường quản lý giá thành xây lắp thực tế, tiết kiệm chi phí tài chính và chi phí quản lý. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 10 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Nhìn chung, luận văn đã có sự tìm hiểu sâu sát về công ty, cũng như đối với từng giai đoạn, tiến trình hoạt động, thi công công trình, nêu lên được những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chi phí sản xuất và đưa ra ý kiến đề xuất góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên,do chi phí tập hợp cấu tạo nên giá thành các công trình là tương đối lớn nên đề tài chỉ tập trung phân tích chi phí sản xuất của một công trình cụ thể mà không thể nghiên cứu chi phí sản xuất của tòan bộ khối lượng công việc trong công ty. Ngoài ra, luận văn đã nêu lên khó khăn về vốn kinh doanh và việc thu hồi vốn của công ty nhưng chưa đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này. + Luận văn của sinh viên Trần Thị Hải về đề tài: phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất, khảo sát thực tế tại xí nghiệp In – trung tâm thông tin Thương Mại. Luận văn nghiên cứu lý luận về phân tích chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất, áp dụng thực tiễn tại xí nghiệp In, với hoạt động sản xuất, phục vụ cho nhu cầu in ấn các ấn phẩm, sách báo, các bản tin phục vụ cho nhu cầu xã hội. Luận văn đã trình bày chi tiết những lý thuyết cơ bản về CPSX, nhưng vẫn còn một số nội dung chưa được chuẩn xác: như chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp; đồng thời tiến hành phân tích CPSX và giá thành sản phẩm theo các nội dung: phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm, phân tích sự biến động của các khoản mục giá thành, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí qua một số chỉ tiêu chi phí. Tuy nhiên, luận văn chưa nêu cụ thể về nội dung, phương pháp, chỉ tiêu sử dụng trong việc phân tích từng nội dung đó. Khảo sát thực tế tại xí nghiệp In, qua phân tích số liệu cho thấy tình hình sử dụng chi phí sản xuất của công ty còn chưa hợp lý do: CPNVLTT tăng, khâu tổ chức lao động của xí nghiệp chưa khoa học. Từ thực tế đó, luận văn cũng cho thấy công ty đã có những giải pháp trong việc tiết kiệm CPSX như: tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu thông qua việc tìm ra thị trường cung cấp hợp lý; theo dõi ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 11 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại chặt chẽ chi phí điện nước ở mỗi phân xưởng, phòng ban; thực hiện chế độ khóan chi phí cho các phân xưởng thành viên đối với các khoản chi phí bằng tiền khác… Trong việc đề xuất ý kiến nhằm tiết kiệm CPSX ở xí nghiệp In, luận văn đã căn cứ vào những tồn tại thực tế tại xí nghiệp, xác định nguyên nhân của những tồn tại đó để đưa ra những giải pháp thích hợp nhất như: chi phí nguyên vật liệu sản xuất tăng do ảnh hưởng biến động thị trường làm cho đơn giá nguyên vật liệu tăng, nên xí nghiệp cần tìm kiếm thị trường cung ứng mà ở đó giá nguyên vật liệu đầu vào có quan hệ cung lớn hơn cầu , tổ chức quá trình thu mua hợp lý…Có thể thấy các ý kiến đưa ra là phù hợp với xí nghiệp In nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung,nhưng chưa mang tính đột phá, chưa mới. Đối với đề tài đang nghiên cứu tại công ty TNHH Hưng Long, chưa có bài luận văn nào nghiên cứu về vấn đề phân tích CPSX. Do vậy khi thực hiện nghiên cứu, em sẽ cố gắng tiếp thu những ưu điểm, cũng như khắc phục hạn chế của luận văn trước. 2.4 Phân định nội dung phân tích tình hình chi phí sản xuất. 2.4.1 phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.4.1.1 Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch: Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện trên cơ sở so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch trong k để xác định mức độ hoàn thành và số chênh lệch tăng giảm. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có đảm bảo cho việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất hay không, cần phân tích so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch và số chênh lệch tăng giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên hệ, điều chỉnh đến việc thực hiện kế hoạch sản lượng của toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Công thức: Chi phí NVL thực tế x 100 Tỷ lệ % HTKH Chi phí NVL TT có điều chỉnh = Chi phí NVL kế hoạch x tỷ lệ % HTKH sản lượng ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 12 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Tổng sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế x 100 Tỷ lệ % HTKH sản lượng = Tổng sản lượng kế hoạch Số chênh lệch CP NVL thực tế chi phí chi phí = NVL có điều chỉnh – NVL thực tế tỷ lệ x % HTKH kế hoạch sản lượng 2.4.1.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công thức: VL i = q i mj.S j Trong đó: VL i : tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm. q i : số lượng sản phảm i sản xuất ra trong kỳ. m j : định mức tiêu hao nguyên vật liệu j. S : đơn giá nguyên vật liệu j. j Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - số lượng sản phẩm sản xuất: - định mức tiêu hao nguyên vật liệu. - đơn giá nguyên vật liệu. 2.4.2 Phân tích tình hình chi phí nhân công trực tiếp. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp nhằm mục đích nhận thức đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về chi phí và sự tác động, ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất. Đồng thời tìn ra những điểm tồn tại, từ đó đề xuất giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả chi phí nhân công trực tiếp. 2.4.2.1 Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu tổng chi phí lương( quỹ lương) qua 2 năm để đánh giá sự biến động quỹ lương. Để có căn cứ đánh giá đương đối chính xác về chi phí tiền lương, ta có thể so sánh giữa tốc độ tăng quỹ lương so với tốc độ tăng doanh thu. Tổng quỹ lương ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 13 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại có thể tăng nhưng phái đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch bán ra: tăng doanh thu và tăng lợi nhuận: tốc độ tăng của quỹ lương nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thì có nghĩa là doanh nghiệp đã quản lý tương đối tốt quỹ lương. 2.4.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng quỹ lương. D Công thức: Q L = LĐ x L b = NSLĐ x L b Trong đó: Q L : tổng quỹ lương. ,D: doanh thu. L b : lương bình quân 1 công nhân ( = Q L / LĐ) LĐ: tông số công nhân sản xuất bình quân. NSLĐ: năng suất lao động bình quân (= D/LĐ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương: - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm. - Năng suất lao đông bình quân. - Tiền lương bình quân 1 công nhân. 2.4.3 Phân tích tình hình chi phí sản xuất chung. Phân tích chi phí sản xuất chung nhằm mục đích nhận thức, đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tổng chi phí, chi phí theo từng khoản mục và cơ cấu tỷ trọng của chúng.. Phân tích chi phí sản xuất chung được thực hiện trên cơ sở so sánh và lập biểu so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, tính toán tỷ lệ %, số chênh lệch và tỷ trọng của từng khoản mục. 2.4.4 Phân tích tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Phân tích tổng hợp tình hình giá thành sản phẩm nhằm mục đích nhận thức, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch giá thành sản phẩm, số chênh lệch tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm. Từ đó đưa ra những giải pháp cải tiến, hoàn thiện quy trình công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và quản lý sản xuất nhằm hạ giá thành. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 14 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Phân tích tình hình giá thành sản phẩm được thực hiện trên cơ sở so sánh và lập biểu so sánh giữa số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch để tính toán tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch và số chênh lệch tuyệt đối Công thức: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành( R) ∑q1i z 1i x R= :∑q1i z 0i x Số chênh lệch giá thành của sản phẩm (∆Z) ∆Z =  q1i z1i - q 1i z 0i Trong đó: q1i: số lượng sản phẩm i ở kỳ thực hiện. z1i, z 0 i : giá thành đơn vị sản phẩm i kỳ thực hiện, kế hoạch. Đồng thời, phân tích tình hình giá thành sản phẩm cần phân tích kết cấu tỷ trọng và biến động tăng giảm của các khoản mục chi phí, qua đó thấy được khoản mục nào chiếm tỷ trọng lớn, nhỏ và tình hình tăng giảm của nó. 2.4.5 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. 2.4.5.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm được tiến hành trên cơ sở tính toán và so sánh kết quả đạt được với nhiệm vụ đề ra căn cứ vào hai chỉ tiêu: mức hạ giá thành (∆Z o ) và tỷ lệ hạ giá thành(∆Z’ o ) nhằm đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm chủ yếu. - Kế hoạch hạ giá thành: + Mức hạ giá thành : ∆Z0 = ∑q0i ( z0i - zti ) ∆Z0 x 100 + Tỷ lệ hạ giá thành: ∆Z’0 = ∑ q0i x zti - Thực tế hạ giá thành: + Mức hạ giá thành: ∆Z1 = ∑q1i ( z1i - z ti ) ∆Z1 x 100 + Tỷ lệ hạ giá thành: ∆ Z’1 = ∑ q1i x z ti ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 15 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại - So sánh thực tế với kế hoạch: + Mức hạ giá thành: ∆Z = ∆Z1 - ∆Z0 + Tỷ lệ hạ giá thành: ∆Z’ = ∆Z’1 - ∆Z’0 Doanh nghiệp được đánh giá là thực hiện tốt kế hoạch hạ giá thành nếu ∆Z, ∆Z’ < 0. 2.4.5.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến số chênh lệch mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm. - Kế hoạch hạ giá thành. - Số lượng sản phẩm sản xuất., Giá thành đơn vị CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG LONG. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 16 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hưng Long. 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu. Để có thể thu thập thông tin phục vụ cho quá trình phân tích CPSX tại công ty, em sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, phương pháp tổng hợp số liệu và phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp điều tra: + Nội dung phiếu điều tra: đề cập đến những vấn đề liên quan đến phân tích CPSX và tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất của công ty. Số phiếu điều tra được phát ra là 5 phiếu, được phát cho ban lãnh đạo công ty, các nhân viên phòng kế toán. + Cách thức tiến hành: phiếu điều tra được gửi đến các phòng ban để họ điền thông tin lúc rảnh rỗi và thu lại vào cuối buổi làm việc. Phương pháp phỏng vấn: Để thu thập dữ liệu sơ cấp được chính xác hơn, em đã tiến hành phỏng vấn bà Hoàng Thị Hải Yến- giám đốc công ty, Vũ Thị Lượt- trưởng phòng kinh doanh. + Nội dung phỏng vấn: xoay quanh vấn đề về tình hình sử dụng CPSX, các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất mà công ty đang áp dụng…. + Cách thức tiến hành: gọi điện hẹn trước với người được phỏng vấn, nếu được sự đồng ý thì đến đúng hẹn để phỏng vấn. Phương pháp tổng hợp số liệu: Nhằm thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích tình hình chi phí sản xuất tại công ty, em đã tiến hành tổng hợp số liệu từ các bảng tính lương, bảng chấm công, các định mức tiêu hao nguyên vật liệu và báo cáo tài chính của công ty 2 năm 2008,2009. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để bài luận văn có thể hoàn thiện hơn cả về lý luận và thực tiễn phân tích tình hình chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất, em đã tiến hành nghiên cứu tài ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 17 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại liệu trên cơ sở đọc và tham khảo: các sách và giáo trình về phân tích kinh tế doanh nghiệp; các luận văn và chuyên đề đã nghiên cứu về phân tích tình hình chi phí sản xuất , cũng như tìm hiểu các thông tin trên các trang web, báo chí. 3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: + Phương pháp so sánh: + Phương pháp thay thế liên hoàn: + Phương pháp dùng biểu phân tích. 3.2. Đánh giá tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu và ảnh hưởng của các nhân tố đến vấn đề nghiên cứu. 3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty. 3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Tên công ty: Công ty TNHH Hưng Long Địa chỉ : Thị trấn Phú Thái, Kinh Thành, Hải Dương. Vốn pháp định: 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng) Công ty được thành lập từ năm 1996 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2007. Trong quá trình hoạt động công ty công ty đã nhận được nhiều bằng khen: - Đã thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2009 - Đã có thành tích chấp hành tốt chính sách Thuế năm 2003 - Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2002… 3.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất Chức năng Công ty TNHH Hưng Long có chức năng trực tiếp sản xuất và kinh doanh tấm lợp Phibrô ximăng dùng lợp mái nhà dân dụng và công nghiệp, bao che nhà xưởng, nhà kho, trang trại phục vụ cho các gia đình, cơ quan, xí nghiệp… có khả năng cách nhiệt, chống cháy tốt, đặc biệt bền trong môi trường khí hậu duyên hải, nên fibro ximăng rất thích hợp cho các công trình ven biển. Nó không bị ôxy hóa ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 18 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại vì nhiễm mặn như tấm lợp kim loại, và thích hợp cho các công trình trong môi trường nóng ẩm, không bị lão hóa và biến dạng do nhiệt với nhiều ưu điểm chịu được áp lực cao, không dẫn điện, không bị ảnh hưởng của khói công nghiệp… Nhiệm vụ sản xuất Từ ngày thành lập đến nay, công ty TNHH Hưng Long có một quá trình phát triển không ngừng để tồn tại và phát triển, hoạt động từ nhỏ đến lớn, có phương hướng ổn định, rõ ràng, hoạt động kinh doanh của công ty luôn có lãi: lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật, Nhà nước. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là các tỉnh ở Miền Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương. Công ty đã từng bước tích lũy để xây dựng, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty. Vì vậy, nhiệm vụ chính của công ty TNHH Hưng Long là: - Tổ chức sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. - Thực hiện đầy đủ việc kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế theo đúng quy định và đúng thời gian. - Đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động trong công ty. 3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng theo sự quản lý của Ban giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban, đội sản xuất, do vậy Ban giám đốc của công ty có thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một cách kịp thời. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty Ban giám đốc ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 19 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Xưởng tấm lợp Đội 1 Đội 2 Đội 3 Tổ chức công tác kế toán Tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: toàn bộ công việc kế toán được tập trung thực hiện tại phòng kế toán của công ty . Mô hình bộ máy kế toán của công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán giá thành sản phẩm Kế toán thanh toán Kế toán tài sản cố định, vật liệu, tiền lương… Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung”: tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh, số liệu trên sổ Nhật ký chung được sử dụng để ghi vào sổ cái theo các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ kinh tế. ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1 20 Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại Các loại sổ kế toán sử dụng: sổ Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Tổ chức sản xuất: Công ty TNHH Hung Long có cơ sở sản xuất tại Thị Trấn Phú Thái- Kim Thành- Hải Dương. Hoạt động sản xuất chính là sản xuất tấm lợp phibro- xi măng. Nguyên vật liệu để sản xuất tấm lợp phibro- xi măng bao gồm: amiang, xi măng, bột giấy và các chất phụ gia. Tấm lợp phibro- xi măng được sản xuất trên 2 cụm thiết bị: + Chuẩn bị nguyên vật liệu: đây là giai đoạn chuẩn bị: amiang, bột giấy, các chất phụ gia, xi măng để sản xuất, sau đó xi măng, bột giấy, amiang, nước, các chất phụ gia được phối trộn theo một trình tự và khối lượng nhất định để tạo thành hỗn hợp huyền phù. + Xeo: công đoạn tách nước khỏi hỗn hợp xi măng, bột giấy, amiang, phụ gia để tạo thành các tấm lợp thành phẩm.. 3.2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty luôn có lãi, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, cụ thể trong 2 năm 2008, 2009 kết quả kinh doanh của công ty như sau: Bảng 01: Kết quả hoạt động của công ty năm 2008, 2009. Đơn vị: đ Các chỉ tiêu Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Thuế và các khoản phải nộp Năm 2008 37.134.448.579 Năm 2009 So sánh ST TL -7.962.546.990 -21,44% 153.510.868 172.822.603 19.311.735 12,58% 42.983.043 30.243.956 -12.739.087 -29,64% 29.171.901.589 ______________________________________________________________________ SV: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42D1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan