Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng tại tổng côn...

Tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng tại tổng công ty điện lực miền bắc

.PDF
161
137
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LÊ VIỆT ANH PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI tháng 8 - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LÊ VIỆT ANH PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN HÀ NỘI - Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Qua quá trình thực hiện tôi xin cam đoan đề tài:” Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc” do chính tác giả thực hiện , các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực , đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. 1 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu Cụm từ viết tắt 1 XDCB Xây dựng cơ bản 2 TSCĐ Tài sản cố định 3 TSLĐ Tài sản lưu động 4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 5 MTV Một thành viên 6 TKKT Thiết kế kỹ thuật 7 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 8 QLĐTXDCB Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 9 CP Cổ phần 10 NHNN Ngân hàng nhà nước 11 HSDT Hồ sơ dự thầu 12 KQXT Kết quả xét thầu 13 ĐTXD Đầu tư xây dựng 14 KHCB Khấu hao cơ bản 15 TDT Tổng dự toán 16 NPC Tổng Công ty Điện lực miền Bắc 17 QLĐT Quản lý đầu tư 18 BQLDA Ban quản lý dự án 19 NSNN Ngân sách nhà nước 20 BVTC Bản vẽ thi công 2 21 VTTB Vật tư thiết bị 22 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 23 CBCNV Cán bộ công nhân viên 24 KH Kế hoạch 25 GPMB Giải phóng mặt bằng 26 QLDA Quản lý dự án 27 DADT Dự án đầu tư 28 HANT Hạ áp nông thôn 29 NPT Tổng Công ty truyền tải điện 30 NLNT Năng lượng nông thôn 31 HSMT Hồ sơ mời thầu 32 HTSĐ Hoàn thiện sơ đồ 33 HSĐX Hồ sơ đề xuất 34 KHĐT Kế hoạch đấu thầu 35 TDTM Tín dụng thương mại 36 SXKD Sản xuất kinh doanh 37 HSMT Hồ sơ mời thầu 38 TBA Trạm biến áp 39 MBA Máy biến áp 40 ĐZ Đường dây 41 TKCS Thiết kế cơ sở 42 TKKT Thiết kế kỹ thuật 3 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ các chỉ tiêu đánh giá hiêụ quả đầu tư ..............................................43 Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NPC ..................................................................51 Hình 2.2. Các bộ phận liên quan đến công tác ĐTXD..............................................86 Hình 2.3. Chu trình Kế hoạch ĐTXD tại NPC .........................................................88 Hình 2.4. Chu trình thẩm định DADT tại NPC ......................................................102 4 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................5 Bảng 1.1. Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư .....................................................20 Bảng 2.1. Quy mô đường dây cao, trung và hạ áp tại NPC ....................................518 Bảng 2.2. Quy mô các trạm biến áp tại NPC ..........................................................529 Bảng 2.3. Các nguồn vốn do NPC huy động cho ĐTXD....................................... 60 Bảng 2.4. Tỉ lệ vốn vay ĐTXD tại NPC ...................................................................63 Bảng 2.5. Một số dự án trọng điểm giai đoạn 2013-2015 ........................................65 Bảng 2.6. Kết quả thẩm định các dự án đầu tư tại NPC (2013-2015) ......................66 Bảng 2.7. Kết quả đấu thầu các dự án đầu tư tại NPC (2013-2015) .........................67 Bảng 2.8. Công tác đấu thầu năm 2013 tại NPC.......................................................67 Bảng 2.9. Công tác giải ngân năm 2013 tại NPC .....................................................68 Bảng 2.10. Công tác đấu thầu năm 2014 tại NPC.....................................................74 Bảng 2.11. Công tác giải ngân năm 2014 tại NPC....................................................75 Bảng 2.12. Công tác đấu thầu năm 2015 tại NPC.....................................................79 Bảng 2.13. Công tác giải ngân năm 2015 tại NPC ...................................................80 Bảng 2.14. Công tác giải ngân thanh quyết toán năm 2015 ...................................114 Bảng 2.15. Công tác giám sát đánh giá đầu tư năm 2015 .......................................122 Bảng 3.1. Kế hoạch vốn ĐTXD năm 2016 của NPC đa được EVN phê duyệt ......139 5 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................9 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................................................................................................14 1.1. Một số khái niệm về đầu tư, dự án đầu tư ......................................................14 1.1.1. Đầu tư ..........................................................................................................14 1.1.2. Dự án đầu tư ................................................................................................15 1.1.2.1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư........................................................15 1.1.2.3. Nội dung dự án đầu tư ..............................................................................18 1.1.2.4. Hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư, quan điểm và các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ............................................27 1.2. Quản lý đầu tư xây dựng và các yếu tố ảnh hưởng ........................................32 1.2.1. Quản lý đầu tư xây dựng .............................................................................32 1.2.1.1. Những vấn đề chung .................................................................................32 1.2.1.2. Yêu cầu .....................................................................................................33 1.2.1.3. Nguyên tắc ................................................................................................33 1.2.1.4. Mục tiêu của quản lý đầu tư .....................................................................33 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng ở doanh nghiệp .........34 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở doanh nghiệp ......35 1.3. Nội dung quản lý đầu tư xây dưng cơ bản .....................................................36 1.3.1. Mục tiêu .......................................................................................................36 1.3.2. Lập kế hoạch đầu tư .................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Thực hiện kế hoạch...................................... Error! Bookmark not defined. 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng ............................................37 1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý đầu tư xây dựng phản ánh hiệu quả đầu tư. ....................................................................................................................37 1.4.2. Phân tích tình hình quản lý các dự án ĐTXD cơ bản theo các nội dung công việc ........................................................................................................................40 6 1.4.3. Phân tích tình hình quản lý các dự án ĐTXD cơ bản theo các yếu tố ảnh hưởng .....................................................................................................................41 PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ..................................................43 XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC ...........43 2.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Điện lực miền Bắc ............................43 2.1.1 – Quá trình hình thành và phát triển .............................................................43 2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc ...............................................................................................................44 2.2 – Các đặc điểm trong công tác ĐTXD của NPC và khả năng cân đối vốn .....48 2.2.1- Các đặc điểm XDCB trong một đơn vị kinh doanh bán điện .....................48 2.2.2 – Các đặc điểm trong công tác ĐTXD tại NPC ...........................................51 2.2.3. Đặc điểm nguồn vốn và khả năng cân đối vốn . .........................................52 2.2.3.1. Đặc điểm nguồn vốn.................................................................................52 2.2.3.2. Khả năng cân đối vốn. ..............................................................................55 2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trong thời gian 2013-2015...............................56 2.3.1 – Đánh giá chung kết quả đầu tư XDCB trong NPC....................................56 2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trong thời gian qua .........................................................................................77 2.3.1 – Đánh giá chung kết quả đầu tư XDCB trong NPC....................................77 2.3.2. Phân tích tình hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc theo các nội dung công việc .....................................78 2.3.2.1. Công tác lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư ..............................................78 2.3.2.2. Phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng .......................................................89 2.3.2.3. Công tác lập và quản lý quy hoạch...........................................................91 2.3.2.4. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.93 2.3.2.5. Quản lý công tác đấu thầu ......................................................................100 2.3.2.6. Công tác thanh quyết toán: .....................................................................102 3.2.7. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ....................................105 7 2.3.2.8. Công tác giám sát đánh giá đầu tư .........................................................109 2.3.3. Phân tích tình hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc theo các yếu tố ảnh hưởng ...................................... 110 2.3.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................................ 110 2.3.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ...................................................... 114 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................121 CHƯƠNG 3 .........................................................................................................122 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC ..........................................................................................................122 3.1. Phương hướng và nhiệm vụ công tác ĐTXD giai đoạn 2016-2020.............122 3.1.1. Đặc điểm tình hình chung và những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn tới .........................................................................................................................122 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Tổng Công ty điện lực miền Bắc:.......................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1 - Giải pháp về quản lý thời gian và tiến độ dự án ......................................127 3.2.1.1 - Cơ sở và mục tiêu của đề xuất : ............................................................127 3.2.1.2 - Nội dung đề xuất : .................................................................................128 3.2.2 - Giải pháp về quản lý chi phí dự án. .........................................................132 3.2.2.1 - Cơ sở và mục tiêu đề xuất : ...................................................................132 3.2.3 - Giải pháp về quản lý chất lượng dự án: ..................................................149 3.2.3.1- Cơ sở và mục tiêu đề xuất : ...................................................................149 3.2.3.2- Các nội dung đề xuất . ............................................................................151 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................156 TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................158 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ, đẩy mạnh công nghiệp hóa đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 năm đạt 6,57%/ năm đến năm 2020 GDP bình quân đầu ngươì ước đạt 3.200-3.500 USD/năm. Đầu tư phát triển là nhiệm vụ chiến lược, một giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng cao, ổn định và bền vững cho một đất nước cũng như trong từng doanh nghiệp. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh, việc xây dựng chính sách năng lượng, để sử dụng hiệu quả năng lượng trong mối quan hệ giữa năng lượng kinh tế và môi trường là những vấn đề rất quan trọng. Với nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam, mà trong đó điện năng là loại năng lượng chiếm tỷ lệ cao thì việc phát triển ngành Điện phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa lại càng quan trọng. Hiện nay nhu cầu sử dụng điện năng trong nước rất lớn. Trong khi đó, hệ thống lưới điện quốc gia ở nhiều vùng sau tiếp nhận nông thôn được bàn giao về ngành điện cũ nát, xuống cấp. Tổng Công ty Điện lực miền Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh điện năng - một ngành được coi là hạ tầng cơ sở, tạo đà phát triển cho nền kinh tế. Hơn thế nữa, với địa bàn quản lý rộng lớn trải dài phía Bắc mật độ dân cư không đồng đều, điều kiện kinh doanh khó khăn thì để đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục ổn định với chất lượng ngày càng cao, đồng thời lại phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhất thì công tác quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cõ bản phải được đặt lên hàng đầu. Với một lưới điện quá cũ nát, nhiều tài sản đã hết khấu hao, nguồn vốn tự có quá nhỏ bé so với nhu cầu đầu tư. Nhiều dự án thực sự không hiệu quả khi vay vốn tín dụng để đầu tư nhưng vẫn phải thực hiện để phục vụ mục đích xã hội, chính trị. Tổng Công ty ngày càng phải đối mặt với bài toán cân đối giữa bài toán làm sao để 9 đạt hiểu quả kinh doanh, kỹ thuật, xã hội... Trước thách thức đó, để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh bán điện, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cõ bản càng là vấn đề cấp thiết. Ðể thực hiện đầu tư hiệu quả, Tổng Công ty đang gấp rút hoàn chỉnh đề án “Tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn” mà tập đoàn điện lực đã đề ra năm 2014 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Quán triệt tinh thần trên, Ông Thiều Kim Quỳnh Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã quyết liệt chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất mục tiêu “tối ưu hóa chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn” mà EVN đã đề ra. Tổng công ty tập trung kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tư ngay từ khâu chuẩn bị lập dự án đầu tư, thẩm định phê duyệt; triển khai đồng bộ và gắn liền với tối ưu hóa trong các lĩnh vực quản lý kỹ thuật vận hành, kinh doanh điện năng, quản lý vật tư thiết bị, định mức lao động hợp lý - tối ưu, đổi mới cơ chế tiền lương, ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn tổng công ty; hoàn chỉnh quy chế phân cấp quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư, quy định về quản lý chất lượng các công trình xây dựng phù hợp với nghị định thông tư trong tình hình hiện nay; xây dựng nội dung tối ưu hóa chi phí trong lựa chọn danh mục đầu tư xây dựng, bố trí các nguồn vốn thực hiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và giám sát đầu tư, ưu tiên các mục đầu tư; đưa ra các tiêu chí cụ thể để xem xét như tiêu chí quy hoạch, tổn thất điện năng, vận hành tối ưu, giảm chi phí trong quản lý... đặc biệt sẽ hạn chế chỉ định thầu và bố trí gói thầu hợp lý hơn để lựa chọn nhà thầu được tốt hơn. Trong quá trình triển khai 2 năm qua, với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên, Tổng công ty đã gặt hái được kết quả tốt trong đề án “Tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn” mà tập đoàn điện lực đã đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, vẫn còn nhiều điểm cần phải khắc phục, sửa đổi để phấn đấu đạt được kết quả EVN cũng như Tổng giám đốc đã đề ra. 10 Quản lý đầu tư xây dựng là một yêu cầu rất quan trọng thông qua đấy nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, cả trên phương diện tài chính cũng như hiệu quả kinh tế xã hội. Điều này đòi hỏi phải quản lý tốt quá trình đầu tư bao gồm tất cảc các giai đoạn từ nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. Một trong những biện pháp đổi mới công tác quản lý đầu tư giúp các doanh nghiệp có điều kiện nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư là phải có giải pháp nhằm hạn chế các tình trạng yếu kém tồn tại trong từng giai đoạn trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng. Các giải pháp nhằm chấn chỉnh các yếu kém tồn tại trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên. Để thực hiện có hiệu quả trước hết phải xây dựng các biện pháp nhằm và hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc” làm đề tài tốt nghiệp. Học viên mong mỏi có thể đóng góp một phần nhỏ bé hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư qua đó tác động, phản ánh tới hiệu quả đầu tư xây dựng nói chung, đồng thời, góp phần thúc đẩy tãng trưởng kinh tế của doanh nghiệp. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2.1. Làm sáng tỏ về mặt lý luận, thực tiễn về đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong Tổng Công ty Ðiện lực miền Bắc. 2.2. Đánh giá thực trạng tình hình đầu tư xây dựng cơ bản, công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng Công ty Ðiện lực miền Bắc. Những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục, để tiếp tục đổi mới và phát triển. 2.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng Công ty Ðiện lực miền Bắc. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11 Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng Công ty Ðiện lực miền Bắc. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào phân tích đánh giá các công tác quản lý đầu tư trong thời gian qua (2013 – 2015). 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh, các phương pháp thống kê kết hợp với thực tế. - Vận dụng các Quy định của nhà nước về quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng theo các văn bản quy phạm ban hành. - Nghiên cứu số liệu thứ cấp các tài liệu thống kê, hồ sơ báo cáo Đầu tư xây dựng hàng năm, tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn ở doanh nghiệp để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN - Với việc thực hiện luận văn này, tôi đã cố gắng khái quát quá trình phát triển của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, thấy được thực trạng công tác đầu tư xây dựng tại NPC, những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế trong công tác đầu tư xây dựng tại Tổng công ty. Từ những phân tích đó, tôi muốn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu quả công tác đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Điện lực Miền Bắc. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Chương 2: Phân tích công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng Công ty Ðiện lực miền Bắc. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý 12 đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng Công ty Ðiện lực miền Bắc. Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện – thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài này, cũng như được gửi lời cảm ơn đến các giáo sư, tiến sĩ giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà nội, các bạn bè đồng nghiệp tại Tổng Công ty Ðiện lực miền Bắc đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi mong muốn tiếp tục nhận được và chân thành cảm ơn những góp ý và bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn. 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1. Một số khái niệm về đầu tư, dự án đầu tư 1.1.1. Đầu tư Theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: ” Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình đề hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Ngân hàng thế giới cho rằng: ” Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định nào đó nhằm thu lợi nhuận cho nhà đầu tư và cho lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước được đầu tư”. Đầu tư là một hoạt động kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến gia tăng tiềm lực của nền kinh tế nói riêng, đồng thời tạo ra việc làm cho các thành viên trong xã hội. Đứng trên mỗi góc độ khác nhau sẽ có một khái niệm về đầu tư khác nhau. Dưới góc độ tài chính: Đầ tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời. Dưới góc độ tiêu dùng: Đầu tư là một hình thức nhằm hạn chế tiêu dùng hoặc hy sinh tiêu dùng ở hiện tại để thu về một mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Dưới góc độ một nhà đầu tư: Đầu tư là việc bỏ vốn hay chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó ( tạo ra hoặc khai thác sử dụng một tài sản) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai. Từ các khái niệm trên về đầu tư ta có thể rút ra khái niệm chung về đầu tư như sau, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên 14 nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả của đầu tư có thể là sư tăng thêm các tài sản chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. 1.1.2. Dự án đầu tư 1.1.2.1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư Dự án là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp). Nói một cách ngắn gọn, dự án đầu tư là tập hợp các đối tượng được hình thành và hoạt động theo một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu nhất định (các lợi ích) trong một khoảng thời gian nhất định. Cùng quan điểm trên theo Luật đầu tư số 67/2014/QH2013 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:” Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian nhất định”. Theo nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 dự án đầu tư được chia làm 4 loại: Dự án quan trong cấp quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Dự án đầu tư có một số đặc điểm như sau:  Có mục tiêu, mục đích cụ thể.  Có hình thức tổ chức xác định ( một cơ quan cụ thể) để thực hiện dự  Có nguồn lực để tiến hành hoạt động của dự án ( vốn lao động, công  Có một khoảng thời gian nhất định để thực hiện mục tiêu dự án. án. nghệ...). 15 Công dụng của dự án đầu tư:  Đối với chính phủ/các nhà tài trợ: Dự án đầu tư là cơ sở để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào dự án không.  Đối với chủ đầu tư: Dự án đầu tư là cơ sở để Chủ đầu tư xin phép đầu tư hay tìm nhà tài trợ  Các dự án đầu tư là đối tượng cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng. Ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam các dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các chủ dự án thường không đủ vốn để doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư theo chiều sâu và các dự án đầu tư mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư tuỳ theo mục đích và phạm vi xem xét. Ở đây chỉ nêu cách phân loại liên quan tới yêu cầu công tác lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư trong hệ thống văn bản pháp quy, các tài liệu quản lý hiện hành: - Theo nguồn vốn: Theo nguồn vốn có thể chia dự án thành dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh; vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác; dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn hốn hợp … - Theo luật chi phối: Dự án được chia ra thành dự án đầu tư theo Luật Đầu tư; theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI) … - Theo hình thức đầu tư: Tự đầu tư, Liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BTO, BT … - Ngoài ra còn phân theo các hình thức thực hiện đầu tư, theo lĩnh vực đầu tư, theo quy mô tính chất loại công trình chính của dự án... 1.1.2.2. Chu kỳ của dự án đầu tư Chu kỳ của dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hoàn thành chấm 16 dứt hoạt động. Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. Nội dung các bước công việc của mỗi giai đoạn của các dự án không giống nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư (sản xuất kinh doanh hay kết cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp …), vào tính chất tái sản xuất (đầu tư chiều rộng hay chiều sâu), đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, … 17 CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ Nghiên cứu cơ hội (Nhận dạng dự án) Nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi THỰC HIỆN DỰ ÁN VẬN HÀNH DỰ ÁN Vận hành, khai thác Thiết kế Xây dựng Đánh giá sau dự án Kết thúc dự án Hình 1.1. Chu kỳ của dự án đầu tư Các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp. Trong 3 giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là ở giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Do đó, đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan