Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng tiêu thụ của công ty xăng dầu hà giang...

Tài liệu Phân tích thực trạng tiêu thụ của công ty xăng dầu hà giang

.PDF
68
70
95

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu để sản xuất có hiệu quả. Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ đƣợc thực hiện khi đã sản xuất đƣợc sản phẩm. Trong cơ chế thị trƣờng, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêu thụ qui định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm qui định chất lƣợng của sản xuất. Ngƣời sản xuất chỉ có thể phải bán cái mà thị trƣờng cần chứ không thể bán cái mà mình có. Vì vậy, quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm một số nội dung hoạt động tiêu thụ đứng ở vị trí trƣớc hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất. Công ty Xăng dầu Hà Giang là một doanh nghiệp nhà nƣớc với hình thức hoạt động chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. Trải qua 37 năm hoạt động ở cả hai cơ chế: (cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp và cơ chế thị trƣờng) Công ty Xăng dầu Hà Giang đã từng bƣớc vƣơn lên để khẳng định mình, gây đƣợc chữ tín đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh nhờ chất lƣợng phục vụ và chất lƣợng nhiên liệu đạt tiêu chuẩn, Công ty đã không ngừng lớn mạnh cùng với sự phát triển nhiều mặt của đất nƣớc. Tuy nhiên một bộ phận trong cán bộ quản lý và ngƣời trực tiếp sản xuất chậm thay đổi đƣợc tƣ duy còn mang nặng cung cách làm việc thời kỳ bao cấp: thụ động, máy móc, không khoa học do đó đã ảnh hƣởng đến hoạt động tiêu thụ xăng dầu chung toàn Công ty. Qua thời gian thực tập tại Công ty Xăng dầu Hà Giang kết hợp với kiến thức đã lĩnh hội đƣợc ở trƣờng, ở các Thầy Cô, là một sinh viên khoa Quản trị kinh Trang 1 doanh với hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung và hoàn thiện các hoạt động tiêu thụ nói riêng của Công ty Xăng dầu Hà Giang, em mạnh dạn nghiên cứu và viết đề tài: "Một số giải pháp chủ yếu tăng cƣờng hoạt động tiêu thụ tại Công ty Xăng dầu Hà Giang" làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 03 chƣơng: Chƣơng I: Giới thiệu khái quát về Công ty Xăng dầu Hà Giang Chƣơng II: Thực trạng công tác tổ chức tiêu thụ ở Công ty Xăng dầu Hà Giang Chƣơng III: Một số giải pháp chủ yếu tăng cƣờng hoạt động tiêu thụ ở Công ty Xăng dầu Hà Giang. Do thời gian thực tập tại doanh nghiệp còn ít, trình độ lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và lần đầu tiên nghiên cứu viết một vấn đề khá mới mẻ, nên khoá luận của em cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến quí báu bổ xung đóng góp của các Thầy cô, cùng toàn thể bạn đọc để khoá luận của em đƣợc hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo và cán bộ các phòng ban của Công ty Xăng dầu - Hà Giang, các Thầy Cô trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đặc biệt là Thầy giáo, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Huyền đã nhiệt tình hƣớng dẫn, truyền thụ kiến thức và giúp đỡ phƣơng pháp để em sớm hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Giang, ngày 10 tháng 06 năm 2004 Sinh viên Trang 2 PHẠM VĂN THUỶ CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ GIANG I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Xăng dầu - Hà Giang 1. Lịch sử hình thành công ty Công ty Xăng dầu Hà Giang là một doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Tiền thân vốn là Chi cục Vật tƣ Hà Giang trực thuộc Tổng cục Vật tƣ, thành lập theo Quyết định số 1213/QĐ/TCVT ngày 01/12/1967. Trụ sở Công ty đặt tại Tổ 01 Phƣờng Nguyễn Trãi - Thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà Giang. Trang 3 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là các mặt hàng: Xăng, dầu, sản phẩm hoá dầu, thiết bị phụ tùng ô tô, than chất đốt, kim khí. Khi mới thành lập Chi cục Vật tƣ Hà Giang (nay là Công ty Xăng dầu Hà Giang) có qui mô nhỏ bé, máy móc thiết bị lạc hậu. Tổng vốn kinh doanh có 792.000 đồng, lao động có 65 ngƣời, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định bổ nhiệm ông Đinh Phúc Thảnh giữ chức vụ Giám đốc Công ty. Điện thoại: 019866435 - 019767120 - 019867122 - 019867654. Số FAX: 019867047. Tài khoản: 431101000029 tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang. Mã số thuế: 5100100046 - 1. Trang 4 2. Quá trình phát triển của Công ty Trải qua 37 năm hoạt động kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của Công ty cũng có những thay đổi song không lớn, nhƣng về pháp lý cũng nhƣ về qui mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty có những thay đổi rất cơ bản: Năm 1970 đổi tên thành Công ty Vật tƣ Hà Giang trực thuộc Bộ Vật tƣ (nay là Bộ Thƣơng mại). Chức năng, nhiệm vụ không có gì thay đổi, qui mô vốn và lao động đã đƣợc tăng lên, vốn kinh doanh 1.216.000 đồng với 71 lao động. Năm 1976 theo quyết định của Chính phủ, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Do đó Công ty Vật tƣ Hà Giang và Công ty Vật tƣ Tuyên Quang đƣợc hợp nhất thành Công ty Vật tƣ tổng hợp Hà Tuyên trực thuộc Bộ Vật tƣ (nay là Bộ Thƣơng mại). Thời điểm này trụ sở chính đặt tại phƣờng Minh Xuân - Thị xã Tuyên Quang - Hà Tuyên. Qui mô vốn và lao động tăng nên đáng kể, vốn kinh doanh nâng từ 792.000 đồng lên 9.823.000 đ tăng 1.240%, lao động tăng từ 65 ngƣời lên 97 ngƣời tăng 49% so với năm 1967. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu chỉ có xăng, dầu, sắt, thép, than chất đốt. Doanh thu, lợi nhuận thấp, thu nhập của ngƣời lao động không bù đắp hao phí sức lao động. Năm 1991 theo quyết định của Chính phủ, tỉnh Hà Tuyên lại đƣợc chia tách thành 2 tỉnh: Tuyên Quang và Hà Giang. Do đó Công ty Vật tƣ tổng hợp Hà Tuyên đã thành lập một chi nhánh kinh doanh Vật tƣ tổng hợp đặt tại Thị xã Hà Giang theo Quyết định số 139/QĐ - CTVTTH ngày 10/11/1991. Sau chia tách vốn của Công ty có 2.192.120.000 đồng, lao động giảm đáng kể, đến ngày 01/01/1991 Công ty có 35 cán bộ và công nhân. Tháng 10/1994 Chi nhánh kinh doanh Vật tƣ tổng hợp Hà Giang có quyết định chuyển thành Công ty Vật tƣ tổng hợp Hà Giang. Đồng thời Bộ Thƣơng mại đã bàn giao chức năng quản lý sang Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Tháng 01/1995 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang ra Quyết định số 04/QĐ UB ngày 03/01/1995 V/v thành lập doanh nghiệp nhà nƣớc lấy tên là Công ty Vật tƣ tổng hợp Hà Giang. Qui mô vốn và lao động tăng đáng kể, vốn kinh doanh có 3.568.720.000 đồng, lao động có 53 ngƣời. Cùng với sự thay đổi về qui mô, chức Trang 5 năng, nhiệm vụ của Công ty cũng có những thay đổi cho phù hợp với cơ chế và tình hình mới, Mặt hàng kinh doanh thu hẹp chỉ còn Xăng dầu, sản phẩm hoá dầu, gas và các phụ kiện bếp gas, kinh doanh không phụ thuộc vào chỉ tiêu pháp lệnh, từng bƣớc chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng. Ngày 17/ 8/1995 Bộ Thƣơng mại ra Quyết định số 690/TM - TCCB chuyển Công ty Vật tƣ tổng hợp Hà Giang về trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Ngày 01/9/2000 Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã ra quyết định số 987/XD - QĐ đổi tên Công ty Vật tƣ tổng hợp Hà Giang thành Công ty Xăng dầu Hà Giang. Mặt hàng kinh doanh không có thay đổi song Công ty đã chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng, tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Địa điểm trụ sở tại Tổ 1 Phƣờng Nguyễn Trãi - Thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà Giang. Hiện nay tính đến 31/12/2003: Tổng số lao động có 79 ngƣời tăng 21%, so với năm 1967, tổng giá trị tài sản của công ty có 16.404.373.405 đồng. Trong đó : Tài sản lƣu động 7.939.966.419đ. Tài sản cố định 8.464.406.986. Mặc dù thành lập từ khá sớm song có thể nói từ năm 1967 đến năm 1986 do công ty Vật tƣ tổng hợp hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp, mặt khác điều kiện kinh tế Hà Giang chậm phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, một thời gian dài lại trải qua cuộc chiến tranh biên giới nên thị trƣờng rất nhỏ hẹp, nhu cầu và sức mua thấp, phƣơng tiện bán hàng bằng thủ công (đong trực tiếp bằng ca, gáo..). do đó trong thời gian này Công ty chỉ hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh kém hiệu quả, doanh thu thấp. Từ năm 1987 đến năm 1996 Công ty tiếp cận và nghiên cứu vận dụng cơ chế quản lý mới của Đảng, cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nƣớc. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, Hà Giang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động do đó thị trƣờng đƣợc từng bƣớc mở rộng, nhu cầu và sức mua tăng mạnh. Để đáp ứng yêu cầu đó Công ty xăng dầu ngày càng đƣợc đầu tƣ vốn, lao động và cải tiến phƣơng thức kinh doanh. Tuy nhiên trong thời kỳ này thiết bị kỹ thuật chƣa đƣợc trang bị, mạng lƣới kinh doanh chƣa mở rộng, toàn Công ty có 04 cây xăng dầu, các chính Trang 6 sách bán hàng chƣa đƣợc trú trọng. Doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ nộp ngân sách và thu nhập của ngƣời lao động có tăng nhƣng không đáng kể. Từ năm 1997 đến nay trƣớc sức ép của khoa học kỹ thuật và các đối thủ cạnh tranh, đòi hỏi khách quan của thị trƣờng, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã có những thay đổi rất căn bản; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhƣ nhà làm việc, kho tàng, các cửa hàng xăng dầu, mua sắm và trang bị máy móc thiết bị hiện đại, tuyển dụng và đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên toàn công ty do đó kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Vốn, doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ ngân sách, thu nhập của cán bộ, công nhân viên ngày càng gia tăng, đáp ứng kịp nhu cầu ở địa phƣơng. Với khả năng kinh doanh tốt, nguồn lực lao động dồi dào, thiết bị công nghệ hiện đại Công ty xăng dầu Hà Giang đã đạt nhiều thành tích lớn đƣợc Nhà nƣớc và ngành tặng thƣởng nhiều huân, huy chƣơng và cờ luôn lƣu. Công ty hiện nay đang đứng vững và tiếp tục vƣơn lên trong cơ chế thị trƣờng. 3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty Xăng dầu Hà Giang là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đƣợc hạch toán độc lập, hàng năm Tổng Công ty áp dụng chính sách giá cứng đối với các Công ty Xăng dầu trực thuộc Tổng Công ty từ Huế trở ra, còn đối với các tỉnh phía nam trực thuộc Tổng Công ty đƣợc áp dụng chính sách giá giao và nguồn hàng do Tổng Công ty đảm nhận. Căn cứ điều kiện thực tế ở địa phƣơng Tổng công ty ra quyết định và ban hành qui định chức năng nhiệm vụ của Công ty Xăng dầu Hà Giang: - Tổ chức kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ, gas hoá lỏng, bếp gas và phụ kiện bếp gas, kim khí, phụ tùng, xăm lốp bình điện, khai thác bảo hiểm ô tô xe máy. Đây là một tỉnh có địa bàn rộng, đi lại khó khăn nhƣng mặt hàng của đơn vị đang kinh doanh là những mặt hàng chiến lƣợc và mũi nhọn để phục vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và phát triển nền kinh tế địa phƣơng. Trang 7 - Căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng và sự chỉ đạo của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, kế hoạch hoạt động của Công ty để xây dựng kế hoạch và tổ chức ký các hợp đồng mua bán hàng hoá nhằm thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh đề ra. - Thực hiện kế hoạch Tổng Công ty giao nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý lao động, tài sản, vật tƣ, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách cho Nhà nƣớc, bảo toàn và phát triển vốn. - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế ký kết với bạn hàng. - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng năng lực và mạng lƣới kinh doanh, nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả bảo vệ môi trƣờng. - Đƣợc quyền tuyển dụng lao động, đào tạo, bồi dƣỡng từng bƣớc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng đƣợc nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. Thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ về tiền lƣơng, phân phối sử dụng lợi nhuận, tham gia bảo hiểm xã hội và an toàn lao động đối với công nhân viên chức. Tận dụng máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lƣợng lao động sản xuất phụ và dịch vụ tạo thêm công ăn việc làm đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Quản trị và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo quy chế hiện hành của Nhà nƣớc và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. II. Cơ cấu tổ chức 1. Cơ cấu sản xuất - Hiện nay Công ty có 11 cửa hàng, các cửa hàng có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nhập, quản lý, tiêu thụ xăng dầu, vật tƣ và các sản phẩm hoá dầu; tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin hai chiều giữa khách hàng và Công ty về nhu cầu, tâm lý tiêu dùng, khai thác khách hàng, tác phong văn minh phục vụ; trực tiếp thực hiện chính sách bán hàng nhƣ niêm yết giá, hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, trả chậm. Trang 8 - Đội xe có trách nhiệm vận chuyển xăng dầu, sản phẩm hoá dầu, vật tƣ từ kho đến các cửa hàng, các cơ sở đại lý và cơ sở bán buôn theo kế hoạch của công ty hoặc theo nhu cầu đột xuất của các cửa hàng. Trang 9 SƠ ĐỒ 01: MÔ HÌNH VẬN ĐỘNG HÀNG HOÁ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ GIANG (QUI TRÌNH LƢU THÔNG) CÔNG TY Đội xe vận chuyển Kho Đội xe vận chuyển Các cửa hàng Công ty Các cửa hàng đại lý Ngƣời tiêu dùng Ngƣời tiêu dùng 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, Công ty Xăng dầu Hà Giang đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng pháp luật, thực hiện chế độ thủ trƣởng quản lý, điều hành kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bộ máy tổ chức quản trị của Công ty đƣợc tổ chức gọn nhẹ, tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty là: Giám đốc điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc và Tổng công ty, các phó giám đốc giúp việc cho giám đốc đồng thời đƣợc phân công phụ trách một số công việc chuyên môn nhất định. Trang 10 Trang 11 2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám đốc 2.1.1. Giám đốc Công ty - Giám đốc Công ty đƣợc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam uỷ nhiệm tổ chức chỉ đạo, điều hành về mọi hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trƣởng, là ngƣời lãnh đạo cao nhất đại diện cho mọi nghĩa vụ và quyền lợi của tập thể CBCNV Công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc Nhà nƣớc và Tổng Công ty về mọi mặt hoạt động của Công ty Xăng dầu Hà Giang. - Trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác tài chính kế toán, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, quyết định các phƣơng thức phân phối tiền lƣơng tiền thƣởng, các khoản chi phí của Công ty. - Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, quyết định những vấn đề thuộc về nhân sự nhƣ: Tuyển dụng, đào tạo, điều động, khen thƣởng, thanh tra kỷ luật. - Quyết định phƣơng thức, quy mô, cơ chế kinh doanh, phƣơng án định giá (Giá bán hàng hoá, giá cƣớc vận chuyển, hoa hồng cho đại lý. Quyết định mục tiêu qui mô, hình thức đầu tƣ công nghệ, xây dựng cơ bản, phát triển kỹ thuật. 2.1.2. Phó giám đốc thứ nhất Thực hiện chức năng giúp việc cho Giám đốc, thƣờng trực điều hành giải quyết các công việc chuyên môn của Công ty khi đƣợc Giám đốc uỷ quyền. - Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về công tác kinh doanh, bao gồm từ công tác vận chuyển hàng hoá, đảm bảo nguồn hàng, tiêu thụ, kiểm kê, tiếp thị, quảng cáo, báo cáo thống kê, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. - Phụ trách công tác hành chính, thanh tra, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, ngoại giao, từ thiện. 2.1.3. Phó giám đốc thứ hai Trực tiếp phụ trách công tác quản lý kỹ thuật, đo lƣờng chất lƣợng, hao hụt hàng hoá, các trang thiết bị công nghệ nhập, xuất, kho tàng, bồn bể chứa. Trang 12 - Phụ trách công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản, thay thế thiết bị, xây dựng định mức kinh tế, định mức chi phí cửa hàng. Theo dõi, quản lý hoạt động của tổ bảo hiểm. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban 2.2.1. Phòng Tổ chức hành chính Biên chế có 6 nhân viên gồm 01 trƣởng phòng và 05 cán bộ, Chức năng, nhiệm vụ đƣợc qui định tại quyết định số 174/XDHG- QĐ và bản qui định tạm thời về việc phân công chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Công ty: - Tổ chức nghiên cứu quán triệt và hƣớng dẫn thực hiện các văn bản qui định của Nhà nƣớc và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, nhằm đảm bảo mọi chế dộ chính sách cho ngƣời lao động. - Nghiên cứu xây dựng và lựa chọn mô hình tổ chức lao động, chủ động lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dƣỡng lao động, quản lý và bố trí phân công lao động hợp lý, sử dụng cán bộ đúng năng lực chuyên môn. sao cho phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh. - Xây dựng kế hoạch định mức khoán tiền lƣơng, tiền thƣởng, lựa chọn phƣơng thức trả lƣơng, xét nâng lƣơng, nâng bậc, thực hiện phân phối thu nhập cho ngƣời lao động và công tác chính sách xã hội nhƣ BHXH, BHYT, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trƣờng. - Tổ chức thực hiện công tác huấn luyện quân sự, thanh tra bảo vệ, thi đua khen thƣởng và kỷ luật, giải quyết các đơn thƣ khiếu nại, - Tổ chức công tác hành chính quản trị, hậu cần, mua sắm trang thiết bị văn phòng, tổ chức bố trí nơi làm việc, điện nƣớc sinh hoạt, văn thƣ đánh máy, điều hành phƣơng tiện đƣa đón cán bộ đi công tác. 2.2.2. Phòng kinh doanh Biên chế hiện có 03 nhân viên gồm 01 trƣởng phòng và 02 cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ đƣợc thể hiện: - Điều tra nghiên cứu tình hình nhu cầu sử dụng vật tƣ trên thị trƣờng, trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc, sách lƣợc, mục tiêu kế hoạch kinh doanh, chính sách mặt hàng, giá cả, tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, cơ chế Trang 13 hoạt động của các cửa hàng trong từng thời kỳ trình Giám đốc duyệt nhằm đạt kết quả cao. - Tổng hợp nhu cầu sử dụng vật tƣ hàng hoá, chủ động ký hoặc trình Giám đốc ký các hợp đồng tiêu thụ, vận chuyển, đảm bảo nguồn hàng cho việc kinh doanh từ các kho đầu mối, kho trung tâm đến các cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên địa bàn của tỉnh. Phân công phân cấp giao quyền chủ động cho các cửa hàng hoặc trực tiếp chỉ đạo điều hành kinh doanh ở các cửa hàng, quầy hàng và kho trung tâm. - Theo dõi khối lƣợng hàng hoá nhập, xuất, tồn kho ở các cửa hàng và kho. Phối hợp với các phòng chức năng thƣờng xuyên kiểm tra chất lƣợng, số lƣợng, giá bán hàng hoá của các cửa hàng thuộc Công ty và các cửa hàng đại lý. - Kiểm tra hƣớng dẫn việc lập hoá đơn, biên bản xác nhận khối lƣợng hàng hoá, kê sao nộp chứng từ, lập báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ, đối chiếu, quyết toán hao hụt xăng dầu theo định mức và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo qui định của Nhà nƣớc và Tổng công ty. 2.2.3. Phòng kế toán tài chính Biên chế có 05 nhân viên gồm 01 trƣởng phòng, 01 phó trƣởng phòng và 03 cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ thể hiện: - Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt các nguồn vốn, tài sản, hàng hoá do Công ty quản lý và điều hành các mặt công tác nghiệp vụ kế toán tài chính. - Huy động, điều hành, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh và xây dựng cơ bản. Quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh,… - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn, xây dựng các định mức chi phí phù hợp với kế hoạch, mục tiêu kinh doanh. - Lập và phân tích các báo cáo tài chính, lƣu trữ hoá đơn, chứng từ theo đúng chế độ qui định của Nhà nƣớc và của ngành ban hành. Cung cấp thông tin cần thiết về tài chính nhằm tham mƣu cho lãnh đạo Công ty kịp thời chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.2.4. Phòng Quản lý kỹ thuật Trang 14 Biên chế có 04 nhân viên gồm 01 trƣởng phòng và 03 cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ thể hiện: - Nghiên cứu các văn bản của Nhà nƣớc và Tổng công ty để ban hành các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm thuộc lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản lý chất lƣợng, hao hụt xăng dầu, định mức kinh tế kỹ thuật, bảo vệ môi trƣờng,…để áp dụng chung toàn Công ty. - Quản lý chất lƣợng hàng hoá, đảm bảo hàng hoá đúng phẩm chất, chất lƣợng. Thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm nghiệm hàng hoá ở tất cả các khâu vận chuyển, nhập xuất, tồn trữ, bảo quản của các cửa hàng thuộc Công ty và cửa hàng đại lý. - Lập kế hoạch đầu tƣ, mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ đo lƣờng, thƣờng xuyên duy tu sửa chữa đảm bảo duy trì chính xác đơn vị đo của hệ thống cân đo nhằm giảm tỷ lệ hao hụt, - Tích cực áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm tăng năng xuất lao động. Quản lý hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản từ khâu lập dự toán, theo dõi thi công, nghiệm thu quyết toán công trình đƣa vào sử dụng. 3. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu (2000- 2003) Phân tích số liệu qua 04 năm gần đây cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua cơ bản ổn định và tăng trƣởng, mức tăng trƣởng của Công ty đạt 6 đến 9%, doanh số bán ra năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên tổng chi phí qua các năm cũng tăng theo điều đó phù hợp với qui luật kinh tế. Thu nhập bình quân /ngƣời/ tháng và nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm không ổn định nguyên nhân do thực hiện cơ chế hạch toán, phân phối toàn ngành và theo khu vực. Đánh giá chung từ ngày Công ty xăng dầu Hà Giang đƣợc tái thành lập tháng 10/1994 đến nay, qua thực tế hoạt động kinh doanh, Công ty đã phải tự vƣơn lên đứng vững và phát triển trƣớc những biến động lớn của thị trƣờng thời kỳ đổi mới. Với thị trƣờng tiêu thụ xăng dầu là một tỉnh miền núi có 11 huyện thị, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn nhƣng với sự đoàn kết, nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty vì vậy trong những năm qua Công ty luôn giữ đƣợc vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh, đảm Trang 15 bảo kinh doanh có lãi, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu về xăng dầu, dầu nhờn các loại, khí gas và vật tƣ hàng hoá khác phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Mạng lƣới bán lẻ của Công ty ngày càng mở rộng, hiện nay Công ty có 11 cửa hàng và 5 đại lý, thị trƣờng đã vƣơn tới 6/11 huyện thị của tỉnh, sản lƣợng hàng hoá xăng dầu bán ra bình quân đạt 1.200m3/ tháng, nguồn hàng Công ty ổn định, giá cả hợp lý, các trang thiết bị bán hàng tƣơng đối hiện đại nhƣ cột bơm điện tử, máy phát điện, đã đảm bảo độ tin cậy về số lƣợng, chất lƣợng bán hàng cũng nhƣ thời gian phục vụ bán hàng, do đó đã thu hút ngƣời tiêu dùng trong việc mua hàng tại các cửa hàng của Công ty. Trang 16 III. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hƣởng đến hoạt động tiêu thụ ở Công ty xăng dầu - Hà Giang 1. Môi trƣờng kinh doanh xăng, dầu trên thế giới và khu vực Việt Nam tuy có trữ lƣợng dầu mỏ tƣơng đối lớn song chủ yếu khai thác xuất thô, công nghệ chế biến còn lạc hậu, nhu cầu sử dụng xăng dầu nhất là xăng dầu công nghệ cao phải nhập của nƣớc ngoài. Thị trƣờng thế giới luôn mất ổn định do các cuộc chiến tranh vũ trang sắc tộc, tôn giáo nhƣ cuộc chiến tranh IRAQ năm 2003 và khủng hoảng kinh tế kéo dài do đó giá nhập khẩu xăng dầu biến động lớn. Mặt khác nguồn dầu mỏ trên thế giới ngày càng cạn kiệt, tài nguyên không tái sinh, hàng hoá thay thế xăng dầu hạn chế trong khi đó nhu cầu sử dụng ngày càng lớn khiến cho giá xăng dầu nhập khẩu có chiều hƣớng gia tăng. Tình hình trên khiến cho thị trƣờng xăng dầu trong nƣớc ảnh hƣởng khá nặng nề, có thời gian (2001, 2003) giá nhập cao hơn giá bán Nhà nƣớc phải áp dụng giải pháp bù lỗ, nhiều đối tƣợng lợi dụng đầu cơ có tính chất trục lợi càng làm cho thị trƣờng xăng dầu thêm mất ổn định. Đơn cử tháng 5 năm 2004 giá dầu thô trên thế giới khoảng 41 $ / thùng, mức giá cao nhất từ hơn 30 năm trở lại đây, chênh lệch giá dầu thô với xăng dầu cũng ở mức cao nhất. Giá nhập 01 lít xăng dầu lỗ 600 đồng, quí I toàn Tổng công ty lỗ 550 tỷ đồng nhƣng Nhà nƣớc mới bù lỗ 50%. 2. Cơ chế quản lý vĩ mô của chính phủ về kinh doanh xăng dầu Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, có vị trí khá quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân và tiêu dùng xã hội. Để đảm bảo an ninh xăng dầu, Chính phủ ban hành nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 bổ xung một số điều của nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998, quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 và bản qui chế kèm theo để quản lý kinh doanh xăng dầu. Bằng các nghị định, quyết định trên chính phủ chủ trƣơng xây dựng hệ thống cung ứng xăng dầu phát triển ổn định, từng bƣớc phù hợp với cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, bảo đảm an toàn năng lƣợng quốc gia, bảo đảm cân đối xăng dầu cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và tiêu dùng xã hội. Để giải quyết tốt vấn đề đó Thủ tƣớng Chính phủ áp dụng các biện pháp kinh tế - hành chính để can thiệp vào thị trƣờng xăng dầu đặc biệt là áp dụng chính sách giá định hƣớng theo sự chỉ đạo của Nhà nƣớc và cơ chế giá Trang 17 giao cùng với chính sách trợ giá dầu hoả, trợ cƣớc vận tải đối với từng địa bàn xa trung tâm đầu mối gaio hàng, nhằm bình ổn thị trƣờng và phục vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu đủ bù đắp chi phí hợp lý và có lãi để tích luỹ cho đầu tƣ phát triển. 3. Đặc điểm của ngành hàng kinh doanh Do tính chất đặc biệt mà kinh doanh xăng dầu không giống nhƣ những mặt hàng khác. Tính chất đặc biệt đó đƣợc thể hiện: - Xăng dầu là sản phẩm ở thể lỏng và phải có các thiết bị bồn chứa đặc biệt. - Xăng dầu là chất dễ bay hơi (Đặc biệt là gas lỏng bay hơi ở nhiệt độ bình thƣờng), do đó cần phải có các biện pháp phòng chống hao hụt mất mát. - Xăng dầu là chất dễ cháy nổ, vì vậy việc bảo quản, vận chuyển phải tuân thủ theo những quy trình đặc biệt, thiết bị phải đảm bảo không tạo ra tia lửa điện, hệ thống điện và các vật va đập phải đƣợc đóng kín. - Xăng dầu là mặt hàng đa dạng, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu chất lƣợng cao trong khi tính ổn định thấp. - Xăng dầu là mặt hàng chiến lƣợc của Nhà nƣớc là sản phẩm từ dầu mỏ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao, là nguồn nhiên liệu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ phục vụ nhu cầu đời sống, cung cấp năng lƣợng chính cho các ngành vận tải ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ vƣợt đại dƣơng, đánh bắt hải sản. Với những đặc điểm nêu trên đòi hỏi phải tăng chi phí các khâu: Bảo quản, vận chuyển, mua thiết bị chuyên dùng,…lợi nhuận thấp. 4. Đặc điểm về sự vận động hàng hoá của Công ty Lƣợng xăng dầu nhập của Công ty đƣợc nhập từ 02 đầu mối : - Đầu mối thứ nhất: Nguồn hàng nhập đƣợc ngành điều động từ kho đầu mối Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội vận chuyển lên Hà giang qua quãng đƣờng 350 km. - Đầu mối thứ hai: Nguồn hàng nhập đƣợc ngành điều động từ kho Phủ đức - Việt trì - Phú thọ vận chuyển lên Hà giang qua quãng đƣờng 240 km. Hai nguồn trên phần lớn lƣợng vận chuyển đƣợc công ty ký hợp đồng vận tải với công ty Cổ phần vận tải Petromexl- Hà Nội và nhập vào kho trực tiếp tại Trang 18 các cửa hàng trực thuộc Công ty và các cửa hàng đại lý. Mặt khác công ty còn có kho trung tâm tại Cửa hàng Cầu Mè là kho thƣờng xuyên đƣợc dự trữ một lƣợng hàng lớn xăng dầu để cung ứng hàng cho các huyện vùng cao. Công ty tự vận chuyển bằng phƣơng tiện của Công ty từ kho Công ty đến các cửa hàng các huyện vùng cao. Do cầu đƣờng nhỏ hẹp, chất lƣợng đƣờng xuống cấp đi lại rất khó khăn, xe có trọng tải lớn không đi đƣợc, Công ty phải tiếp nhận sử dụng những xe có tải trọng khoảng 10 m3 đến 15 m3 nên việc cung ứng vận chuyển xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn . Sự vận động của hàng hoá qua nhiều công đoạn, quãng đƣờng dài nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty nhƣ tăng chi phí đầu tƣ thiết bị , phƣơng tiện vận tải, tăng lao động, phát sinh nhiều chi phí nhƣ : Vận tải, chi phí bảo quản, chi phí hao hụt. Mặc dù Nhà nƣớc thực hiện chính sách trợ cƣớc vận tải đối với các công ty xa trung tâm nguồn hàng . 5. Đặc điểm thị trƣờng xăng dầu ở Hà Giang Thị trƣờng xăng dầu Hà Giang là một Tỉnh miền núi phía bắc, Địa bàn rộng lớn song dân số thƣa thớt, phân tán không tập trung, phần lớn đời sống dân cƣ còn thấp, thu nhập bình quân 150USD/ngƣời/năm, đƣờng giao thông đi lại khó khăn. Nền kinh tế của tỉnh gần đây có sự phát triển khá mạnh, tăng trƣởng bình quân 10,6% . Những năm gần đây tỉnh Hà Giang trú trọng việc xây dựng và nâng cấp sửa chữa đƣờng xá, cầu cống, giao thông nông thôn, mặt khác ngành sản xuất và công nghiệp chậm phát triển do đó nhu cầu về xăng dầu chƣa cao, mức tiêu thụ hàng năm tăng trƣởng chậm, hơn nữa Công ty đang phải đối mặt với khó khăn là thị trƣờng đang bị thu hẹp do sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu sáng và mặt hàng gas. * Thứ nhất: Về đối thủ cạnh tranh Từ 1999 trở về trƣớc công ty với tính chất kinh doanh chuyên ngành và độc quyền (một mình một chợ). Từ năm 1999 trở lại đây với sự thay đổi của chính sách Nhà nƣớc và cơ chế kinh doanh, trên thị trƣờng đã xuất hiện các đối thủ mới đó là công ty thƣơng mại và 04 doanh nghiệp tƣ nhân, thị phần của công ty xăng dầu bị thu hẹp còn khoảng từ 70 - 75%. Các đối thủ cạnh tranh với chức năng nhiệm vụ tƣơng tự bao gồm các loại: Trang 19 - Đối thủ đƣa ra các sản phẩm dịch vụ tƣơng tự với mức giá giống nhau. - Các đối thủ cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực và cùng cạnh tranh để tìm lợi nhuận trên một nhóm khách hàng nhất định. - Các đối thủ có lợi thế hơn về mặt giá cả, vốn kinh doanh, cơ chế công nợ thoáng, cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng trở nên gay gắt, thế độc quyền của ngành xăng dầu bị phá vỡ. Mặt khác tƣ duy “Độc quyền”, tƣ duy “Khách hàng tự tìm đến” đã ăn sâu vào tiềm thức của cán bộ công nhân viên trong toàn bộ máy Công ty. - Vị trí một số cửa hàng không thuận lợi nên thị phần của Công ty bị thu hẹp từ 25 -30%. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan