Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thông f...

Tài liệu Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thông fpt

.PDF
137
952
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN VĂN MẠNH MÃ SINH VIÊN : A14710 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2012 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Chuyên ngành : Th.s Ngô Thị Quyên : Nguyễn Văn Mạnh : A14710 : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2012 Thang Long University Library LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý nhiệt tình cũng như động viên tư nhiều phía. Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Thạc sĩ Ngô Thị Quyên, cô giáo không chỉ là người đã trực tiếp giảng dạy em một số môn học chuyên ngành trong thời gian học tập tại trường, mà còn là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Nhân đây, thông quan khoán luận này, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo trường đại học Thăng Long, các thầy cô giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những người đã trực tiếp truyền đạt cho em những kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất, xây dưng một môi trường học tập lành mạnh, giúp em có được nền tàng về chuyên ngành học như hiện nay để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Cổ phần viễn thông FPT đã tạo điều kiện, giúp đỡ cũng như cung cấp số liệu, thông tin và tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, em xin cảm ơn những thành viên trong gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian qua Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 thăng 2012 Sinh viên Nguyễn Văn Mạnh MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 1 1.1. Tổng quan về dòng tiền ...................................................................................... 1 1.1.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................1 1.1.1.1. Khái niệm về tiền ..................................................................................... 1 1.1.1.2. Khái niệm dòng tiền ................................................................................2 1.1.2. Đặc điểm của dòng tiền .................................................................................2 1.1.2.1. Nguồn của dòng tiền................................................................................2 1.1.2.2. Mối quan hệ giữa dòng tiền và doanh thu...............................................3 1.1.3. Phân loại dòng tiền ....................................................................................... 3 1.1.3.1. Phân loại dòng tiền theo tiêu chí nguồn gốc hình thành ........................ 4 1.1.3.2. Phân loại dòng tiền theo mối quan hệ với dòng vật chất ........................ 8 1.1.4. Vai trò của dòng tiền ..................................................................................... 9 1.1.4.1. Duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ....................9 1.1.4.2. Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp .9 1.2. Khái niệm quản lý dòng tiền ............................................................................10 1.2.1. Khái niệm quản lý dòng tiền hiệu quả ....................................................... 10 1.2.2. Mục tiêu của việc quản lý dòng tiền ........................................................... 12 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dòng tiền .................... 12 1.2.3.1. Hệ thống thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp .................... 13 1.2.3.2. Hệ thống quản lý dòng tiền nội bộ của doanh nghiệp .......................... 13 1.2.3.3. Hệ thống kiểm toán................................................................................13 1.2.3.4. Hệ thống ngân hàng hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp ........................ 14 1.2.4. Các biện pháp quản lý dòng tiền ................................................................ 14 1.2.4.1. Một số biện pháp quản lý dòng tiền ra ..................................................14 1.2.4.2. Một số biện pháp quản lý dòng tiền vào ...............................................14 1.2.5 .Các bước quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp ......................................15 1.3. Chính sách quản lý dòng tiền ..........................................................................18 1.3.1. Quản lý tài sản lưu động.............................................................................18 1.3.1.1. Quản lý tiền trong doanh nghiệp ........................................................... 19 1.3.1.2. Quản lý phải thu khách hàng ................................................................ 22 1.3.1.3. Quản lý hàng tồn kho ............................................................................26 1.3.2. Quản lý nguồn vốn nợ ngắn hạn ............................................................... 29 1.3.2.1. Khái niệm nguồn vốn nợ ngắn hạn ....................................................... 29 Thang Long University Library 1.3.2.2. Tín dụng ngân hàng ...............................................................................29 1.3.2.3. Tín dụng thương mại .............................................................................30 1.3.2.4. Lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn .......................................................... 31 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý dòng tiền ..........................................31 1.4.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh chung .......31 1.4.1.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sinh lời ....................................................... 31 1.4.1.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán .................................................32 1.4.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của dòng tiền ............................... 33 1.4.2.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động chung ........................................33 1.4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán bằng dòng tiền từ HĐKD .......34 1.4.2.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý từng loại tài sản ngắn hạn ............36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT ................................................................... 38 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần viễn thông FPT .............................................38 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 38 2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý ................................................................ 40 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: ..............................................41 2.1.3.1. Đại hội đồng cổ đông ............................................................................41 2.1.3.2. Hội đồng quản trị ..................................................................................41 2.1.3.3. Ban kiểm soát ........................................................................................ 42 2.1.3.4. Ban tổng giám đốc .................................................................................42 2.1.3.5. Ban Tài chính Kế toán ...........................................................................43 2.1.3.6. Ban quản lý chất lượng .........................................................................43 2.1.3.7. Ban hành chính nhân sự ........................................................................44 2.1.3.8. Ban quan hệ đối ngoại...........................................................................44 2.1.3.9. Ban quản lý công nghệ ..........................................................................45 2.1.3.10. Chi nhánh khu vực ...............................................................................45 2.1.4. Khái quát ngành nghề kinh doanh ............................................................ 46 2.2. Thực trang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty .............................. 47 2.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .47 2.2.2. Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn của Công ty Cổ phần viễn thông FPT ................................................................................... 51 2.2.2.1. Tình hình tài sản .................................................................................... 54 2.2.2.2. Tình hình, cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần viễn thông FPT ....55 2.2.3. Đánh giá chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần viễn thông FPT ..............................................................................................................56 2.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời ................................................56 2.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ..........................................58 2.3. Thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn của Công ty FPT Telecom ............59 2.3.1. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty ...................................59 2.3.1.1. Phân tích dòng lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD ........................................63 2.3.1.2. Phân tích dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư ........................ 66 2.3.1.3. Phân tích dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính .................... 67 2.3.2. Quản lý dòng tiền thông qua việc quản lý tài sản lưu động của Công ty.68 2.3.2.1 Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền: ........................................68 2.3.2.2. Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn ................................................... 71 2.3.2.3. Quản lý hàng tồn kho ............................................................................75 2.3.2.4. Quản lý các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ......................................77 2.3.2. Quản lý dòng tiền thông qua quản lý nguồn vốn nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần viễn thông FPT ................................................................................... 78 2.3.2.1 Quản lý nợ vay ngắn hạn........................................................................81 2.3.2.2. Quản lý các khoản phải trả người bán ..................................................82 2.3.2.3 Quản lý khoản mục khách hàng ứng trước ............................................83 2.3.3. Các chi tiêu đánh giá hiệu quả quản lý dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp .................................................................................................................... 85 2.3.3.1.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác quản lý dòng tiền từ HĐKD ....85 2.3.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn .............................................................................................................89 2.3.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán bằng dòng tiền từ HĐKD .93 2.4. So sánh, đối chiếu khái quát tình hình quản lý dòng tiền của công ty cổ phần thủy sản Bình An (Bianfishco) ......................................................................97 2.4.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần thủy sản Bình An ........................... 97 2.4.2. Phân tích khái quát tình hình quản lý dòng tiền của công ty cổ phần thủy sản Bình An:..........................................................................................................98 2.4.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần thủy sản Bình An ..............................................................................................................................101 2.4.3.1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời ..............................102 2.4.3.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán .........................103 2.5. Đánh giá tình hình quản lý dòng tiền ngắn hạn tại Công ty Cổ phần viễn thông FPT Telecom ................................................................................................104 2.5.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................104 2.5.2. Những mặt hạn chế...................................................................................105 Thang Long University Library CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DÒNG TIỀN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT ....... 107 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty cổ phần viền thông FPT trong năm 2012.......................................................................................................107 3.1.1. Định hướng phát triển. .............................................................................107 3.1.2. Mục tiêu chiến lược ..................................................................................107 3.2. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền ngắn hạn tại Công ty Cổ phần viễn thông FPT ............................................................108 3.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động ................................................................108 3.2.2. Quản lý các khoản phải thu khách hàng .................................................109 3.2.3. Dự báo báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ ....................................................115 3.2.4. Mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp bên ngoài ..........................119 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ HĐKD Hoạt động kinh doanh NVNH Nguồn vốn ngắn hạn Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp TSCĐ TSLĐ VCSH Tài sản cố định Tài sản lưu động Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Bảng phân chia khách hàng theo nhóm rủi ro .............................................. 23 Bảng 1.2. Bảng phân nhóm rủi ro khách hàng ............................................................. 24 Bảng 2.1. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần viễn thông FPT từ năm 2009 đến năm 2011 ........................................................................................... 48 Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần viễn thông FPT từ năm 2009 đến năm 2011 ....................................................................................................................... 52 Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần viễn thông FPT ................................... 54 Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần viễn thông FPT ............................ 55 Bảng 2.5. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần viễn thông FPT từ năm 2009-2011........................................................................................ 57 Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần viễn thông FPT từ năm 2009-2011 ..................................................................................................58 Bảng 2.7. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty Cổ phần viễn thông FPT từ năm 2009 đến 2011 ...............................................................................................................60 Bảng 2.8. Bảng tóm tắt các luồng lưu chuyển tiền của công ty CP viễn thông FPT ... 62 Bảng 2.9. Lợi nhuận trước thuế và lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD ........................... 63 Bảng 2.10. Bảng điều chỉnh biến động vốn lưu động trong dòng lưu chuyển tiền từ HĐKD của Công ty Cổ phần viễn thông FPT ............................................................... 64 Bảng 2.11. Cơ cấu vốn bằng tiền trong năm 2009-2010 ............................................... 69 Bảng 2.12 .Cơ cấu các khoản phải thu trong năm 2009-2010 ...................................... 72 Bảng 2.13. Cơ cấu các khoản phải thu trong năm 2010-2011 ...................................... 72 Bảng 2.14. Căn cứ trích lập dựng phòng các khoản nợ quá hạn của công ty cổ phẩn viễn thông FPT ..............................................................................................................74 Bảng 2.15. Cơ cấu hàng tồn kho trong năm 2009-2010................................................ 75 Bảng 2.16. Cơ cấu hàng tồn kho trong năm 2010-2011................................................ 76 Bảng 2.17. Đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty cổ phần FPT Telecom .................. 77 Bảng 2.18. Cơ cấu nợ của Công ty Cổ phần viễn thông FPT từ năm 2009 -2011 ........ 79 Bảng 2.19. Các khoản vay ngắn hạn của Công ty Cổ phần viễn thông FPT ................ 81 Bảng 2.20. Số liệu phải trả người bán và phải thu khách hàng ..................................... 82 Bảng 2.21. Số liệu phải trả người bán và phải thu khách hàng ..................................... 84 Bảng 2.22. Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý dòng tiền từ HĐKD của FPT Telecom ........................................................................................................................ 86 Bảng 2.23. Bảng so sánh các chỉ tiêu khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần viễn thông FPT ...................................................................................................................... 87 Bảng 2.24. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần viễn thông FPT ..............................................................................................................90 Bảng 2.25. Bảng chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh toán bằng dòng tiền từ HĐKD .....94 Bảng 2.26. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sơ lược của Bianfishco ................. 98 Bảng 2.27. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sơ lược của Bianfishco .................................... 99 Bảng 2.28. Bảng cân đối kế toán tóm lược của Bianfishco ........................................ 101 Bảng 2.29. Bảng so sánh các chỉ tiêu sinh lời của công ty Bianfishco ....................... 102 Bảng 2.30. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ............................................... 103 Bảng 3.1. Xếp loại nhóm rủi ro thông qua điểm tín dụng .......................................... 110 Bảng 3.2. Bảng tính điểm tín dụng của công ty cổ phần viễn thông Thăng Long ..... 110 Bảng 3.3. Bảng cân đối kế toán sơ lược năm 2010 và 2011 ....................................... 111 Bảng 3.4. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sơ lược ............................................. 112 Bảng 3.5. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty cổ phần viễn thông Thăng Long trong năm 2010-2011 ......................................................................................... 112 Bảng 3.6. Nợ phải thu trong hạn ................................................................................. 113 Bảng 3.7. Nợ phải thu quá hạn thanh toán ................................................................. 114 Bảng 3.8. Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2012 của công ty FPT Telecom .. 118 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận của Công ty Cổ phần viễn thông FPT từ năm 2009-2011 .................................................................................................. 49 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản Công ty Cổ phần viễn thông FPT...................................... 54 Biều đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần viễn thông FPT ........................ 56 Biểu đồ 2.4. Tình hình biến động trong cơ cấu hình thành dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động tài chính ................................................................................................................ 67 Biểu đồ 2.5. Biến động các khoản phải thu trong các năm 2009-2011 ......................... 73 Biểu đồ 2.6. Biến động hàng tồn kho trong năm 2009-2011 của FPT Telecom ........... 76 Biểu đồ 2.7. Kết cấu nợ phải trả .................................................................................... 80 Biểu đồ 2.8. Tình hình biến động các khoản vay ngắn hạn .......................................... 81 Biểu đồ 2.9. Biến động của các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý dòng tiền từ HĐKD ....................................................................................................................... 87 Biểu đồ 2.10. Vòng quay các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả ...... 91 Biểu đồ 2.11. Thời gian thu nợ, thời gian lưu kho, thời gian trả nợ và thời gian quay vòng tiền trung bình.......................................................................................................91 Biểu đồ 2.12. Biểu đồ phản ánh khả năng thanh toán ................................................... 95 Thang Long University Library DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1. Phân loại dòng tiền đối trọng .......................................................................... 8 Hình 1.2. Quy trình biến đổi của tiền trong doanh nghiệp ............................................ 11 Hình 1.3 Hoạt động trong ngắn hạn và vòng quay tiền ................................................. 18 Hình 1.4 : Mô hình xác định dự trữ tiền mặt tối ưu ...................................................... 22 Hình 1.5. Mô hình quản lý hàng lưu kho ABC ............................................................. 26 Hình 1.6. Mô hình mức lưu kho tối ưu .......................................................................... 28 Hình 1.7. Mô hình điểm đặt hàng tối ưu ....................................................................... 28 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty Cổ phần viễn thông FPT .... 40 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để bắt đầu bài khóa luận của mình em xin dẫn một câu truyện: Có một vị chủ một doanh nghiệp mới thành lập vẫn thường hồ hởi khoe với bạn bè rằng doanh thu trong năm của công ty rất tốt. Bè bạn ai cũng mừng cho người chủ doanh nghiệp mới. Vậy nhưng, vài năm sau, bạn bè gặp lại thấy vị chủ doanh nghiệp hơi trầm trầm, hỏi ra anh mới cho biết công ty thì vẫn có lãi, nhưng chả biết tiền nong đi đằng nào hết, lúc nào cũng thiếu trước hụt sau, phải đi vay nóng liên tục. “Cầm báo cáo tài chính vẫn thấy lợi nhuận sau thuế không ít, thế nhưng không biết phải phân tích tình hình tài chính công ty thế nào, tiền đi đâu về đâu?!”, vị chủ doanh nghiệp nói. Lời tâm sự của vị chủ doanh nghiệp đó cũng là niềm băn khoăn của rất nhiều chủ doanh nghiệp khác trong giai đoạn hiện nay. Còn nhiều câu hỏi cũng tương tự vấn đề như vậy như “ DN bị phá sản mà không biết lí do tại sao? ”, “ Lãi giả, lỗ thật? ”… Và lý do chính cho các câu hỏi đó là sự quản lý dòng tiền của các doanh nghiệp Việt Nam đang không được chú trọng và quản lý một cách khá lỏng lẻo. Nếu so sánh doanh nghiệp như cơ thể người thì dòng tiền chính là dòng máu tuần hoàn nuôi sống cơ thể doanh nghiệp. Nhất là trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận ra rằng: sự tồn tại của mình gần như phụ thuộc hoàn toàn vào dòng tiền mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Bởi lẽ dòng tiền chính là thứ mà doanh nghiệp thực sự sử dụng để mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu, chi trả hóa đơn, giúp cho doanh nghiệp hoạt động tuần hoàn... điều này là không thể thay thế bằng doanh thu, thứ “lợi nhuận ảo” mà hầu hết các doanh nghiệp, đặc biết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang theo đuổi. Chính vì vậy, bài toàn đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp hiện nay là quản lý dòng tiền ra sao để doanh nghiệp có được sự phát triển lành mạnh và ổn định, đặc biệt là quản lý dòng tiền ngắn hạn- dòng tiền mấu chốt quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp hiện thời. Phải quản lý dòng tiền thế nào để doanh nghiệp vẫn thu hút được khách hàng những doanh nghiệp vẫn có đủ vốn để tiếp tục đầu tư đồng thời vẫn đem lại lợi ích cho chủ đầu tư ? Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề, dựa trên kiến thức được giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, kết hợp với thực tế sau khi được thực tập, nghiên cứu tại Công ty Cổ phần viễn thông FPT, em đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu để tài: “ Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại Công ty Cổ phần viễn thông FPT” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Thang Long University Library 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về quản lý dòng tiền ngắn hạn trong doanh nghiệp Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý dòng tiền ngắn hạn tại Công ty Cổ phần viễn thông FPT giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần viễn thông FPT 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khóa luận là phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa dựa trên cơ sở các số liệu được cung cấp và tình hình thực tế của công ty 4. Kết cấu của khóa luận Khóa luận tốt nghiệp bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề quản lý dòng tiền ngắn hạn trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại Công ty Cổ phần viễn thông FPT Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền ngắn hạn tại Công ty Cổ phần viễn thông FPT Do thời gian thực tập cũng như điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thức cá nhân em còn nhiều hạn chế, nên dù đã có những nỗ lực nhất định, song đề tài nghiên cứu khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những lời phê bình, góp ý của các thầy cô giáo trong trường, các cô chú, anh chị ở Công ty Cổ phần viễn thông FPT, cũng như bạn bè để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2012 Sinh viên Nguyễn Văn Mạnh CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về dòng tiền Đối với doanh nghiệp, dòng tiền là yếu tố then chốt, quyết định các vấn đề, hoạt động sống còn, định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp…Vậy nhưng, vấn đề quản lý dòng tiền lại chưa được chú trọng ở Việt Nam, điều này dẫn tới việc hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả. Trong tình hình kinh tế thiếu sự ổn định như hiện tại, thì việc quản lý doanh nghiệp một cách chặt chẽ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tiền – nguồn sống của doanh nghiệp. Do dòng tiền có vị trí và tầm vóc quan trọng như vậy nên việc tìm hiểu và có cái nhìn khái quát về dòng tiền là ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp cần quan tâm. 1.1.1. Các khái niệm cơ bản Để hiểu rõ được khái niệm dòng tiền, chúng ta cần hiểu và phân biệt rõ giữa hai khái niệm là “tiền” và “dòng tiền”: 1.1.1.1. Khái niệm về tiền Tiền là một phạm trù kinh tế nhưng cũng lại là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền tệ là một phát minh vĩ đại của loại người trong lĩnh vực kinh tế, nó có tác dụng thúc đẩy nhanh chóng các hoạt động giao lưu kinh tế, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội. Tiền tệ là một thuật ngữ rất quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội, tuy nhiên, chính điều đó lại tạo ra rất nhiều khái niệm khác nhau về tiền, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách khái quát khái niệm tiền như sau: “Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng)” Rob Reider, trong cuốn sách “ Managing Cash Flow -An Operational Focus ”, ông đã khẳng định “ Cash is king - Tiền là vua ”, điều này đã thể hiện tầm quan trọng tuyệt đối của tiền đối với doanh nghiệp. Tiền dùng để thanh toán mọi hóa đơn doanh nghiệp, dùng để trả lương nhân viên, trả các loại phí, lệ phí… còn doanh thu đơn thuần thì lại không làm được điều đó. Tiền đóng vai trò tối quan trọng trong sự tồn tại, hoạt động và phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào. Để phù hợp với đề tài khóa luận, ta có thể hiểu một cách đơn giản tiền là tiền mặt mà doanh nghiệp đang nắm giữ và số dư tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp. 1 Thang Long University Library Nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có nhận thức rõ ràng về khái niệm tiền và tài sản. Tiền là tài sản nhưng tài sản chưa chắc đã là tiền. Tiền là công cụ ngay tức thời doanh nghiệp có thể sử dụng để thanh toán các hóa đơn, trả lương công nhân, để nộp thuế… còn tài sản là bất cứ thứ gì thuộc về doanh nghiệp như hàng tồn kho, cơ sở vất chất và thậm chí là tiền… nhưng các loại tài sản khác tiền đều phải qua quá trình chuyển đổi thành tiền thì mới trở thành lợi nhuận thực của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Khái niệm dòng tiền “Dòng tiền của một doanh nghiệp đó chính là sự dịch chuyển của lượng tiền chi ra hay thu vào của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định” Lượng tiền thu vào của doanh nghiệp được gọi là dòng tiền vào. Dòng tiền vào của doanh nghiệp là tất cả số lượng tiền mà doanh nghiệp thực nhận được như các khoản thanh toán của khách hàng, tiền vay từ các nguồn bên ngoài, tiền từ việc bán chứng khoán, thanh lý tài sản hay thậm chí là tiền doanh nghiệp được đền bù… Lượng tiền chi ra của doanh nghiệp được gọi là dòng tiền ra. Dòng tiền ra của doanh nghiệp là tất cả số tiền mà doanh nghiệp thực chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như thanh toán các hóa đơn, trả lương nhân viên, nộp thuế, nộp phí, lệ phí,… Sự chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của một doanh nghiệp trong cùng một thời kỳ được gọi là dòng tiền thuần hay dòng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Nếu ví doanh nghiệp như một cơ thể thì dòng tiền chính là dòng máu quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Có thể nó còn quan trọng hơn cả việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ hay thâm chí cả việc bán hàng. Hầu hết các doanh nghiệp dù có bị giảm doanh số bán hàng hay mất khách hàng thì họ vẫn có thể tồn tại. Nhưng nếu doanh nghiệp quản lý không chú trọng đến vấn đề cân đối giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào như doanh nghiệp đã đầu từ vào quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra sản phẩm nhưng lại chấp nhận bán chịu, doanh nghiệp chưa nhận được tiền, và đến lúc phải thanh toán lương, thuế hay thanh toán cho một nhà cung cấp quan trọng, doanh nghiệp sẽ lấy tiền ở đâu để thanh toán? Rõ ràng tiền để thanh toán không thể là các hóa đơn chứng từ bán hàng chả chậm mà chúng ta nhận được. Nếu doanh nghiệp không còn dữ trữ tiền mặt, việc phá sản của doanh nghiệp là điều có thể dự đoán trước trong tương lai. 1.1.2. Đặc điểm của dòng tiền Để có thể quản lý hiệu quả dòng tiền, các nhà quản lý cần nằm vững được các đặc điểm của dòng tiền để có thể hiểu rõ để sử dụng dòng tiền một cách hiệu quả nhất: 1.1.2.1. Nguồn của dòng tiền 2 Dòng tiền vào của doanh nghiệp có được thông qua 4 nguồn chính:  Chuyển đổi tài sản thành tiền mặt như bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bán thiết bị nhàn rỗi hoặc không cần thiết, giảm hàng tồn kho dư thừa, hoặc thu các khoản phải thu…  Nguồn thu thông qua việc bán vốn chủ sở hữu hay bán cổ phần đối với các công ty cổ phần  Vay vốn từ nhiều nguồn như các tổ chức tài chính, bạn bè và người thân, khách hàng, nhà cung cấp, hoặc chủ sở hữu  Nguồn thu từ việc tái đầu tư lợi nhuận của doanh nghiệp Trong số đó thì nguồn tiền thông qua việc chuyển đổi từ tài sản được coi là nguồn quan trọng và liên tục nhất, được coi là nguồn sống của doanh nghiệp. Các nguồn tiền khác hầu hết chỉ giúp doanh nghiệp hạn chế sự thâm hụt tiền mặt ở thời điểm hiện tại nhưng trong tương lai thì lại không sử dụng lâu dài được vẫn phải sử dụng dòng tiền từ hoạt động chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để bù đắp. 1.1.2.2. Mối quan hệ giữa dòng tiền và doanh thu Dòng tiền và doanh thu giống nhau ở chỗ đều là số lượng tiền mà doanh nghiệp thu được, nhưng khác ở một điểm then chốt: dòng tiền là lượng tiền “ thực thu được ”ở thời điểm hiện tại hay có nghĩa là lượng tiền mà doanh nghiệp có trong tài khoản ngân hàng hay tiền mặt mà doanh nghiệp thu vào hoặc chi ra. Doanh thu là lượng tiền được ghi nhận sau khi doanh nghiêp thực hiện việc bán hàng hóa dịch vụ của mình, khi doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ, việc mua nợ của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và doanh nghiệp phải chấp nhận việc đó nếu muốn giữ khách hàng, khi đó doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu nhưng tiền mà họ nhận được vẫn đang là tiền “ảo”. Nếu như sau đó doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán từ khách hàng thì khi đó doanh thu chính là dòng tiền vào mà doanh nghiệp nhận được. Dòng tiền là thước đo sức khỏe của doanh nghiệp trong ngắn hạn, còn doanh thu sẽ là thước đo sức khỏe của doanh nghiệp trong dài hạn. Dòng tiền tốt nhưng doanh thu không tốt thì trong ngắn hạn doanh nghiệp sẽ vẫn còn tồn tại do doanh nghiệp vẫn đủ khả năng thanh toán, chi trả hóa đơn cho các hoạt động kinh doanh (HĐKD) nhưng doanh nghiệp trong dài hạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn. Còn doanh thu tốt mà không có dòng tiền không lành mạnh có nghĩa là doanh nghiệp chỉ đang có trong tay một dòng tiền “không có thực”, không có khả năng duy trì HĐKD thì ngay lập tức doanh nghiệp sẽ đối mặt với khó khăn. 1.1.3. Phân loại dòng tiền 3 Thang Long University Library Việc phân loại dòng tiền là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp phân tích tình hình hoạt động của mình trong từng mảng được phân loại. Việc phân loại dòng tiền hiện nay được phân loại thông qua 2 tiêu chi chính: Phân loại dòng tiền thông qua tiêu chí nguồn gốc hình thành dòng tiền bao gồm:  Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh  Dòng tiền từ hoạt động đầu từ  Dòng tiền từ hoạt động tài chính Phân loại dòng tiền thông qua tính chất của dòng tiền (Dòng tiền đối trọng) bao gồm:  Dòng tiền đối trọng trực tiếp  Dòng tiền đối trọng gián tiếp  Dòng tiền đối trọng đa kì hạn 1.1.3.1. Phân loại dòng tiền theo tiêu chí nguồn gốc hình thành  Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐKD) là các dòng tiền ra và dòng tiền vào phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yêu của doanh nghiệp và các khoản đầu tư khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính và được ghi nhận trên bảng thu nhập. Chênh lệch giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào được gọi là lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ở giai đoạn trường thành thì nguồn tiền nên là từ HĐKD. Trong dài hạn, công ty phải tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh. Nếu dòng lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD mà liên tục bị âm thì công ty cần phải vay tiền hoặc phát hành cổ phiếu ( các hoạt động tài chính ) để tài trợ cho phần thiếu hụt. Nhưng cuối cùng thì các nhà tài trợ vốn cũng sẽ phải được bồi hoàn lại tiền nhờ HĐKD, hoặc họ sẽ không tiếp tục cấp vốn cho doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp đang ở giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng, dòng lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD có thể bị âm trong một số thời gian nào đó do doanh nghiệp cần đầu tư thêm vào hàng tồn kho và các khoản phải thu như nới rộng tín dụng cho khách hàng…nhằm tăng trưởng kinh doanh. Nhưng điều này không thể duy trì lâu dài nếu doanh nghiệp muốn tồn tại. Vậy nên, cuối cùng thì dòng tiền cũng buộc phải đến chủ yếu từ HĐKD để doanh nghiệp có thể hoàn vốn cho những người cho vay và đầu tư. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu chính sau: (1) Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu trong kỳ do bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ, tiền bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản doanh thu 4 khác (như bán chứng khoán vì múc đích thương mại…), kể cả các khoản tiền đã thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền và số tiền ứng trước của người mua hàng hóa dịch vụ trừ các khoản doanh thu được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. (2) Tiền trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng tiền đã trả (tổng giá thanh toán) trong kỳ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại, kể cả số tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả liên quan đến giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ các kỳ trước nhưng ký này mới trả tiền và số tiền chi ứng trước cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. (3) Tiền trả cho người lao động Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng… do doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng. (4) Tiền lãi vay đã trả Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả phát sinh từ các kỳ trước và đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này. (5) Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước nếu có. (6) Tiền thu từ hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các khoản khác từ hoạt động kinh doanh, ngoài khoản tiền thu được phản ánh ở Mã số 01, như: Tiền thu từ khoản thu nhập khác (tiền thu về được bồi thường, được phạt, tiền thưởng, và các khoản tiền thu khác…); Tiền đã thu do được hoàn thuế; Tiền thu được do nhận ký quỹ, ký cược; Tiền thu hồi các khoản đưa đi ký cược,ký quỹ; Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp; Tiền được các tổ chức ,cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ ghi tăng các quỹ của doanh nghiệp; Tiền nhận được ghi tăng các quỹ do cấp trên hoặc cấp dưới nộp… (7) Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi về các khoản khác ngoài các khoản tiền chi liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo được 5 Thang Long University Library phản ánh ở Mã số 02, 03, 04, 05, như : Tiền chi bồi thường, bị phạt và các khoản chi phí khác; Tiền nộp các loại thuế( không bao gồm thuế TNDN ); Tiền nộp các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất; Tiền chi đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền trả lại các khoản nhận ký quỹ, ký cược; Tiền chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi; Tiền chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án; Tiền chi nộp các quỹ lên cấp trên hoặc cấp dưới…  Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là dòng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư bao gồm các chỉ tiêu cụ thể sau: (1) Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn hóa thành TSCĐ vô hình, tiền chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang, đầu tư bất động sản trong kỳ báo cáo. (2) Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu thuần đã thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và bất động sản đầu tư trong kỳ báo cáo. (3) Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi cho bên khác vay, chi mua công cụ nợ của đơn vị khác (Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…) vì mục đích nắm giữ đầu tư trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ vì mục đích thương mại. (4) Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ việc thu hồi lại số tiền gốc đã cho vay, từ bán lại hoặc thanh toán các công cụ nợ của đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm tiền thu từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ vì mục đích thương mại. (5) Tiền chi đầu tư vốn vào đơn vị khác Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi ra để đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền chi đầu tư vốn dưới hình thức mua cổ phiếu, góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết (không bao gồm tiền chỉ mua cổ phiếu vì mục đích thương mại). (6) Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác 6 Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu hồi các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác (Do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo (Không bao gồm tiền thu do bán cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại). (7) Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi từ mua và nắm giữ đầu tư các công cụ nợ (Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…), cổ tức và lợi nhuận nhận được từ góp vồn vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.  Dòng tiền từ hoạt động tài chính Dòng tiền từ hoạt động tài chính là dòng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Dòng tiền từ hoạt động tài chính được lập thông qua các chỉ tiêu cụ thể sau: (1) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức phát hành cổ phiếu thu bằng tiền ( số tiền thu theo giá thực tế phát hành), tiền thu góp vốn bằng tiền của các chủ sở hữu, tiền thu do Nhà nước cấp vốn trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn cổ phần hoặc nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản. (2) Tiền chỉ trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền hoặc mua lại cố phiếu của doanh nghiệp đã phát hành bằng tiền để hủy bỏ hoặc sử dụng làm cổ phiếu ngân quỹ trong kỳ báo cáo. (3) Tiền vay nhận được Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nhận được do doanh nghiệp đi vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo. Đối với các khoản vay bằng trái phiếu, số tiền thu được phản ánh theo số thực thu ( bằng mệnh giá trái phiếu điều chỉnh với các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu hoặc lãi trái phiếu trả trước ). (4) Tiền trả nợ vay Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã trả về khoản nợ gốc vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ thuê tài chính của ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo. (5) Tiền chi trả nợ thuê tài chính 7 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan