Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁC...

Tài liệu PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS

.PDF
30
288
104

Mô tả:

Nghiên cứu này nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa cân bằng bên ngoài (cán cân thương mại và tài khoản vãng lai) và cán cân ngân sách Chính phủ cho năm quốc gia thuộc khu vực Mezzogiorno sử dụng đồng euro bao gồm Hy Lạp, Ireland, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Những quốc gia này, do hoạt động kinh tế và tài chính yếu kém, nên được gọi là nhóm GIIPS. Phân tích này được thực hiện bằng cách sử dụng hai phương pháp: kiểm định Granger truyền thống và phương pháp được phát triển bởi Toda-Yamamoto. Những kết quả cho thấy sự đồng nhất trong việc sử dụng cả hai phương pháp và ủng hộ lý thuyết Ricardo, theo đó không có mối quan hệ rõ ràng giữa cân bằng ngân sách-tài khoản vãng lai và cân bằng ngân sách-cán cân thương mại. Điều này hàm ý rằng việc thắt chặt tài khóa có thể giúp năm quốc gia ngoại biên này tuân theo các tiêu chí được xây dựng bởi Hiệp định Ổn định và Tăng trưởng, nhưng sẽ không có hiệu quả trong việc hạn chế thâm hụt bên ngoài.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BỘ MÔN TÀI CHÍNH CÔNG PAPER 3 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS GV: GS. Sử Đình Thành Lớp: TCC_K25 Nhóm 4: Trần Thị Thanh Hải Nguyễn Minh Tân Phạm Thị Thùy Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 04 năm 2016 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS MỤC LỤC TÓM TẮT ...........................................................................................................................1 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. GIỚI THIỆU .............................................................................................................1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................3 KHUNG LÝ THUYẾT TÀI KHOẢN QUỐC GIA ..................................................5 TỔNG QUAN VỀ NHÓM NƯỚC GIIPS.................................................................7 PHƯƠNG PHÁP.......................................................................................................9 DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ ........................................................................................10 KẾT LUẬN .............................................................................................................13 LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................15 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................16 NHÓM 4_TCC_K25 i Tóm tắt THÔNG TIN BÀI NGHIÊN CỨU Nhận: 02/07/2012 Nhận bản chỉnh sửa: 18/10/2012 Được chấp nhận: 17/11/2012 Nghiên cứu này nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa cân bằng bên ngoài (cán cân thương mại và tài khoản vãng lai) và cán cân ngân sách Chính phủ cho năm quốc gia thuộc khu vực Mezzogiorno sử dụng đồng euro bao gồm Hy Lạp, Ireland, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Những quốc gia này, do hoạt động kinh tế và tài chính yếu kém, nên được gọi là nhóm GIIPS. Phân tích này được thực hiện bằng cách sử dụng hai phương pháp: kiểm định Granger truyền thống và phương pháp được phát triển bởi Toda-Yamamoto. Những kết quả cho thấy sự đồng nhất trong việc sử dụng cả hai phương pháp và ủng hộ lý thuyết Ricardo, theo đó không có mối quan hệ rõ ràng giữa cân bằng ngân sách-tài khoản vãng lai và cân bằng ngân sách-cán cân thương mại. Điều này hàm ý rằng việc thắt chặt tài khóa có thể giúp năm quốc gia ngoại biên này tuân theo các tiêu chí được xây dựng bởi Hiệp định Ổn định và Tăng trưởng, nhưng sẽ không có hiệu quả trong việc hạn chế thâm hụt bên ngoài. 1. GIỚI THIỆU Vấn đề về mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai bắt đầu được chú ý vào những năm 1980, dưới thời Tổng Thống Regan, khi nước Mỹ có thâm hụt bên ngoài và thâm hụt ngân sách đáng kể. Như một kết quả của sự cùng biến động này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc thâm hụt ngân sách lớn đã góp phần không nhỏ dẫn đến thâm hụt bên ngoài. Mối quan hệ này được gọi là “thâm hụt kép” và được điều tra kỹ lưỡng tại một số quốc gia khác. Mặc dù vậy, những nghiên cứu kiểm định giả thuyết thâm hụt kép đã cho ra những kết quả khác nhau tại các nước khác nhau, và đôi lúc có những trường hợp ở cùng một quốc gia, việc sử dụng các phương pháp kinh tế lượng và mô hình khác nhau cũng cho ra các kết quả khác nhau. Trong tình hình suy thoái tài chính và kinh tế, nhóm các nước thành viên EU có nền kinh tế yếu – các nước được gọi tắt là GIIPS (Hy Lạp, Ý, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) là một trường hợp thích hợp cho việc kiểm định tính động và mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt bên ngoài (cán cân thương mại và tài khoảng vãng lai) ở mức cao và kéo dài. Thực vậy, thâm hụt ngân sách và thâm hụt bên ngoài, cùng với nợ trong nước và nợ nước ngoài tăng cao, đã cùng tồn tại trong khu vực Mezzogiorno. Hiểu được mối liên hệ giữa cán cân ngân sách chính phủ và tài khoản vãng lai (hoặc là cán cân thương NHÓM 4_TCC_K25 1 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS mại) do đó trở nên rất quan trọng trong việc thiết lập các chính sách hữu ích, để xem việc giảm thiểu thâm hụt ngân sách công có đủ để giải quyết vấn đề thâm hụt bên ngoài hay không. Chẳng hạn, nếu như giả thuyết thâm hụt kép này duy trì, một chính phủ có thể cải thiện tài khoản vãng lai của quốc gia bằng cách áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng. Trong bối cảnh đó, bài nghiên cứu này đặt mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến số được quan tâm thông qua việc sử dụng hai phương pháp – phân tích nhân quả (Granger causality test) trong khuôn khổ VAR và phương pháp Toda-Yamamoto (T-Y). Phân tích thực nghiệm tập trung vào khoảng thời gian từ 1980 đến 2012. Bài nghiên cứu này cung cấp thêm một số đóng góp mới vào các nghiên cứu sẵn có. Thứ nhất, hiện vẫn chưa có bài phân tích hệ thống nào về các nước GIIPS được thực hiện. Thường thì những phân tích chỉ được tiến hành cho những quốc gia một cách riêng biệt (Vamvoukas, 1999; Marinheiro, 2001; Pantelidis cùng cộng sự, 2009; Kalou và Paleologou, 2011), nhưng một bài phân tích tổng thể các nước nêu trên vẫn chưa được thực hiện. Thứ hai, bài nghiên cứu này đưa ra một so sánh giữa hai mối quan hệ: giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách, giữa thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt ngân sách. Điều này rất quan trọng bởi vì việc phân biệt sẽ chỉ ra liệu sự hiện diện của chuyển giao vốn trực tiếp và thu nhập từ đầu tư có làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cán cân ngân sách chính phủ và cân bằng bên ngoài hay không, từ đó giúp điều chỉnh lại các chính sách can thiệp. Chẳng hạn, nếu thâm hụt ngân sách giảm dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai cũng giảm, thì sự cạnh tranh sẽ không quá quan trọng trong việc điều chỉnh dòng xuất-nhập khẩu. Nếu như khi thâm hụt ngân sách giảm không có ảnh hưởng đến thâm hụt thương mại, nhưng vẫn giảm được thâm hụt tài khoản vãng lai, thì cần nghiên cứu thêm để hiểu thêm về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách chính phủ và các khoản chuyển giao quốc tế và các khoản thu nhập từ đầu tư quốc tế. Hơn nữa, tài khoản vãng lai, cán cân thương mại và cán cân ngân sách cho phép các nhà phân tích đánh giá nền kinh tế của từng quốc gia riêng biệt và khu vực EA nói chung. Thường thì các nghiên cứu chỉ tập trung xem xét mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách chính phủ một nước (như Kosteletou, 2012; Bussière cùng đồng sự, 2010; Daly và Siddiki, 2009; Kumhof và Laxton, 2009; Baharumshah cùng đồng sự, 2006; Salvatore, 2006). NHÓM 4_TCC_K25 2 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS Ngoài ra, bài nghiên cứu này xem xét một cách rõ ràng sự đa dạng trong một nhóm các nước có nền kinh tế yếu theo hai phương pháp phân tích nhân quả. Việc này sẽ cho phép chúng ta nhận biết liệu giả thuyết nhân quả giữa ngân sách và tài khoản vãng lai có nhạy cảm với các phép kiểm định được sử dụng để xác định mối quan hệ nhân quả hay không, và đồng thời cũng làm tăng độ vững của kết quả tìm được. Một điểm mới của nghiên cứu này là việc kiểm định về độ ổn định của quan hệ nhân quả giữa cán cân ngân sách và cán cân bên ngoài. Mối quan hệ nhân quả này có thể sẽ không ổn định do các thay đổi trong bối cảnh chính trị và kinh tế toàn cầu. Do đó, khi có sự không ổn định, kết quả của các phân tích có thể dẫn đến các chính sách sai hoặc không hiệu quả. Nhân tố quan trọng cuối cùng trong nghiên cứu này có liên quan tới việc sử dụng số liệu từng quý, cho phép phân tích kĩ càng về mối quan hệ thâm hụt này hơn. Dữ liệu với tần suất cao hơn cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về sự biến đổi trong tình trạng bên ngoài và tình trạng tài khoá, và hơn nữa là hiểu rõ sự tương tác, hoặc không tương tác, giữa các biến số. Bên cạnh đó, dữ liệu được phân tách nhỏ hơn cho phép việc phân tích sâu hơn vào những kết quả tìm được để thấy rõ các vấn đề phát sinh và đưa ra các chính sách. Phần lớn các nghiên cứu khác sử dụng số liệu theo năm. Phần còn lại của bài nghiên cứu này được trình bày như sau. Phần 2 xem lại các lý thuyết về mối quan hệ giữa thâm hụt bên ngoài và thâm hụt bên trong. Phần 3 nêu nền tảng lý thuyết được rút ra từ khung kế toán quốc gia. Phần 4 là tổng quan tình hình kinh tế của nhóm GIIPS. Phần 5 thảo luận các phương pháp thực nghiệm sử dụng trong phân tích kinh tế. Phần 6 cung cấp mô tả dữ liệu, phân tích và trình bày kết quả phân tích. Phần cuối cùng rút ra kết luận. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Có thể xác định 4 xu hướng nghiên cứu để giải thích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai: giả thuyết thâm hụt kép, giả thuyết tài khoản vãng lai mục tiêu, sự liên kết qua lại và quan điểm liên thời gian của Ricardo. Giả thuyết thâm hụt kép mặc nhiên cho rằng thâm hụt ngân sách có xu hướng gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai. Mối quan hệ này được giải thích trong khuôn khổ hai khung lý thuyết: Lý thuyết Mundell-Fleming và Lý thuyết chi tiêu nội địa của trường phái Keynes (Keynesian Absorption Theory). Theo cách tiếp cận thứ nhất, một sự tăng lên trong thâm hụt ngân sách dẫn đến một sự tăng lên trong lãi suất thực trong nước, từ đó, làm cho dòng vốn sẽ chảy vào và sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái (đồng nội tệ tăng giá). Sự sụt giảm khả NHÓM 4_TCC_K25 3 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS năng cạnh tranh dẫn đến sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai. Lý thuyết chi tiêu nội địa của trường phái Keynes cho rằng một sự tăng lên trong thâm hụt ngân sách sẽ gây nên áp lực rất lớn lên chi tiêu nội địa và do đó nhập khẩu tăng lên, gây nên sự giảm sút trong tài khoản vãng lai. Các nghiên cứu điển hình (Abell, 1990; Islam, 1998, Vamvoukas, 1999, Piersanti, 2000; Cavallo, 2005; Erceg cùng đồng sự, 2005; Lau và Baharumshah, 2006; Salvatore, 2006; Rault và Afonso, 2009) đã chỉ ra bằng thực nghiệm rằng hai loại thâm hụt này liên quan rất lớn với nhau và nói chung mối quan hệ nhân quả này chạy từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai theo cách tiếp cận của Mundell-Fleming và Kenyes. Ngược lại, Anoruo và Ramchander (1998), Khalid và Guan (1999), Kim và Kim (2006), Marinheiro (2008) và Stiglitz (2010) đã tìm thấy mối quan hệ ngược lại mà di chuyển từ sự thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách. Mối quan hệ ngược này được gọi là “tài khoản vãng lai mục tiêu” bởi Summers (1988). Kết quả này là do thực tế rằng một sự xấu đi trong tài khoản vãng lai dẫn đến giảm sút trong tăng trưởng và, dẫn đến kết quả là một sự tăng lên trong thâm hụt ngân sách. Cụ thể, Chính phủ có thể đặt ra một gói kích thích tài khóa để giảm những ảnh hưởng xấu về mặt kinh tế và tài chính của sự mất cân bằng thương mại. Nền kinh tế đi xuống do thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức độ lớn không chỉ làm gia tăng chi tiêu Chính phủ, mà còn làm giảm sút doanh thu thuế. Những nghiên cứu khác đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều giữa hai sự thâm hụt. Chẳng hạn, Fledstein and Horioka (1980) đã tìm thấy mối tương quan cao giữa tiết kiệm và đầu tư, và sự liên kết này gây ra quan hệ nhân quả hai chiều giữa ngân sách và tài khoản vãng lai. Sự tồn tại của mối quan hệ phản hồi quan trọng đưa đến mối quan hệ nhân quả giữa hai biến ở cả hai chiều (Kalyoncu, 2007). Cuối cùng, có một vài nghiên cứu khác (Enders và Lee, 1990; Kouassi cùng đồng sự, 2004; Papadogonas và Stournaras, 2006) đã không khám phá được bất cứ sự liên kết nào giữa hai biến. Kết quả này phản ánh Giả thuyết cân bằng Ricardo. Theo giả thuyết này, sự thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai thì không liên quan nhau bởi vì sự linh hoạt tài khóa của Chính phủ có thể dẫn đến sự tái phân bổ liên thời gian của tiết kiệm, những hạn chế ngân sách liên thời gian của khu vực tư nhân được để lại, lãi suất thực, đầu tư, và cân bằng tài khoản vãng lai không bị ảnh hưởng. Thực vậy, thâm hụt ngân sách Chính phủ không dẫn đến bất kỳ sự thay đổi trong lãi suất và tỷ giá hối đoái (Garcia và Ramajo, 2004), và vì vậy nó không ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai. Những cá nhân biết rằng nếu có sự NHÓM 4_TCC_K25 4 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS mở rộng tài khóa trong năm nay, năm sau hoặc một thời gian trong tương lai gần thuế sẽ được tăng lên. Vì vậy, họ tiết kiệm hôm nay để trả tiền thuế tăng lên trong tương lai. Những nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của thâm hụt ngân sách lên cân bằng CA cho những quốc gia GIIPS là khá ít. Nói chung, một vài quốc gia trong GIIPS đã được phân tích trong những nghiên cứu riêng lẻ. Chẳng hạn, Vamvoukas (1999) và Pantelidis cùng cộng sự (2009) đã phân tích trường hợp của Hy lạp giai đoạn 1960-2007 và xác nhận giả thuyết thâm hụt kép. Kalou và Paleologou (2011) cũng đã điều tra về Hy Lạp, nhưng họ tìm thấy mối quan hệ đảo ngược chuyển từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách trong giai đoạn 1970-2007. Rault và Afonso (2009) đã cung cấp bản phân tích chung của các quốc gia, bao gồm Ý, Ireland, và Tây Ban Nha. Gần đây, Magazzino (2012) đã ước lượng dữ liệu dạng bảng của 33 quốc gia Châu Âu. Bảng tóm tắt của các nghiên cứu trước đây về những quốc gia được nghiên cứu được trình bày tại Bảng 1. 3. KHUNG LÝ THUYẾT TÀI KHOẢN QUỐC GIA Mối quan hệ giữa ngân sách và tài khoản vãng lai xuất phát từ đồng nhất thức tài khoản quốc gia Bảng 1: Những nghiên cứu đối với những quốc gia được quan tâm Trong đó Y là Tổng sản phẩm quốc nội GDP, C là tiêu dùng cá nhân, I là đầu tư, G là chi tiêu chính phủ, TB là cán cân thương mại hay xuất khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ, NHÓM 4_TCC_K25 5 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS NFI là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài, NCT là chuyển nhượng ròng. Tổng của TB, NFI và NCT mô tả tài khoản vãng lai (CA): Cán cân thương mại do đó là một tài khoản con nằm trong Tài khoản vãng lai. Biết rằng chênh lệch giữa Thu nhập (Y) và Tổng tiêu dùng (C + G) đại diện cho Tiết kiệm quốc gia (S), đồng nhất thức (1) có thể viết thành một định nghĩa rộng hơn như sau: Và thành một định nghĩa hẹp như sau: S – I = TB (4) khi thu nhập ròng từ nước ngoài và chuyển nhượng được loại trừ. Tiết kiệm quốc gia được tạo nên từ 2 thành phần: tiết kiệm chính phủ hay tiết kiệm của khu vực công và tiết kiệm tư nhân, được thể hiện lần lượt bởi: trong đó T là thuế được thu bởi chính phủ. Do đó, Phương trình (3) và (4) có thể được sắp xếp lại lần lượt thành: (T – G) đại diện cán cân ngân sách chính phủ GB và chỉ ra rằng ngân sách thặng dư nếu T lớn hơn G. Tương tự, nếu CA > 0 (hoặc TB > 0), quốc gia trải qua một sự thặng dư tài khoản vãng lai (hay một sự thặng dư cán cân thương mại). Thay vì thế, nếu thuế T nhỏ hơn chi tiêu chính phủ G thì quốc gia được xác định là rơi vào thâm hụt ngân sách. Nếu CA < 0 (hay TB < 0) thì sẽ có một sự thâm hụt tài khoản vãng lai (hay một sự thâm hụt cán cân thương mại). Tài khoản vãng lai cho thấy quy mô và xu hướng vay mượn quốc tế của một quốc gia. Khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, quốc gia này sẽ tài trợ cho tài khoản vãng lai CA thâm hụt bằng cách vay nước ngoài. Nói cách khác, một quốc gia bị thâm hụt tài khoản vãng lai CA đang nhập khẩu tiêu dùng và/hoặc đầu tư hiện tại (nếu được ngoại thương) và đang xuất khẩu tiêu dùng và/hoặc đầu tư tương lai. (S – I) là cán cân tiết kiệm-đầu tư của khu vực tư nhân. Thành phần này đặc biệt quan trọng để định hình nên đồng nhất thức (7) và (8). Nếu chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân là ổn định thì cán cân ngân sách chính phủ và tài khoản vãng lai sẽ NHÓM 4_TCC_K25 6 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS biến động cùng nhau và với một lượng như nhau; tức là chúng là “kép” (twins). Mặc dù vậy, nếu những thay đổi trong thâm hụt ngân sách được bù đắp hoàn toàn bởi thay đổi trong tiết kiệm theo giả thuyết cân bằng của Ricardo (Ricardian equivalence hypothesis) thì những biến động trong ngân sách và tài khoản vãng lai trở nên không có mối liên hệ với nhau. 4. TỔNG QUAN VỀ NHÓM NƯỚC GIIPS Bảng 2 cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng bên ngoài của Bồ Đào Nha, Ireland, Ý, Hy Lạp, và Tây Ban Nha trong suốt 32 năm qua. Ngoại trừ Ireland, tất cả các quốc gia cho thấy những giá trị âm ở tài khoản vãng lai và trong tiểu khoản cán cân thương mại. Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Tây Ban Nha có mức thâm hụt trong cán cân thương mại lớn hơn trong tài khoản vãng lai. Điều này có nghĩa là những thay đổi trong các mẫu hình thương mại là yếu tố tác động chính đối với tài khoản vãng lai của các nước này. Hy Lạp là nước có mức độ mất cân bằng thương mại cao nhất; tức là, đây là một nước nhập khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ. Ngược lại, kể từ năm 2006, Ý cho thấy mức thâm hụt cán cân thương mại thấp hơn thâm hụt tài khoản vãng lai. Điều này có nghĩa rằng các nghĩa vụ nợ phải trả nước ngoài của Ý đã góp phần làm tăng đáng kể thâm hụt tài khoản vãng lai. Ireland cho thấy một đặc điểm riêng: nước này bị âm ở tài khoản vãng lai và thặng dư ở cán cân thương mại qua thời gian. Điều này phản ánh sự thật rằng trong khi xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn nhập khẩu, nguốn vốn đi ra và chuyển nhượng thì đủ cao để bù đắp bất kỳ khoản thặng dự thương mại nào. Bảng 2 Tình trạng bên ngoài của GIIPS Nói chung, việc phân biệt bản chất của thâm hụt tài khoản vãng lai là cần thiết. Chẳng hạn, nếu một sự thâm hụt tài khoản vãng lai được tài trợ từ các dòng vốn vào dài hạn, thì điều này có thể có lợi cho nền kinh tế. Đầu tư trong nước có thể làm tăng năng lực sản xuất của NHÓM 4_TCC_K25 7 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS nền kinh tế. Điều này là do tài khoản vãng lai có thể được diễn giải như là sự khác nhau giữa tiết kiệm và đầu tư quốc gia. Do đó, một sự thâm hụt tài khoản vãng lai có thể phản ánh một mức độ tiết kiệm quốc gia thấp tương đối so vối đầu tư hay nói cách khác là một tỷ lệ đầu tư cao. Như vậy, một sự thâm hụt ngắn hạn thì chưa thành vấn đề. Tuy nhiên, nếu thâm hụt trở nên quá lớn và dai dẳng xét theo tỷ lệ trên GDP, điều này có thể nguy hiểm vì nó trở thành một tín hiệu của sự yếu kém về cấu trúc và một số lĩnh vực ngoại thương kém cạnh tranh, và có thể dẫn đến những đảo chiều mạnh. Những đảo chiều có thể mang đến sự phá hoại cực kỳ lớn khi tiêu dùng cá nhân, đầu tư và chi tiêu chính phủ phải cắt giảm đột ngột trong khi nguồn tài trợ từ nước ngoài không còn tiếp cận được nữa và một quốc gia cần phải có thặng dư đáng kể để nhanh chóng hoàn trả các khoản vay trong quá khứ. Do đó, một cách độc lập từ các nguyên nhân của việc thâm hụt tài khoản vãng lai, việc quan tâm là cần thiết để giải quyết các khoản thâm hụt lớn và kéo dài liên tục trong trường hợp quốc gia có một sự đảo chiều dòng vốn tài trợ đột ngột (Ghosh và Ramakrishnan, 2006). Bảng 3 Tình trạng tài khóa của GIIPS Theo số liệu cán cân ngân sách chính phủ (Bảng 3), Ý, Hy Lạp, và trong một mức độ nhất định là Bồ Đào Nha, đã trải qua các thâm hụt quan trọng trước khi áp dụng đồng euro. Sau đó, Ý đã duy trì tỷ lệ thâm hụt dưới 3.60%, trong khi Hy Lạp, và trong những năm cuối, Ireland và Tây Ban Nha đã ghi nhận sự thâm hụt nghiêm trọng. Điều này có nghĩa là chi tiêu hiện nay thì cao hơn thu ngân sách hiện tại, và những khoản thâm hụt này sẽ góp phần gia tăng nợ công. Việc tài chính công đi xuống gần đây của nhóm GIIPS được thấy rõ ràng từ các cột lãi suất những trái phiếu chính phủ 10 năm. Giai đoạn 2011 – 2012, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đã đạt đến lãi suất lần lượt khoảng 19% và 12%. Những giá trị này mặc dù thấp hơn so với những giá trị ghi nhận trước khi áp dụng đồng euro, nhưng là rắc rối vì NHÓM 4_TCC_K25 8 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS chúng là tín hiệu của sự dễ dàng bị tổn thương về tài khóa và cho thấy GIIPS, đặc biệt là Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland là những khu vực rủi ro cao nhất của thị trường xét về mặt bền vững của tài chính công và do đó cũng là về mặt vỡ nợ. Thật vậy, lãi suất càng cao thì sự chênh lệch với Deutsche Bund càng cao. 5. PHƯƠNG PHÁP Để kiểm tra mối quan hệ giữa cán cân ngân sách, tài khoản vãng lai, và cán cân thương mại, hai phương pháp đã được sử dụng. Phương pháp đầu tiên là kiểm định nhân quả theo truyền thống của Granger (1969), dựa trên mô hình vector tự hồi quy được định nghĩa bên dưới: hoặc Đặc biệt hơn, kiểm định nhân quả Granger trong mô hình vector tự hồi quy để xác định có hay không một biến (CA hoặc TB) có thể dự đoán được bởi biến khác (GB) nếu việc đưa vào các quan sát trong quá khứ (độ trễ của của GB) giảm sai số dự báo của CA (hoặc TB) và GB, cũng như so sánh với một mô hình chỉ bao gồm các quan sát trước đó của CA hoặc TB. Kiểm định nhân quả Granger xem xét giả thuyết không (H0) và giả thuyết thay thế (H1) như sau: H0: 1 = 2 =…= k = 0 vs H1: 1 ≠ 2 ≠...≠ k ≠0 (13) Khi giả thuyết H0 không thể bác bỏ đồng nghĩa với việc GB không có quan hệ nhân quả Granger với CA (hoặc TB). Tương tự, kiểm định nhân quả Granger kiểm định H0: 1= 2 =.....= k =0 vs H1: 1≠ 2 ≠....≠ k ≠0 (14) Tức là CA (hoặc TB) không có quan hệ nhân quả Granger với GB, đối nghịch lại với các giả thuyết thay thế khác rằng CA (hoặc TB) có quan hệ nhân quả Granger với GB. Phương pháp thứ hai sử dụng cho nghiên cứu thực nghiệm là kỹ thuật Toda-Yamamoto (T-Y) (1995). Phương pháp này sử dụng thống kê có điều chỉnh Wald để kiểm tra mức ý NHÓM 4_TCC_K25 9 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS nghĩa của các thông số làm tăng phương sai của mô hình VAR (k+dmax), k là độ trễ của hệ thống và dmax là tối đa các thứ tự hợp nhất trong mô hình. Điều này đảm bảo tiệm cận 2 phân bố trong kiểm định Wald. Độ trễ của các biến trong mô hình nhân quả được thiết lập độ hữu dụng của mô hình để đưa đến một phương sai VAR hợp nhất hay không. Vì độ trễ của các biến phụ thuộc hiện ra trong mỗi phương trình của mô hình nhân quả, sự tác động của chúng được kỳ vọng có thể loại bỏ một loạt mối tương quan giữa chúng với các biến còn lại. Phương pháp tiếp cận của Toda và Yamamoto là một cách tiếp cận kiểm định nhân quả thay thế dựa trên những phương trình không có quan hệ nhân quả Granger, nhưng một sự gia tăng của các độ trễ được xác định bởi thứ tự kết hợp tiềm năng có thể của một loạt các kiểm định nhân quả. Thêm vào đó, kiểm định T-Y được thực hiện trong mô hình VAR với cùng một mức sai phân. Tóm lại, phương pháp T-Y bao gồm hai bước. Trước tiên, xác định các tham số k và d trong mô hình VAR. Thứ hai, kiểm định Wald dựa trên ma trận hệ số tương quan k VAR được thực hiện để kiểm định nhân quả Granger. Để kiểm định giả thuyết H0, kiểm định TY xác nhận rằng thống kê Wald tập trung vào sự phân bố của biến ngẫu nhiên 2 với k bậc tự do, bất kể trong quá trình thiết lập có hay không tính dừng hoặc đồng liên kết. Như vậy, phương pháp này tối thiểu hóa các rủi ro liên quan đến việc nhận diện sai bậc của kết hợp của các biến hoặc sự hiện diện của đồng liên kết. Thêm vào đó, nó tối thiểu hóa khả năng sai lệch kích cỡ kiểm định, kết quả thường thấy của quá trình kiểm thử. 6. DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng quý từ 1980Q2 đến 2012Q2 để xem xét mối liên hệ nhân quả giữa các biến. Một cách minh bạch, cán cân ngân sách Chính phủ như là một tỷ lệ phần trăm của GDP (GB), tài khoản vãng lai như là một tỷ lệ phần trăm của GDP (CA), và cán cân thương mại như là một tỷ lệ phần trăm của GDP (TB). Cán cân Chính phủ được định nghĩa dựa theo định nghĩa của Maastricht. Dữ liệu được lấy từ Datastream. Chi tiết thông tin dữ liệu và đặc tính của các biến được báo cáo trong phần Phụ lục. Đầu tiên, Augmented Dickey-Full (ADF) (1979), Phillip-Perron (PP) (1988), và Kwiatkowski cùng cộng sự (KPSS) (1992) kiểm định tính dừng của một loạt các mức độ. Kết quả được thể hiện trong phần Phụ lục (Bảng A2 và A3). Kiểm định nghiệm đơn vị của ADF và PP cung cấp một bằng chứng mạnh mẽ về sự hiện diện của các mức sai phân NHÓM 4_TCC_K25 10 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS của các biến chính trong mô hình; một số biến có tính dừng. Do đó, xem xét việc lấy sai phân bậc 1 của các biến chưa dừng bằng các kiểm định lại nghiệm đơn vị. Kết quả tìm thấy chỉ ra rằng tất các những biến không có tính dừng sẽ có tính dừng khi lấy sai phân bậc 1 (bảng A2, Phụ lục). Kiểm định KPSS xác nhận kết quả của hầu hết các kiểm định ADF và PP và những công cụ để làm rõ nguyên nhân khi mà những tìm kiếm của ADF và PP là trái ngược nhau. Đó là một thông báo có giá trị khi mà kiểm định nhân quả Granger quan tâm đến tính dừng của các biến (sử dụng các biến trong những khác biệt thứ nhất hoặc thứ hai khi chúng tại mức I(1) hoặc I(2)), phương pháp Y-T sử dụng mức độ của các biến. Tuy nhiên, phương pháp Y-T có thể được xem xét chỉ nếu các biến là I(1) hoặc I(2) tại một mức độ. Nếu chúng tại mức độ I(0) thì kiểm định nhân quả Granger phải được áp dụng. Kết quả của kiểm định nhân quả Granger và kiểm định Toda-Yamamoto cho mỗi quốc gia được báo cáo trong phần Phụ lục. Việc lựa chọn độ trễ của hai phương pháp dựa trên kiểm định có thứ tự trong mô hình VAR bằng cách sử dụng chỉ số AI và chỉ số LR có hiệu chỉnh, ước lượng dự báo cuối cùng, và chỉ số SIC. Khi một vài điều kiện chỉ ra những kết quả trái ngược, số lượng các độ trễ được chọn dựa trên số lượng cao nhất các điều kiện chỉ ra cùng một kết quả. Vì lý do đó tôi kiểm định hai bộ kiểm định nhân quả Granger cho mỗi quốc gia. Bộ kiểm định đầu tiên quan tâm đến mối quan hệ giữa cán cân thương mại và cán cân ngân sách: nếu thâm hụt thương mại gây ra thâm hụt ngân sách (thâm hụt thương mại  thâm hụt ngân sách), nếu thâm hụt ngân sách gây ra thâm hụt thương mại ( thâm hụt ngân sách  thâm hụt thương mại), nếu có mối liên hệ nhân quả một chiều (thâm hụt ngân sách ↔ thâm hụt thương mại), hoặc không có mối liên hệ nhân quả giữa hai biến. Bộ kiểm định thứ hai quan tâm đến mối liên hệ giữa tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách theo cách tương tự. Kết quả chỉ ra sự vắng mặt của bất kỳ mối liên hệ một chiều hoặc hai chiều giữa cán cân thương mại và thâm hụt ngân sách, giữa cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách cho trường hợp của Hy Lạp (Bảng A4), Ý (Bảng A8), và Bồ Đào Nha (Bảng A10). Các giả thuyết không thể bị bác bỏ tại mức ý nghĩa 5%. Tây Ban Nha chỉ ra một vào dấu hiệu của giả thuyết thâm hụt kép; đó là, thâm hụt ngân sách dẫn tới thâm hụt cán cân vãng lai (Bảng A12). Một điều quan trọng cần chú ý là tuyên bố “thâm hụt ngân sách Granger gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai” không hàm ý rằng thâm hụt tài khoản vãng lai là ảnh hưởng hoặc NHÓM 4_TCC_K25 11 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS kết quả của thâm hụt ngân sách. Sự ưu tiên ước lượng nhân quả Granger và nội dung thông tin, nhưng không tự nó chỉ ra nguyên nhân trong việc sử dụng phổ biến hơn các kỳ hạn. Hơn nữa, kiểm định nhân quả Granger chỉ ra có hay không có một biến dẫn đến một biến khác. Trường hợp của Ireland, Kiểm định nhân quả Granger (Bảng A6) chỉ ra rằng cán cân ngân sách dẫn đến cán cân tài khoản vãng lai, nhưng một mối quan hệ đảo ngược xảy ra từ cán cân thương mại đến cán cân ngân sách. Theo phương pháp Toda – Yamamoto, một khi VAR được chỉ định, kiểm định LM cho một loạt các độc lập đối nghịc lại với sự thay thể của AR(k)/MA(k), với k=1,2, ..., 12 được áp dụng để kiểm tra sự vắng mặt của một loạt các mối tương quan với phần còn lại. Nếu cần, số lượng các độ trễ k được gia tăng cho tới khi vấn đề tự tương quan được giải quyết. Sau đó việc lựa chọn VAR được tăng thêm, thêm d độ trễ tăng thêm cho mỗi biến trong mỗi phương trình. Mỗi mô hình ước lượng cũng được kiểm tra tính vững, bằng cách sử dụng mô hình gốc đảo ngược của một đa thức đặc trưng AR. Phương pháp Toda-Yamamoto xác nhận kết quả nhận diện với kiểm định nhân quả Granger truyền thống. Đặc biệt, kết quả cho Hy Lạp (Bảng A5) và Ý (Bảng A9) cho thấy rằng người ta không thể bác bỏ sự vô hiệu của giả thuyết, không có mối quan hệ nhân quả giữa các biến được xét. Kết quả cho Tây Ban Nha (Bảng A13) chỉ ra rằng có thể bác bỏ giả thuyết vô hiệu không có mối liên hệ nhân quả giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở mức ý nghĩa 10%, trong khi không thể bác bỏ giả thuyết vô hiệu giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại. Kết quả cho Ireland (Bảng A7) đưa ra rằng mối quan hệ dịch chuyển từ cán cân thương mại đến cán cân ngân sách, nhưng kiểm định tính dừng của mô hình chỉ ra sự bất ổn (Biểu đồ 3 và 4). Tổng hợp lại, cả hai kiểm định cung cấp sự ủng hộ giả thuyết tương đương Ricardo cho trường hợp của Bồ Đào Nha, Ý và Hy Lạp. Điều này có nghĩa là thâm hụt tài khóa không tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai, vì thế sau cùng có thể đầu tư tư nhân nguyên mẫu và quyết định tiết kiệm, hoặc có thể vì các nhân tố liên quan đến nền kinh tế và sự hội nhập tài chính dẫn tới những thất bại sâu sắc trên thị trường cạnh tranh quốc tế. (Algieri, 2011). Điều này khuyến nghị rằng các chính sách chỉ dẫn cắt giảm thâm hụt ngân sách bằng một sự gia tăng thuế , và gián tiếp cắt giảm thâm hụt bên ngoài vì sự cắt giảm nhập khẩu được gây ra bởi một sự sụt giảm thu nhập khả dụng, sẽ chắc chắn không phải là một mục tiêu hiệu quả để theo đuổi. NHÓM 4_TCC_K25 12 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS Một lần nữa, cả hai kiểm định chỉ ra một điểm yếu trong giả thuyết thâm hụt ngân sách kép cho trường hợp của Tây Ban Nha rằng có dịch chuyển từ GB đến CA, nhưng không có mối liên quan giữa GB và TB. Điều này nhấn mạnh một mối liên hệ nổi lên, mặc dù yếu, giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai khi thu nhập ròng và chuyển giao ròng được xem xét. Trường hợp của Ireland, cả hai kiểm định chỉ ra rằng một giả thuyết mục tiêu cho cán cân thương mại – nghĩa là một sự gia tăng trong thặng dư cán cân thương mại sẽ khuyến khích Chính phủ tăng chi tiêu và thâm hụt ngân sách hoặc giảm thặng dư ngân sách – một giả thuyết thâm hụt kép cho tài khoản vãng lai, đó là một cú sốc thâm hụt ngân sách tích cực sẽ làm suy yếu cán cân vãng lai. Hai kết quả khác nhau, trong thời hạn của quan hệ nhân quả, có thể được giải thích bởi hiệu ứng ngược của thương mại Ireland và cán cân tài khoản vãng lai và vai trò của các dòng chảy vốn và chuyển giao. Tuy nhiên, khác với Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, khi chúng tôi kiểm định tính vững, mô hình của Ireland không được như ý. Rõ ràng việc sử dụng mô hình gốc đảo ngược của một đa thức đặc trưng AR (Biểu đồ 3 và 4) nằm ngoài vòng tròn đơn vị. Do đó, các kết quả trong trường hợp của Ireland cần được thực hiện một cách thận trọng. Vì vậy, kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp nhân quả không ảnh hưởng đến nguyên nhân kết quả, thay vì như thế, chúng củng cố thêm cho chúng. Một bảng tóm tắt các kết quả tìm thấy được trình bày trong Bảng 4. 7. KẾT LUẬN Bài nghiên cứu hiện tại xem xét thực nghiệm mối quan hệ nhân quả giữa cán cân thương mại và cán cân ngân sách Chính phủ trên một khía cạnh và sự liên quan giữa cán cân tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách trên một khía cạnh khác. Việc phân tích, dựa NHÓM 4_TCC_K25 13 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS trên xếp hạng dự liệu hàng quý từ 1980Q2 đến 2012Q2, tập trung đến các nước Hy Lạp, Ireland, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Bài nghiên cứu dựa trên hai phương pháp: phương pháp kiểm định nhân quả Granger truyền thống và kiểm định Toda-Yamamoto. Kết quả chính của bài nghiên cứu có thể được tóm lược như sau: 1. Thú vị là, không có sự liên kết hệ thống giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai và giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. 2. Kết quả được duy trì như nhau, bất kể kỹ thuật nhân quả thay đổi. 3. Một sự cắt giảm thâm hụt công không đủ để giảm thâm hụt cân bằng bên ngoài. 4. Mô hình thỏa mãn điều kiện tính dừng của bốn quốc gia bên ngoài nhóm GIIPS bởi vì tất cả các việc sử dụng mô hình gốc đảo ngược của một đa thức đặc trưng AR nằm ngoài vòng tròn liên kết. Điều này chỉ ra rằng mối quan hệ giữa thâm hụt công và thâm hụt tài khoản vãng lai thì phức tạp hơn giả thuyết thâm hụt kép, và giả thuyết tài khoản vãng lai mục tiêu được đưa ra. Điều này xảy ra bởi vì vấn đề đầu tư và tiết kiệm, cũng như các vấn đề khác về cơ bản theo các xu hướng của nền kinh tế. Kết quả của quan hệ nhân quả chỉ ra rằng quá trình này tiến triển theo một chiều, việc giảm bớt thâm hụt ngân sách chính phủ, không đóng góp vào việc giảm sự mất cân đối cán cân bên ngoài. Do đó, hạn chế của chính sách tài khóa có thể không thành công trong việc tạo ra thặng dư cán cân tài khoản vãng lai (hoặc cán cân thương mại). Ngược lại, chính sách tài khóa thắt chặt có thể giúp cải thiện cán cân ngân sách và phù hợp với điều kiện thâm hụt ngân sách dưới việc cung cấp các điều kiện về tăng trưởng và phát triển, được thiết lập như một tỷ lệ thâm hụt/ GDP thấp hơn 3%. Tuy nhiên, trong sự hiện diện của một chính sách tài khóa nghiêm ngặt, điều đó dường như thật khó để tăng thuế và cắt giảm tài chính hơn nữa. Một sự cắt giảm trong chi tiêu chính phủ, hoặc chi tiêu tư nhân bởi vì mức thuế cao hơn, có thể làm cho nền kinh tế co lại và thất nghiệp gia tăng, làm cho tình trạng trở nên xấu hơn. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách đưa ra các gói kích thích kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra thặng dư thương mại. Trong tình huống này, để đạt cân bằng bên ngoài, các nước GIIPS nên thích ứng với chính sách định dưới giá bên trong (“internal devaluation” policy). Điều này có nghĩa là bởi vì 5 quốc gia không thể giảm giá trị danh nghĩa của đồng tiền, để cải thiện cân bằng bên ngoài họ nên cải thiện mức độ cạnh tranh NHÓM 4_TCC_K25 14 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS thực bằng việc cắt giảm việc tăng giá nội địa và cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ thương mại. Đây là sản phẩm phụ của việc gia tăng năng suất như là thành tựu của việc cải thiện công nghệ bởi hiệu quả đầu tư và được thúc đẩy bởi một chính sách tiền tệ nới lỏng tại khu vực đồng Euro. Điều này cũng tránh bất kỳ sự từ bỏ khu vực đồng tiền Euro. Lời cảm ơn Tác giả chân thành biết ơn Biên tập viên, Ali M. Kutan, Giáo sư Antonio Aquino, và hai trọng tài vô danh về những lời bình luận và khuyến nghị sâu sắc của họ. Tác giả cũng chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của Calabria Region, Italy (Chương trình nghiên cứu khoa học CALCO về “Cạnh tranh khu vực và đổi mới”). NHÓM 4_TCC_K25 15 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS PHỤ LỤC Bảng A1 Các biến được xem xét Bảng A2 Kiểm định nghiệm đơn vị bằng Dickey-Fuller Điều chỉnh và Phillips-Perron NHÓM 4_TCC_K25 16 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS Bảng A3 Kiểm định Kwiatkowski-Phillips-Schmidt-Shin NHÓM 4_TCC_K25 17 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ TẠI CÁC QUỐC GIA GIIPS Bảng A4 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger từng cặp của Hy Lạp, mẫu: 1980Q2 – 2012Q2 Bảng A5 Toda-Yamamoto: kiểm định Wald hiệu chỉnh, mẫu: 1980Q2 – 2012Q2 số quan sát được bao gồm: 124 và 121 NHÓM 4_TCC_K25 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất