Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thống kê kết quả kinh doanh tại công ty cp xi măng bỉm sơn”...

Tài liệu Phân tích thống kê kết quả kinh doanh tại công ty cp xi măng bỉm sơn”

.PDF
41
199
135

Mô tả:

GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A CHƢƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO điều này tạo bƣớc ngoắt lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Điều này đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nƣớc, tuy nhiên nó cũng mang lại không ít những thách thức lớn. Đứng trƣớc những điều kiện cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nƣớc ngoài thì các doanh nghiệp trong nƣớc cũng đã có những bƣớc chuẩn bị để tận dụng những cơ hội và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Công ty Cổ Phần Xi Măng Bỉm là một doanh nghiệp sản xuất , xuất khẩu và cung ứng các sản phẩm xi măng, clinker. Chính vì vậy, với mức độ cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay công ty phải xác định đƣợc kết quả kinh doanh của mình thông qua việc phân tích thống kê kết quả kinh doanh. Để biết đƣợc những biến đổi của của kết quả kinh doanh trên cơ sở phân tích đó sẽ cung cấp những thông tin về tình trạng của doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo có thể đƣa ra những kế hoạch sản xuất phù hợp với khả năng phát triển của doanh nghiệp. Thống kê là một công cụ sắc bén trong phân tích hoạt động kinh tế xã hội nói chung và trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Phân tích thống kê kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu thống kê, nó biểu hiện tập trung nhất quá trình nghiên cứu, góp phần đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định xu thế phát triển của doanh nghiệp. Công tác thống kê kết quả kinh doanh là không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp vì qua đó ta có thể khắc phục đƣợc những điểm yếu và tận dụng những thế mạnh tiềm năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh Chuyên đề tốt nghiệp 1 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A nghiệp. Đồng thời từ kết quả phân tích có thể đánh giá đƣợc tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lƣợc và chính sách kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra mà từ đó rút ra kinh nghiệm thực tế. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại CTCP Xi Măng Bỉm Sơn em nhận thấy công ty gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phân tích giá thành, công tác phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh chƣa đƣợc coi trọng. Điều này thể hiện ở bộ phận thống kê chƣa đƣa ra những số liệu chính xác và thống nhất. 1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài Trên cơ sở thực tế thực tập tại Công Ty CP Xi Măng Bỉm Sơn em đã nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của phân tích thống kê kết quả kinh doanh nói riêng mang lại cho nhà quản lý tại doanh nghiệp. Với sự giúp đỡ của cô giáo Phạm Thị Quỳnh Vân cùng với các anh chị phòng kế toán tại Công ty. Với những hiểu biết về mặt lý luận và thực tế em đã chọn đề tài “ Phân tích thống kê kết quả kinh doanh tại Công Ty CP Xi Măng Bỉm Sơn”. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ♦ Hệ thống hóa lý luận về kết quả kinh doanh và các phƣơng pháp phân tích thống kê kết quả kinh doanh. ♦ Vận dụng các phƣơng pháp thống kê để nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng về phân tích kết quả kinh doanh tại Công Ty CP Xi Măng Bỉm Sơn. Để từ đó đƣa ra những nguyên nhân làm cho kết quả kinh doanh tăng hoặc giảm giúp doanh nghiệp có thể định hƣớng tốt hơn trong tƣơng lai. ♦ Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của công ty CP xi măng Bỉm Sơn. 1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phân tích thống kê kết quả kinh doanh tại công ty CP xi măng Bỉm Sơn. Đi sâu vào phân tích chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận qua giai đoạn 200720010. Chuyên đề tốt nghiệp 2 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A 1.5. Một số lý luận cơ bản về kết quả kinh doanh và nội dung nghiên cứu thống kê kết quả kinh doanh. 1.5.1. Một số lý luận cơ bản về kết quả kinh doanh. 1.5.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. ♦ Khái niệm kết quả kinh doanh Trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh là mục tiêu mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đây là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần phải phân tích đánh giá kết quả kinh doanh để tìm ra nguyên nhân tác động trực tiếp đến kết quả đó ( tác động trực tiếp và tác động gián tiếp). Kết quả kinh doanh không chỉ là kết quả tài chính cuối cùng mà còn là kết quả thực hiện quả trình sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động từng bộ phận của doanh nghiệp. ♦ Ý nghĩa của việc nâng cao kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh có vị trí rất quan trọng đối với doanh nghiệp nên việc nâng cao kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất lớn đối với cả doanh nghiệp và xã hội. Nâng cao kết quả kinh doanh có nghĩa là tăng doanh thu và tăng lợi nhuận hay là tăng lƣợng tiền của doanh nghiệp đồng thời tăng lƣợng hàng bán ra trên thị trƣờng. Về một khía cạnh nào đó nếu kết quả kinh doanh tăng lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên một cách tƣơng ứng. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao kết quả kinh doanh. Nâng cao kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó có nghĩa là tăng thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội, tạo giá trị tăng và phấn đấu đạt mức lợi nhuận cao nhất. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Việc phân chia theo thời gian để phân tích giúp việc đánh Chuyên đề tốt nghiệp 3 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A giá kết quả sản xuất kinh doanh từng khoảng thời gian đƣợc chính xác, tìm ra các giải pháp có hiệu quả cho từng hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn giúp tìm ra phƣơng án sử dụng thời gian lao động một cách hiệu quả nhất. 1.5.1.2. Các chỉ tiêu thống kê kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. ♦ Chỉ tiêu doanh thu (M) Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện đƣợc do việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng mang lại. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng hóa, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chƣa thu tiền). Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nƣớc để sử dụng cho doanh nghiệp đối với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ đƣợc nhà nƣớc cho phép. Giá trị các sản phẩm, hàng hóa đem biếu, tặng hoặc tiêu dung trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng : Là số tiền ghi trong hóa đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp dịch vụ kể cả số doanh thu bị chiết khấu, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán mà doanh nghiệp chấp nhận cho ngƣời mua nhƣng chƣa đƣợc ghi trên hóa đơn. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu thuần đƣợc xác định theo công thức sau: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng trong kỳ - Giảm giá hàng bán trong kỳ - Doanh thu hàng bị trả trong kỳ - Chiết khấu thƣơng mại- Thuế GTGT theo PPTT, thuế TTĐB, thuế XK phải nộp. Doanh thu có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Có doanh thu thì mới chứng tỏ đƣợc doanh nghiệp đã sản xuất sản phẩm đƣợc mọi ngƣời Chuyên đề tốt nghiệp 4 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A chấp nhận về mặt khối lƣợng, giá trị sử dụng chất lƣợng và giá cả phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Doanh thu còn là nguồn vốn để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, trả lƣơng, trả thƣởng,trích BHXH, nộp các khoản thuế theo luật định. Thêm vào đó, doanh thu giúp cho công ty thuận lợi trong quá trình sản xuất sau này. ♦ Chỉ tiêu lợi nhuận(LN) Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệ. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lƣợng, phản ánh kết quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tích lũy cho tái sản xuất mở rộng hình thành các quỹ. Việc gia tăng không ngừng lợi nhuận đối với doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trƣờng còn góp phần nâng cao giá trị, uy tín của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Đối với nhà nƣớc hoạt động của doanh nghiệp càng hiệu quả với lợi nhuận càng tăng sẽ tăng phần đóng góp ngân sách nhà nƣớc phục vụ phát triển kinh tế. Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận: Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu sản phẩm tiêu thụ, giá bán, thuế, giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quan lý doanh nghiệp. Lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dƣ hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu đƣợc: Lãi kinh doanh = Doanh thu kinh doanh – Chi phí kinh doanh Lợi nhuận kinh doanh gồm 3 bộ phận : - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Lợi nhuận từ kết quả hoạt động tài chính - Lợi nhuận khác Doanh nghiệp tính 3 chỉ tiêu lợi nhuận từ kết quả sản xuất kinh doanh nhƣ sau: Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu thuần – Tổng giá thành sản phẩm Lợi nhuận trƣớc thuế = Lợi nhuận gộp – Tổng CPBH và CP quản lý Chuyên đề tốt nghiệp 5 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận thuần trƣớc thuế - Thuế thu nhập DN Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn với lợi ích của doanh nghiệp nên mục tiêu của mọi quá trình kinh doanh gắn liền với lợi nhuận và tất cả các doanh nghiệp đều muốn tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận đƣợc coi là 1 đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là 1 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rõ ràng lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến đổi mới hợp lý hóa dây chuyền công nghệ sử dụng tốt các nguồn lực của mình để tăng doanh thhu. ♦ Giá trị sản xuất ( GO) Giá trị sản xuất hàng hóa là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền nó bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất và hoàn thành trong kỳ và có khả năng đƣa vào tiêu thụ trên thị trƣờng. Giá trị sản xuất hàng hóa tiêu thụ là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, nó phản ánh khối lƣợng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra ngoài phạm vi sản xuất của doanh nghiệp và thu đƣợc tiền dƣới hình thức nhƣ tiền mặt, tiền séc, tín phiếu, ngân phiếu, ngân phiếu thanh toán. Giá trị tổng sản lƣợng là chỉ tiêu biểu thị bằng tiền, phản ánh toàn bộ kết quả sản suất, kinh doanh một cách trực tiếp và hữu ích của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là 1 năm). Giá trị tổng sản lƣợng là 1 chỉ tiêu dung để đánh giá quy mô kết quả sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ phân tích là căn cứ để nghiên cứu mức độ, xu thế biến động của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định và là cơ sở số liệu để tổng hợp chỉ tiêu tổng giá trị sản lƣợng chung cho toàn ngành trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá trị tổng sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mà doanh nghiệp đã tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là 1 năm). Nhƣ vậy, tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp đƣợc tính cả kết quả sản xuất Chuyên đề tốt nghiệp 6 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A vật chất và sản xuất dịch vụ hoàn thành và chƣa hoàn thành trong năm. Chỉ tiêu giá trị sản xuất của doanh nghiệp là căn cứ để tính giá trị tăng thêm của doanh nghiệp. Phƣơng pháp tính GO đối với hoạt động kinh doanh Giá trị sản xuất GO = Chi phí lƣu thông + lãi + Thuế Hoặc GO = Doanh số bán ra – Giá vốn hàng bán ♦ Giá trị tăng thêm ( VA) Giá trị tăng thêm ( giá trị gia tăng) là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền bao gồm phần giá trị sản phẩm do lao động sản xuất của doanh nghiệp mới sang tạo thêm trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng công thức sau: Giá trị gia tăng = Giá trị tổng sản xuất – Chi phí trung gian Các chỉ tiêu trên có thể tính theo giá so sánh hoặc theo giá hiện hành. Các chỉ tiêu trên có mối lien hệ mật thiết với nhau và chúng có thể thiết lập mối quan hệ đƣợc biểu hiện bằng một phƣơng trình kinh tế sau: Giá trị hàng hóa tiêu thụ Tổng giá trị Giá trị hàng hóa X sản xuất Giá trị HHTT X Tổng giá trị SX Giá trị HH Hay là: Giá trị HH tiêu thụ Tổng giá trị X Hệ số sản xuất sản xuất hàng hóa X Hệ số tiêu thụ hàng hóa Nhƣ vậy, qua mối quan hệ chúng ta nhận thấy: các nhân tố tổng giá trị sản xuất, tỷ xuất ( hệ số sản xuất) hàng hóa và tỷ suất (hệ suất tiêu thụ) hàng hóa trên có mối quan hệ với chỉ tiêu phân tích là giá trị sản lƣợng hàng hóa tiêu thụ đƣợc biểu hiện dƣới dạng tích số. Bởi vậy, chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp loại trừ để phân tích và xác định mức độ ảnh hƣởng lần lƣợt của từng nhân tố đến chỉ tiêu giá trị sản lƣợng hàng hóa tiêu thụ. Nắm vững mối liên hệ trên giúp chúng ta hiểu sâu hơn từng chỉ tiêu và sử dụng chúng trong phân tích có hiệu quả hơn. Trong phân tích này có thể dùng chỉ tiêu kia và ngƣợc lại, giúp cho việc đánh giá thêm toàn diện, sâu sắc Chuyên đề tốt nghiệp 7 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A và đúng với thực chất về tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời gian nhất định. Nắm vững mối lien hệ trên giúp chúng ta hiểu sâu hơn từng chỉ tiêu và sử dụng chúng trong phân tích có hiệu quả hơn. Trong phân tích này có thể dùng chỉ tiêu này để khắc phục những hạn chế của chỉ tiêu kia và ngƣợc lại, giúp cho việc đánh giá thêm toàn diện, sâu sắc và đúng với thực chất về tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tron từng thời gian nhất định. Về phƣơng tiện tính toán : Lợi dụng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên có thể tránh đƣợc tình trạng sai sót đến mức thấp nhất, mặt khác qua so sánh kết quả tính toán trực tiếp ( tính từ các tố tố cấu thành) và kết quả tính toán gián tiếp (tính từ các chỉ tiêu khác) có thể kiểm tra mức độ chính xác của các chỉ tiêu tính đƣợc. Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất về mặt số lƣợng của các đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. 1.5.2. Nội dung nghiên cứu thống kê kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.5.2.1. Ý nghĩa của việc nghiên cƣú thống kê kết quả kinh doanh. Thống kê kết quả kinh doanh để xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phƣơng pháp tính toán phù hợp, và tổ chức tốt hệ thống thông tin kinh tế nội bộ, nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để từ đó đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đƣợc thể hiện bằng các chỉ tiêu thống kê sản phẩm. Nó là cơ sở để phân tích tất cả các hoạt động khác trong doanh nghiệp nhƣ thống kê năng suất lao động, thống kê doanh thu, thống kê lợi nhuận…… 1.5.2.2.Nội dung phân tích kết quả kinh doanh. ♦ Phân tích chung kết quả kinh doanh. Phân tích kết quả kinh doanh bao gồm phân tích về doanh thu, lợi thuận và một số chỉ tiêu khác. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng bởi vì thông qua Chuyên đề tốt nghiệp 8 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A việc phân tích kết quả kinh doanh kết hợp với phân tích điều kiện hoạt động kinh doanh sẽ đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua kết quả kinh doanh. Phân tích kết quả kinh doanh cần phải đáp ứng các yêu cầu : Phải phân tích đƣợc tình hình hoàn thành lần lƣợt các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh, phải phân tích đƣợc nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc hoàn thành những chỉ tiêu kết quả kinh doanh. Phƣơng pháp phân tích chung kết quả kinh doanh là so sánh số thực tế với số kế hoạch hoặc số thực hiện kỳ trƣớc để thấy đƣợc mức độ hoàn thành tăng giảm trên cơ sở các số liệu báo cáo tài chính tổng hợp về kết quả kinh doanh. ♦ Phân tích chỉ tiêu doanh thu − Phân tích xu hƣớng sự biến động của doanh thu Bằng việc tính toán các tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc và thành lập dãy số thời gian tiến hành phân tích tình hình doanh thu nhằm biết đƣợc nhịp điệu phát triển của doanh thu. Mục đích : Khi nghiên cứu biến động của doanh thu bằng phƣơng pháp dãy số thời gian chúng ta tính đƣợc mức tăng giảm hàng năm, mức doanh thu trung bình, tốc độ tăng giảm, quy luật phát triển từng năm, từng giai đoạn từ đó dự báo doanh thu cho các năm tiếp theo. Để phân tích sự biến động của doanh thu chúng ta sử dụng phƣơng pháp dãy số thời gian và phƣơng pháp hệ thống chỉ số. − Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu Phân tích ảnh hƣởng của lƣợng hàng bán và đơn giá bán đến doanh thu: Áp dụng hệ thống chỉ số: IM = IP * Iq Trong đó : IM : Chỉ số mức tiêu thụ Ip : Chỉ số giá Chuyên đề tốt nghiệp 9 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A Iq : Chỉ số lƣợng tiêu thụ Thông qua hệ thống chỉ số cho thấy ảnh hƣởng của các nhân tố lƣợng hàng bán và đơn giá bán thay đổi làm cho doanh thu thay đổi nhƣ thế nào. Phân tích ảnh hƣởng của lao động và năng suất lao động đến doanh thu: Áp dụng hệ thống chỉ số: IM = IW * IT Trong đó : IM : Chỉ số mức tiêu thụ IW : Chỉ số NSLĐ bình quân IT : Chỉ số số lƣợng lao động Thông qua hệ thống chỉ số cho thấy ảnh hƣởng của các nhân tố lao động và NSLĐ thay đổi làm cho doah thu thay đổi nhƣ thế nào. ♦ Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận − Phân tích sự biến động của lợi nhuận theo thời gian Để phân tích lợi nhuận căn cứ vào báo cáo, ta có thể so sánh bằng số tuyệt đối và số tƣơng đối lợi nhuận của năm liền nhau để thấy đƣợc mức độ gia tăng lợi nhuận. Ta có thể đánh giá sự thay đổi cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời cũng có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận trong doanh thu cũng nhƣ so sánh sự thay đổi của doanh thu và lợi nhuận qua các năm. Ngoài ra từ các mẫu báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh hoặc từ một số báo cáo thu nhập tổng hợp có thể nghiên cứu đƣợc sự thay đổi khối lƣợng và tỷ trọng lợi nhuận phân theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh để thấy đƣợc sức mạnh và lợi nhuận chính của doanh nghiệp. − Phân tích nhân tố tỷ suất lợi nhuận và doanh thu ảnh hƣởng đến sự biến động của tổng mức lợi nhuận. Ảnh hƣởng tới lợi nhuận có rất nhiều nhân tố khác nhau bao gồm các nhân tố khách quan cũng nhƣ nhóm nhân tố chủ quan. Các nhà đầu tƣ và các nhà quản trị bao giờ cũng quan tâm đến các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của nó đến lợi nhuận kinh doanh… Tuy nhiên ở đây chúng ta đi sâu vào phân tích Chuyên đề tốt nghiệp 10 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A lợi nhuận sản xuất kinh doanh vì vậy các nhân tố ảnh hƣởng bao gồm : tỷ suất lợi nhuận và tổng doanh thu. Mục đích là xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố tới lợi nhuận hay chỉ ra đƣợc nguyên nhân làm lợi nhuận tăng (giảm) từ đó đƣa ra các biện pháp thúc đẩy hoặc khắc phục một cách hợp lý. Chuyên đề tốt nghiệp 11 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1.1. Phƣơng pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu. 2.1.1.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu. ♦ Phương pháp điều tra Đây là phƣơng pháp thu thập tài liệu ban đầu đã thực hiện bằng cách đƣa các phiếu điều tra cho ngƣời đƣợc phỏng vấn để họ ghi câu trả lời vào phiếu điều tra rồi sau đó chúng ta sẽ tổng hợp và phân tích từ các phiếu điều tra đó. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là dễ tổ chức tiết kiệm đƣợc chi phí và điều tra viên, thu thập đƣợc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên nếu sử dụng phƣơng pháp này sẽ khó có thể kiểm tra đánh giá đƣợc độ chuẩn xác của các câu trả lời tỷ lệ thu hồi trong nhiều trƣờng hợp là không cao, nội dung điều tra bị hạn chế. Phƣơng pháp này phù hợp với việc điều tra những ngƣời có trình độ hiểu biết cao. ♦ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp là phƣơng pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu đƣợc thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp trực tiếp đến địa bàn điều tra tìm gặp đối tƣợng trả lời vào phiếu điều tra. Ƣu điểm của phƣơng pháp này: Do việc tiếp xúc giữa ngƣời hỏi và ngƣời trả lời nên phản ánh này đƣợc tạo ra những điều kiện đặc biệt để hiểu đối tƣợng sâu sắc, giúp điều tra viên có thể kết hợp việc phỏng vấn với quan sát đối tƣợng từ dáng vẻ bề ngoài đến cử chỉ biểu lộ tình cảm thái độ. Nên có thể phát hiện ngay sai sót và uốn nắn kịp thời. Đồng thời điều tra viên có thể giải thích kỹ năng những câu hỏi và rà soát tại chỗ những câu trả lời. Chuyên đề tốt nghiệp 12 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là tốn kém về thời gian và chi phí. Nếu sử dụng không khéo phƣơng pháp này thì dễ làm cho ngƣời trả lời phỏng vấn cảm thấy gò bó miễn cƣỡng. ♦ Quan sát thực tế Nếu sử dụng phƣơng pháp này thì điều tra viên phải trực tiếp tiếp xúc với đối tƣợng điều tra, trực tiếp tiến hành hoặc giám sát việc cân, đo, đong đếm và sau đó ghi chép những thông tin thu đƣợc vào phiếu điều tra. Nếu sử dụng phƣơng pháp này thì thông tin thu đƣợc có độ chính xác khá cao. Tuy nhiên dùng phƣơng pháp này tốn khá nhiều nhân lực và thời gian. Mặt khác có nhiều hiện tƣợng không thể quan sát trực tiếp vì vậy phạm vi ứng dụng của phƣơng pháp này rất hạn chế. 2.1.1.2. Phƣơng pháp tổng hợp dữ liệu Phƣơng pháp tổng hợp dữ liệu là việc tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu ban đầu thu thập đƣợc trong điều tra thống kê. Kết quả tổng hợp là căn cứ cho phân tích và dự đoán. Cho nên mục đích của tổng hợp là khái quát hóa những đặc trƣng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. Khi xác định mục đích của tổng hợp thống kê phải căn cứ vào mục đích yêu cầu tìm hiểu và phân tích những mặt nào của hiện tƣợng nghiên cứu để nêu khái quát những chỉ tiêu cần đạt đƣợc trong tổng hợp. Phƣơng pháp cơ bản tiến hành tổng hợp dữ liệu là phƣơng pháp phân tổ thống kê nếu ta không sử dụng phƣơng pháp này thì ta không thể tiến hành hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra. Phƣơng pháp phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tƣợng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Chuyên đề tốt nghiệp 13 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A 2.1.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu 2.1.2.1. Phƣơng pháp thống kê mức độ của hiện tƣợng. ♦ Số tuyệt đối : Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quy mô, khối lƣợng của hiện tƣợng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối nói lên số đơn vị của tổng thể hay của bộ phận hoặc các trị số của một tiêu thức nào đó. Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng cho mọi công tác nghiên cứu kinh tế, vì thông qua các số tuyệt đối ta sẽ có một nhận thức cụ thể về quy mô, khối lƣợng thực tế của hiện tƣợng nghiên cứu. Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, đồng thời còn là cơ sở để tính các mức độ khác nhau. Số tuyệt đối là căn cứ không thể thiếu đƣợc trong việc xây dựng các kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. ♦ Số tương đối: Số tƣơng đối thống kê biểu hieenjb quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tƣợng. Đó có thể là kết quả của việc so sánh giữa hai mức độ cùng loại nhƣng khác nhau về điều kiện thời gian hoặc không gian, hoặc giữa hai mức độ khác loại nhƣng có liên quan với nhau. Trong hai mức độ này, một chọn làm gốc để so sánh. Trong phân tích thống kê, các số tƣơng đối đƣợc sử dụng rộng rãi để nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ biến… của hiện tƣợng nghiên cứu trong điều kiện nhất định. Cũng nhƣ các số tuyệt đối, các số tƣơng đối trong thống kê nói lên mặt lƣợng trong quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong các số tuyệt đối chỉ mới khái quát đƣợc về mặt quy mô, khối lƣợng của hiện tƣợng thì các số tƣơng đối tính đƣợc bằng các phƣơng pháp so sánh có thể giúp ta đi sâu vào đặc điểm của hiện tƣợng nghiên cứu đó. Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, số tƣơng đối cũng giữ vai trò quan trọng. Nhiều chỉ tiêu kế hoạch đƣợc đề ra Chuyên đề tốt nghiệp 14 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A bằng số tƣơng đối, bao giờ cũng đánh giá trình độ hoàn thành kế hoạch bằng các số tƣơng đối. ♦ Số bình quân : Số bình quân trong thống kê là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo một tiêu thức nào đó của một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Số bình quân có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận và trong công tác nghiên cứu thực tế. Nó đƣợc dùng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Việc sử dụng số bình quân tạo điều kiện để so sánh giữa các hiện tƣợng không có cùng quy mô. Số bình quân còn đƣợc dùng để nghiên cứu quả trình biến động qua thời gian, nhất là các quá trình sản xuất. Số bình quân chiếm một vị trí quan trọng trong việc vận dụng nhiều phƣơng pháp phân tích thống kê. Các trƣờng hợp phân tích biến động, phân tích mối liên hệ, dự đoán thống kê,…đều sử dụng rất nhiều số bình quân trong các công thức tính toán. 2.1.2.2. Phƣơng pháp dãy số thời gian ♦ Khái niệm. Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tƣợng nghiên cứu đƣợc sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tƣợng theo thời gian vạch rõ xu hƣớng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tƣợng trong tƣơng lai. ♦ Kết cấu. Dãy số thời gian gồm 2 phần: thời gian và chỉ tiêu của hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu. − Thời gian có thể đo bằng ngày, tháng, năm… tùy theo mục đích nghiên cứu. Đơn vị thời gian phải đồng nhất trong dãy số thời gian. Độ dài thời gian giữa 2 thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Chuyên đề tốt nghiệp 15 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A − Chỉ tiêu về hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu là chỉ tiêu đƣợc xây dựng cho dãy số thời gian. Các trị số của chỉ tiêu đƣợc gọi là các mức độ của dãy số thời gian.Các trị số này có thể là tuyệt đối, tƣơng đối hay bình quân. ♦ Phân loại − Dãy số thời kỳ: biểu hiện quy mô ( khối lƣợng) của hiện tƣợng trong từng thời gian nhất định. Do dó, chúng ta có thể cộng các mức độ liền nhau để đƣợc 1 mức độ lớn hơn trong 1 khoảng thời gian dài hơn. Lúc này, số lƣợng các số trong dãy số giảm và khoảng cách thời gian lớn hơn. − Dãy số thời điểm : biểu hiện quy mô của hiện tƣợng nghiên cứu tại những thời điểm nhất định. Do vậy, mức độ của hiện tƣợng ở thời điểm sau đó có thể bao gồm toàn bộ hay 1 bộ phận mức độ của hiện tƣợng ở thời điểm trƣớc đó. 2.1.2.3. Phƣơng pháp chỉ số Chỉ số trong thống kê là số tƣơng đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp chỉ số đƣợc dùng để phân tích sự biến động của hiện tƣợng kinh tế phức tạp, qua đó đánh giá ảnh hƣởng của từng nhân tố đó với sự biến động của công ty CP xi măng Bỉm Sơn. 2.2. Tổng quan về Công Ty CP Xi Măng Bỉm Sơn và ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng đến kết quả kinh doanh tại Công Ty. 2.2.1. Tổng quan về Công Ty CP Xi Măng Bỉm Sơn. 2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Đất nƣớc ta sau nhung năm dài chiến tranh hậu quả để lại là những đống đổ nát do bom đạn tàn phá . Để khôi phục bộ mặt đất nƣớc , công việc xây dựng các cơ sở hạ tầng đƣợc gấp rút thi công . Vì thế nhu cầu sử dụng xi măng cho xây dựng là hết sức cần thiết . Đã có rất nhiều địa điểm đƣợc khả năng xây dựng nhà máy xi măng nhƣ : Hoàng Mai ( Nghệ An ), Bỉm Sơn , Nghi Sơn ( Thanh Hoá ) , Bút Sơn (Nam Hà )... Chuyên đề tốt nghiệp 16 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A Nhƣng do điều kiện của nƣớc ta lúc đó không đủ sức xây dựng tất cả các nhà máy nên Đảng và Chính Phủ đã quyết định tập trung xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn có công suất lơn nhất nƣớc ta khi đó nhằm đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nƣớc sau khi thống nhất . - GĐ 1 : Tiến hành công tác khảo sát thăm dò ( 1968 – 1975 ). Đến cuối năm 1975 , các tài liệu về xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã đƣợc hoàn tất , đƣợc Đảng và Chính Phủ thông qua lần cuối . - GĐ 2 : Qúa trình xây dựng và hoàn thành xây dựng , đƣa nhà máy đi vào sản xuất ( 1975 – 1985 ) . Công trình xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn nhận đƣợc sự hợp tác và giúp đỡ to lớn của Liên Xô ( cũ ) . Theo thoả thuận ký kết thì Liên Xô sẽ giúp đỡ Việt Nam toàn bộ dây chuyền công nghệ và trang thiết bị hiện đại , thiết kế kỹ thuật để xây dựng nhà máy với hai dây chuyền sản xuất có công suất 1,2 tiệu tấn / năm . Ngày 01/10/ 1974 , công việc thi công chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy bắt đầu . Đến năm 1980, chính phủ ra quyết định số 334 / BXD – TCBC ngày 04/03/1980 thành lập nhà máy xi măng Bỉm Sơn . Nhà máy xi măng Bỉm Sơn nằm tại thị xã Bỉm Sơn - một thị xã nằm phía bắc của tỉnh Thanh Hoá , cách Hà Nội 130 km về phía nam . Tổng diện tích mặt bằng của nhà máy khoảng 50 ha , nằm trong một thung lũng đá vôi và đất sét với trữ lƣợng lớn . Tháng 10 năm 1981 , dây chuyền một đã đƣợc lắp giáp hoàn chỉnh và đến 28/12/1981 những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “ con voi ’’ của nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã chính thức xuất xƣởng . Song song với việc tổ chức bộ máy quản lý sản xuất và đào tạo đội ngũ cán bộ , công nhân kỹ thuật thì cán bộ , công nhân toàn công trƣờng tập trung thi công xây lắp dây chuyền sản xuất số hai . Ngày 06/ 10/ 1983 , dây chuyền sản xuất số hai đã đƣợc hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động . Chuyên đề tốt nghiệp 17 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A - GĐ 3 : Sản xuất kinh doanh , thực hiện cơ chế mới ( 1986 – 1990 ) . Từ năm 1986 – 1990 là giai đoạn nhà máy xi măng Bỉm Sơn chuyển dần từ cơ chế quản lý cũ sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo nghị quyết Đại Hội Đảng IV . Tháng 08 năm 1993 , Nhà nƣớc đã quyết định sát nhập hai đơn vị là nhà máy xi măng Bỉm Sơn và công ty cung ứng vật tƣ vận tải số 4 thành công ty xi măng Bỉm Sơn trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam , với tổng số công nhân viên là 2864 ngƣời , trong đó nhân viên quản lý là 302 ngƣời . Ngày 19/02/2002 , đƣợc sự đồng ý của nhà nƣớc và sự chỉ đạo của tổng công ty xi măng Việt Nam , Công ty xi măng Bỉm Sơn đã khởi công xây dựng , cải tạo và hioện đại hoá dây chuyền sản xuất với công xuất thiết kế giai đoạn I đạt sản lƣợng 1,8 triệu tấn xi măng / năm , giai đoạn II đạt sản lƣợng 2,4 triệu tấn xi măng / năm . Ngày 03/05/2003 , dự án cải tạo dây chuyền số 2 kết thúc giai đoạn chạy thử và chính thứcđi vào sản xuất đƣa công suất nhà máy tăng tù 1,2 triệu tấn / năm lên 1,8 triệu tấn /năm . Trải qua hơn 20 năm phát triển , Công ty xi măng Bỉm Sơn đã thực sự trƣởng thành và bƣớc đi vững vàng trong nen kinh tế thị trƣờng . Sản phẩm của công ty đƣợc cấp giấy chứng nhận của nhà nƣớc là hàng Việt Nam chất lƣợng cao và đạt nhiều huy chƣơng vàng trong các cuộc triển lãm về vật liệu xây dựng trong nƣớc và quốc tế , góp phần vào sự phát triển của Tổng công ty xi măng Việt Nam , đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ của nhà nƣớc . Chuyên đề tốt nghiệp 18 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A 2.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty CP xi măng Bỉm Sơn . ♦ Chức năng . Chức năng của công ty xi măng Bỉm Sơn là sản xuất xi măng bao PCB30, PCB40 chất lƣợng sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà nƣớc với thông số kỹ thuật , hàm lƣợng thạch cao nằm trong xi măng đạt 1,3 % đến 3% . ♦ Nhiệm vụ . Công ty xi măng Bỉm Sơn có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng trong nƣớc và nƣớc ngoài ( Hiện tại chủ yếu là xuất khẩu sang Lào ) . ♦ Đặc điểm sản xuất kinh doanh Sản phẩm chính của công ty xi măng Bỉm Sơn là xi măng PCB30 và PCB40 , đƣợc sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ do liên xô cũ cung cấp . Đây là dây chuyền sản xuất xi măng theo phƣơng pháp ƣớt nghiền hở với đặc điểm là dây chuyền chế biến kiểu liên tục và phức tạp . Hiện nay , với dây chuyền công nghệ sản suất cũ , trải qua hơn 20 năm sản xuất và kinh doanh sẽ là một bất lợi trong nền kinh tế sôi động , cạnh tranh khốc liệt . Công ty đã sớm có chƣơng trình kế hoạch nhằm đổi mới dây chuyền công nghệ ƣớt sang sản xuất theo công nghệ khô trên nền tảng cơ sở hạ tầng cũ có nhiều thuận lợi cho việc nâng cấp và đổi mới công nghệ , đã mở ra một khả năng mới với nhiều chuyển vộng nhằm cạnh tranh có hiệu quả với các doanh nghiệp sản suất xi măng . Chuyên đề tốt nghiệp 19 Lớp HK1A GVHD:TH.S Phạm Thị Quỳnh Vân SV: Hoàng Lan Hương_HK1A 2.2.1.3. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty  Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần và trong thời hạn theo quy định của pháp luật, đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định các vấn đề sau: Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty; Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ Chuyên đề tốt nghiệp 20 Lớp HK1A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan