Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thị trường nấm...

Tài liệu Phân tích thị trường nấm

.DOCX
13
15803
122

Mô tả:

NHÓM 6 Dự án trồng nấm: Sản xuất và chế biến nấm rơm xuất khẩu ở Bắc Giang - Sản phẩm: Nấm rơm Hình thức cung cấp:Nấm rơm muối, nấm rơm đóng hộp, nấm rơm khô Đầu vào: tự trồng theo phương pháp trồng nấm trong nhà kín và thu mua từ các nông dân - địa phương. Thị trường mục tiêu: xuất khẩu sang các nước EU, Mỹ Địa điểm trồng nấm: Bắc Giang 1. Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể 1.1. Phân tích tình hình cung cầu thị trường về sản phẩm nấm ở hiện tại 1.1.1. Nhu cầu nấm trên thị trường thế giới Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein chỉ đứng sau thịt, cá, rất giàu chất khoáng, axit amin không thể thay thế, các vitamin A, B, C, D, và không chứa các độc tố. Nấm được coi là một loại “rau sach”, “thịt sạch”, mặc dù hàm lượng đạm cao nhưng nấm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây ra hậu quả bất lợi như đạm động vật, đường hay tinh bột của thực vật. Đặc biệt trong những năm gần đây những nghiên cứu về công nghệ nuôi trồng nấm ăn phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh những chủng loại nấm quen thuộc đã được đưa vào sản xuất để phục vụ người tiêu dùng như một nguồn thực phẩm, người ta còn nghiên cứu khá sâu về khả năng phòng, chống bệnh của nhiều loại nấm đã được nghiên cứu. Đặc biệt là tác dụng phòng, chống viruts, khối u, ung thư và các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Vì lẽ đó, nhu cầu tiêu dùng nấm đang ngày càng tăng. Các nước trên thế giới tiêu thụ hơn 20 triệu tấn nấm một năm, tốc độ tăng 3,5%/năm. Thị trường tiêu thụ cao nhất là Mỹ, Nhật, Đài Loan và các nước châu Âu.a Trong khi đó, thị trường nhập khẩu nấm trên thế giới đang khá rộng mở. Năm 2010, các nước trên thế giới nhập khẩu 1,26 triệu tấn nấm, trị giá 3,3 tỷ USD. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng của thị trường xuất nhập khẩu nấm thế giới là 10%/năm. Đức hiện đang là thị trường nhập khẩu nấm lớn nhất thế giới với giá trị nhập khẩu 300 triệu USD/năm, tiếp đó là Mỹ 1 200 triệu USD/năm, Pháp 140 triệu USD/năm, Nhật Bản 100 triệu USD/năm... Mức tiêu thụ nấm bình quân theo đầu người ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản hiện từ 4-6 kg/năm, và dự kiến sẽ tăng 3,5%/năm. 1.1.2.Nguồn cung nấm của thị trường trong nước Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Hiện nay, người ta đã biết có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Ở Việt Nam, tổng sản lượng các loài nấm ăn và dược liệu năm 2009 đạt trên 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD chủ yếu là mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ. Ngược lại, chúng ta nhập khẩu khá nhiều loại nấm như: nấm đùi gà, nấm kim châm, trân châu, ngọc châm, linh chi, nấm hương, đông trùng hạ thảo… từ Trung Quốc, Đài Loan. Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú (ước tính mỗi năm nước ta có 40 triệu tấn phế phẩm nông nghiệp và chỉ cần sử dụng 15% lượng phế thải đó sẽ có thể tạo ra 1000 Đôla Mỹ/năm), nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trông nấm quanh năm. Chính phủ đã đưa nấm vào Danh mục sản phẩm Quốc gia. Nhu cầu tiêu dùng nấm của các nước trên thế giới cần hơn 20 triệu tấn nấm một năm, tốc độ tăng 3,5%. Thị trường tiêu thụ cao nhất là Mỹ, Nhật, Đài Loan và các nước Châu Âu. + Theo Cục Trồng trọt, mỗi năm ngành nông nghiệp thải ra khoảng 40 triệu tấn phế thải như rơm rạ, cùi bắp, mùn cưa... Chỉ cần 15% phế thải dùng để trồng nấm thì Việt Nam có thể thu về khoảng 1 tỷ đô la Mỹ một năm. Mỗi năm chúng ta đã sản xuất được hơn 250.000 tấn nấm các loại nhưng lại không đủ nấm để xuất khẩu dù thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn. + Theo tài liệu nghiên cứu, nguồn nấm ngoài tự nhiên ở nước ta rất phong phú, ước tính số loài nấm có trên lãnh thổ Việt Nam có thể lên tới 72.000 loài, gấp 6 lần số loài thực vật bậc cao. 2 Hiện nay, nước ta hội đủ các điều kiện cần thiết để phát triển ngành công nghiệp sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm.Vì vậy cần có những giải pháp để đẩy mạnh phát huy tiềm năng nghề trồng nấm ở nước ta. Những năm gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN-PTNT đã giao cho Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu phát triển sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu. Theo đánh giá của Trung tâm, Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện để phát triển ngành sản xuất nấm. Thực tế là nước ta có nguồn nguyên liệu trồng nấm rất sẵn như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại của các nhà máy dệt, bã mía của các nhà máy đường… Ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu và nếu chỉ cần sử dụng khoảng 10-15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã có thể tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ. Thế nhưng ở Việt Nam, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh, rạch, sông ngòi... Vì thế, phát triển nghề sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu còn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường. Qua quá trình nghiên cứu, nhiều viện, trường, trung tâm đã chọn, tạo được một số giống nấm ăn, nấm dược liệu có khả năng thích ứng với môi trường Việt Nam, cho năng suất khá cao. Đồng thời các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến nấm ngày càng được hoàn thiện. Trình độ và kinh nghiệm của người nông dân cũng không ngừng được nâng lên nên năng suất trung bình của các loài nấm đang nuôi trồng ở nước ta đã cao gấp 1,5-3 lần so với 10 năm về trước. Hơn nữa, vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn, vì đầu vào chủ yếu là rơm rạ và công lao động (chiếm khoảng 70-80% giá thành một đơn vị sản phẩm). Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho một lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu nhập từ 2,5-3 triệu đồng/tháng chỉ cần số vốn đầu tư ban đầu khoảng 30 triệu đồng và 100m2 diện tích nhà xưởng. Trong thời gian qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy mô hộ gia đình, trang trại, gia trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nấm. Sản xuất nấm đang từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp, quy mô lớn; 3 gắn kết đồng bộ các khâu sản xuất , sơ chế, bảo quản, tiêu thụ; nên có nhiều mô hình bền vững, đạt hiệu quả cao; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; sử dụng các phụ phẩm, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất trồng trọt. Tuy nhiên sản xuất nấm nước ta còn kém so với các nước sản xuất trong khu vực và trên thế giới về công nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa dạng về sản phẩm. Sản xuất chủ yếu còn nhỏ lẻ, thủ công; nghiên cứu khoa học công nghệ về nấm còn hạn chế; giống nấm chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng; chuỗi sản xuất; sơ chế, chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ còn hạn chế, năng suất chất lượng nấm còn thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh yếu so với một số nước trong khu vực. Trên thị trường quốc tế, sản phẩm nấm mỡ, nấm rơm muối, sấy khô, đóng hộp của VIệt Nam chưa đủ cung ứng kịp thời cho thị trường quốc tế. 1.2. Xác định loại thị trường và loại sản phẩm của dự án Đến thời điểm này, đã có 36 loại rau của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ với tổng kim ngạch đạt 1,1 triệu USD, trong đó, nấm rơm muối, nấm rơm đóng lon đạt kim ngạch cao nhất. Theo ông Michael Scuse, quyền Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam là một trong 15 quốc gia xuất khẩu nông sản nhiều nhất vào thị trường Mỹ. Không ít mặt hàng nông sản Việt Nam như hạt điều, cà phê, thủy sản (tôm, cá tra), hồ tiêu, cao su, đồ gỗ chế biến và nhiều mặt hàng trái cây khác được chấp thuận vào thị trường Mỹ sau khi Việt Nam đảm bảo các yêu cầu về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Đào Trần Nhân đánh giá: "Có thể nói, cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm rau, quả tươi của Việt Nam sang thị trường Mỹ là rất lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam cần nhanh chóng vượt qua những điều kiện khắt khe về vệ sinh thực phẩm của thị trường này. Từ những phân tích trên ta thấy được nhu cầu nấm trên thế giới là rất lớn, đặc biệt là ở Mỹ và EU.Việc xuất khẩu nấm ra thị trường thế giới sẽ đem lại một khoản lợi nhuận lớn, ngoài ra còn tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân. Trong khi đó nước ta có nhiều thuận lợi về khí hậu, nguồn nguyên liệu phế phẩm nông nghiệp phục vụ tốt cho việc trồng năm.Ngoài ra, chính phủ cũng khuyến khích việc trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nấm rơm là một 4 loại nấm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, lại tương đối dễ trồng, tận dụng nguyên liệu là rơm rạ giúp khắc phục tình trạng đốt rơm rạ sau mỗi mua gặt gây ô nhiễm môi trường. Nấm rơm vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa mang lại hiệu quả xã hội. Vì vậy, để giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm nấm rơm, dự án của nhómchọn chế biến xuất khẩu nấm rơm ra thị trường thế giới. Xuất khẩu nấm rơm không chỉ mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, doanh thu cho doanh nghiệp mà còn tận thu được nguồn phụ liệu trong sản xuất nông nghiệp, tạo thêm công việc và nâng cao thu nhập cho người nông dân trong những lúc nông nhàn. - Loại thị trường: Thị trường quốc tế (Mỹ, EU). - Loại sản phẩm: Nấm rơm đóng hộp, nấm rơm ướp muối 2. Phân tích, dự báo cung cầu nấm rơm trong tương lai * Cầu nấm rơm Xuất khẩu nấm tiếp tục đà tăng trưởng vững: trong 11 tháng năm 2009 có khá nhiều mặt hàng giảm kim ngạch xuất khẩu như rau cải, cà, rau cần, đậu...nhưng xuất khẩu nấm các loại vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định (tăng 50% so với cùng 2008). Nhìn chung các sản phẩm nấm xuất khẩu đều tăng, đặc biệt là nấm rơm muối đạt kim ngạch 8,4 triệu USD, tăng 86,7% so với cùng thời điểm 2008. Nấm mèo đạt 63,5 nghìn USD, tăng 93,5%...Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng nấm giảm khá mạnh như nấm rơm đóng lon đạt 4,9 triệu USD giảm 7,4%. Nấm hương và mộc nhĩ khô giảm giảm lần lượt 18,1% và 57,3% so với cùng kỳ 2008.Thị trường xuất khẩu nấm rơm muối nhìn chung ổn định, Italia vẫn là thị trường nhập khẩu nhập khẩu nhiều nấm rơm muối nhất với kim ngạch đạt 4,3 triệu USD, tăng 111%. Xuất khẩu nấm rơm muối sang thị trường Mỹ cũng tăng rất mạnh, đạt 1,7 triệu USD, tăng 136% so với cùng kỳ 2008. Đáng chú ý, Trung Quốc, Ba Lan, Hà Lan, Malaisia và Hàn Quốc là những thị trường mới nhập khẩu nấm rơm muối của Việt Nam trong tháng 11 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu nấm rơm muối sang 4 thị trường này đạt 126,4 nghìn USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nấm rơm muối sang những thị trường này chưa cao nhưng đây cũng là những thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu nấm cần khai thác. 5 Đơn giá xuất khẩu nấm tăng mạnh: Giá trung bình xuất khẩu nấm rơm muối tăng khá mạnh, từ mức 1299,2 USD/tấn trong tháng 1/09 lên 1790 USD/tấn trong tháng 11/09. Giá một số loại nấm xuất khẩu sang Mỹ, Italia, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan có xu hướng tăng lên. Cụ thể, giá nấm rơm muối xuất khẩu sang thị trường Italia tăng từ 1,4 USD/kg lên 1,95 USD/kg, tăng 39,35% so với tháng 10/08. Tương tự giá nấm rơm muối xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng từ 18,5 USD/thùng lên 27USD/thùng, tăng 45,9%. Tại Pháp, đơn giá xuất khẩu một tấn nấm rơm muối là 1101,75 USD/tấn, tăng 18,8%...Đáng chú ý, đơn giá xuất khẩu nấm rơm muối sang Trung Quốc, Thái lan và Italia thường cao hơn so với đơn giá xuất khẩu sang thị trường Pháp. Mỹ đã vượt qua Italia để vươn lên vị trí thứ nhất về nhập khẩu nấm của VN, với giá trị nhập 4,2 triệu USD trong 10 tháng đầu năm nay.Xuất khẩu nấm các loại sang Italia chỉ đạt 4 triệu USD, Nhật Bản đạt 1 triệu USD... Giá xuất khẩu nấm của VN cũng đang có xu hướng tăng ở hầu hết các thị trường Mỹ, Italia, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan...Cụ thể, giá nấm rơm muối xuất khẩu sang thị trường Italia tăng từ 1,4 USD/kg lên 1,95 USD/kg, tăng 39,35% so với cùng kỳ năm ngoái.Tương tự giá nấm rơm muối xuất khẩu sang Mỹ tăng từ 18,5 USD/thùng lên 27 USD/thùng, tăng 45,9%; nấm rơm đóng hộp sang Mỹ cũng tăng từ 21 USD/thùng lên 27 USD/thùng, sang Nhật tăng từ 26,2 USD/thùng lên 29 USD/thùng Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của cả nước trong tháng 10/06 đạt 19,3 triệu USD, giảm 22,14 % so với tháng 9/06 và tăng 10,6% so với tháng 10 năm 2005. Tuy nhiên, xuất khẩu các loại rau củ như nấm rơm tăng khá so với tháng 9 năm 2006. Trong đó, nấm rơm vẫn là chủng loại rau củ được xuất khẩu nhiều nhất của nước ta với kim ngạch xuất trong tháng 10 năm 2006 đạt 2,5 triệu USD, tăng 0,8% so với tháng 9/2006.  Nhu cầu thị trường thế giới đối với sản phẩm nấm rơm của Việt nam ngày càng gia tăng, thị trường này càng được mở rộng. * Cung nấm rơm Mỗi năm Việt Nam cung cấp 250 ngàn tấn nấm các loại cho các thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sản lượng nấm này chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu xuất khẩu, trong khi 6 lượng phế phẩm nông nghiệp phục vụ trồng nấm ở Việt Nam rất dồi dào (ước tính mỗi năm Việt Nam có nguồn phế thải nông nghiệp lên tới 40 triệu tấn và chỉ cần sử dụng 10-15% nguồn phế thải này vào việc trồng nấm đã có thể thu về khoảng 1tỷ đôla Mỹ/năm- Theo báo cáo cục trồng trọt). ĐBSCL có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nguyên vật liệu, nguồn nhân lực dồi dào cho sản xuất nấm.Nghề trồng nấm ở đây khá phổ biến và phát triển.Chủ yếu lượng nấm xuất khẩu là ở khu vực ĐBSCL. Hiện nay mỗi tỉnh phía Nam đều có từ vài chục đến vài trăm cơ sở trồng nấm mỡ, nấm rơm, nấm mộc nhĩ,… nhưng để có lượng nguyên liệu ổn định khoảng vài tấn mỗi ngày để phục vụ xuất khẩu là điều khó khăn. Một số nhà nhập khẩu nước ngoài đã đặt hàng các doanh nghiệp trong nước nhưng do thiếu nguông nguyên liệu dài hạn nên các doanh nghiệp chỉ cung cấp được 30% đơn đặt hàng. Về hiện trạng ngành xuất khẩu nấm trong thời gian qua. Cục trồng trọt cho biết, ngành xuất khẩu nấm của nước ta đang thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với số lượng lớn. Hiện các công ty trồng và xuất khẩu nấm lớn cũng chỉ có tối đa 0,8 héc ta, còn lại đa số chỉ 0,4 héc ta, trong khi đó những hộ gia đình trồng nấm tại các tỉnh phía nam chỉ vài chục mét vuông, miền bắc thì quy mô nhỏ.Bên cạnh đó, đến nay nước ta cũng chưa có nhà máy chế biến nấm đạt tiêu chuẩn nên việc xuất khẩu nấm của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với các nước Hàn Quốc, Trung Quốc. Nhận thấy được những vấn đề còn tồn tại đối với việc phát triển sản phẩm nấm của nước ta và lợi ích mà nấm đem lại cho nền kinh tế thì tại Hội nghị “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất nấm” đã đưa ra mục tiêu chung trong thời gian tới là xây dựng ngành sản xuất nấm theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô công nghệ; từng bước ứng dụng công nghệ cao, có sự liên kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, bảo quản chế biến đến tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt Nam trên trường quốc tế: góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân; tạo ra nguồn hàng hóa có giá trị cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các cơ quan có liên quan đã soạn thảo đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu đến năm 2020 nhằm cụ thể hóa mục tiêu trên. Từ đây đã tiến hành quy hoạch phát triển ngành nấm ở nước ta, lồng ghép kế hoạch đào tạo nghề trồng nấm cho nông dân vào chương trình mục tiên quốc gia đâò tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng hệ thống cung cấp giống nấm theo hướng chuyên nghiệp và đảm bảo cung cấp đủ về số lượng , chủng loại và chất lượng cho sản xuất cả nước,….. 7  Qua đây ta dự đoán trong tương lai, ở nước ta, quy mô sản xuất nấm mở rộng, chất lượng nấm tăng, tạo được nguồn cung cấp nấm lớn và ổn định cho thị trường nấm nói chung và thị trường xuất khẩu nấm nói riêng. 3. Nghiên cứu vấn đề tiếp thị sản phẩm của dự án - Nhãn hiệu sản phẩm: thiết kế nhãn hiệu sản phẩm với đầy đủ thông tin cần thiết theo yêu cầu của thị trường thế giới, Dồng thời đăng ký sản phẩm với cơ quản quản lý thực phẩm nước nhập khẩu hàng để được cấp mã số nhận hàng. - Chất lượng sản phẩm: được kiểm định bởi chính các chuyên gia quốc tế, từng cây nấm được gắn chip tự động báo nhiệt độ cùng áp suất ở tất cả các vị trí nhằm bảo đảm đúng quy định tiệt trùng của sản phẩm. - Phương pháp giới thiệu sản phẩm: do thị trường tiêu thụ của dự án là xuất khẩu ra nước ngoài nên sẽ giới thiệu sản phẩm thong qua: + Tham gia các Hội chợ Quốc tế để quảng bá sản phẩm và ký kết những hợp đồng bán hàng với các doanh nghiệp nước ngoài, nhanh chóng nắm bắt được những thông tin của công chúng, tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu, thị hiếu để từ đó có những biện pháp thích hợp trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ, quản lí nhằm mục tiêu gia tang thị phần, doanh số bán hàng sản phẩm của dự án. + Quảng bá trên các tạp chí, báo về thực phẩm có uy tín ở nước nhập khẩu. + Quảng cáo trên mạng Internet + Tổ chức các hội nghị khách hàng: tìm cách tiếp cận khách hàng và công chúng trực tiếp, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và để giới thiệu sản phẩm của mình. + Ngoài ra, để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của dự án, còn có thể kích thích tiêu dùng bằng cách: trưng bày hàng hóa tại nơi bán sao cho đẹp, gây sự chú ý, hiếu kì, tổ chức các cuộc thi, trò chơi nhằm tạo cơ hội cho cả khavhs hàng, nhà phân phối, người bán hàng cùng tham gia 8 và có thể thu được những lợi ích vật chất nhằm tạo thêm sự hiểu biết hơn, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của nhiều người. - Lựa chọn phương thức linh hoạt để đẩy mạnh sức mua: + Phiếu thưởng + Quà tặng + Giảm giá + Hàng miễn phí: hàng tặng thêm cho các nhà buôn khi họ mua hàng với một khối lượng nhất định. 4. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường sản phẩm của dự án 4.1. Nghiên cứu các nhà cạnh tranh: Xếp hạng 20 quốc gia xuất khẩu Nấm nhiều nhất năm 2010: Total (Top 20 Countries) Rank Countries 517,591 Tonnes % Of Total 1 Poland 179,525 34.68% 2 Netherlands 109,455 21.15% 3 Ireland 40,915 7.90% 4 China 30,681 5.93% 5 Belgium 30,463 5.89% 6 Canada 29,574 5.71% 7 Lithuania 24,942 4.82% 8 South Korea 21,116 4.08% 9 9 United States 9,769 1.89% 10 Germany 6,766 1.31% 11 Hungary 6,376 1.23% 12 Belarus 4,215 0.81% 13 Romania 3,504 0.68% 14 Italy 3,457 0.67% 15 Mexico 3,432 0.66% 16 France 3,059 0.59% 17 Thailand 2,864 0.55% 18 Hong Kong 2,680 0.52% 19 Malaysia 2,532 0.49% 20 Austria 2,266 0.44% Source: FAOstat.org (2010) Agriculture Statistics > Exports to USA > Mushrooms (most recent) by country(số liệu năm 2009) VIEW Totals DATA: Definition Source Printable version Map 10 #4 #5 #6 #7 #8 #9 # 10 = 11 = 11 = 13 = 13 Rank Countries #1 Canada: #2 Mexico: #3 China: Turkey: South Africa: Japan: France: Chile: Bulgaria: Ukraine: Spain: Italy: Colombia: Argentina: Total: Weighted average: Amount $49,503.00 $1,000.00 $264.00 $236.00 $80.00 $18.00 $16.00 $10.00 $5.00 $4.00 $3.00 $3.00 $0.00 $0.00 $51,142.00 $3,653.00 Sản lượng nấm thế giới đạt khoảng 25 triệu tấn/năm, tăng từ 7%-10%/năm. Lãnh thổ Đài Loan và Hàn Quốc đã công nghiệp hóa nghề nấm với việc áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến nên đã tạo ra mức tăng trưởng gấp trăm lần trong hơn thập niên qua. Theo Hiệp hội Nấm ăn Hàn Quốc, mỗi năm quốc gia này nhập khẩu lượng nguyên liệu không nhỏ là phụ phẩm trong nông nghiệp như mùn cưa, rơm rạ từ Việt Nam và Trung Quốc để phục vụ ngành công nghiệp trồng nấm, sau đó xuất khẩu nấm sang khoảng 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc, nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới đã đạt sản lượng 20,2 triệu tấn mỗi năm và xuất khẩu hằng năm đạt hàng tỷ USD. Tổng giá trị sản xuất nấm ở Hàn Quốc năm 2008 đã đạt khoảng 8 tỷ USD. 4.2. Xác đinh chiến lược cạnh tranh Nếu Hiệp hội được phê duyệt thành lập, Cục Trồng trọt sẽ tiến hành ngay, và tôi xung phong làm Trưởng ban vận động thành lập Hiệp hội. 11 Giá nấm xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 60% so với sản phẩm cùng loại được sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu không đảm bảo về chất lượng, sản phẩm không đồng đều về kích thước, mẫu mã… Mặt khác các đối thủ cạnh tranh có kinh nghiệm lâu năm trong việc trồng nấm, công nghệ cũng hiện đại hơn, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu vốn khắt khe cho việc trồng nấm. Do vậy, chúng ta đứng trước rất nhiều đối thủ có khả năng cạnh tranh lớn. Chúng ta có tiềm năng lớn, nhưng điều quan trọng là làm thế nào để biến tiềm năng ấy thành hiện thực.Muốn vậy, chúng ta phải có đề án. Đề án nói rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, các quan điểm, giải pháp, đi theo đó là các dự án liên quan… Để phát triển nghề nấm ổn định, bền vững, chúng ta phải có tổ chức và tổ chức đó phải tập hợp được các thành phần kinh tế cùng chí hướng Về cơ bản, Hiệp hội phải tập hợp được lực lượng quan trọng nhất hiện nay là các doanh nghiệp (DN). Đất nước mạnh trên cơ sở có DN, chứ không phải là quản lý Nhà nước hay quy hoạch chính sách. Chúng ta có đề án, chủ trương mà không có DN thực hiện thì sẽ không đạt được kết quả gì. Mà động cơ quan trọng nhất của các DN chính là lợi nhuận, họ luôn phải tìm cách đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường để làm sao lợi nhuận đạt mức cao nhất, do đó, mục đích của Hiệp hội phải là tập hợp được nhiều DN cùng chí hướng, cùng mục đích xây dựng và phát triển nghề nấm, lấy động lực sản xuất kinh doanh nghề nấm của các DN để thúc đẩy nghề nấm phát triển Đương nhiên, tham gia vào Hiệp hội còn có nhiều thành phần không kém phần quan trọng khác, đó là nông dân, các nhà khoa học, nhà quản lý.Vì vậy, chúng ta phải tập hợp được càng đông đảo người tham gia càng tốt, trong đó điểm nhấn là các công ty, DN trên cả nước. 4.3.Chiến lược sản phẩm Chúng ta phải hiểu rằng thương hiệu thường gắn với một DN, với vị trí địa lý, sản phẩm quốc gia. Đã nói đến thương hiệu, nghĩa là sản phẩm đó phải có chuỗi giá trị từ A – Z, tức là từ nghiên cứu phát triển sản xuất, nuôi trồng cho tới thị trường tiêu thụ. Chúng ta đang xây dựng thương hiệu ngành nấm theo 2 hướng, thứ nhất là gắn với thương hiệu từng loại sản phẩm, ví dụ nấm đùi gà, nấm kim châm (tức là gắn với nội dung sản phẩm), thứ hai là gắn với DN cụ thể để có sản phẩm đột phá, ví dụ như hiện nay chúng ta đã có Công ty cổ phần Việt Mỹ của ông 12 Trương Văn Mười ở Đồng Tháp. Ông ta làm nấm rơm, nấm sọ, nhưng vùng tiêu thụ sản phẩm thì bát ngát, sang cả Đông Âu…, do ông ta đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình. Câu hỏi đặt ra là ai làm những thương hiệu đó?Ở đây, DN là nhân tố chính, thế nhưng Nhà nước cũng phải có hỗ trợ chứ không thể để DN tự bơi.Có lẽ, chúng ta phải có cơ chế riêng về việc hỗ trợ này. Theo như tôi biết, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có một chương trình hỗ trợ các DN, địa phương xây dựng thương hiệu sản phẩm và chương trình sản phẩm quốc gia cũng nằm trong cái đó, trên cơ sở ấy, người trồng nấm sẽ có nhiều cơ hội phát triển sản phẩm của mình. Định hướng thời gian tới là xây dựng hệ thống cung cấp giống nấm theo hướng chuyên nghiệp trên cơ sở thực hiện có hiệu quả Dự án sản xuất giống nấm giai đoạn 2011 – 2015 và những năm tiếp theo, nhằm đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chủng loại và chất lượng cho sản xuất trên cả nước. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng hoan nghênh việc tiến tới thành lập Ban vận động thành lập Hiệp hội nấm Việt Nam vào quý IV/2012 nhằm tập hợp các doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và người trồng nấm trên cả nước để thúc đẩy phát triển ngành nấm. Dự kiến đến năm 2015, cả nước sản xuất và tiêu thụ khoảng 400.000 tấn nấm các loại, xuất khẩu đạt 150-200 triệu USD/năm. Đến năm 2020, sản xuất tiêu thụ nấm tăng lên 1 triệu tấn/năm, tạo thêm 1 triệu việc làm cho lao động nông thôn, đưa giá trị xuất khẩu lên 450-500 triệu USD/năm. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan