Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tài chính tại công ty tnhh thiết bị khoa học và công nghệ việt nhật...

Tài liệu Phân tích tài chính tại công ty tnhh thiết bị khoa học và công nghệ việt nhật

.PDF
98
107
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THU HẠNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THU HẠNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ THÁI HÀ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là do tôi nghiên cứu và thực hiện với sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Thái Hà. Các nội dung nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trên các công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn có nguồn gốc đáng tin cậy. Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên nền tảng cơ sở lý luận khoa học và trên cơ sở tác nghiệp thực tiễn tại Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật. Tác giả Trần Thị Thu Hạnh LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Thái Hà đã tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện luâ ̣n văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc cùng các phòng ban Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có đƣợc những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu. Tác giả Trần Thị Thu Hạnh TÓM TẮT Hiện nay, sự đổi mới của nền kinh tế thị trƣờng và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng nhƣ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tài chính là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu đó thông qua việc vận dụng tổng thể các phƣơng pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp có thể xác định đƣợc nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng nhƣ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trong thời gian tới. Bên cạnh đó, phân tích tài chính còn cung cấp các thông tin hữu ích về tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cho các đối tƣợng khác nhƣ các nhà đầu tƣ, cổ đông, chính phủ, ngƣời lao động...có các quyết định phù hợp. Trƣớc những nhu cầu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn đó, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Những đóng góp của luận văn: - Hệ thống hoá một cách khái quát nhất cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn từ công ty, tác giả tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty. - Trên cơ sở đó, đề xuất những phƣơng pháp, giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty. Từ khóa: Phân tích tài chính, Cải thiện tình hình tài chính, Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lời nói đầu .................................................................................................... 1 1.1. Về tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 2 1.4. Những dự kiến đóng góp của luận văn .................................................. 2 2. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................4 1.1. Phân tích tài chính doanh nghiê ̣p ............................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp .................................. 4 1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp ..................................... 4 1.1.3. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ...... 6 1.1.4. Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiê ̣p................................ 10 1.1.5. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiê ̣p...................................... 17 1.1.6. Nô ̣i dung phân tić h tài chiń h doanh nghiê ̣p ...................................... 18 1.1.7. Nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp……….…27 1.2. Tổ ng quan tình hình nghiên cƣ́u .............................................................. 29 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................32 2.1. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u.......................................................................... 32 2.1.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................ 32 2.1.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................ 32 2.2. Quy trình nghiên cƣ́u ............................................................................... 34 2.2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu ......................... 34 2.2.2. Xây dựng khung lý thuyết ................................................................. 35 2.2.3. Thu thập số liệu ................................................................................. 35 2.2.4. Phân tích số liệu ................................................................................ 35 2.2.5. Kết luận về kết quả nghiên cứu đƣợc................................................ 35 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT .......................................36 3.1. Tổ ng quan về Công ty TNHH Thiế t bi ̣Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ Viê ̣t .... Nhâ 36̣t 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................. 36 3.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh ....................................................... 38 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty .............................................................. 39 3.1.4. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty ............................................. 42 3.2. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật ................................................................. 43 3.2.1. Khái quát chung về tình hình tài chính tại công ty ........................... 43 3.2.2. Phân tích khả năng thanh khoản ....................................................... 59 3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản .................................................... 61 3.2.4. Phân tích cơ cấu vốn và khả năng trả nợ của công ty ....................... 62 3.2.5. Khả năng sinh lời của công ty ........................................................... 64 3.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty................................. 66 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................... 66 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 67 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ......................................................................................................70 4.1. Đinh ̣ hƣớng phát triể n hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t kinh doanh của Công ty ....... 70 4.1.1. Mục tiêu của Công ty đến năm 2020 ................................................ 70 4.1.2. Phƣơng hƣớng hoạt động và biện pháp thực hiện của Công ty. ....... 70 4.2. Mô ̣t số giải pháp cải thiêṇ tình hình tài chính Công ty ............................ 72 KẾT LUẬN ...............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................79 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CSH Chủ sở hữu 2 DT Doanh thu 3 LN Lợi nhuận 4 ROA Hệ số sinh lời tài sản 5 ROE Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu 6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 7 TSCĐ Tài sản cố định 8 TSDH Tài sản dài hạn 9 TSNH Tài sản ngắn hạn 10 VIJATECH Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 Doanh thu của công ty từ năm 2010 -2013 38 2 Bảng 3.2 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn 44 3 Bảng 3.3 Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 49 4 Bảng 3.4 Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn 51 5 Bảng 3.5 Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng 53 Trang vốn năm 2011 6 Bảng 3.6 Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng 54 vốn năm 2012 7 Bảng 3.7 Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng 55 vốn năm 2013 8 Bảng 3.8 Phân tích biến động kết quả kinh doanh 57 9 Bảng 3.9 Khả năng thanh toán của VIJATECH 60 10 Bảng 3.10 Hiệu quả sử dụng tài sản của VIJATECH 61 11 Bảng 3.11 Cơ cấu vốn và khả năng trả nợ của 63 VIJATECH 12 Bảng 3.12 Khả năng sinh lời của VIJATECH ii 64 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT 1 Sơ đồ Nội dung Sơ đồ 3.1 Quy trình hoạt động kinh doanh thƣơng mại Trang 39 của công ty 2 Sơ đồ 3.2 Mô hình tổ chức của công ty 41 3 Sơ đồ 3.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty 42 iii MỞ ĐẦU 1. Lời nói đầu 1.1. Về tính cấp thiết của đề tài Khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm qua đã gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Theo thống kê của tổng cục thống kê chỉ tính riêng năm 2013 số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động là 60.737 doanh nghiệp. Mặc dù chính phủ đã có những biện pháp để ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp, nhƣng trƣớc hết các doanh nghiệp phải tự phát huy nội lực để ổn định và phát triển. Để đạt đƣợc điều này, doanh nghiệp cần thƣờng xuyên phân tích và đánh giá tình hình tài chính. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ những tiềm năng cần phát huy và những nhƣợc điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà quản trị có thể xác định đƣợc nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng nhƣ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trong thời gian tới. Bên cạnh đó, phân tích tài chính còn giúp cho nhiều đối tƣợng khác quan tâm tới tình hình tài chính doanh nghiệp nhƣ các nhà đầu tƣ, chủ nợ, nhà nƣớc và ngƣời lao động có đƣợc những quyết định phù hợp thông qua khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ... Trƣớc những nhu cầu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn đó, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Thiết bị khoa học và công nghệ Việt Nhật” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 1 Câu hỏi nghiên cứu: Cần làm gì để cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Thiết bị khoa học và công nghệ Việt Nhật với kết quả phân tích thu đƣợc? 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật từ năm 2010 đến 2013, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật từ năm 2010 đến 2013. Qua đó tìm ra ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình tài chính công ty. - Đề ra các nhóm giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật từ năm 2010 đến 2013. 1.4. Những dự kiến đóng góp của luận văn -Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại doanh nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật để đƣa ra nhận định về tình hình 2 tài chính của công ty và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. 2. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần giới thiệu và kết luận, gồm có các nội dung sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp và tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3. Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật Chƣơng 4. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tƣơng lai của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho nhà phân tích ra các quyết định tài chính có liên quan tới lợi ích của họ trong doanh nghiệp đó. (Lê Thị Xuân và cộng sự, 2012, trang 10). Phân tích tài chính doanh nghiệp trƣớc hết thƣờng tập trung vào các số liệu đƣợc cung cấp trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với các thông tin bổ sung từ các nguồn khác nhau, làm rõ tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, chỉ ra những thay đổi chủ yếu, những chuyển biến theo xu hƣớng, tính toán những nhân tố, những nguyên nhân của sự thay đổi trong các hoạt động tài chính, phát hiện những quy luật của các hoạt động, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại và những dự báo trong tƣơng lai. 1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trƣớc pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhƣ : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách 4 hàng… kể cả các cơ quan Nhà nƣớc và ngƣời làm công, mỗi đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. 1.1.2.1 Phân tích tài chính đối với nhà quản trị Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hƣớng các quyết định của Ban Giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính: kế hoạch đầu tƣ, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý. 1.1.2.2 Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư Nhà đầu tƣ cần biết thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tƣ. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không. 1.1.2.3. Phân tích tài chính đối với người cho vay Ngƣời cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà ngƣời cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhƣ thế nào? Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với ngƣời hƣởng lƣơng trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sƣ... Dù họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhƣng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ. Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng thông qua một hệ thống các phƣơng pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp ngƣời sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm 5 ra những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đƣa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tƣ phù hợp. 1.1.3. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đƣa ra đƣợc những nhận xét, kết luận đúng đắn. 1.1.3.1. Thông tin chung Đó là những thông tin chung về tình hình kinh tế, chính trị, môi trƣờng pháp lý có ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhƣ: sự suy thoái hay tăng trƣởng kinh tế, chính sách thuế, lãi suất… 1.1.3.2. Thông tin theo ngành kinh tế Đó là những thông tin về vị trí của ngành trong nền kinh tế, loại hình, đặc điểm ngành nghề công ty kinh doanh, tình trạng công nghệ, hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, chính sách của nhà nƣớc, thị phần, triển vọng phát triển... 1.1.3.3. Thông tin liên quan đế n bản thân doanh nghiê ̣p Đó là những thông tin liên quan đế n tiǹ h hiǹ h tài chiń h của doanh nghiê ̣p bao gồm thông tin về cơ cấu , tổ chức của doanh nghiệp, quy trình sản xuất kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh, công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp,… Những thông tin này đƣợc thể hiện qua báo cáo, tổng kết của nhà quản lý, báo cáo, hạch toán của kế toán … trong đó thông tin từ hệ thống báo cáo tài chính là thông tin quan trọng nhất. Báo cáo tài chính là bản báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, là hệ thống báo cáo đƣợc lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán 6 hiện hành phản ánh các thông tin tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của một doanh nghiệp, cơ quan Nhà nƣớc và nhu cầu hữu ích của những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra quyết định về tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.  Bảng cân đối kế toán - Khái niệm Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có, nguồn vốn hình thành tài sản đó của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tƣợng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông thƣờng, Bảng cân đối kế toán đƣợc trình bày dƣới dạng bảng cân đối số dƣ các tài khoản kế toán; một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp. - Ý nghĩa Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: Đó là vốn của chủ sở hữu và nợ phải trả. Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán đƣợc sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống. Bên tài sản Tài sản ngắn hạn (tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn 7 khác); tài sản dài hạn ( các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tƣ, các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác). Bên nguồn vốn Nợ ngắn hạn (nợ phải trả có thời hạn thanh toán dƣới một năm hoặc dƣới một chu kỳ kinh doanh, các khoản phải trả, phải nộp khác, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ ký cƣợc dài hạn); nợ dài hạn (nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh, khoản phải trả ngƣời bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn và thuế thu nhập hoãn lại phải trả tại thời điểm báo cáo); vốn chủ sở hữu (thƣờng bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới). Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản; bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng nhƣ khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Bên tài sản và nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ tiêu: số đầu kỳ, số cuối kỳ. Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có một số khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán nhƣ: một số tài sản thuê ngoài, vật tƣ, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hoá nhận bán hộ, ngoại tệ các loại... Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết đƣợc loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Qua đó giúp cho các nhà phân tích đánh giá đƣợc khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.  Báo cáo kết quả kinh doanh Một thông tin không kém phần quan trọng đƣợc sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo Kết quả kinh doanh. Khác với Bảng cân đối kế toán, báo cáo Kết quả kinh doanh cho biết sự dịch 8 chuyển của tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Báo cáo Kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định đƣợc kết quả sản xuất - kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Nhƣ vậy, báo cáo Kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản mục chủ yếu đƣợc phản ánh trên báo cáo Kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính; doanh thu từ hoạt động bất thƣờng và chi phí tƣơng ứng với từng hoạt động đó. Những loại thuế nhƣ: VAT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất không phải là doanh thu và không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không đƣợc phản ánh trên báo cáo Kết quả kinh doanh. Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác đƣợc phản ánh trong phần: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo đƣợc chi trả hay không, cần tìm hiểm tình hình Ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân quỹ thƣờng đƣợc xác định cho thời hạn ngắn (thƣờng là từng tháng) Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ (thu Ngân quỹ), bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hoá hoặc dịch 9 vụ); dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tƣ, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thƣờng. Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi Ngân quỹ) bao gồm: dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động đầu tƣ, tài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thƣờng. Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dƣ ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dƣ ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả. Tóm lại, để phân tích tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân tích cần phải đọc và hiểu đƣợc các báo cáo tài chính, qua đó, họ nhận biết đƣợc và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ. 1.1.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiê ̣p Phƣơng pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích tài chính , có rất nhiều phƣơng pháp để phân tích, nhà phân tích thƣờng dùng các phƣơng pháp phân tích cơ bản sau: 1.1.4.1. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đơn giản và đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng nhiề u nhấ t trong phân tić h kinh tế nói chung và phân tić h tài chiń h nói riêng. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng