Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tài chính Công ty cổ phần may Việt Tiến – Công ty cổ phần may Nhà Bè...

Tài liệu Phân tích tài chính Công ty cổ phần may Việt Tiến – Công ty cổ phần may Nhà Bè

.DOC
62
1041
80

Mô tả:

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Đề tài: Phân tích tài chính 2 công ty trong ngành may mặc Công ty cổ phần may Việt Tiến – Công ty cổ phần may Nhà Bè Giáo viên hướng dẫn : Ths. Phan Hồng Mai Nhóm phân tích: Đặng Xuân Diệu CQ513580 Ngô Hữu Đạt CQ510898 Nguyễn Kiều Hưng CQ511681 Trịnh Sỹ Khiêm CQ511817 Đặng Hồng Lĩnh CQ511985 Trần Xuân Trường CQ513225 Phần I : Tình hình nền kinh tế vĩ mô và tình hình ngành may mặc Việt Nam năm 2010 I. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2010 Năm 2010 là một năm đáng nhớ đối với nền kinh tế Việt Nam, đan xen giữa những thành công trong điều kiện khó khăn là những vấn đề bộc lộ đòi hỏi phải giải quyết 1. Tăng trưởng GDP Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34% . Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Trong 6,78% tăng chung của nềnkinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm; dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm. Với kết quả này, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1160 USD Sản xuất công nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột khi tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Riêng tháng 12, đạt tốc độ ngang với mức trước khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới (16,2%. Cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 794.200 tỉ đồng, tăng 14% và vượt kế hoạch năm (12%). Đặc biệt, cơ cấu sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng lớn nhất (gần 90%) và giảm dần công nghiệp khai thác tài nguyên. 2. Hoạt động ngân hàng Chính sách tiền tệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, bảo đảm được các mục tiêu đề ra từ đầu năm: đến 31/12/2010, tổng phương tiện thanh toán tăng 25,3% so với cuối năm 2009; huy động vốn tăng 27,2%; tín dụng tăng 29,81%, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%; tín dụng ngoại tệ tăng 49,3%. Thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã dần ổn định, nguồn cung ngoại tệ được cải thiện đáng kể (đến ngày 31/12/2010, tỉ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tăng 5,52% và tỉ giá mua bán của các ngân hàng thương mại tăng 5,53%). Giá vàng trong nước diễn biến tương đối sát với giá vàng thế giới, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã được thu hẹp. 3. Tăng trưởng xuất nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, vượt xa kế hoạch Quốc hội đề ra là 60 tỉ USD (tăng trên 6%) cũng như mức đỉnh 62,7 tỉ USD năm 2008. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng hóa so với năm trước, trong đó, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng công nghiệp năng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng từ 4,6% xuống 4%. Đặc biệt, Việt Nam đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 6 mặt hàng so với năm 2009. Lần đầu tiên, dệt may đạt trên 11 tỉ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính. Thủy sản, da giày đã vượt dầu thô “soán ngôi” top 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tùng 20,1% so với năm trước. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, bao gồm xăng dầu, tăng 225,2%; lúa mì tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giầy dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,7%; vải tùng 27,2%... Nhờ kiểm soát chặt nhập khẩu và thành tích của xuất khẩu nên nhập siêu hàng hóa cả năm khoảng 12,4 tỉ USD, bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức 20% của kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với mức 22,5% của năm trước. 4. Thu hút vốn FDI Do vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, thu hút FDI đạt 18,6 tỉ USD, giảm 19,5% so với mức 23,1 tỉ USD của năm 2009, không đạt mục tiêu thu hút 22 - 25 tỉ USD trong năm2010. Điểm sáng nhất trong thu hút FDI năm nay là chỉ tiêu giải ngân, đạt 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm trước và chỉ cách kỉ lục của năm 2008 là 500 triệu USD; nhóm ngành sản phẩm chế biến vươn lên dẫn đầu khi có tới 4,37 tỉ USD đăng kí và giúp số dự án nhóm này tăng gần gấp rưỡi. Đây được đánh giá là tín hiệu tốt đối với nềnkinh tế trong việc thu hẹp thâm hụt thương mại trong tương lai. II. Tình hình ngành dệt may 2010 Ngành dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, hình thức sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn theo hợp đồng gia công, nguồn nguyên liệu tuân theo chỉ định của chủ hàng và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu hạn chế cơ hội cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Năm 2010, Ngành Dệt May Việt Nam (DMVN) đạt kim ngạch xuất khẩu 11,2 tỉ USD, tăng 21,7% so với năm 2009. Sau 10 năm xuất khẩu một cách chính qui, DMVN đã đứng trong top 8 nước có qui mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới, Việt Nam đứng trong danh sáchTOP 10 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng Dệt may trong giai đoạn 2007-2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4,32%), Đức (5,03%), Italy(5%), Ấn Độ (3,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,7%). Bảng 1 - Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007-10/2011) Nguồồn: GSO, HBBS Chỉ tiêu % Tổng kim ngach xuất khẩu của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu dệt may (triệu USD) Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước theo giá hiên thời 2007 2008 2009 2010 16.02% 14.50% 16.02 15.60% 7750 11175 9120 9066 17.68% -0.59% 23.26% Tính theo giá hiện thời, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh trong năm 2008 (gần 18%). Tuy nhiên, đến năm 2009, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam giảm nhẹ (gần 0,6%) so với năm 2008 xuống còn 9.066 triệu USD. Theo UNCTAD, sự sụt giảm này có thể do các nhà sản xuất giảm giá hàng bán để khuyến khích người mua trong điều kiện nhu cầu tiêu thụ sụt giảm và do người mua chuyển sang sử dụng các sản phẩm rẻ tiền hơn để cắt giảm chi tiêu trong tình hình kinh tế khó khăn. Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu Dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với tốc độ tăng trên 20% (năm 2010) do các đơn hàng gia công được chuyển dần từ Trung Quốc sang Việt Nam, đồng thời, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, các nước ASEAN. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất đối với dệt may Việt Nam là giá nguyên liệu đầu vào còn cao khi ngành còn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu và khả năng đàm phán tăng giá đầu ra hạn chế. Theo thống kê, sản xuất bông tại Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 2 - 3% nhu cầu xơ bông của ngành sợi (yêu cầu 400.000 tấn/năm). Do vậy, để phục vụ cho ngành kéo sợi, các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu. Điều này có nghĩa rằng, ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập. Vì thế, giá nguyên liệu đầu vào tăng, sẽ tác động rất lớn và trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Những khó khăn về điều kiện khí hậu cũng như diện tích, địa lý... đang là những trở ngại cho việc mở rộng diện tích vùng trồng bông của nước ta. Nếu được tạo điều kiện tối đa từ phía Nhà nước và chính quyền địa phương, ngành bông của ta cũng chỉ đáp ứng được 10%. Nói như vậy, rõ ràng ngành bông sợi trong nước đang rơi vào tình thế không thể tự bảo đảm được nguồn nguyên liệu. Điều đó đồng nghĩa với việc, ngành dệt may sẽ tiếp tục phải chịu chi phí đầu vào cực cao để đạt được những kết quả như đang có. Nhưng bên cạnh đó, ngành dệt may là một trong những ngành kinh tế liên quan tới xuất nhập khẩu nên có xu hướng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn từ tỷ giá, tình hình kinh tế thế giới so với các ngành khác. Tại thời điểm 2010, khi mà khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ đã bắt đầu suy giảm, các nên kinh tế như Mỹ, Nhật, EU có dấu hiệu phục hồi cũng đã đem lại cơ hội cho ngành dệt may trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, ngành dệt may Việt nam đã bắt đầu có sự thay đổi và sáng tạo rõ nét trong khâu thiết kế và quảng cáo nhằm tiếp cận thị trường trong và ngoài nước cũng như đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng ngày càng khắt khe của người tiêu dùng nội địa và quốc tế. Không chỉ vậy, theo Hiệp định thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) ký kết ký kết năm 2004, thuế nhập khẩu hàng hóa giữa các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ giảm 90%, bắt đầu thực hiện từ năm 2005 đối với 6 thành viên đầu tiên của ASEAN. Việt Nam gia nhập ASEAN muộn hơn, do đó, cam kết cắt giảm thuế này sẽ được thực hiện từ năm 2015. Hiện nay, Việt Nam đang từng bước cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm Dệt may của Trung Quốc. khi đó ngành Dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức độ cạnh tranh gay gắt hơn từ các sản phẩm của Trung Quốc. Ngoài ra, hàng Dệt may Việt Nam đang chủ yếu dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ.nhưng tới năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Việt nam đạt 1160 USD/ người- theo đó, Việt Nam không còn là một nước nghèo nữa nên với mức thu nhập thấp của nhân công Dệt may Việt Nam hiện nay thì có thể nói lợi thế này của ngành Dệt may Việt Nam thực chất là một gánh nặng lớn về mặt xã hội. Vì thế, khi mức thu nhập của người Việt Nam được nâng lên thì lợi thế so sánh này của Việt Nam có thể sẽ không còn, đặc biệt với xu hướng ngày càng sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến và lao động có tay nghề cao. Quan trọng hơn thế, khi tham gia vào thị trường quốc tế, Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu khá khắt khe về chất lượng nguyên liệu đầu vào, những quy định kỹ thuật chặt chẽ của những thị trường này nhằm bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường như Quy định sử dụng hoá chất (Reach) có hiệu lực từ năm 2009 vẫn tiếp tục là rào cản công nghệ cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong điều kiện vốn hạn hẹp và trình độ công nghệ hạn chế. Phần II : Giới thiệu hai chung công ty và tình hình năm 2010 I. Công ty cổ phần may Việt Tiến 1. Giới thiệu về doanh nghiệp Tên doanh nghiệp phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN Tên giao dịch: VIETTIEN GARMENT JOINT STOCK CORPORATION ; Tên viết tắt: VTEC Vốn điều lệ: 230.000.000.000 đồng Lịch sử hình thành: Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái BìnhDương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân. Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. Nhờ vào nỗ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC( theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991) Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến. Căn cứ Quyết định số 2576/QĐ-BCN ngày 26 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp về việc xác định giá trị Tổng công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam để cổn phần hóa.Căn cứ Quyết định số 0408/QĐ-BCT ngày 30/08/2007 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Tổng công ty may Việt Tiến thành Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến. Địa chỉ: 07 Lê Minh Xuân - Q. Tân Bình - TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84) 8.38640800 Fax: (84) 8.38645085 - 38654867 Email: [email protected] Website: http://www.viettien.com.vn 2. Các nhóm sản phẩm : - Thương hiệu VIETTIEN cho thời trang công sở (Office Wear). - Thương hiệu Vee Sendy cho thời trang thông dụng (Casual Wear) - Thương hiệu TT-up là thương hiệu thời trang cao cấp (High Class Fashion - Hai thương hiệu thời trang cao cấp SAN SCIARO: (sản phẩm thời trang nam cao cấp mang phong cách Ý) và MANHATTAN (sản phẩm thời trang nam cao cấp mang phong cách Mỹ, thuộc tập đoàn Perry Ellis International và Perry Ellis Europe của Mỹ được Việt Tiến mua quyền khai thác và sử dụng). 3. Môi trường vi mô  Nhà cung cấp Nguyên vật liệu chính để sản xuất các sản phẩm của Công ty là các loại sợi cao cấp, chủ yếu được cung cấp bởi các Công ty lớn, uy tín trong và ngoài nước. Nguyên liệu vải các loại chủ yếu được nhập từ Singapore, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số nguyên phụ liệu khác như khuy, nút, dây kéo, dây thun… Danh sách một số nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty Hiện nay, theo thống kê sơ bộ, khoảng 70% nguyên vật liệu của ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc vào nhập khẩu. Do đó, những biến động của nền kinh tế thế giới có tác động rất lớn đối với nguồn cung ứng này. Tuy nhiên, với bề dày hoạt động trong lĩnh vực này, Việt Tiến đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết với các nhà cung ứng nguyên vật liệu trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, dệt may là một trong những mặt hàng chiến lược được Nhà nước quan tâm, do đó, trong vòng 2 năm trở lại đây, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã triển khai hàng loạt dự án sản xuất nguyên liệu cho ngành dệt may thay thế nhập khẩu. Một dự án trồng bông vải theo mô hình trang trại thay thế phương thức trồng bông phân tán trong các hộ dân đã được triển khai thí điểm, và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Với những định hướng này, nguồn nguyên vật liệu của ngành dệt may nói chung và của Công ty nói riêng hứa hẹn sẽ ổn định hơn trong thời gian tới.  Khách hàng Chia ra phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng - Nam: Cao cấp, khá, trung bình - Nữ: Trung cao cấp - Trẻ em: Trung cao cấp + Thị trường nội địa: Việt Tiến hiện có trên 1380 cửa hàng, đại lý phân bổ đều khắp các tỉnh thành trong cả nước. + Thị trường xuất khẩu: Việt Tiến hiện đang giao dịch với trên 50 khách hàng thuộc các nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha….), Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indone- sia….), Châu Úc…vv. Cơ cấu thị trường như sau: Nhật Bản: 31 %, EU: 27%, Mỹ: 27% và các nước khác: 15%. Là doanh nghiệp tiên phong trong việc đưa thương hiệu may mặc Việt Nam ra nước ngoài.Năm 2010 công ty đã mở đại lí chính thức tại Campuchia và Lào để trực tiêp giới thiệu sản phẩm Việt Tiến thay vì xuất khẩu qua trung gian.  Cơ cấu thị trường xuất khẩu Tổng Cty duy trì thị trường xuất khẩu hiện có bằng các đơn hàng khó, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn, tập trung nâng cao các đơn hàng đi vào thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU. Năm 2010, Tổng Cty đã đạt được mục tiêu đề ra, với kết quả là cơ cấu thị trưởng xuất khẩu đạt được như sau : thị trường Nhật Bản : 24%, thị trường Mỹ : 27%, thị trường EU : 29% và các thị trường khác là 20 %.  Nguồn nhân lực - Tỷ lệ biến động lao động năm 2010 so với cùng kỳ có dấu hiệu giảm dần, Tổng Công ty đã tìm mọi biện pháp để giữ ổn định lao động, đẩy nhanh việc tăng NSLĐ nhằm bù đắp được sự sụt giảm về lao động. Thu nhập bình quân người lao động : 4.750.000 đồng/ người/ tháng, tăng 30% so với cùng kỳ. - Nhân viên: trình độ tay nghề cao, được công ty đào tạo để có thể ứng dụng trang thiết bị mới vào sản xuất.Viettien phát triển đội ngũ nhà thiết kế ngày càng hùng hậu, lên tới 40-50 người - Việc có thêm nhiều DN FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam càng làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động., nguồn lao động sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn.  Đối thủ cạnh tranh - Sản phẩm: Thách thức lớn nhất :có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này,sẽ có rất nhiều cạnh tranh từ các nước xuất khẩu mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước đang rất phát triển:cty TNHH dệt may Thái Tuấn, công ty dệt may Thắng Lợi,cty CP dệt may Thành Công… … - Cạnh tranh giá: tình hình dệt may Việt Nam sẽ còn gặp rắc rối hơn nữa khi giá hàng hoá tại các thị trường nhập khẩu chủ chốt như Mỹ, châu Âu cắt giảm 20%. Riêng Mỹ giảm nhập hàng dệt may Việt nam tới 15%. Điều này có nghĩa là hàng dệt may Việt Nam nói chung, viet tien nói riêng sẽ gặp phải sức cạnh tranh giá gay gắt ở thị trường nước ngoài trong thời gian tới.  Chiến lược kinh doanh - Đối với sản xuất : Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, cải tiến hợp lý hóa sản xuất bằng công nghệ Lean, áp dụng quy trình quản lý tiên tiến, tăng cường giá trị tăng thêm của sản phẩm, đẩy nhanh tăng năng suất lao động, cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc cho người lao động. - Đối với thị trường Nội địa : Tiếp tục khai thác và chiếm lĩnh thị trường Nội địa, đa dạng hóa mặt hàng, nhãn hiệu. Rà soát, củng cố và phát triển hệ thống các kênh phân phối. - Đối với thị trường Xuất khẩu : Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, tiếp nhận các chương trình đầu tư của khách hàng Nhật Bản. - Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triển nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, công ty chú trọng nâng cao kiến thức Marketing, đàm phán cho nhân viên. - Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 & trách nhiệm xã hội SA8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn WRAP. - Liên doanh liên kết: tìm hiểu kỹ đối tác trong và ngoài nước để liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may – đặc biệt là nguyên liệu chính- Từ đó, công ty sẽ có nguồn cung cấp ổn định phục vụ cho sản xuất xuất khẩu & nội địa. - Tiến hành các biện pháp chống nạn làm nhái,hàng giả của công ty. Các biện pháp cụ thể là thông qua các cơ quan quyền lực chống lại việc làm nhái giả hàng công ty. Công ty đã cải tiến các dây viền, cúc áo, nhãn hiệu, một cách tinh xảo để chống giả mạo, đăng báo, in brochute danh sách các đại lý chính thức, chỉ rõ phân biệt hàng giả, hàng thật.  Cơ sở hạ tầng - Di dời toàn bộ kho P7, kho Tân Châu về tổng kho của Tổng công ty tại Hóc Môn trong quý 3/ 2010. - Tiến hành di dời Xí nghiệp May Việt Long từ số 20 Cộng Hòa, quận Tân Bình về số 446B Nguyễn Văn Quá quận 12, TP. HCM do bị bộ Quốc phòng ( binh đoàn 319 ) đòi lại mặt bằng . - Việc đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới để thực hiện di dời cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của Tổng công ty trong năm 2011 và các năm tiếp theo. - Năm 2010 Tổng công ty đã giới thiệu thêm 01 thương hiệu mới cho hàng Nội địa là thương hiệu “ VIỆT LONG” và khai trương Tổng Đại lý tại thủ đô Viên Chăn – Lào. Đã tiến hành đầu tư nâng cấp các cửa hàng lớn, tạo hình ảnh ấn tượng về thương hiệu của Tổng công ty, trong năm đã tiến hành cải tạo nâng cấp Trung Tâm Thời trang Việt Tiến tại số 7 Lê Minh Xuân, phường 7, quận Tân Bình, TP, HCM. - Tiến hành đầu tư mở rộng năng lực sản xuất tại khu Hóc Môn, khai thác năng lực sản xuất tại Xí nghiệp Việt Long và Vimiky.  Trình độ công nghệ Năng lực sản xuất Năng suất (sản phẩm/năm) 13.100.000 15.130.000 Sản phẩm Áo jacket, áo khoác, bộ thể thao Áo sơ mi, áo nữ Quần áo các loại 12.370.000 Veston 300.000 Các mặt hàng khác 1.000.000 Trình độ công nghệ Trong những năm qua, Việt Tiến đi đầu trong việc nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng công nghệ mới, đầu tư ứng dụng công nghệ Lean Manufacturing. Lean Manufacturing là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất. Một trong những nguyên tắc chính của công nghệ Lean là xây dựng quy trình thời gian chuẩn cho từng bước công việc trên cơ sở ghép bước công việc để phân công lao động hài hòa. Bên cạnh đó, Việt Tiến cũng đã đầu tư thiết bị hiện đại vào sản xuất như hệ thống giác sơ đồ/trải vải/cắt tự động, hệ thống dây chuyền sản xuất tự động cùng các loại máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại khác như máy mổ túi tự động, máy tra tay, máy lập trình…nhờ vậy mà năng suất, chất lượng được tăng lên rõ rệt, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thị trường.  Chính sách cổ tức - Công ty tiến hành trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; ngay khi trả hết số cổ tức đã định, Công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. - Đại hội cổ đông thường niên sẽ quyết định tỷ lệ cổ tức trả cho cổ đông dựa trên đề xuất của Hội đồng Quản trị, kết quả kinh doanh của năm hoạt động và phương hướng hoạt động kinh doanh của những năm tiếp theo. - Mức cổ tức Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến chi trả cho cổ đông qua các năm như sau : năm 2009 là 18% và 2010 là 21%.  Công tác đầu tư Tổng đầu tư mua sắm tài sản cố định, nâng cấp cải thiện môi trường làm việc, đầu tư tài chính trong năm là 112,8 tỷ đồng, trong đó : - Mua sắm tài sản cố định : 18,4 tỷ đồng. - Mua lại nhà xưởng và tài sản trên đất tại huyện Ô Môn, Cần Thơ : 12,2 tỷ - Xây dựng cơ bản : 55,5 tỷ tỷ đồng. - Đầu tư tài chính, đầu tư góp vốn và thành lập các liên doanh : 26,7 tỷ đồng. II. Công ty cổ phần may Nhà Bè 1. Giới thiệu về doanh nghiệp - Tên công ty: Công ty cổ phần may nhà bè - Trụ sở chính: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. - Website: http://www.nhabe.com.vn/ - Tổng Công ty May Nhà Bè - Công ty Cổ phần (gọi tắt là “Tổng Công ty”) là doanh nghiệp được thành lập từ việc cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước - Công ty May Nhà Bè theo Quyết định số 74/2004/QĐ-BCN ngày 08/8/2004 và Quyết định số 88/2004/QĐ-BCN ngày 08/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương). Tổng Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0300398889 và đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 11 tháng 05 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. - Vốn điều lệ: 140 000 000 000 VND (≈7 368 000 USD) 2. Các dòng sản phẩm Các dòng sản phẩm: - MATTANA: sản phẩm thời trang công sở nam nữ. NBC mong muốn rằng người lao động Việt Nam luôn trẻ, khỏe, đẹp, thành công và luôn là tiềm năng phát triển của đất nước. - DE CELSO: sản phẩm được chuyển giao thiết kế và công nghệ từ Châu Âu. Đây là thương hiệu không có sự bảo trợ của NBC và được phát triển theo nhu cầu về thời trang cao cấp của người tiêu dùng. - NOVELTY: nhãn hiệu truyền thống của NBC cung cấp những sản phẩm thời trang công sở nam nữ với tính cách thương hiệu „Mạnh mẽ - Hiện đại - Thích chinh phục“ cho độ tuổi thanh niên & trung niên. 3. Môi trường vi mô  Nhà cung cấp Công ty chủ yếu phải nhập khẩu đầu vào cho ngành với giá trị rất lớn, chiếm bình quân khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong kim ngạch nhập khẩu nói chung, vải là sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất, chiếm bình quân gần 62% giá trị nhập khẩu nguyên liệu Dệt May hàng năm của công ty. Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là nguyên phụ liệu với tỷ trọng bình quân gần 20%. Bông và xơ sợi các loại đứng thứ 3 và thứ 4.Nguồn nguyên liệu ngành Dệt May của Công Ty nhiều nhất từ Trung Quốc, tiếp đến là Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Các nguyên liệu đầu vào của Công ty được cung cấp theo hình thức lựa chọn nhà cung cấp với mức giá hợp lý nhất. Một số nhà cung cấp chính và lớn đều là các đối tác có mối quan hệ lâu năm và ổn định với Công ty. Do đó, nguồn nguyên liệu đầu vào là tương đối ổn định, kéo theo sự ổn định của sản lượng đầu ra.  Khách hàng - Thị trường nội địa: Với 87 triệu dân và 4 triệu khách du lịch mỗi năm, thị trường nội địa đang được các doanh nghiệp dệt may Việt nam hướng đến, trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và xuất khẩu gặp khó khăn và Công Ty May Nhà Bè cũng vậy. Với 60% dân số trẻ nên Việt Nam là thị trường tiềm năng phát triển kinh doanh may mặc thời trang. Hiện nay nhắc đến veston, người tiêu dùng trong và ngoài nước nhớ ngay đến thương hiệu Novelty, Cavaldy của Công ty May Nhà Bè. Công ty luôn chủ trương chú trọng đến thị trường nội địa, nơi được xem là “miếng bánh ngon đang có nhiều kẻ nhòm ngó, ao ước”. - Thị trường xuất khẩu: Với tư cách thành viên của ASEAN, APEC và WTO, ..v.v.. và các hiệp định thương mại tự do, song phương và đa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Dệt may Việt Nam có mặt nhiều hơn và rộng hơn trên thị trường quốc tế. Sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu sang hầu hết thị trường quan trọng trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, vv. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường Quốc tế Công ty luôn phải đối mặt với thách thức mới về công nghệ và quản lý quy trình sản xuất khi Mỹ và các nước Châu Âu sẽ áp dụng các luật mới về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu vốn là các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam trong đó có sản phẩm may mặc. Những quy định này đỏi hỏi Công ty phải thực hiện đổi mới trong các khâu nguyên liệu đầu vào, công nghệ nhằm đảm bảo đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa. Thêm vào đó, điều kiện kinh tế khó khăn của Mỹ Và các nước Châu Âu sẽ buộc các bạn hang cảu Công ty giảm bớt đơn đặt hàng Dệt may, đặc biệt là các sản phẩm như áo jacket, quần…  Đối thủ cạnh tranh Như chúng ta đã biết, các DN đang có mặt trong ngành may sẵn là rất đông đảo, ngoài Công ty may Nhà Bè còn rất nhiều các DN qui mô lớn như Tổng công ty may Việt Tiến, Việt Thy, công ty thời trang Việt (Ninomaxx), công ty thời trang Nguyên Tâm (Foci), An Phước, Việt Thắng, May 10 … Với số lượng đông đảo như vậy tuy nhiên không có DN nào có thể giữ vai trò chủ đạo, chi phối đến hoạt động của các DN khác. Chính vì vậy cơ cấu ngành may sẵn là cơ cấu ngành phân tán, cường độ cạnh tranh trên thị trường gay gắt, khốc liệt và chủ yếu là cạnh tranh về giá. Vì vậy Công ty may Nhà Bè luôn quyết tâm khẳng định rõ về chất lượng, mẫu mã hình thức và thương hiệu của sản phẩm đi kèm với đó là tăng cường mở rộng thêm mạng lưới chi nhánh phân phối và bán hàng. Sản phẩm của DN đã được khách hàng chấp nhận và đã tạo được một thương hiệu trong lòng khách hàng về chất lượng quần áo. Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước, Công ty còn đối mặt với sự cạnh trạnh gay gắt của các nhãn hiệu nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia … Tóm lại với một số lượng đông đảo, qui mô lớn, không có DN nào đứng ra điều hành chi phối các DN còn lại nên cơ cấu ngành may sẵn là phân tán, cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, chủ yếu là cạnh tranh về giá với chiến lược khác biệt hoá.  Nguồn nhân lực: Dân số Việt Nam hiện nay là gần 88 triệu người. Với một kết cấu dân số trẻ và dân số đông như vậy, nước ta đang sở hữu một nguồn lao động rất dồi dào. Đặc biệt trong quá trình đô thị hóa như hiện nay, lượng lao động rời bỏ nông thôn lên thành phố tìm việc rất nhiều. Điều này giúp các công ty, các xưởng may mặc dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực. Và áp lực từ số nhân công này là không đáng kể. Tóm lại: với các yếu tố đầu vào kể trên, có thể nói áp lực của nhà cung cấp đối ngành may Việt Nam là khá lớn, và chủ yếu là áp lực về giá và khoa học công nghệ. Công ty may Nhà Bè có đội ngũ cán bộ lãnh đạo với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành, bên cạnh đó với đội ngũ công nhân lành nghề gần 17.000 người là một nhân tố quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Và để khuyến khích nhân viên lao động tốt công ty đã có nhiều chính sách khen thưởng, khuyến khích.  Chiến lược kinh doanh NBC luôn mang những xu thế thời trang mới nhất đến với người Việt Nam và thế giới trong vai trò nhà cung cấp sản phẩm thời trang công nghiệp hàng đầu. NBC cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo nên sự tự tin khi đồng hành cùng thương hiệu NBC. NBC luôn hành động dựa trên những giá trị sau: - Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược. - Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, NBC hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà bên cạnh đó chúng tôi cam kết đóng góp một cách tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội. - Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình. Luôn xây dựng nhằm đạt được những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng. - Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng. - Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quả và trách nhiệm  Cở sở vật chất hạ tầng Nhà máy của Công ty được thiết kế xây dựng và alwps đặt thiết bị đạt tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp hiện đại nhà xưởng khang trang thoáng mát, có trạm y tế, khu nhà ăn phục vụ cho chục ngàn công nhân. Những thiết bị lắp đặt mới theo dây chuyền hiện đại, đồng bộ và có tính tự động hóa cao. Công ty may Nhà Bè được đánh giá là một trong những công ty may lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam. Việc đầu tư và mở rộng sản xuất hiệu quả, năm 1994 từ chỗ chỉ có 7 xí nghiệp thành viên với trên 2155 công nhân. Đến nay công ty có 33 đơn vị và xí nghiệp thành viên trực thuộc, 11 đơn vị hạch toán độc lập, 8 công ty kinh doanh và dịch vụ khác. Phần III: Phân tích và so sánh báo cáo tài chính 2 công ty I. Bảng Cân đối kế toán 1. Phân tích  Việt Tiến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất