Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền về chính trị của công dân trong lịc...

Tài liệu Phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền về chính trị của công dân trong lịch sử lập hiến việt nam

.DOC
4
166
148

Mô tả:

A/ Lời Nói Đầu: Từ xã hội mông muội công xã nguyên thủy sang xã hội chiếm hữu nô lệ, Nhà nước có vai trò cực lớn trong bước tiến này. Nhưng trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ và thời kỳ phong kiến, Nhà nước thể hiện sự tha hóa của mình, bộc lộ những điểm yếu cần phải thay đổi. Cách mạng tư sản đã đứng ra với nhiệm vụ thay đổi xã hội phong kiến và nhà nước phong kiến, chấm dứt hiện tượng quyền lực vô hạn định, thần bí của nhà nước mà nhà vua lúc đấy là đại diện. Cùng với đòi hỏi lớn lao này là đòi hỏi chấm dứt “xã hội thần dân” một xã hội mà đại bộ phần dân cư tạo nên xã hội không có quyền hạn mà chỉ gánh vác nghĩa vụ. Với việc đòi hỏi đó đã xuất hiện một văn bản nhằm hạn chế quyền lực của nhà vua. Đó là hiến pháp. Với đòi hỏi khẳng định quyền con người của người dân xuất hiện các Tuyên ngôn về Nhân quyền. Hai vấn đề này gắn bó mật thiết với nhau. Hiến pháp bên cạnh việc hạn chế quyền lực của nhà nước đồng thời cũng khẳng định quyền lực của nhà nước không xuất phát từ chỗ thần bí nữa mà xuất phát từ nhân dân. Tuyên ngôn Nhân quyền không đơn giản chỉ tuyên bố quyền của con người trong lĩnh vực chính trị, khẳng định sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức Nhà nước. Sự hạn chế quyền lực của nhà vua cũng chính là nhằm mục đích khẳng định quyền con người trong lĩnh vực chính trị. Để tìm hiểu sâu hơn về sự phát triển và kế thừa quyền chính trị của nhân dân trong các bản hiến pháp của nước ta – nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhóm em đã chọn đề tài: “ Phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền về chính trị của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam”. Trong bài luận của chúng em giải quyết các vấn đề sau: I. Cơ sở lí luận về quyền chính trị của công dân Việt Nam. II. Sự kế thừa và phát triển các quyền về chính trị của công dân Việt Nam qua các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 III. Đánh giá về sự kế thừa và phát triển về chính trị của công dân Do kiến thức còn hạn chế nên bài luận của nhóm em còn nhiều thiều xót em mong thầy cô và các bạn bổ xung, góp ý để nhóm em có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình. B/ Phần Nội Dung: I. Cơ sở lí luận về quyền chính trị của công dân Việt Nam. 1, Quyền chính trị - một trong những quyền Hiến định của công dân Việt Nam Điều 50 hiến pháp 1992 nước cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy 1 định trong Hiến pháp và luật”; và điều 51 có nêu: “Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và luật quy định”. Như vậy, các quyền hiến định của công dân được hiểu là khả năng mà luật cơ bản trao cho công dân được hưởng gì, được làm gì, được yêu cầu và đòi hỏi gì ở Nhà nước và xã hội phù hợp với pháp luật và khả năng, điều kiện thực tế đất nước, để thỏa mãn nhu cầu, lợi ích chính đáng của mình. Theo quy định tại điều 50 Hiến pháp năm 1992, các quyền hiến định của công dân Việt Nam được chia thành năm nhóm: nhóm quyền chính trị, nhóm các quyền dân sự, nhóm các quyền kinh tế, nhóm các quyền văn hóa và nhóm các quyền xã hội. Trong đó, các quyền hiến định của công dân về chính trị là khả năng mà hiến pháp trao cho công dân được hưởng quy chế công dân; được sống trong tự do và độc lập dân tộc; được bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và được bãi miễn đại biểu mà mình đã bầu ra khi họ không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của mình và của nhân dân nữa; được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận những vấn đề chung của nhà nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý; được khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Trong hệ thống các quyền hiến định của công dân thì các quyền về chính trị thể hiện địa vị làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh đất nước của công dân, có vai trò quan trọng trong việc chi phối các quyền khác. 2, Nguyên tắc xác lập quyền các hiến định về chính trị của công dân Việt Nam. Lịch sử lập hiến Việt Nam cũng chính là lịch sử xác lập các quyền hiến định của công dân ở nước ta. Qua bốn hiến pháp, chúng ta có thể thấy việc xác lập những quyền hiến định của công dân luôn luôn thực hiện trên những nguyên tắc nhất định, phù hợp với bản chất và mục tiêu của chế độ chính trị - xã hội XHCN, trong đó nhân dân lao động đã trở thành những người làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân duố sự lãnh đạo của Đảng và được sự quản lí của nhà nước bằng pháp luật, cũng như những biến đổi, phát triển không ngừng của nhà nước, xã hội và con người Việt Nam từ khi có nhà nước kiểu mới tới nay. Có năm nguyên tắc xác lập quyền hiến định của công dân:  Nguyên tắc tôn trọng quyền con người.  Nguyên tắc nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước và tham gia quản lí nhà nước.  Nguyên tắc quyền hiến định của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân về chính trị. 2  Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện các quyền chính trị của mình.  Nguyên tắc đảm bảo tính hiện thực của các quyền hiến định về chính trị của công dân. 3. Đặc điểm cơ bản của các quyền hiến định về chính trị của công dân. Các quyền hiến định của công dân đều có đặc điểm chung là được xác lập, thực hiện và phát triển phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Do đó, chúng luôn phản ánh được bản chất của chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển của xã hội, thường xuyên biến đổi, phát triển, phát triển không ngừng của chế độ chính trị - xã hội XHCN – chế độ nhân dân lao động làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình và của xã hội nói chung trong xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta. Bên cạnh đó, mỗi nhóm quyền hiến định của công dân phản ánh các đặc điểm chung ấy bằng những biểu hiện riêng của mình xuất phát từ tính chất, nội dung của lĩnh vực quan hệ xã hội tương ứng mà Hiến pháp điều chỉnh. Từ nhận thức trên có thể nêu một số đặc điểm cơ bản của quyền hiến định của công dân về chính trị như sau:  Quyền hiến định về chính trị của công dân được xác lập trên cơ sở của chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về các quyền dân tộc cơ bản là độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc.  Quyền hiến định về chính trị của công dân được xác lập trên nền tảng lí luận là tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền làm chủ nhà nước của công dân  Quyền hiến định về chính trị của công dân luôn luôn được xác lập xuất phát từ nhiệm vụ chính trị cụ thể trong từng giai đoạn của cách mạng nước ta.  Quyền hiến định về chính trị của công dân được xác lập đồng thời với các quyền hiến định khác của công dân, góp phần tạo nên một hệ thống thống nhất các quyền hiến định của công dân Việt Nam về chính trị, dân sự, văn hóa, xã hội. II. Sự kế thừa và phát triển các quyền về chính trị của công dân Việt Nam qua các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001. 1, Các quyền chính trị của công dân trong hiến pháp 1946. Hiến pháp năm 1946 (gồm Lời nói đầu, 7 chương, 70 điều) là Hiến pháp của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Việt Nam, Hiến pháp dân chủ và tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong điều kiện mới giành được độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và thiết lập 3 nhà nước Việt Nam kiểu mới thì việc quy định trong hiến pháp năm 1946 về quyền chính trị của công dân có ý nghĩa chính trị - pháp lí và xã hội vô cùng to lớn. Nó khẳng định về mặt pháp lý quyền làm chủ Nhà nước và ý chí quyết tâm xây dựng, bảo vệ Nhà nước của nhân dân Việt Nam nhất là trong bối cảnh thực dân Pháp đang muốn xâm lược nước ta một lần nữa. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước nhà như vậy, Hiến pháp 1946 không thể quy định nhiều quyền chính trị, mà chỉ dành riêng một số điều trong chương II (Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân) quy định quyền chính trị cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 1946 giành 4 điều để quy định 5 quyền cơ bản của công dân về chính trị - đó là: quyền tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc( Điều 7), quyền bầu cử đại biểu Nghị viện nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) (Điều 18), quyền ứng cử đại biểu Nghị viện nhân dân và đại biểu HĐND( Diều 18), quyền bãi miễn đại biểu Nghị viện nhân dân và đại biểu HĐND (Điều 20), quyền phúc quyết về hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21). Các quy định hiến pháp về các quyền chính trị của công dân và bản thân các quyền chính trị của công dân thể hiện quyền làm chủ về chính trị cử nhân dân ta sau hàng nghìn dưới gông xiềng áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ, nhà nước phong kiến và hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Cùng với tuyên ngôn độc lập 1945, hiến pháp 1946 một lần nữa khẳng định ở nước Việt Nam độc lập tự do, có chủ quyền thì toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chính quyền nhà nước do nhân dân lập nên và phục vụ lợi ích của nhân dân. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất