Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt...

Tài liệu Phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang

.PDF
71
200
133

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG Giảng viên hướng dẫn: Thầy. PHẠM PHÁT TIẾN Sinh viên thực hiện: NGUYỄN CÔNG MINH KIÊN MSSV: 3077397 Lớp: KT0721A9 Cần thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG Giảng viên hướng dẫn: Thầy. PHẠM PHÁT TIẾN Sinh viên thực hiện: NGUYỄN CÔNG MINH KIÊN MSSV: 3077397 Lớp: KT0721A9 Cần thơ - 2013 LỜI CẢM TẠ  Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho tôi học bằng đại học thứ 2 tại trường. Xin gởi lời cảm ơn đến quý Thầy, quý Cô đã giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế trong suốt thời gian theo học ở trường. Cảm ơn Thầy Phạm Phát Tiến đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa luận văn trong khoảng thời gian Thầy hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại ngân hàng. Cảm ơn anh Huỳnh Văn Lớn cũng như cán bộ phòng tín dụng đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập tại ngân hàng. Cảm ơn bạn bè, người thân đã cùng hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) i LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm … Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP • Họ và tên người nhận xét:………………………………...Học vị:…………… • Chuyên ngành:…………………………………………………………............ • Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn • Cơ quan công tác:…………………………………………………………….... • Tên sinh viên: …………………………………………..MSSV……………… • Lớp: …………………………………………………………………………… • Tên đề tài: ……………………………………………………………………... • Cơ sở đào tạo: …………………………………………………………………. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….... 2. Hình thức trình bày: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… iv 6. Các nhận xét khác: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 201… NGƯỜI NHẬN XÉT v BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP • Họ và tên người nhận xét:………………………………...Học vị:……............ • Chuyên ngành:………………………………………………………………… • Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện • Cơ quan công tác: ……………………………………………………….. • Tên sinh viên: …………………………………………………MSSV……….. • Lớp: …………………………………………………………………………… • Tên đề tài: ……………………………………………………………………... • Cơ sở đào tạo: …………………………………………………………………. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. 2. Hình thức trình bày: ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. vi 6. Các nhận xét khác: …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 201… NGƯỜI NHẬN XÉT vii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................ 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu .................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 1.3.1. Không gian ..................................................................................... 2 1.3.2. Thời gian ........................................................................................ 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 3 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ....................................................................... 3 2.1.1. Những vấn đề chung về lãi suất ...................................................... 3 2.1.2. Rủi ro lãi suất trong hoạt động tín dụng của NHTM ....................... 4 2.1.3. Phân loại rủi ro lãi suất ................................................................... 8 2.1.4. Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất ............................................... 9 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 13 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu........................................................... 13 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 13 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ ....................................... 15 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ........................................ 15 3.1.1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ............. 15 viii 3.1.2. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè ....... 16 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN............... 16 3.2.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ........................................................ 16 3.2.2. Chức năng các phòng ban ............................................................... 16 3.2.3. Nghiệp vụ kinh doanh và lĩnh vực đầu tư chủ yếu của ngân hàng ......................................................................................................... 18 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG (2010 – 2012)............................................... 18 3.3.1. Tổng thu nhập ................................................................................ 18 3.3.2. Tổng chi phí ................................................................................. 20 3.3.3. Lợi nhuận ....................................................................................... 20 3.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2013 ................................................................................................... 21 3.4.1. Phương hướng hoạt động................................................................ 21 3.4.2. Mục tiêu trong năm 2013 ................................................................ 22 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ ................ 23 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT (2010-2012) ........ 23 4.1.1. Tình hình biến động của lãi suất cho vay ........................................ 23 4.1.2. Tình hình biến động của lãi suất huy động...................................... 24 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN (2010 – 2012)....................................................................... 25 4.2.1. Tình hình biến động của tài sản ...................................................... 25 4.2.2. Tình hình biến động của nguồn vốn huy động ................................ 30 4.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ (2010 – 2012) .......................................... 37 ix 4.3.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất ................................. 37 4.3.2. Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất .................................................. 39 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ ............................................................................ 45 5.1. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT ..................................................................................... 45 5.2. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT ..................................................................................... 45 5.3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT ........................................ 46 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................. 49 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 49 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 49 6.2.1. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang ....................................................................................................... 49 6.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam .......................................... 49 6.2.3. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương ................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 51 PHỤ LỤC.................................................................................................... 52 x DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cái Bè giai đoạn 2009 - 2012 .................................................................................................. 19 Bảng 3.2 Định hướng phát triển trong năm 2013 của Agribank Cái Bè......... 22 Bảng 4.1 Phân tích dự nợ cho vay của Agribank Cái Bè giai đoạn 2009 - 2012 .................................................................................................. 27 Bảng 4.2 Phân tích cơ cấu tài sản nhạy lãi của Agribank Cái Bè theo đối tượng khách hàng ................................................................................... 29 Bảng 4.3 Phân tích tình hình huy động vốn của Agribank Cái Bè giai đoạn 2009 - 2012 .................................................................................................. 31 Bảng 4.4 Tình hình biến động nguồn vốn nhạy lãi của Agribank Cái Bè ...... 35 Bảng 4.5 Phân tích cơ cấu tiền gởi không kỳ hạn của Agribank Cái Bè theo đối tượng khách hàng............................................................................ 37 Bảng 4.6 Phân tích các chỉ tiêu rủi ro lãi suất tại Agribank Cái Bè giai đoạn 2009 - 2012 ................................................................................... 38 Bảng 4.7 Biến động thu nhập thuần từ tiền lãi của Agribank Cái Bè khi lãi suất tăng, giảm ........................................................................................ 41 Bảng phụ lục 1 Tình lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân của Agribank Cái Bè năm 2012 ........................................................... 52 Bảng phụ lục 2 Tính các chỉ số rủi ro lãi suất của Agribank Cái Bè năm 2010 ..................................................................................................... 53 Bảng phụ lục 3 Tính các chỉ số rủi ro lãi suất của Agribank Cái Bè năm 2011 ..................................................................................................... 54 Bảng phụ lục 3 Tính các chỉ số rủi ro lãi suất của Agribank Cái Bè năm 2012 ..................................................................................................... 55 xi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban của Agribank Cái Bè ............. 17 Hình 3.2 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cái Bè giai đoạn 2009 - 2012.......................................................................................... 21 Hình 4.1 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay của Agribank Cái Bè từ năm 2009 - 2012 .................................................................................................. 25 Hình 4.2 Biểu đồ tổng tài sản nhạy lãi của Agribank Cái Bè giai đoạn 2009 - 2012 .................................................................................................. 28 Hình 4.3 Biểu đồ tổng vốn huy động của Agribank Cái Bè giai đoạn 2009 - 2012 .................................................................................................. 30 Hình 4.4 Biểu đồ tổng nguồn vốn nhạy lãi của Agribank Cái Bè giai đoạn 2009 - 2012 .................................................................................................. 34 xii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại No & PTNT Cái Bè Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Agribank Cái Bè Nam chi nhánh huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang NHNN Ngân hàng Nhà nước TSC Tài sản có TSN Tài sản nợ PGD Phòng giao dịch xiii TÓM TẮT Trong hoạt động kinh doanh của bất cứ ngành nghề, bất cứ lĩnh vực nào cũng luôn tồn tại những rủi ro nhất định. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng cũng tồn tại không ít rủi ro, và rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải đối mặt. Khi lãi suất thay đổi, nó có thể tạo ra những tác động tiệu cực làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Nhưng nó cũng chính là cơ hội tốt giúp tăng đáng kể lợi nhuận cho các ngân hàng nếu nhà quản trị ngân hàng có những bước chuẩn bị thật chủ động trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Qua quá trình thu thập, phân tích số liệu liên quan đến rủi ro lãi suất tại Agibank Cái Bè giai đoạn 2009 - 2012, đề tài đã phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy lãi, nguồn vốn nhạy lãi. Từ những cơ sở phân tích đó, đề tài đã đi phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng No & PTNT Cái Bè từ năm 2010 đến năm 2012, dự đoán tình hình biến động của lãi suất và tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2013. Thông qua thực trạng đã phân tích, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, qua đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. xiv CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong những năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mới sâu sắc đóng góp vào việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường cũng có nhiều khó khăn, tồn tại những rủi ro tiềm ẩn gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của các ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại (NHTM) phải đối phó với rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá… Với chức năng là trung gian tài chính, Ngân hàng đi vay và nhận tiền gửi để cho vay thì việc lãi suất thị trường có sự biến động lớn có thể sẽ gây ra rủi ro lãi suất, thậm chí trong nhiều trường hợp đã gây ra thua lỗ cho không ít ngân hàng thương mại. Đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng các rủi ro có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trong một nước. Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của các Ngân hàng thương mại. Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng vì thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi là những nguồn thu và các khoản chi chủ yếu của các NHTM. Với thực trạng như trên, nhận thấy rằng đề tài: “Phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Việt Nam, chi nhánh huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” là cần thiết được thực hiện, nhằm tìm hiểu về rủi ro lãi suất, từ đó đề suất một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang (No & PTNT Cái Bè hay Agribank Cái Bè). 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn nhạy lãi tại ngân hàng No & PTNT Cái Bè. - Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng No & PTNT Cái Bè. - Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, qua đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Ngân hàng No & PTNT Cái Bè có nhiều phòng ban và bộ phận. Việc nghiên cứu cũng như số liệu sử dụng cho đề tài chủ yếu được thu thập tại phòng tín dụng của ngân hàng. 1.3.2. Thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 28/01/2013 đến ngày 15/04/2013 và sử dụng số liệu được cung cấp từ năm 2009 đến năm 2012 để phân tích. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất, nhận biết rủi ro lãi suất qua số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, biểu bảng lãi suất của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2012. 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Những vấn đề chung về lãi suất 2.1.1.1. Khái niệm lãi suất Khi sử dụng bất kì một khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả một phần giá trị ngoài phần gốc vay ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần gốc vay ban đầu chính là lãi suất. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu [6, tr.76]. “Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và doanh số cho vay. Về thực chất, lãi suất chính là giá cả của tín dụng và nó được xác định thông qua quan hệ cung và cầu vốn trên thị trường” [4, tr.107]. 2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng của ngân hàng a) Chính sách điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước Lãi suất là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Do hiệu ứng của lãi suất tác động lớn đến các hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế trong quyết định tỷ lệ tiết kiệm/ tiêu dùng nên các NHTM Việt Nam đã triệt để sử dụng công cụ này để cạnh tranh trong hoạt động tín dụng. Với các chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng, trong những năm qua, chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của NHNN, cũng như tăng quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của NHTM [2, tr.1]. b) Tương quan cung – cầu vốn trên thị trường Tương quan cung cầu vốn của NHTM trên thị trường là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất tín dụng của NHTM. Khi NHTM dư thừa vốn khả dụng, ngân hàng sẽ không khuyến khích huy động vốn, vì thế, lãi suất huy động của ngân hàng có thể kém hấp dẫn trên thị trường. Ngược lại, lãi suất cho vay của ngân hàng lại tương đối hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng có nhu cầu vay đến với ngân hàng [2, tr.3]. 3 c) Chính sách khách hàng của NHTM Lãi suất tín dụng của NHTM phụ thuộc vào chính sách khách hàng của mỗi ngân hàng. Chẳng hạn như, các chính sách huy động gửi càng nhiều lãi càng cao, gửi có kỳ hạn nhưng rút gốc và lãi linh hoạt,... Đối với khách hàng là doanh nghiệp, các NHTM cũng đưa ra nhiều chính sách để thu hút các khách hàng lớn mở tài khoản và giao dịch ở ngân hàng mình, trong đó lãi suất được sử dụng như một công cụ cạnh tranh chủ yếu nhất cùng với các ưu đãi khác [2, tr.4]. 2.1.2. Rủi ro lãi suất trong hoạt động tín dụng của NHTM 2.1.2.1. Khái niệm rủi ro lãi suất Khi huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, ngân hàng phải trả lãi. Khi tài trợ, ngân hàng thu lãi, lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoán thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng hoặc gây tổn thất cho ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn [3, tr.9]. 2.1.2.2. Hệ số rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất của ngân hàng có liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập tài sản và nợ phải trả và giá trị gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất. Để đo lường rủi ro này ta so sánh giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất với nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Tỷ số này phản ánh rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận và nó có thể dự đoán xu hướng của thu nhập khi lãi suất trên thị trường thay đổi. Tài sản nhạy cảm với lãi suất Hệ số rủi ro lãi suất (R) = Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất R > 1: Rủi ro lãi suất xảy ra khi lãi suất thị trường giảm R < 1: Rủi ro lãi suất xảy ra khi lãi suất thị trường tăng 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan