Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích nội dung và ý nghĩa cán cân thanh toán quốc tế, liên hệ thực tiễn với ...

Tài liệu Phân tích nội dung và ý nghĩa cán cân thanh toán quốc tế, liên hệ thực tiễn với việt nam giai doạn 2010-2012

.DOC
34
105
69

Mô tả:

Đề tài: Phân tích nội dung và ý nghĩa cán cân thanh toán Quốc tế, liên hệ thực tiễn với Việt Nam giai đoạn 2010-2012 Bài làm Việt nam đặt mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Để đạt đươc mục tiêu này trước hết Việt Nam cần phai tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực trên thế giới. Vì vậy Việt Nam cũng có nhiều hoạt động với các quốc gia khác trên thế giới bao gồm: thương mại, đầu tư, dư lịch, văn hóa, quân sự, chính trị ….Hệ quả của các quan hệ này dẫn đến việc phát sinh những giao dịch thu, chi với các nước khác. Để theo dõi và phân tích các khoản thu chi này, nhằm đưa ra những chính sách đúng đắn, thì cần thiếtphải lập cán cân thanh toán quốc tế. PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có. Theo nghị định 164/1999/NĐ/CP thì cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch giữa ‘’người cư trú’’ và ‘’người không cư trú’’ trong một thời khì nhất định. “Người cư trú’’ phải hội tụ 2 điều kiện sau: 1: thời hạn cư trú tối thiểu 12 tháng. 2: có nguồn thu nhập tại quốc gia đang cư trú. 1 Người không đủ 2 điều kiện trên thì thành người ‘‘không cư trú’’. Cụ thể như sau: -Khi lập cán cân thanh toán chỉ quan tâm đến nơi cư trú mà không để ý đến quyền công dân của họ thuộc nước nào. -Đối với Công ty đa quốc gia thì chi nhánh công ty đặt tại nước nào thì coi như cư trú tại nước đấy. -Các tổ chức quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới,Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Liên Hợp Quốc….. đều là không cư trú với mọi quốc gia. -Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nước ngoài, du học sinh, khách du lịch…. Đều là cư trú với nước đi và không cư trú với nước đến. 1. Cán cân vãng lai Cán cân vãng lai(còn gọi là tài khoản vãng lai ) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Phân loại: Cán cân vãng lai bao gồm: - Cán cân thương mại - Cán cân dịch vụ - Cán cân thu nhập - Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều 1.1. Cán cân thương mại Cán cân thương ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch 2 nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Cán cân thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thanh toán quốc tế đồng thời tác động trực tiếp đến cung, cầu, giá cả hàng hóa và sự biến động tỷ giá, tiếp đến sẽ tác động đến cả cung cầu nội tệ và tình hình lạm phát trong nước. Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại gồm có  Tỷ giá  Tâm lý người tiêu dùng  Giá cả hàng hóa  Chính sách thương mại quốc tế  Thu nhập người dân  Tương quan lạm phát 1.2. Cán cân dịch vụ Bao gồm các khoản thu chi từ các dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưuchính, viễn thông, ngân hàng, thông tin xây dựng và các hoạt động khác giữa người cư trú với người không cư trú. Giống như xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất khẩu dịchvụ làm phát sinh cung ngoại tệ nên nó được ghi vào bên có và có dấu dương, nhậpkhẩu ngoại tệ làm phát sinh cầu ngoại tệ nên nó được ghi vào bên nợ và có dấu âm.Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ cũng giống như các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhậpkhẩu hàng hoá. 3 1.3. Cán cân thu nhập Phản ánh thu nhập ròng của người lao động hoặc thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư. + Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và cáckhoản thu nhập khác bằng tiền hiện vật người cư trú trả cho người không cư trúhay ngược lại. + Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư giấy tờ có giá và các khoản lãi đến han phải trả của các khoản vay giữangười cư trú và không cư trú. Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thu nhập     Mức tiền lương thưởng Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động đầu tư Lãi suất Môi trường kinh tế xã hội 1.4. Cán cân chuyển giao vãng lại một chiều Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều bao gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyểngiao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyểncho người cư trú và ngược lại. Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa người cư trú với người không cư trú cáckhoản thu làm phát sinh cung ngoại tệ nên được ghi vào bên có (+),các khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên nợ (-). Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều     Quan hệ hợp tác giữa các nước Tình hình phát triển kinh tế xã hội Môi trường, thể chế chính trị Những vấn đề về lịch sử, dân tộc, dân cư Nhân tố chính ảnh hưởng lên chuyển giao vãng lai một chiều là lòng tốt, tình cảm giữangười cư trú và người không cư trú. 4 2. Cán cân vốn và tài chính Cán cân vốn là một bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế, nó ghi chép lại toàn bộ các giao dịch, chu chuyển về vốn như vay nợ, cho vay, trả nợ, đòi nợ, đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá hay chuyển giao vốn một chiều giữa người cư trú và người không cư trú Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà người ta phân chia cán cân vốn và tài chính thành từng loại khác nhau. 2.1. Nhằm mục đích thống kê: Nếu chỉ nhằm mục đích theo dõi tình hình các luồng vốn vào ra khỏi quốc gia và để tiện lợi cho việc ghi chép, người ta chia cán cân vốn và tài chính thành cán cân vốn và cán cân tài chính. 2.1.1. Cán cân vốn: Cán cân vốn ghi chép lại các giao dịch về vốn và về tài sản phi tài chính, phi sản xuất, trong đó: Các giao dịch chuyển giao vốn: bao gồm các giao dịch cho, tặng bằng tiền hoặc hiện vật nhằm mục đích viện trợ hay xoá nợ giữa người cư trú và người không cư trú Các giao dịch về tài sản phi tài chính và phi sản xuất: bao gồm những tài sản do tự nhiên tạo ra như đất đai, khoáng vật, các tài sản tự nhiên khác… và các tài sản vô hình do con người tạo ra như bằng sáng chế, bản quyền… nhưng tài sản này không phải là tài sản tài chính và cũng không do con người tạo ra 2.1.2. Cán cân tài chính: Cán cân tài chính ghi chép lại toàn bộ các giao dịch về chuyển giao vốn có liên quan đến hoạt động đầu tư giữa người cư trú và người không cư trú Cán cân tài chính bao gồm: + Đầu tư trực tiếp: được ghi chép lại khi một đơn vị là người cư trú ở nên kinh tế này đầu tư vào một đơn vị là người cư trú của nền kinh tế khác nhằm mục đích thu được lợi ích lâu dài + Đầu tư gián tiếp (thông qua giấy tờ có giá): là đầu tư thông qua các loại cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ tài chính khác có kỳ hạn dài hay ngắn khác 5 nhau, thông thường nghiệp vụ này phát sinh khi có việc mua bán cổ phiếu hay trái phiếu quốc tế thông qua thị trường chứng khoán, sự phát triển của thị trường chứng khoán ngày càng thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ này + Đầu tư khác: phản ánh tất cả các giao dịch không phải là đầu tư trực tiếp hay đầu tư thông qua các loại giấy tờ có giá, nó bao gồm các giao dịch về tín dụng, tiền, tiền gửi giữa người cư trú và không cư trú 2.2. Nhằm mục đích phân tích Nếu mục đích xây dựng cán cân vốn là nhằm để phân tích tác động của nó đến nền kinh tế, khi đó người ta chia cán cân vốn thành 3 bộ phận: - Cán cân vốn dài hạn - Cán cân vốn ngắn hạn - Cán cân chuyển giao vốn một chiều 2.2.1. Cán cân vốn dài hạn: Cán cân vốn dài hạn ghi chép lại sự chảy vào hay chảy ra khỏi một quốc gia của các luồng vốn dài hạn (thường là nguồn vốn có kỳ hạn dài lớn hơn 1 năm). Cán cân vốn dài hạn bao gồm: - Đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay tổ chức ở quốc gia này vào quốc gia khác nhằm tìm kiếm lợi ích lâu dài, thông qua hình thức đầu tư trực tiếp, người nước ngoài không chỉ mang lại lợi ích lâu dài cho mình mà đồng thời còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần phát triển nền kinh tế tại quốc gia được nhận vốn đầu tư. - Đầu tư vào các loại cổ phiếu, trái phiếu dài hạn: đây là một hình thức đầu tư dài hạn khá phổ biến, nhất là khi mà thị trường chứng khoán đang ngày một phát triển với hệ thống thông tin điện tử rất linh hoạt, nhạy bén. Nó giúp cho nhà đầu tư dễ dàng di chuyển luồng vốn của mình từ nền kinh tế này đến nền kinh tế khác một cách nhanh chóng chỉ thông qua vài thao tác khớp lệnh. - Đầu tư dài hạn khác bao gồm các hình thức đầu tư dài hạn mà không phải là đầu tư trực tiếp hay đầu tư thông qua mua bán giấy tờ có giá. 6 2.2.2. Cán cân vốn ngắn hạn: Cán cân vốn ngắn hạn ghi chép lại sự chảy vào hay chảy ra khỏi một quốc gia của các luồng vốn ngắn hạn, cán cân này bao gồm rất nhiều hạng mục đầu tư khác nhau, đa dạng, phong phú: Chẳng hạn như tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, đầu tư vào các giấy tờ có giá ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối… Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng lưới ngân hàng mà giao dịch ngắn hạn giữa các nền kinh tế trở nên rất thuận tiện, cán cân vốn ngắn hạn ngày càng có ảnh hưởng lớn đến cán cân thanh toán quốc tế. 2.2.3. Chuyển giao vốn một chiều: Chuyển giao vốn một chiều phát sinh khi có sự cho, tặng, xoá nợ, viện trợ không hoàn lại giữa các quốc gia Thông thường rất khó để phân biệt rõ ràng chuyển giao vốn một chiều và chuyển giao vãng lai một chiều, để thống nhất, người ta quy định nếu giao dịch bằng tiền gắn với việc mua bán tài sản cố định sẽ được coi là giao dịch chuyển giao vốn, nếu không thể phân loại được chuyển giao vốn hay chuyển giao vãng lai một chiều thì giao dịch đó sẽ được tính là chuyển giao vãng lai. Chính vì vậy mà thường ít thấy khoản mục này xuất hiện trên cán cân thanh toán do phần lớn đã được tính vào cán cân vãng lai một chiều 3. Nhầm lẫn và sai sót Do áp dụng nguyên tắc hạch toán kép, nên cán cân thanh toán luôn được cân bằng. Do đó OB+ OFB= 0  OB = - OFB  CA+ K+ OM = - OFB  OM = – (CA + K + OFB) Trong đó: OB là cán cân tổng thể CA là cán cân vãng lai K là cán cân vốn và tài chính OM là phần sai sót do thống kê OFB là cán cân bù đắp chính thức 7 Đẳng thức cuối cùng cho thấy số dư của hạng mục nhầm lẫn và sai sót chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn. Đây là căn cứ tính nhầm lẫn và sai sót khi lập BP trong thực tế. Do giao dịch giữa hai nền kinh tế phát sinh trong một khoảng thời gian dù ngắn cũng là rất nhiều nên việc thống kê ghi chép lại đầy đủ tất cả các giao dịch là vô cùng khó khăn, cũng như việc ghi chép không phải lúc nào cũng chính xác vì thế mà việc bổ xung thêm mục sai sót nhằm cân đối lại cán cân thanh toán là điều cần thiết. Những sai sót này sẽ dần được hạn chế bởi sự phát triển của khoa học công nghệ thống kê hiện đại trong tương lai. Sở dĩ có các khoản mục nhầm lẫn và sai sót trong CCTTQT là do: - Các giao dịch phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú rất nhiều. Do vậy trong quá trình thống kê rất dễ dẫn đến sai sót. - Sự không trùng khớp giữa thời điểm diễn ra giao dịch và thời điểm thanh toán. 4. Cán cân tổng thể Cán cân tổng thể là tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn và hạng mục nhầm lẫn sai sót do thống kê thiếu hay số liệu thống kê chưa chính xác OB = CA + K + OM Trong đó: OB là cán cân tổng thể CA là cán cân vãng lai K là cán cân vốn và tài chính OM là phần sai sót do thống kê Cho đến nay, khi nói đến thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán (BP) mà không nói rõ đó là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư hay thâm hụt cán cân tổng thể (OB), chính vì thế cán cân tổng thể còn được gọi là cán cân thanh toán chính thức của quốc gia (Official Settlements Balance). 8 PHẦN 2: THÂM HỤT VÀ THẶNG DƯ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BOP=(X – M+Se+Ic+Tg)+(KL+Ks)+(∆R+L+≠) X: Xuất khẩuKl: Luồng vốn ròng dài hạn M:Nhập khẩu Kx:Luồng vốn dòng ngắn hạn Se: Dịch vụ ròng ∆R: Thay đổi dự trữ Ic: Thu nhập ròng +L: Vốn vay Tg: Giá trị chuyển giao vãng lai ròng 1. Khái niệm CCTT được lập theo nguyên tắc hạch toán kép, do đó tổng các bút toán ghi có luôn bằng tổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau. Điều này có nghĩa là, về tổng thể thì CCTTQT luôn được cân bằng. Do đó nói đến thặng dư, thâm hụt CCTTQT là nói đến thặng dư thâm hụt của một hoặc của một nhóm các cán cân bộ phận chứ không nói đến toàn bộ cán cân. Về mặt nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt của CCTTQT được xác định theo hai phương pháp: -Phương pháp xác định thặng dư thâm hụt của từng cán cân bộ phận. -Phương pháp tích lũy. 1.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại( TB) TB=X-M Như vậy cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu về hàng hóa. Cán cân thương mại thặng dư: X > M, cho biết: - Thu từ người không cư trú > chi cho người không cư trú - Cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ Cán cân thương mại thâm hụt: X < M, cho biết: - Thu từ người không cư trú < chi cho người không cư trứ - Cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ Việc phân tích diễn biến cán cân thương mại cóvai trò to lớn trong nền kinh tế, bởi vì: 9 - Cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành cán cân vãng lai, thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại thường quyết định đến tình trạng của cán cân vãng lai. -Cán cân thương mại phản ánh kịp thời xu hướng vận động của cán cân vãng lai. Điều này xảy ra là vì, cơ quan hải quan thường cung cấp kịp thời các số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa, trong khi đố việc thu thập các số liệu về dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai thường diễn ra chậm hơn, tức là có một độ lệch về thời gian nhất định. Do tầm quan trọng của cán cân thương mại, cho nên hầu hết các nước phát triển thường công bố tình trạng cán cân này hàng tháng. Để cân bằng cán cân thương mại, các biện pháp chủ yếu thường được áp dụng sẽ tác động vào lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua các hình thức thuế quan, quotas,… và tác động vào tâm lý tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu của công chúng. 1.2. Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai(CA) Cán cân vãng lai bao gồm cán cân “Hữu hình” và “Vô hình’, nên nhìn tổng thể thì nó quan trọng hơn cán cân thương mại. Công thức xác định: CA = TB + Se + Ic + Tr = Kl+ Ks+ R - Cán cân vãng lai thặng dư khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) > 0 Cán cân vãng lai thặng dư (CA > 0) có nghĩa : Thu từ người không cư trú > chi cho người không cư trú: có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư phát hành nằm trong tay người cư trú tăng lên. Cung ngoại tề > cầu ngoại tệ. - Cán cân vãng lai thâm hụt khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) < 0 Cán cân vãng lai thâm hụt ( CA < 0) có nghĩa: Thu từ người không cư trú < chi cho người không cư trú: có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm trong tay người cư trú giảm xuống. 10 Cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ. - Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, trạng thái cán cân vãng lai là lý tưởng để phân tích trạng thái nợ nước ngoài của quốc gia. Lý do có thể được giả thích như sau: Trạng thái cán cân vãng lai có mối liên hệ trực tiếp với trạng thái tổng nợ nước ngoài của một quốc gia. Cán cân vãng lai cân bằng nói lên rằng tổng nợ nước ngoài của quốc gia là không đổi (quốc gia không là chủ nợ và cũng không là con nợ). Cán cân vãng lai thặng dư phản ánh tài sản có ròng của quốc gia đối với phần thế giới còn lại được tăng lên (vị thế quốc gia là chủ nợ). Ngược lại cán cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròng của quốc gia đối với nước ngoài tăng lên (vị thế quốc gia là con nợ). *CA = 0, trong dài hạn Theo giả thiết cán cân vãng lai cân bằng, nghĩa là: (X- M + Se + Ic + Tr ) = 0 Vì trong dài hạn hiệu ứng can thiệp của NHTW mang tính trung lập do đó chúng ta có thể coi dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi là bằng 0, tức: R= 0 Kl + Ks = 0  Kl= - Ks.có 2 khả năng xảy ra + TH1: Kl< 0 và Ks > 0. nếu luồng vốn ngắn hạn chảy vào càng lớn và được cân đối bởi luồng vốn dài hạn chảy ra, có thể làm cho năng lực thanh toán của quốc gia trong tương lai bị đe dọa, dẫn đến áp lực tăng áp suất và giảm giá nội tệ + TH2: Kl> 0 và Ks < 0. nếu luồng vốn dài hạn chảy vào càng lớn và được cân đối bởi luồng vốn ngắn hạn chảy ra, thì sẽ tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn để duy trì ổn định tỷ giá, lãi suất va thực hiện chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. *CA = 0 trong ngắn hạn Trong ngắn hạn, các khoản đầu tư dài hạn coi như không đổi, nghĩa là Kl=0, Ks + R = 0 có 2 khả năng xảy ra: + TH1:R > 0 và Ks <0:Đây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy ra 11 được bù đắp bởi sự giảm sút của dự trữ ngoại hối quốc gia. Trong thực tế tình huống này có thể xảy ra trong ngắn hạn, khi NHTW nỗ lực cân đối các luồng vốn ngắn hạn có tính đầu cơ chảy ra nước ngoài bằng cách can thiệp bán dự trữ trên thị trường noại hối nhằm bảo vệ tỷ giá, tức ngăn ngừa nội tệ giảm giá. Do vậy cho dù trang thái cán cân vãng lai là cân bằng, nhưng vẫn tồn tại áp lực giảm giá nội tệ hoặc phải tăng lãi suất nội tệ, nếu NHTW không tiếp tục can thiệp bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối + TH2: R < 0 và Ks > 0:Đây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy vào làm tăng ngoại hối dự trữ quốc gia. Trong thực tế, tình huống này có thêr xảy ra, khi NHTW tăng mức lãi suất của nội tệ để ngăn ngừa các luồng vốn ngắn hạn chạy ra và thu hút thêm các luồng vốn ngắn hạn chạy vào nhằm bảo vệ cho tỷ giá không tiếp tục tăng nữa (tức ngăn không cho nội tệ tiếp tục giảm giá). Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trongquản lý kinh tế vĩ mô vì tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể. 1.3. Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản(BB) BB = CA + Kl Khi CA < 0 (cán cân vãng lai thâm hụt) nhưng (CA + Kl )> 0 thì quốc gia không hề chịu rủi ro thanh toán. Chính vì thế mà nhiều nhà kinh tế cho rằng, cán cân cơ bản phản ánh tổng quát hơn về trạng thái nợ nước ngoài của một quốc gia so với cán cân vãng lai. Điều này xảy ra là vì: vốn dài hạn có đặc trưng của sự phân phối lại thu nhập tương đối ổn định trong một thời gian dài giữa một quốc gia và thế giới. - Thông thường người ta cho rằng một sự xấu đi của cán cân cơ bản là tín hiệu xấu của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải như vậy,cho dù cán cân cơ bản bị thâm hụt nhưng đây chưa hẳn đã là điều xấu. Ví dụ, một quốc gia có thể đang bị thâm hụt cán cân vãng lai và đồng thời có các luồng vốn dài hạn chảy ra, điều này khiến cho cán cân cơ bản trở lên thâm hụt nặng; nhưng các luồng vốn chảy ra sẽ hứa hẹn những thu nhập như lãi suất, cổ tức hay lợi nhuận trong tương lai; những thu nhập mày sẽ góp phần cải 12 thiện thâm hụt hay tạo thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai. Ngược lại thặng dư cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt, khi mà luồng vốn ròng dài hạn chảy vào lớn hơn mứcthâm hụt cán cân vãng lai thì cán cân cơ bản trở lên thặng dư. *)Tình trạng cán cân cơ bản có tác động một cách không rõ ràng đến nền kinh tế tuỳ theo cách tiếp cận. *)Đối với các nước đang phát triển, vốn là yếu tố cần thiết để thực hiện công nghiệp và hiện đại hoá, thặng dư cán cân cơ bản nhìn chung được coi là dấu hiệu tích cực. *)Các chính sách thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp là giải pháp cơ bản cho vấn đề này. Ngược lại thặng dư cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt, khi mà luồng vốn ròng dài hạn chảy vào lớn hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai thì cán cân cơ bản trở lên thặng dư. Có hai cách để nhìn nhận vấn đề thặng dư của cán cân cơ bản như sau: - Cách thứ nhất cho rằng, do được phía nước ngoài tin tưởng nên quốc gia có khả năng nhập khẩu được nhiều vốn dài hạn, do đó không có vấn đề gì phải lo lắng khi cán cân vãng lai bị thâm hụt. - Cách thứ hai cho rằng, thặng dư cán cân cơ bản là một vấn đề phải xem xét, bởi vì việc một quốc gia nhập khẩu vốn dài hạn sẽ phải thanh toán các khoản lãi suất, cổ tức và lợi nhuận trong tương lai. Điều này có thể làm cho cán cân vãng lai trở lên xấu đi trong tương lai. 1.4. Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể Cán cân tổng thể phản ánh bức tranh các hoạt động của Ngân hàng Trung ương trong việc tài trợ cho sự mất cân đối cuối cùng của nền kinh tế. OB= X-M + Se + Ic +Tr + Kl + Ks OB = - OFB Cán cân tổng thể có ý nghĩa vì: (i) Nếu thặng dư nó cho biết số tiền có sẵn để một quốc gia có thể sử dụng để tăng dự trữ ngoại hối; 13 (ii) Nếu thâm hụt nó cho biết số tiền một quốc gia phải hoàn trả bằng việc bán ngoại hối. Khái niệm thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể chỉ thích hợp đối với quốc gia áp dụng tỷ giá cố định mà không thích hợp đối với quốc gia áp dụng tỷ giá thả nổi. Sở dĩ vậy là do, nếu áp dụng tỷ giá thả nổi thì tỷ giá hoàn toàn tự do biến động và như thế thì cán cân tổng thể luôn có xu hướng vận động về trạng thái cân bằng vì Ngân hàng trung ương không can thiệp mua vào hay bán ra đồng tiền của mình, do đó dự trữ ngoại hối không thay đổi. Trong tỷ giá thả nổi, nếu cầu về một đồng tiền lớn hơn cung của đồng tiền đó thì tỷ giá của nó sẽ tăng và ngược lại. Do đó thông qua cơ chế biến đổi tỷ giá mà cán cân tổng thể sẽ luôn có xu hướng chuyển về vị trí cân bằng. Tuy nhiên, cán cân tổng thể là rất quan trọng đối với tỷ giá cố định vì nó cho biết áp lực dãn đến phải phá giá hay nâng giá đồng tiền như thế nào. Trong hệ thống tỷ giá cố định một quốc gia có thâm hụt cán cân tổng thể phải chịu áp lực cung nội tệ lớn hơn cầu, do đó để tránh phá giá, Ngân hàng trung ương phải tiến hành bán dự trữ. *) Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô, đặc biệt khi cán cân tổng thể ở tình trạng thâm hụt. *) Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư không những không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn. *) Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt không những khó khăn hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lại những hậu quả trong dài hạn. *) Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện các giải pháp một cách hết sức thận trọng. III) Ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế + Thực chất của cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu thống kê, có mục đích cung cấp sự kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp vói yêu cầu phân 14 tích những mối quan hệ kinh tế tài chính của một nước với nước ngoài trong một thời gian xác định. Do đó CCTTQT là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô. Thông qua cán cân thanh toán trong một thời kì, chính phủ của mỗi quốc gia có thể đối chiếu giữa những khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi ra cho nước ngoài trong một thời kì nhất định. Từ đó đưa ra các quyết sách về điều hành kinh tế vĩ mô như chính sách tỷ giá, chính sách xuất nhập khẩu VD: Khi cán cân thanh toán ở tình trạng thâm hụt nhà nước cần phải: +Vận hành chính sách thương mại quốc tế theo hướng tăng xuất khẩu hạn chế nhập khẩu: giới hạn kinh tế của chính sách bảo trợ. +Vận hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt Ngân sách nhà nước: chính sách thắt lưng buộc bụng. +Vận hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt cung tiền tệ. +Phá giá tiền tệ để thúc đẩy lượng xuất khẩu đồng thời giảm lượng nhập khẩu: giới hạn của phá giá tiền tệ. +Giảm dự trữ quốc tế thông qua bán các giấy tờ có giá và xuất khẩu vàng. +Vay nước ngoài đẻ thanh toán các khoản chi trả và đến hạn trả: đảo nợ và sự gia tăng nợ (thâm hụt ) trong dài hạn. +Tuyên bố tình trạng vỡ nợ hay mất khảnăng trả nợ nước ngoài. + Ngoài ra CCTT là công cụ đánh giá tiềm năng kinh tế của một quốc gia giúp các nhà hoach định kinh tế có định hướng đúng đắn. Cán cân thanh toán bộc lộ rõ ràng khả năng bền vững, điểm mạnh và khả năng kinh tế bằng việc đo lường chính xác kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của đất nước đó 15 PHẦN 3: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012 Cán cân thanh toán 2010-2012 (Đơn vị tính: tỷ USD_Nguồn: SBV, IMF, WB) Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 -4.2 -3.0 8.7 -7.1 -6.0 9.9 -Chuyển giao-5.8 8.7 9.0 8.2 - Cán cân thu nhập và dịch vụ II.Cán cân vốn -FDI ròng -Đầu tư gián tiếp 5.6 7.1 2.4 8.6 10 1.0 8.0 7.2 2.0 -Nợ ngắn hạn -Vốn vay trung và dài hạn -Đầu tư khác III.Lỗi và sai sót IV.Cán cân tổng thể 2.8 1.0 -7.7 -3 -1.6 0.5 2.6 -5.5 -4 1.6 1.3 3.5 -6.0 -4.7 12 I.Cán cân vãng lai -6.0-9.4- Cán cân thương mại Biểu đồ cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 (đv: tỷ USD) 16 1. Cán cân vãng lai 1.1. Cán cân thương mại Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Cán cân thương mại năm 2010 Biểu đồ cán cân thương mại việt nam năm 2010 Đơn vị: triệu USD Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam năm 2010 có nhiều dấu hiệu khởi sắc hơn nhiều so với năm 2009. Tính chung cả năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 84 tỷUSD, tăng 20,1% so với cùng kỳnăm trước. Theođó, cán cân thương mại năm 2010 mặc dù vẫn thâm hụt khá cao, khoảng 12,4 tỷUSD nhưng thấp hơn so với mức nhập siêu 12,85 tỷUSD của năm 2009 và chỉbằng 16,9% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010. Về cơ cấu xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sụt giảm khá mạnh trong khi kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng phi dầu thô lại có mức tăng trưởng ấn tượng. Lý do của việc sụt giảm kim ngạch xuất khẩu dầu thô là do khả năng khai thác chưa cao và nhu cầu sử dụng dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung 17 Quất tăng cao. Bên cạnh đó, giá dầu trên thếgiới có xu hướng giảm cũng đã ảnh hưởng đến khối lượng và giá trịdầu thô xuất khẩu. So với cùng kỳnăm 2009, khối lượng dầu thô xuất khẩu giảm 40,3% làm cho giá trịxuất khẩu sụt giảm 20,2%. Nhưvậy, có thểthấy rằng, sựtăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu năm 2010 chủyếu dựa vào việc tăng xuất khẩu của các mặt hàng phi dầu thô với giá trị lên tới 66,69 tỷ USDXét về kim ngạch nhập khẩu, một sốnguyên liệu thô và đầu vào trung gian cho các ngành sản xuất phục vụxuất khẩu như bông, sợi dệt và nguyên phụ liệu dệt may giày dép có tốc độtăng khá cao, lần lượt là 69,2%, 43,5% và 36%. Tuy Thị trườngxuấtkhẩunăm2010khôngcógìkhácbiệtnhiềusovới năm 2009.Thịtrường Mỹvẫn là thịtrường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là thị trường các nước EU, ASEAN, và Nhật Bản. Tuy nhiên, tỷtrọng xuất khẩu sang các nước thịtrường mới nổi cũng đang được tăng cường đáng kể, bao gồm Châu Mỹla tinh, châu Phi, TrungĐông và Trung Quốc. Trong khiđó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từthịtrường Trung Quốc cũng tăng lên khá cao, chiếm khoảng 24% trong năm 2010, và Trung Quốc chính thức trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2010, thay thế vị trí các nước ASEAN 18 Cán cân thương mại năm 2011: Năm 2011, hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2010. Tính chung cả năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33% so với năm cùng kỳ 2010 trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7%. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 35,2% tỷ trọng, nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm 40,6% còn nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 21,9%, và vàng tái xuất chiếm 2,3%. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm tư liệu sản xuất chiếm tới 90,6%, nhóm hàng vật phẩm tiêu dung chiếm 7,6%, và nhóm vàng tăng 1,8%(làm thành 2 cái biểu đồ tròn nhé). Theo đó, thâm hụt cán cân thương mại năm 2011 là 9,5 tỷ USD, và bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Mức nhập siêu này thấp hơn mức mục tiêu 16% mà chính phủ đã đề ra, đồng thời là mức thấp nhất trong vòng 5 năm và là năm có tỷ lệ nhập siêu thấp nhất so với kim ngạch xuất khẩu kể từ năm 2002. Tỷ trọng xuất khẩu năm 2011 Tỷ trọng xuất khẩu năm 2011 19 Cán cân thương mại năm 2012: Về xuất khẩu hàng hóa, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%. Kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu nhờ vào các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện, hàng dệt may, giày dép… 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất