Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích năng lực cạnh tranh tỉnh bình định...

Tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh tỉnh bình định

.PDF
104
374
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN MINH THÔNG PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN MINH THÔNG PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH CÔNG KHẢI Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này thể hiện quan điểm cá nhân, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Khoa Quản lý Nhà nước. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày Tác giả Trần Minh Thông tháng 11 năm 2016 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................3 1.5. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu ............................................3 1.6. Cấu trúc của luận văn: ...................................................................................6 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 ..............................................................................8 2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế ........................................8 2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người ......................8 2.1.2. Cơ cấu kinh tế ..........................................................................................11 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động ..................................................16 2.2.1. Năng suất lao động theo khu vực kinh tế .................................................16 2.2.2. Nguồn gốc tăng trưởng năng suất ............................................................17 2.3. Một số kết quả kinh tế trung gian ...............................................................18 2.3.1. Xuất nhập khẩu ........................................................................................18 2.3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài .....................................................................20 2.3.3. Du lịch ......................................................................................................23 CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ........................................................................................27 3.1. Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương ...............................................27 3.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .................................................................27 3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................28 3.1.3. Quy mô địa phương..................................................................................29 3.2. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương .................................................30 3.2.1. Cơ sở hạ tầng xã hội .................................................................................30 3.2.2. Cơ cấu thu, chi ngân sách.........................................................................37 3.2.2.1. Thu ngân sách ....................................................................................37 3.2.2.2. Chi ngân sách.....................................................................................39 3.3. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp .............................................41 3.3.1. Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ...................................41 3.3.2. Trình độ phát triển cụm ngành .................................................................46 3.3.3. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp .............................................47 3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Định và xác định cụm ngành tiềm năng ...................................................................................................49 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH .......................................................................................53 4.1. Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của tỉnh ......................53 4.2. Các điều kiện nhân tố đầu vào ....................................................................54 4.2.1. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................54 4.2.2. Giao thông ................................................................................................55 4.2.3. Tài nguyên đất ..........................................................................................55 4.2.4. Văn hóa tỉnh Bình Định ...........................................................................56 4.2.5. Tài nguyên ngành du lịch .........................................................................57 4.3. Các điều kiện cầu ..........................................................................................58 4.4. Các ngành hỗ trợ và liên quan ....................................................................60 4.4.1. Chủ trương chính sách .............................................................................60 4.4.2. Liên kết vùng du lịch................................................................................61 4.4.3. Hệ thống giáo dục đào tạo ........................................................................62 4.4.4. Hiệp hội ....................................................................................................62 4.4.5. Các cụm ngành liên quan .........................................................................63 4.5. Đánh giá cụm ngành du lịch ........................................................................63 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..............................66 5.1. Kết luận..........................................................................................................66 5.2. Kiến nghị chính sách ....................................................................................66 5.2.1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông ..........................................................66 5.2.2. Cải thiện môi trường kinh doanh .............................................................68 5.2.3. Tập trung phát triển cụm ngành du lịch ...................................................69 5.3. Hạn chế của đề tài .........................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ASEAN Tên tiếng Anh Association of Southeast Tên tiếng Việt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài NLCT Năng lực cạnh tranh DN Doanh nghiệp PCI Provincial Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Index GDP Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công nghiệp Commerce and Industry VCCI Việt Nam Gross Domestic Product Tổng giá trị sản phẩm nội địa KHCN Khoa học công nghệ QL Quốc lộ NGTK Niên giám thống kê UBND Ủy ban nhân dân TCTK Tổng cục thống kê DWT Deadweight tonnage Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn XNK Xuất nhập khẩu TNHH Trách nhiệm hữu hạn CP Cổ phần DNTN Doanh nghiệp tư nhân TP Thành phố KT-XH Kinh tế - Xã hội DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu GDP của các ngành .......................................................................... 13 Bảng 2.2: Tốc độ gia tăng xuất nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2015 ............................... 19 Bảng 2.3 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI .................................................... 21 Bảng 2.4: Tình hình đầu tư FDI vào các ngành lũy kế đến 31.12.2015 ....................... 22 Bảng 3.1: Di cư thuần các tỉnh miền Trung 2005 – 2015 ............................................. 33 Bảng 3.2: Tỷ lệ lao động có việc làm trên tổng số dân 2005 – 2015 ............................ 33 Bảng 3.3: Tỷ lệ sinh viên trong 1.000 dân tỉnh Bình Định 2005 – 2015 ...................... 34 Bảng 3.4: Tỷ lệ học sinh trung cấp chuyên nghiệp/1.000 dân các tỉnh ........................ 35 Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ....................................................................... 36 Bảng 3.6: Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân theo địa phương...................................................... 37 Bảng 3.7: Chi tiết các chỉ số thành phần PCI tỉnh Bình Định 2013 – 2015 ................. 44 Bảng 3.8: Quy mô doanh nghiệp tỉnh Bình Định 2010 – 2015 .................................... 47 Bảng 3.9: Đánh giá các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh tỉnh Bình Định ........... 50 Bảng 4.1: Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển của các cụm ngành .......................... 65 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương ......................................4 Hình 1.2. Mô hình kim cương Porter ..........................................................................6 Hình 2.1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2001 – 2015 ....................................................8 Hình 2.2: GDP bình quân đầu người/năm 2010 – 2015 (triệu đồng) .........................9 Hình 2.3: Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2010 – 2015 ............................10 (triệu đồng) ................................................................................................................10 Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng thu nhập/người giai đoạn 2010 – 2015 .....................11 Hình 2.5: Giá trị GDP theo khu vực kinh tế giai đoạn 2010 – 2015 ........................12 Hình 2.6: Tỷ trọng GDP của các ngành ....................................................................13 Hình 2.7: Cơ cấu GDP khu vực công nghiệp ............................................................14 Hình 2.8: Cơ cấu GDP của ngành thương mại dịch vụ.............................................15 Hình 2.9: Số lượng lao động của các ngành giai đoạn 2005 – 2015 ........................16 (nghìn người) .............................................................................................................16 Hình 2.10: Năng suất lao động theo khu vực kinh tế (triệu đồng/người) .................17 Hình 2.11: Phân tích nguồn gốc tăng trưởng năng suất ............................................17 Hình 2.12: Giá trị xuất nhập khẩu tỉnh Bình Định giai đoạn 2000 – 2015 (tỷ đồng) ...................................................................................................................................18 Hình 2.13: Giá trị các mặt hàng xuất khẩu (triệu USD) ...........................................19 Hình 2.14: Giá trị nhập khẩu các mặt hàng chính giai đoạn 2005 – 2015 ................20 Hình 2.15: Tỷ lệ vốn đầu tư của các khu vực 2005 – 2015 (%) ...............................23 Hình 2.16: Lượt khách du lịch đến tỉnh Bình Định 2005 – 2015 (người) ................23 Hình 2.17: Tốc độ tăng trưởng lượt khách, doanh thu du lịch ..................................24 Bình Định 2006 – 2015 .............................................................................................24 Hình 2.18: Lượng khách du lịch đến các tỉnh thành năm 2015 ................................25 (nghìn người) .............................................................................................................25 Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bình Định ..............................................................................27 Hình 3.2: Dân số tỉnh Bình Định qua các năm 2010 – 2015 (nghìn người) .............31 Hình 3.3: Lực lượng lao động tỉnh Bình Định 2010 – 2015 (nghìn người)..............32 Hình 3.4: Tình hình thu ngân sách Bình Định giai đoạn 2005 – 2015 (triệu đồng) .37 Hình 3.5: Cơ cấu thu trong tổng thu nội địa của tỉnh Bình Định ..............................39 2005 – 2015 ...............................................................................................................39 Hình 3.6: Tình hình chi ngân sách Bình Định giai đoạn 2005 – 2015 (triệu đồng) .40 Hình 3.7: Cơ cấu chi ngân sách Bình Định 2005 – 2015 ..........................................41 Hình 3.8: Chỉ số PCI Bình Định 2008 – 2015 ..........................................................42 Hình 3.9: Chỉ số PCI các tỉnh Miền Trung năm 2015 ..............................................42 Hình 3.10: Xếp hạng PCI các tỉnh thành giai đoạn 2011 – 2015..............................43 Hình 3.11: So sánh các chỉ số thành phần PCI của Bình Định .................................44 2013 – 2015 ...............................................................................................................44 Hình 3.12: Quy mô vận chuyển hàng hóa tại các cảng .............................................46 Hình 3.13: Doanh thu thuần bình quân và bình quân lao động ................................48 Hình 4.1: Thống kê thu tiền sử dụng đất 2005 – 2015 (triệu đồng)..........................56 Hình 4.2: Sơ đồ Cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định .................................................64 Hình 5.1: Sơ đồ hiện trạng hệ thống giao thông tỉnh Bình Định ..............................67 TÓM TẮT Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian gần đây, tỉnh Bình Định đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức để tiến gần đến sự phát triển của khu vực vùng duyên hải miền Trung nói riêng và của cả nước nói chung. Với vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện tự nhiên ưu đãi, tỉnh Bình Định được nhận định là có nhiều tiềm năng phát triển để trở thành tỉnh khá của vùng duyên hải miền Trung bên cạnh Đà Nẵng và Khánh Hòa. Tuy nhiên, hiện nay các chỉ số phản ánh tăng trưởng chậm chạp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã dần chậm lại và chỉ số năng lực cạnh tranh PCI không có dấu hiệu cải thiện càng làm yếu đi động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định. Trước thực trạng đó, luận văn được thực hiện nhằm tạo dựng nên một cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng nền kinh tế tỉnh Bình Định, qua đó phân tích các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của tỉnh để trả lời hai câu hỏi chính sách (i) Nhân tố nào quyết định đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Định? (ii) Tỉnh Bình Định cần có những chính sánh nào để nâng cao năng lực cạnh tranh? Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết của Giáo sư Michael E. Porter về năng lực cạnh tranh quốc gia và vận dụng sự điều chỉnh của Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu là địa phương. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận định NLCT hiện tại của tỉnh đang ở thế bất lợi vừa phải, và những bất lợi này thể hiện rõ nét nhất ở các yếu tố như: Cơ sở hạ tầng giao thông, chất lượng môi trường kinh doanh, chính sách tài khóa và độ tinh thông của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yếu tố vị trí địa lý được đánh giá là có lợi thế lớn nhưng chưa tận dụng triệt để và yếu tố phát triển cụm ngành vẫn chưa được quan tâm. Từ đó, để phát huy những lợi thế sẵn có, khắc phục những hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tỉnh, tác giả kiến nghị một số chính sách liên quan đến ba nhân tố cốt lõi quyết định NLCT của tỉnh, bao gồm: Nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, cải thiện môi trường kinh doanh và tập trung phát triển cụm ngành du lịch. Đó là những chính sách nâng cao NLCT tỉnh Bình Định như mục đích nghiên cứu của tác giả. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn. Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia. Trong giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh Bình Định đã có bước tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương GDP trung bình đạt 14%/năm, cao hơn so với mức tăng GDP bình quân cùng giai đoạn này của cả nước (5,82%/năm). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, giá trị GDP của tỉnh bắt đầu có sự sụt giảm, cụ thể vào năm 2015, giá trị GDP của tỉnh chỉ đạt 8,7%. Theo đó, mức thu nhập bình quân đầu người cũng cải thiện đáng kể, nhưng vẫn thấp hơn các tỉnh thành khác trong khu vực (thu nhập bình quân đầu người của Bình Định chỉ bằng 80,12% so với Khánh Hòa), có nhiều chỉ tiêu cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của Tỉnh trong giai đoạn này, nhưng đến nay tỉnh Bình Định vẫn còn là một tỉnh nông nghiệp chủ yếu (giá trị GDP nông nghiệp trung bình đạt 30,49% trong cơ cấu GDP giai đoạn 2010 – 2015 và lực lượng lao động tại nông thôn năm 2015 chiếm tỷ trọng 71,19% so với toàn bộ lực lượng lao động cả tỉnh). Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng đóng góp khá khiêm tốn, chưa tạo được sự đột phá như kỳ vọng, giá trị vốn đầu tư của FDI chỉ đạt giá trị bình quân 2,19%/năm trong tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2010 – 2015. Các dự án FDI chủ yếu có suất đầu tư thấp, trong khi đó nhu cầu đầu tư đến năm 2020 là rất lớn, nhưng hiện nay đầu tư chủ yếu là hàng may mặc gia công, sản phẩm sơ chế không mang lại giá trị gia tăng cao cho Tỉnh. Nhưng trái lại, năng suất 2 lao động của khu vực FDI lại cao hơn hẳn so với khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, cụ thể giá trị năng suất lao động của khu vực FDI năm 2015 gấp 2,29 lần khu vực Nhà nước và gấp 4,91 lần khu vực ngoài Nhà nước. Xét về giá trị tuyệt đối, GDP tỉnh Bình Định có khoảng cách chênh lệch thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực, trong khi xét về điều kiện tự nhiên thì các tỉnh này có rất nhiều điểm thuận lợi tương đồng: cùng thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung, nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên nếu so sánh thì tỉnh Khánh Hòa có bước phát triển khá bền vững so với Bình Định. Vậy thì tại sao Bình Định không làm được như vậy? Điều đó chắc chắn nằm ở những chính sách phát triển khác nhau giữa các tỉnh. Vậy chính sách nào thích hợp cho Bình Định trong bối cảnh hiện nay để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và cả nước, nhất là đạt được mục tiêu đã đề ra “Xây dựng Bình Định cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ, gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung... Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về tốc độ phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Cụ thể hơn là phải đạt được “Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 9,5 - 10%. Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 4 - 4,5%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 12 - 14%, khu vực dịch vụ khoảng 11 - 13%; ....” Nhìn chung, tỉnh Bình Định vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển bền vững hơn nữa, nâng cao năng lực cạnh tranh để hoàn thành mục tiêu của tỉnh và theo kịp sự phát triển của các tỉnh trong khu vực. Tuy nhiên đó là một thách thức rất lớn cho tỉnh. Chính vì vậy, đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh tỉnh Bình Định” được chọn nghiên cứu để tìm ra chính sách phù hợp cho tỉnh nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2016 – 2020. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Định. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá những nhân tố quyết định nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bình Định; nhận dạng những điểm yếu làm cho tỉnh Bình Định chưa phát huy hết tiềm năng phát triển, từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về chính sách để khắc phục những điểm yếu, phát huy những thế mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Bình Định. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Nhân tố nào quyết định đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Định? - Tỉnh Bình Định cần có những chính sách nào để nâng cao năng lực cạnh tranh? 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đánh giá năng lực cạnh tranh của địa phương 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Các vấn đề cốt lõi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh - Thời gian nghiên cứu từ năm 2010-2015, một số nội dung cập nhật số liệu sẵn có từ năm 2005-2015 để nghiên cứu diễn biến của nền kinh tế tại địa phương. 1.5. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng khung phân tích NLCT địa phương, do TS. Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh từ khung phân tích NLCT quốc gia Michael E. Porter (1990,1998,2008) cho phù hợp với điều kiện địa phương ở Việt Nam (Hình 1.1). Theo khung lý thuyết, khái niệm NLCT được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân. NLCT được đo lường bằng năng suất sử dụng nguồn lực vốn, con người và nguồn lực tự nhiên. NLCT của một địa phương sẽ được quyết định bởi ba nhóm nhân tố: Lợi thế tự nhiên sẵn có của địa 4 phương; NLCT ở cấp độ địa phương và NLCT ở cấp độ doanh nghiệp. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP Môi trường kinh doanh Trình độ phát triển cụm, ngành Hoạt động và chiến lược của DN NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nước, viễn thông) Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng, cơ cấu CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG Tài nguyên tự nhiên Vị trí địa lý Quy mô của địa phương Hình 1.1: Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2013) Nhóm nhân tố thứ nhất: Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và quy mô địa phương. Những nhân tố này không chỉ là số lượng mà còn bao gồm sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nước, các nguồn lợi thuỷ sản, v.v. Đây là những nhân tố đầu vào cần thiết cho việc cạnh tranh của bất kỳ địa phương nào và cho cả các DN hoạt động trong địa phương đó. Nhóm nhân tố thứ hai: Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương. Nhóm này 6 Hình 1.2. Mô hình kim cương Porter Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2013) Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp định tính và nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ Tổng cục thống kê, Cục thống kê của các địa phương nằm trong khu vực duyên hải miền Trung, thông tin từ các báo cáo của tỉnh Bình Định, báo cáo của các sở, ban, ngành của tỉnh và các nghiên cứu có liên quan để đánh giá lợi thế của những nhóm nhân tố này. Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng phương pháp định lượng trong việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu kinh tế qua các thời kỳ để đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Định. 1.6. Cấu trúc của luận văn Gồm 5 chương Chương 1: Giới thiệu bối cảnh của vấn đề nghiên cứu như: mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Đánh giá tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015 thông qua các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu 5 bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm chính bao gồm: chất lượng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế; các thể chế, chính sách kinh tế như chính sách tài khoá, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Ở nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh vào nhân tố hạ tầng xã hội, chính sách tài khóa và cơ cấu kinh tế để phản ánh môi trường hoạt động của DN và sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê Việt Nam và của tỉnh Bình Định, cùng với các báo cáo hàng năm của các sở, ban, ngành trong tỉnh nhằm phân tích hiện trạng môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Nhóm nhân tố thứ ba: Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp. Đây là những nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất của doanh nghiệp, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Nhân tố môi trường kinh doanh sẽ được tác giả đánh giá thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ hợp tác nghiên cứu. Nhân tố trình độ phát triển cụm ngành sẽ được tác giả đánh giá dựa trên tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng so với cả nước, sự tập trung về mặt địa lý và tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành thông qua dữ liệu thống kê thứ cấp về sản lượng, tốc độ tăng trưởng và các nghiên cứu khác có liên quan tới cụm ngành trong tỉnh Bình Định. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp đánh giá các điều kiện bên trong nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất dựa trên độ tinh thông, những kỹ năng, năng lực và thực tiễn quản lý của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có khả năng cải tiến năng lực để đạt được mức năng suất cao nhất. Trình độ phát triển của cụm ngành được đánh giá bởi bốn yếu tố theo mô hình kim cương của Porter (Hình 1.2), đó là: (i) Điều kiện về yếu tố đầu vào, (ii) điều kiện cầu, (iii) chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp và (iv) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan. 7 trung gian khác. So sánh với với các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa. Chương 3: Phân tích các nhân tố quyết định NLCT tỉnh Bình Định, dựa vào khung lý thuyết và các số liệu thứ cấp, tác giả từng bước phác họa bức tranh NLCT của tỉnh Bình Định. Chương 4: Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định. Chương 5: Kết luận và đưa ra các kiến nghị chính sách. Tác giả sẽ gợi ý một số chính sách theo thứ tự ưu tiên để nâng cao NLCT theo định hướng phát triển của tỉnh. 8 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế 2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Trong giai đoạn 2010 – 2015 tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương GDP trung bình đạt 14%/năm, cao hơn so với mức tăng GDP bình quân cùng giai đoạn này của cả nước (5,82%/năm). 60,000 40.0% 34.8% 30.0% 30.0% 40,000 26.0% 25.4% 18.4% 20,000 24.8% 21.7% 18.7% 11.9% 7.1% 20.0% 10.6% 13.1% 12.7% 10.8% 10.0% 8.7% - 0.0% GDP giá hiện hành Tốc độ tăng trưởng Hình 2.1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2001 – 2015 Nguồn: Niên giám Thống kê các tỉnh duyên hải miền Trung năm 2015 Giá trị GDP theo giá hiện hành có chiều hướng gia tăng qua các năm, trong giai đoạn 2001 đến 2015, đạt giá trị trung bình là 24,015 triệu USD, điều này phản ánh sự phát triển của tỉnh Bình Định các năm qua. Phản ánh rõ hơn đó là tốc độ tăng trưởng của GDP, trong giai đoạn 2001 – 2015, tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm đều tăng trên 7%, trung bình đạt mức độ tăng trưởng 18,3%. Năm có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất là năm 2010 (đạt 34,8%) và năm thấp nhất là năm 2001 (đạt 7,1%). 9 70,000.00 61,575.29 60,000.00 50,000.00 46,957.27 2010 42,177.32 38,355.67 40,000.00 36,360.00 35,546.25 35,073.00 32,753.40 30,000.00 2011 2012 26,884.00 2013 2014 20,000.00 2015 10,000.00 Đà Nẵng Quảng Quảng Nam Ngãi Bình Phú Yên Khánh Ninh Hòa Thuận Định Bình Gia Lai Thuận Hình 2.2: GDP bình quân đầu người/năm 2010 – 2015 (triệu đồng) Nguồn: Niên giám Thống kê các tỉnh duyên hải miền Trung năm 2015 Mặc dù có tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm cao hơn so với cả nước, tuy nhiên xét về giá trị GDP bình quân đầu người/năm của tỉnh Bình Định lại thấp hơn một số tỉnh, thành khác trong khu vực. Cụ thể, giá trị GDP bình quân đầu người/ năm của tỉnh Bình Định luôn thấp hơn các tỉnh thành như: Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Khánh Hòa. Nếu vào năm 2015, giá trị GDP bình quân đầu người/năm của tỉnh Bình Định là 36,36 triệu đồng/người thì các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Khánh Hòa lần lượt là: 61,58 triệu đồng/người, 46,95 triệu đồng/người và 42,18 triệu đồng/người. - Thu nhập bình quân đầu người: Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và có GDP bình quân đầu người cao hơn mức trung bình cả nước, nhưng thu nhập bình quân đầu người của Bình Định vẫn thấp hơn mức bình quân của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 9,36 triệu đồng năm 2010 tăng lên 12,86 triệu đồng năm 2015. Mặc dù mức thu nhập này cao hơn bình quân vùng duyên hải miền Trung nhưng lại cách biệt khá lớn so với Đà Nẵng, đến năm 2015 Đà Nẵng và Khánh Hòa có mức thu nhập bình quân đầu người là 17,56 triệu đồng và 16,05 triệu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng