Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn hakia...

Tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn hakia

.PDF
88
171
54

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ HỒNG HẠNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAKIA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ Mã số ngành: 52340120 Năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ HỒNG HẠNH 4118650 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAKIA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ Mã số ngành: 52340120 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Nguyễn Thị Kim Hà Năm 2014 LỜI CẢM TẠ Em xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô của Trường Đại Học Cần Thơ đã trang bị cho em những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học tại trường. Xin cảm ơn Cô Thạc Sỹ Nguyễn Thị Kim Hà đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành bài luận văn này. Trong quá trình hướng dẫn, Cô đã đóng góp nhiều ý kiến hữu ích và cho tôi học hỏi rất nhiều kiến thức bổ ích. Xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Công ty TNHH HAKIA, các phòng nghiệp vụ, cán bộ công nhân viên Công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chia sẽ kiến thức, ý kiến trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Lê Hồng Hạnh i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Lê Hồng Hạnh ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... .................................................................................................................... iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu ......................................................................... 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2 CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................ 3 2.1.1 Khái niệm cạnh tranh ............................................................................ 3 2.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh ............................................................. 3 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh .................................. 4 2.1.4 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp............................................ 9 2.1.5 Các chỉ tiêu được sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh ................... 10 2.1.6 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh ......................................... 11 2.1.7 Các công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh ......................................... 11 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 15 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 15 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 16 2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 157 CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 18 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HAKIA ....................................... 18 3.1 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HAKIA ................... 18 v 3.1.1 Lịch sử hình hành ............................................................................... 18 3.1.2 Sứ mạng và nhiệm vụ ......................................................................... 19 3.1.3 Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 19 3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................................... 21 3.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ............................................ 25 3.2.1 Dự báo tăng trưởng ngành LPG đến năm 2025 .................................. 25 3.2.2 Dự kiến mục tiêu và kết quả đạt được của Công ty đến năm 2020 .... 25 CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 27 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HAKIA ..................................................................... 27 4.1 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG NGÀNH QUA MÔ HÌNH NĂM ÁP LỰC CẠNH TRANH........................................................... 27 4.1.1 Khách hàng ......................................................................................... 27 4.1.2 Đối thủ cạnh tranh............................................................................... 28 4.1.3 Nhà cung cấp ...................................................................................... 30 4.1.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.................................................................. 31 4.1.5 Sản phẩm thay thế ............................................................................... 31 4.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ .................... 32 4.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô ................................................................ 32 4.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .................................... 37 4.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh (C.I.M) .................................................. 39 4.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ ..................................................... 41 4.3.1 Phân tích các yếu tố nội bộ ................................................................. 41 4.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ...................................... 52 4.4 PHÂN TÍCH SWOT .................................................................................. 53 CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 55 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TNHH HAKIA ..................................................................... 55 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................. 55 vi 5.2 CÁC GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH QUA PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT .......................................................................................................................... 56 5.2.1 Giải pháp triển thị trường tiêu thụ gas ................................................ 56 5.2.2 Thâm nhập thị trường ......................................................................... 56 5.2.3 Kết hợp từ phía sau ............................................................................. 57 5.2.4 Liên kết với công ty khác có thế mạnh hơn ........................................ 57 5.2.5 Giải pháp cắt giảm chi phí .................................................................. 57 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỔ TRỢ KHÁC.................................................... 58 5.3.1 Giải pháp về giá gas ............................................................................ 58 5.3.2 Cải thiện hệ thống thu thập xử lý thông tin ........................................ 59 CHƯƠNG 6 ............................................................................................ 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 60 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 60 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 60 6.2.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước ................................................... 60 6.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp ......................................................... 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 62 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA ...... 63 PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................... 66 PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM KHẢO ................. 73 PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................... 74 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .................................. 12 Bảng 2.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................. 13 Bảng 2.3Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ .................................................. 14 Bảng 2.4 Ma trận SWOT ................................................................................. 15 Bảng 3.1Kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH HAKIA từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ......................................................................................... 24 Bảng 4.1 Phân tích Công ty TNHH HAKIA và các đối thủ cạnh tranh chủ yếu .......................................................................................................................... 28 Bảng 4.2 Ma trận các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng năng lực cạnh tranh Công ty TNHH HAKIA ................................................................................................ 39 Bảng 4.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................. 40 Bảng 4.4 Phân tích hiệu quả tài chính thông qua các chỉ số tài chính của Công ty từ năm 2011 đến năm 2013 ......................................................................... 42 Bảng 4.5 Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty TNHH HAKIA............................................................................................................. 43 Bảng 4.6 Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm LPG ............................................ 45 Bảng 4.7Giá các sản phẩm Gas của Công ty TNHH HAKIA tháng 6/2014 ... 46 Bảng 4.8 Nguồn nhân lực Công ty TNHH HAKIA ........................................ 49 Bảng 4.9 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Công ty TNHH HAKIA ..... 52 Bảng 4.10 Ma trận SWOT ............................................................................... 53 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter ...................... 7 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của đơn vị ....................................................... 20 Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty HAKIA năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................. 21 Hình 3.3 Dự báo cung – cầu LPG đến năm 2020 ............................................ 25 Hình 3.4 Dự báo tăng trưởng doanh thu 5 năm của Công ty TNHH HAKIA . 26 Hình 4.1 Sơ đồ kênh phân phối của công ty TNHH HAKIA .......................... 27 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của Việt Nam và Tp. Cần Thơ 32 Hình 4.3 Một số nhãn hiệu Gas của Công ty TNHH HAKIA ......................... 43 Hình 4.4 Tỷ trọng theo trình độ nguồn nhân lực của Công ty ........................ 50 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Danh mục từ tiếng Việt ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DN Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn GDP Tổng sản phẩm nội địa CPI Chỉ số giá tiêu dùng CNV Công nhân viên Tp. Thành phố Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TNDN Thu nhập doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng NĐ-CP Nghị định-Chính phủ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCCS Tiêu chuẩn cơ sở SP Sản phẩm HĐND Hội Đồng Nhân Dân MTV Một thành viên LN Lợi nhuận CSH Chủ sở hữu Danh mục từ tiếng Anh WTO World Trade Organization LPG Liquefied Petroleum Gas vii GDP Gross Domestic Product CPI Consumer price index VPBS VPBank Securities CP Contract Price ROS Return on sales ROA Return on total assets ROE Return on common equyty viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới của nước ta, đến với nền kinh tế thị trường, tự do hóa thương mại thì cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước ngày càng nhiều, sự cạnh tranh diễn ra ngày một gay gắt đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cùng ngành khi mà các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường ngày một đa dạng và chất lượng hơn. Khi mà Việt Nam đã và đang trong qua trình gia nhập WTO, với việc thực hiện các cam kết song phương và đa phương, một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh bởi cạnh tranh là đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập thì cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt về năng lực cạnh tranh sẽ nắm được quyền chủ động trên thị trường. Một thực trạng phổ biến hiện nay là năng lực doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường rất thấp, đặc biệt là thị trường quốc tế nói riêng, tuy nhiên bên cạnh đó một số doanh nghiệp cũng đã phấn đấu và đạt được những thành tích nhất định. Để nâng cao năng lực cạnh tranh những công việc mà chủ doanh nghiệp cần và chủ động làm là: hiểu được thế nào là năng lực cạnh trang của doanh nghiệp? Nguyên nhân tạo ra năng lực cạnh tranh yếu kém đó? Những hạn chế về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và cuối cùng là giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thông qua các vấn đề trên, trong quá trình làm luận văn và thực tập tại công ty TNHH HAKIA, một công ty TNHH hai thành viên với quy mô vừa đã và đang có những bước tiến trong sự nghiệp kinh doanh, không ngừng cố gắng phát triển trong nhiều năm qua với việc cung cấp các mặt hàng sản phẩm gas có chất lượng và thương hiệu đáng tin cậy, không ngừng đổi mới bằng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức để nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh đối với công ty cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của công ty trong chiến lược cạnh tranh của công ty. Vì vậy, đến với đề tài luận văn lần này em xin chọn đề tài ”Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH HAKIA”, với đề tài cùng với quá trình nghiên cứu tại công ty, kiến thức chuyên ngành, số liệu thông tin thu thập được, em có thể đề ra những giải pháp hữu ích nhất 1 cho công ty, góp phần giúp công ty nâng cao được năng lực cạnh tranh phù hợp với yêu cầu thị trường. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH HAKIA. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH HAKIA. - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH HAKIA. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Luận văn được thực hiện tại Công ty TNHH HAKIA. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực tập của tác giả từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014 Số liệu được thu thập ở giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của công ty TNHH HAKIA. 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Có rất nhiều quan niệm về thuật ngữ này, có thể trích dẫn như sau: Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) thì thuật ngữ ”Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004, trang 118), “Cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hang những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để khách hang lựa chọn mình chứ không lựa chon đối thủ cạnh tranh của mình”. ”Trong cuộc “tranh tài” giữa các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng mỗi ngày một tốt hơn, doanh nghiệp nào hài lòng với vị thế hiện đang có trên thương trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải với một vận tốc nhanh không thể ngờ trong một thị trường thế giới càng ngày càng nhiều biến động”. Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất. thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 2.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh Nguyễn Vĩnh Thanh (2005, trang 24), ”Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định hay năng lực cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí của 3 doanh nghiệp đó hay “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định”. Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004, trang 22) có đề cập đến vấn đề giá trị gia tăng: khách hàng chỉ mua những sản phẩm dịch vụ nào mà họ nghĩ rằng có khả năng mang đến cho họ những giá trị gia tăng (Added Value) cao nhất. Mục tiêu của doanh nghiệp, vì thế, là phải làm ra giá trị gia tăng từ ý muốn của khách hàng và cho khách hàng.Thêm nữa, những giá trị gia tăng đó phải có những tính chất, nội dung và tầm cỡ được khách hàng đánh giá là cao hơn những giá trị gia tăng mang đến bởi các đối thủ. Tác giả đề cập đến nâng cao giá trị gia tăng nội sinh và ngoại sinh, đó cũng chính là năng lực cạnh tranh mà doanh nghiệp cần phải có và đạt được, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai khác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới. 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 2.1.3.1 Môi trường vĩ mô Ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng một cách gián tiếp đến doanh nghiệp Phân tích môi trường vĩ mô sẽ chỉ rõ cho thấy doanh nghiệp đang đối diện với những vấn đề gì? Đâu sẽ là cơ hội hay đe dọa cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai? o Yếu tố kinh tế -Tình hình tổng quan của nền kinh tế: đó là sự đánh giá khái quát về tình trạng hiện tại của nền kinh tế quốc gia, nơi mà các doanh nghiệp đang tiến 4 hành các hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, xu hướng của thời kỳ là tăng tốc, bình thường hay trì trệ xuống dốc... Ví dụ: Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của người dân được cải thiện thì nhiều nhu cầu mới xuất hiện, con người có xu hướng hưởng thụ vật chất sang tinh thần, người ta lại ưa chuộng những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao. -Về tiền tệ: hối suất biến động hay ổn định? Chính sách tiền tệ của nhà nước như kiềm chế lạm phát, lãi suất cho vay, chính sách giữ cho đồng nội tệ cao hay thấp so với ngoại tệ? Ví dụ: Nếu lãi suất cao thì sẽ không khuyến khích nhà kinh doanh vay vốn để đầu tư dài hạn, nếu tỷ giá hối đoái cao thì có lợi cho xuất khẩu nhưng không có lợi cho nhập khẩu. - Chính sách kiểm soát giá cả và tiền lương của chính phủ: chính phủ kiểm soát chặt chẽ giá cả và tiền lương tối thiểu sẽ làm cho doanh nghiệp không thể tự mình định đoạt được giá, lương và ở một mức độ nhất định, sẽ hạn chế sự chủ động và khả năng tìm kiếm lợi nhuận cao của doanh nghiệp. o Yếu tố chính trị và pháp luật Tình hình chính trị, sự ổn định của chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng. Chính phủ và chính quyền địa phương là người điều hành đất nước, đề ra các chính sách, luật lệ đồng thời cũng là khách hàng lớn của các doanh nghiệp. Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ, và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được những quan điểm, những quy định, những ưu tiên, những chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp. o Yếu tố văn hóa - xã hội Những biến đổi về văn hóa – xã hội và đặc điểm của nó cũng có thể gây ra những khó khăn hay tạo ra những thuận lợi cho các doanh nghiệp, tuy rằng những diễn biến xã hội thường chậm và khó nhận biết Các yếu tố văn hóa – xã hội cần được được quan tâm phân tích là: - Chất lượng cuộc sống của dân cư, sở thích vui chơi giải trí của các tầng lớp xã hội. 5 - Các chuẩn mực về đạo đức và phong cách sống. -Tình hình về nhân lực như: lực lượng lao động nữ, lượng dự trữ lao động. - Trình độ văn hóa và nghề nghiệp của dân cư và người lao động. - Truyền thống văn hóa và các tập tục xã hội. - Tình hình nhân khẩu: tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu dân cư o Yếu tố tự nhiên Ngày nay người ta nhận thức rõ rằng: các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên của con người đã làm thay đổi rât nhiều hoàn cảnh tự nhiên. Đối với nhà doanh nghiệp phân tích môi trường thiên nhiên phải quan tâm đến những vấn đề sau: -Điều kiện địa lý thuận lợi hay khó khăn? - Dự trữ tài nguyên làm nguyên liệu cho hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? - Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên. o Yếu tố công nghệ Ngày nay, những thành tựu kỹ thuật-công nghệ mới đi từ phát minh ở phòng thí nghiệm đến đưa ra sản xuất đại trà, đưa sản phẩm ra thị trường chỉ mất tích thời gian. Đó chính là cơ hội cho những doanh nghiệp mới khởi sự kinh doanh có thể nắm bắt ngay kỹ thuật mới nhất để thu được những thành công lớn, không hề thua kém những doanh nghiệp đã có một bề dày lịch sử đáng kể. Sự phát triển mau lẹ của kỹ thuật-công nghệ có tác động sâu sắc đến tính chất và giá cả của sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, khách hàng, qui trình sản xuất, chức năng tiếp thị và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, không phải mọi ngành, lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng như nhau bởi sự phát triển của kỹ thuật-công nghệ. Các ngành truyền thông, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin,… sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, luyện kim. 6 2.1.3.2 Môi trường ngành Nguồn:Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh,(1998, trang 54-72) Hình 2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter o Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Đây là một áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp các công ty, khi áp lực cạnh tranh giữa các công ty ngày càng tăng thì càng đe dọa về vị trí và sự tồn tại của các công ty. Tính chất và cường độ của cuộc cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Các đối thủ cạnh tranh đông đảo hoặc có quy mô gần tương đương nhau. - Tốc độ tăng trưởng của ngành. - Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao. - Sự thiếu vắng tính khác biệt sản phẩm và về các chi phí chuyển đổi. - Ngành có năng lực dư thừa. - Tính đa dạng của ngành. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan