Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước phân tích môi trường vĩ mô ở việt nam...

Tài liệu phân tích môi trường vĩ mô ở việt nam

.DOCX
21
339
120

Mô tả:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Ở VIỆT NAM. CHỌN MỘT DOANH NGHIỆP MÀ NHÓM YÊU THÍCH, PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT ‘Môi trường Marketing của doanh nghiệp là tập hợp những tác nhân và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài chức năng quản trị Marketing của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng” (Philip Kotler) Môi trường Marketing là những yếu tố, lực lượng mà bộ phận Marketing không thể kiểm soát được. Những diễn biến của các lực lượng và các yếu tố đó không phải do bộ phận Marketing gây ra hay bộ phận Marketing có quyền làm thay đổi. Do đó, việc phân tích môi trường Marketing có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động Marketing cũng như sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng như một cơ thể sống hoạt động trên một lãnh thổ và trong nền kinh tế hàng ngày tác động vào môi trường, đồng thời cũng chịu những tác động của môi trường. Để có thể thích ứng và phát triển doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động phù hợp với điều kiện môi trường bằng cách đưa ra những giải pháp chiến lược và những điều chỉnh phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Phân tích môi trường Marketing là những căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp Môi trường Marketing được cấu thành bởi môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Bài thảo luận, sẽ gồm hai phần chính:  Nghiên cứu môi trường vĩ mô Việt Nam những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp nghiên cứu  Sử dụng hình Swot để phân tích môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp SWOT là mô hình “điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – đe dọa” cho phép phân tích môi trường kinh doanh cả từ bên trong và bên ngoài dưới trạng thái động. Nhờ đó cho phép doanh nghiệp đưa ra cách xử lý kịp thời và nhạy bén hơn, nhưng đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải bám sát thị trường để cập nhật thông tin một cách hữu hiệu.  Thế mạnh và điểm yếu: là những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp hay còn gọi là yếu tố bên trong.  Cơ hội và đe dọa là những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp Doanh nghiệp mà nhóm chúng tôi chọn là May Việt Tiến. Là doanh nghiệp là hình thành và phát triển lâu dài ở Việt Nam. Ứng dụng mô hình SWOT vào phân tích sẽ giúp đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp 1. PHÂN TÍCH 6 YẾU TỐ VĨ MÔ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 1.1.Yếu tố dân số 1.1.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số 2h45 sáng 1/11/2013 Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu. Với quy mô dân số như vậy, Việt Nam là quốc gai đông dân thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng dân số tuy đã giảm nhiều song quy mô dân số còn khá lớn, đồng thời là nước nằm trong nhóm các nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Dân số Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào năm 2050 và sẽ giảm dần sau đó. Đến năm 2025, dân số Việt Nam đạt con số 100 triệu và sẽ đạt tối đa vào năm 2050 với 104 triệu. Dự báo cho thấy sau năm 2050, dân số sẽ giảm dần đến năm 2100 là khoản 83 triệu tương đương với dân số năm 2005. 1.1.2. Cơ cấu dân số: Theo độ tuổi giới tính Theo tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2012 Nhìn vào tháp dân số ta thấy dân số Việt Nam đang già hóa, tỉ lệ nam từ 15-28 cao hơn các nhóm tuổi còn lại của nam Năm 2012 số nam 43,92 triệu người tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu người tăng 1,04% Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011 Số người trong độ tuổi lao động lớn 1.1.3. Sự di chuyển chỗ ở trong dân cư: dân cư chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị tập trung ở phía bắc Dân cư thành thị là 25.436.896 người (29,6%) khu thôn có 60.410.101 người (70,4%). Trong thời kì 1999-2009, dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân 3,4% năm, trong khi ở khu vực nông thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%. Dân số khu vực thành thị tăng nhanh chủ yếu do di dân và quá trình đô thị hóa Các điểm đô thị có mặt trên khắp lãnh thổ đất nước. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa diễn ra không đồng đều. Các vùng phía Bắc có tỷ lệ dân số đô thị ít hơn hẳn so với vùng phía Nam. Mức độ đô thị hóa tăng lên ở việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ 21 gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội của xã hội Việt Nam trong thời kỳ này. Theo Tổng Điều tra Dân số 2009, các trung tâm đô thị được phân bố theo quy mô như sau: loại có từ 2.000.000 dân đô thị trở lên có 2 thành phố (33,9% tổng số dân đô thị); các đô thị có từ 500.000 dân - < 2.000.000 dân chiếm 12% tổng dân số đô thị, với 4 thành phố; số đô thị có từ 200.000 - 500.000 dân là 9 (8,7% tổng dân số đô thị); và số đô thị có từ 100.000 - < 200.000 dân là 17 (10,2% tổng dân số đô thị). So với các TĐTDS trước đây, số lượng đô thị có quy mô dân số như vừa nêu đều tăng thêm và tỷ trọng dân số đô thị của các đô thị lớn đã tăng lên rõ rệt, cho thấy một xu hướng tập trung dân cư ở các đô thị lớn (TCTK, 2011). 1.1.4. Chính sách dân số: nâng cao trình độ cho người dân, phát triển đô thị  Nâng cao trình độ cho người dân Các chính sách phát triển cũng hướng mạnh đến tạo việc làm, nâng cao chất lượng hoạt động đa dạng ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghệ và dịch vụ. Thực hiện tốt việc điều chỉnh quy mô dân số trên phạm vi toàn quốc cũng như từng vùng, miền, bao gồm KHHGD, di cư và đẩy mạnh xuất khẩu lao động  Về đại thể, Việt Nam vẫn là mảnh đất “tam nông” nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Quá tình công nghiệp hóa và di dân sẽ kéo theo đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đô thị sẽ mở rộng và dân sổ tích tụ trong khu vực đô thị sẽ tăng lên. Bộ mặt lãnh thổ, không gian sẽ thay đổi mạnh mẽ. Do đó, nhà nước luôn chú trọng mở rộng phát triển đô thị lớn để chủ động đón dòng di cư đến nhưng cũng cần tránh sự hình thành các siêu đô thị với những thảm họa về môi trường và các vấn đề xã hội bằng cách xây dựng đô thị vừa và nhỏ, tạo điều kiện phân bổ hợp lý. Tính đế các dự báo dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển xã hội, nhất là quy hoạch xây dựng các công trình như đường xá, cầu cống.. để tránh những tổn thất do quy hoạch g Trong những năm tới, đô thị hoá tiếp tục phát triển nhanh. Theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Năm 2015 tổng số đô thị cả nước đạt khoảng trên 870 đô thị, trong đó, đô thị đặc biệt là 02 đô thị; loại I là 9 đô thị, loại II là 23 đô thị, loại III là 65 đô thị, loại IV là 79 đô thị và loại V là 687 đô thị. Năm 2025, tổng số đô thị cả nước khoảng 1000 đô thị, trong đó, đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại V”. Các loại hình đô thị vừa và nhỏ ở Việt Nam sẽ vẫn chiếm ưu thế. Hội nghị phát triển đô thị hợp nhất – hướng tới thành phố xanh và bền vững  Dự án “phát triển các thành phố loại 2 tại Quảng Nam, Hà Tĩnh  Từ những phân tích về yếu tố dân số ở Việt Nam, ta rút ra được những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp như sau:  Cơ hội 1. Nhu cầu lớn ( quy mô dân số lớn) 2. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao ( tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, nhà nước chú trọng phát triển trình độ nguồn nhân lực) 3. Dân số tập trung chủ yếu ở các thành thị và ngày càng có xu hướng gia tăng  Thách thức 1. Dân số Việt Nam đang già hóa 2. Thị trường Việt Nam hấp dẫn thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt cạnh tranh sản phẩm: thách thức lớn nhất: có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, sẽ có rất nhiều cạnh tranh từ cá nước xuất khẩu mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ.. Nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước đang rất phát triển như công ty TNHH dệt may Thái Tuấn, dệt may Thành Công Cạnh tranh giá: tình hình dệt may Việt Nam sẽ còn gặp rắc rối hơn nữa khi gái hàng hóa thị trường nhập khẩu chủ chốt như Mỹ, châu Âu cắt giảm 20%. 1.2.Yếu tố kinh tế Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triến thị trường Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, thu nhập bình quân đầu người… ảnh hưởng đến sức mua, cơ cấu tiêu dùng từ đó điều chỉnh các hoạt động Marketing của doanh nghiệp Môi trường kinh tế không thuận lợi gây khó khăn cho doanh nghiệp 1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này có xu hướng chững lại Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong năm 2009 vẫn trong thời kì khó khăn do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hiệu quả để kiềm chế sự suy thoái và dần dần phục hồi nền kinh tế. Năm 2011 do những bất ổn vĩ mô cuối năm 2010 và những tác động phụ của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa nên tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Đến nay, với những gì đã trải qua trong 2013, “tinh thần” tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu 5,5% dường như đã sẵn sàng. 1.2.2. Lãi suất tăng cao Cuộc khủng hoảng nổ ra, Việt Nam nhanh chóng có ứng xử mà điển hình là gói kích cầu 1 tỷ USD qua bù lãi suất. Gói hỗ trợ này là tác động chính đối với lãi suất cho vay khá mềm trong năm 2009. Tuy nhiên, những năm sau đó lãi suất cho vay liên tục leo thang, đặc biệt là sự ngột ngạt năm 2011. Do những khó khăn của nền kinh tế lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều có xu hướng giảm; trong 6 tháng đầu năm 2013 NHNN có 3 lần điều chỉnh lãi suất: lãi suất huy động ngắn dao động từ 5%-7%/năm, lãi suất huy động dài hạn 7,1%-10%/ năm; lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cũng giảm mạnh, với lãi vay trung, dài hạn dao động từ 13%-14%/ năm, lãi suất vay ngắn hạn chỉ còn từ 9,5%-11,5%/ năm. Lãi suất giảm tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng quy mô nhưng đồng thời khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do các điều kiện ngân hàng đặt ra. Mức lãi suất này vẫn là khá cao so với lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể tạo ra được Nguồn dữ liệu: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam 1.2.3. Lạm phát bùng nổ Nguồn dữ liệuTrung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam Đánh dấu năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát tại Việt Nam bùng nổ trong năm 2008. Tình hình có vẻ nhanh chóng được kiểm soát trong năm 2009, nhưng ngay sau đó là cú hồi mã thương nhức nhối năm 2010 và 2011. Năm 2012 và dự tính cả 2013, lạm phát đã hạ nhiệt nhanh. Lạm phát đang tiếp tục giảm nhẹ ổn định ở mức 7% nhưng đây vẫn là mức cao. Lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng 1.2.4. Thu nhập tăng nhưng chủ yếu do yếu tố lạm phát Thu nhập của người dân đang tăng, ước tính con số này sẽ lên tới 1.900 USD vào năm 2013. Thu nhập tăng có khiến cho chi tiêu tăng trong tình hình kinh tế hiện nay hay không? Theo một nghiên cứu tổng quan về cuộc sống người dân Việt Nam năm 2013 chỉ ra rằng: Thu nhập cá nhân tăng nhưng tăng là do ảnh hưởng của lạm phát...vì vậy người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu hơn Thu nhập tăng mạnh ở một số ngành Lao động làm công ăn lương trong các ngành dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ có mức thu nhập trung bình tăng tương ứng là 6,4%, 4,4% và 11,8% trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012, và đạt tương ứng là 3,6 triệu; 4,1 triệu và 3,7 triệu đồng/tháng trong 6 tháng đầu năm 2013 1.2.5. Thất nghiệp Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam tăng nhẹ từ 1,71% trong 6 tháng đầu năm 2012 lên mức 2.01% Từ các phân tích về yếu tố kinh tế, ta rút ra được những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp  Thách thức 1. Môi trường kinh tế không thuận lợi 2. Chi phí lao động ngày càng tăng, nhất là chi phí cho lao động lành nghề và cạnh tranh tìm lao động lành nghề do tỉ lệ lao động lành nghề và có kĩ năng chiếm tỉ lệ nhỏ 1.3.Yếu tố chính trị pháp luật 1.3.1. Môi trường chính sách chưa thuận lợi Môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng Chính sách thuế ảnh hưởng đối với ngành dệt may Không ân huệ thuế Theo dự thảo luật sủa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế, hàng nhập khẩu nói chung phải nộp thuế ngay trước khi thông quan, không phân biệt mục đích nhập khẩu ( không ân hạn 275 ngày hoặc 30 ngày như trước kia). Trước thông tin trên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã gửi kiến nghị lên Bộ tài chính không nên gỡ bỏ quy định ân hạn thuế và đề xuất giữ nguyên mức ân hạn thuế như hiện nay Chính sách hỗ trợ ngành may mặc Trong quyết định 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm mũi nhọn về xuất khẩu. Do đó, ngành may Việt Nam được ưu tiên phát triển Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, đầu tư các công trình xử lý nước thải, quy hoạch các cụm công nghiệp dệt, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới, đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may 1.3.2. Hợp tác trong khu vực và toàn cầu  Gia nhập WTO Mang lại nhiều lợi thế đó là: xuất khẩu không bị khống chế quota, một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống mức bình thường, được hưởng những lợi ích từ môi trường đầu tư  Hiệp định TPP “hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương” điểm nổi bật của TPP là tự do hóa rộng rai về hàng hóa, thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn. Việc tham gia hiệp định TPP là việc làm cần thiết trong bối cảnh ngành dệt may đang phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và thị trường tiêu thụ tại các nước. Đối với thị trường xuất khẩu sang Hoa Kì, thuế suất lên đến 17,5%, thị trường châu Âu 9,6%  Vốn đầu tư nước ngoài: Vốn đầu tư tăng: Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm 2010, đã có 18 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may được cấp phép, với vốn đăng ký hơn 20 triệu USD. Khi tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế ngoài những cơ hội còn có nhiều thách thức với các doanh nghiệp trong nước: Hàng rào bảo hộ dệt may trong nước không còn Khi vào WTO, Việt Nam sẽ phải thực hiện đúng cam kết theo hiệp định dệt may với mức giảm thuế suất lớn. Cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không được phép, ngành dệt may không còn đươc hưởng một số loại hỗ trợ như trước đây như các hình thức hỗ trợ XK và thường XK từ quỹ hỗ trợ XK; các biện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều kiện XK; các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển Các rào cản thương mại được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu  Trong bối cảnh XK hàng dệt may đang có những diễn biến không thuận lợi nhất là từ 2/2009, tất cả sản phẩm dệt may XK vào thị trường Hoa Kỳ sẽ phải tuân thủ theo những quy định mới cực kỳ nghiêm ngặt. Đi kèm là những mức phạt lỗi vi phạm rất cao, có thể lên tới 15 triệu USD, trong khi trước đây mức phạt tối đa là vài triệu USD. Các nhà xuất khẩu tại Hoa Kỳ sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng và tính an toàn của hàng dệt may  Nguy cơ bị kiện chống bán giá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở các thị trường xuất khẩu  Các quy định về xuất sứ của hàng hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm dệt may  Cơ hội và thách thức: Cơ hội 1. chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước 2. những cơ hội khi gia nhập WTO, TPP Thách thức 1. những thách thức khi gia nhập WTO, TPP 1.4.Yếu tố văn hóa xã hội Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục. Nếu các doanh nghiệp may không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiết kế sễ nhanh chóng tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam, đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa. Tuy nhiên người Việt Nam vẫn có tâm lý ăn chắc mặc bền nên những sản phẩm chất lượng tốt của các doanh nghiệp trong nước vẫn được nhiều người Việt Nam tin dùng. Và thêm vào đó là việc hưởng ứng khẩu hiệu “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo ra lợi thế cho hàng hóa trong nước và hàng may mặc trong nước. Như vậy, cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp:  Cơ hội: người tiêu dùng vẫn tin dùng và ưu chuộng hàng Việt Nam  Thách thức 1. Xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm mây mặc có sự biến đổi liên tục 2. Hàng Trung Quốc cạnh tranh với hàng nội địa với giá thành rẻ và kiểu dáng đa dạng thường xuyên thay đổi 1.5.Yếu tố công nghệ Năng lực sản xuất kém công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành may mặc Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kĩ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được. Do thiếu công nghệ phụ trợ nên ngành dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường thế giới cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Cho đến thời điểm này ngoài lợi thế lao động ra, còn lại đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn như: 100% máy móc thiết bị, phụ tùng; 100% xơ sợi hoá học; 90% bông xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ; 70% vải các loại; 67% sợi dệt. Nhập khẩu các loại phụ liệu như chỉ may, mex dựng, khoá kéo... cũng chiếm từ 30% đến 70% tổng nhu cầu.  Như vậy, thách thức đối với doanh nghiệp là: Công nghệ phụ trợ lạc hậu, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài 1.6.Yếu tố địa lý Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các hoạt động Marketing trên thị trường. Đây là yếu tố vừa tạo nên những điều kiện thuận lợi vừa đưa lại những khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt may chủ yếu nhập khẩu do nguyên liệu trong nước không đủ cung cấp. Ngành dệt nhuộm phải sử dụng các chất hữu cơ rất khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường trong khi đó công nghệ xử lý ô nhiễm của các doanh nghiệp Việt Nam rất kém, vì vậy người dân xung quanh vùng dệt nhuộm phản đối việc dệt, nhuộm làm nguyên liệu cho ngành dệt may ngày càng không đủ đáp ứng cho ngành may trong nước 2. TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY VIỆT TIẾN 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Bản thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghê ê công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiê êp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – mô êt doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiê êp hoạt đô nê g trên diê nê tích 1,513m2với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa rồi giao cho Bô ê Công nghiê êp Nhẹ quản lý( nay là Bô ê Công Nghiê êp). Tháng 5/1977 được Bô ê Công Nghiê pê công nhâ ên là xí nghiê pê quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiê êp May Viê êt Tiến. Ngày 13/11/1979, xí nghiê pê bị hỏa hoạn, thiê êt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cô nê g với lòng hăng say gắn bó với xí nghiê êp , toàn thể công nhân và lãnh đạo Viê êt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt đô nê g trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiê êp được Bô ê Công Nghiê pê chấp nhâ nê nâng lên thành Công Ty May Viê êt Tiến. Sau đó, lại được Bô ê Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhâ pê khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORTEXPORT COMPANY viết tắt là VTEC( theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991) Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bô ê Công Nghiê êp cấp giấy phép thành lâ êp doanh nghiê êp số 214/CNN-TCLĐ. Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIÊêP SẢN XUẤT – XUẤT NHÂêP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiê pê và của Bô ê Công Nghiê pê , cần phải có mô êt Tổng Công Ty Dê êt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiê êp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp câ ên với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luâ êt …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CTY DÊêT MAY VIÊêT NAM ra đời. Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp. Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến; Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION; Tên viết tắt : VTEC . Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, dưới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV. Đến ngày 01/1/2008 Tổng Công ty Cổ phần may Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty Mẹ - Công ty con, bao gồm 06 xí nghiệp, 22 công ty con và công ty liên kết, với tổng số CBCNV là 22.000 người 2.3. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược • Việt Tiến • TT-up • San Sciaro • Manhattan • Smart Casual • Việt Long • Việt Tiến Slim Fit • Camellia 3. CÁC ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA CÔNG TY 3.1. Điểm mạnh S1: Sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng  Thương hiệu VIETTIEN cho thời trang công sở (Office Wear).  Thương hiệu Vee Sendy cho thời trang thông dụng (Casual Wear)  Thương hiệu TT-up là thương hiệu thời trang cao cấp (High Class Fashion)  Hai thương hiệu thời trang cao cấp SAN SCIARO: (sản phẩm thời trang nam cao cấp mang phong cách Ý) và MANHATTAN (sản phẩm thời trang nam cao cấp mang phong cách Mỹ, thuộc tập đoàn Perry Ellis International và Perry Ellis Europe của Mỹ được Việt Tiến mua quyền khai thác và sử dụng) S2: Giá cả cạnh tranh Công ty phát triển theo hướng “đa giá”, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Và để tăng số lượng bán ra, Việt Tiến không giảm giá sản phẩm mà tung ra các dòng sản phẩm có giá trung bình. Đầu năm 2010, Tổng Công ty may Việt Tiến chính thức ra mắt nhãn hiệu mới, Việt Long - thời trang công sở gồm sơ mi, quần tây, áo thun, quần jeans, cà vạt... dành cho người lao động, sinh viên, công chức... với mức giá hoàn toàn bình dân, từ 80.000 - 180.000 đồng/sản phẩm S3: Thị trường rộng lớn  Thị trường nội địa: Việt Tiến hiện có trên 1380 cửa hàng, đại lý phân bổ đều khắp các tỉnh thành trong cả nước  Thị trường xuất khẩu: Việt Tiến hiện đang giao dịch với trên 50 khách hàng thuộc các nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha....), Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indone- sia....), Châu ÚC.... Cơ cấu thị trường như sau: Nhật Bản: 31 %, EU: 27%, Mỹ: 27% và các nước khác: 15%. Là doanh nghiệp tiên phong trong việc đưa thương hiệu may mặc Việt Nam ra nước ngoài.Năm 2010 công ty đã mở đại lí chính thức tại Campuchia và Lào để trực tiêp giới thiệu sản phẩm Việt Tiến thay vì xuất khẩu qua trung gian. S4: Quy mô lớn mạnh Tổng công ty Việt Tiến gồm 3 công ty con, 21 đan vị sản xuất trực thuộc, 14 công ty liên kết trong nước,7 công ty liên doanh YỚi nước ngoài, tổng vốn điều lệ 230.000.000.000 đồng -Vị trí cao trên thị trường, thương hiệu uy tín, hình ảnh tốt S5: Vị trí cao trên thị trường, thương hiệu uy tin, hình ảnh tốt  Có thương hiệu lâu năm. Công ty khẳng định vị thế của mình qua các giải thưởng đã đạt được như top 10 doanh nghiệp gồm 3 công ty con, 21 đơn vị sản xuất trực thuộc, 14 công ty liên kết trong nước,7 công ty liên doanh với nước ngoài, tổng vốn điều lệ 230.000.000.000 đồng  Đưa sản phẩm tự thiết kế tham gia các chương trình biểu diễn thời trang trang lớn của thế giới,ký kết hợp đồng với một nhà thiết kế tạo mẫu thời trang người Pháp vừa nâng cao đẳng cấp của các sản phẩm truyền thống: sơ mi, quần âu, quần kaki... vừa xây dựng được thương hiệu thời trang mới chuyên dành cho giới trẻ.  Kết hợp giữa khâu thiết kế và sản xuất, tạo lập hình ảnh của công ty thời trnag chứ không phải là cơ sở gia công quần áo S6: Nhân viên có trình độ tay nghề cao, được công ty đào tạo để có thể ứng dụng trang thiết bị mới vào sản xuất Viettien phát triển đội ngũ nhà thiết kế ngày càng hùng hậu, lên tới 40-50 người S7: Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt Việt Tiến quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu, thực hiện khuyến mại, hậu mãi, tạo những dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho khách hàng S8: Trang thiết bị sản xuất hiện đại  Việt Tiến Việt Tiến nâng cấp phòng thử nghiệm bằng một hệ thống máy đo lực bám dính của keo, máy so màu, bền màu, máy đo độ ma sát, độ co rút của từng đường may. Qua thử nghiệm sẽ quyết định nguyên liệu đi với phụ liệu nào để tạo cho sản phẩm có một nét độc đáo riêng, thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.  Việt Tiến đã đầu tư 10 triệu USD để tái đầu tư trang thiết bị chuyên dùng hiện đại như hệ thống thiết kế mẫu rập mạnh 3.2.Điểm yếu W1: Lao động chủ yếu là phổ thông, lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. W2: trình độ quản lý còn yếu W3: khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài 4. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT Cơ hôi O1:Nhu cầu lớn O2:Nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao O3: Dân số tập trung chủ yếu ở các thành thị và ngày càng có xu hướng gia tăng O4: người tiêu dùng vẫn tin dùng và ưu chuộng hàng Việt Nam O5: chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước O6: những cơ hội khi gia nhập WTO, TPP Thách thức T1: Dân số Việt Nam đang già hóa T2: Thị trường Việt Nam hấp dẫn thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt T3: Chi phí lãi vay cao. Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn T4: Chi phí lao động ngày càng tăng, nhất là chi phí cho lao động lành nghề và cạnh tranh tìm lao động lành nghề T5: môi trường kinh tế không thuận lợi T6: Xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Điểm mạnh S1: Sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng S2: Giá cả cạnh tranh S3: Thị trường rộng lớn S4: Quy mô lớn mạnh S5: Vị trí cao trên thị trường, thương hiệu uy tin, hình ảnh tốt S6: Nhân viên có trình độ tay nghề cao, được công ty đào tạo để có thể ứng dụng trang thiết bị mới vào sản xuất S7: Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt S8: Trang thiết bị sản xuất hiện đại Điểm yếu W1: Lao động chủ yếu là phổ thông, lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. W3: khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài mây mặc có sự biến đổi liên tục T7: Công nghệ lạc hậu, phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài T8: những thách thức về chính sách pháp luật khi tham gia các tổ chức thương mại quốc tế WTO, TPP Phân tích mô hình SWOT 1. Sử dụng thế mạnh nắm bắt cơ hội (S/O) S1, S2, S5, O1: sử dụng sức mạnh về sản phẩm, giá cả mở rộng thị trường trong nước S6S4O2: sử dụng nguồn lao động dồi dào và tập trung đào tạo để mở rộng quy mô kinh doanh với đội ngũ nhân viên lành nghề. Có các chính sách chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động để họ yên tâm làm việc S1S2S3S5S7O3: tập trung vào thị trường thành thị, mở rộng mạng lưới phân phối ở thành thị vì hầu hết khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp tập trung ở vùng này S1S2S4S5S7O4: với vị thế của mình luôn đi đầu trong cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng cách tổ chức các chương trình khuyến khích tiêu dùng, mở rộng các đại lý, đưa hàng vào các trug tâm mua sắm lớn để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn S1S2S4S5S8O6: nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường mình ra nước ngòai S8O5: tận dụng những hỗ trợ từ phía nhà nước đầu tư trang thiết bị kĩ thuật S7O4: xây dựng một bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, để mọi thắc mắc của khách hàng được giải quyết trong thời gian sớm nhất. Mọi nhân viên phải luôn tâm niệm không chỉ bán được hàng mà khách hàng còn quay trở lại với Việt Tiến 2. Sử dụng sức mạnh vượt qua thử thách (ST) S1T2:Sản xuất, thiết kế sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng để giữ lại khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, và cả khách hàng của dối thủ cạnh tranh S1T4:DN cần thay đổi, đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để có thể chinh phục những khách hàng khó tính, đặc biệt thích thay đổi phong cách theo xu hướng thị trường Với chất lượng đã có, thời gian tới, doanh nghiệp thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 S1T4T8  Tích cực tấn công nhiều đoạn thị trường có các nhóm đối tượng với thu nhập cao đến trung bình thấp, nên sản phẩm cần có nhiều mức giá cả phù hợp để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước,  linh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng S3T4T8  giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình. Công ty luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường khau nhau  Nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới S4T4: xây dựng ngày càng nhiều cơ sở sản xuất gần hoặc ngay tại thị trường tiêu thụ để tận dụng, thu hút lực lượng lao động đông đảo ở chính địa phương, từ đó có thể lựa chọn trình độ phù hợp S4T3T5: quy mô vốn lớn, cẫn giảm 1 phần vay với lãi suất cao để không gây ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Sử dụng đồng vốn có hiệu quả, tạo khả năng sinh lời tối đa cho dù môi trường có nhiều biến động S5T7T8: dựa vào uy tín thương hiệu, là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dệt may Việt Nam để tận dụng những ưu đãi từ nhà nước , vượt qua các rào cản thương mại khi xuất khẩu ra nước ngoài S6T2T6: nhân viên có trình độ cao phải tạo điều kiện để làm việc hiệu quả, năng suất cao từ đó làm tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, giá thành giảm để cạnh tranh với các sản phẩm khác, thu hút khách hàng. S7T2T6: dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp cho người tiêu dung chọn Việt Tiến nhiều hơn S8T2T6: tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất để tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới S1S2S5S7T1: nghiên cứu phát triển sản phẩm theo độ tuổi người dân để có cầu thị trường rộng lớn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan