Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích môi trường kinh doanh của khách sạn melia hà nội...

Tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của khách sạn melia hà nội

.DOC
13
258
98

Mô tả:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN MELIA HÀ NỘI Mười năm trở lại đây, hệ thống khách sạn của nước ta phát triển rất mạnh với sự xuất hiện các khách sạn lớn nhỏ ở các trung tâm thành phố, đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội – trung tâm văn hoá của cả nước. Hà Nội cùng với những nét kiến trúc cổ kính trong đó có nhứng khách sạn cao tầng hiện đại bên cạnh Daewoo, Horison, Hilton, Sofitel, Metropol, Sofitel Plaza, khách sạn Meliá Hà Nội vươn lên giữa thủ đô cùng với vẻ đẹp tráng lệ và nét kiến trúc độc đáo riêng biệt của nó. Là một đơn vị có vai trò to lớn trong sự phát triển của ngành kinh doanh khách sạn ở Hà Nội. Khách sạn Melia Hà Nội là khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 5 sao sang trọng, tọa lạc ngay tại khu trung tâm tài chính và ngoại giao của thủ đô Hà Nội; gần với nhiều điểm tham quan du lịch, mua sắm, giải trí. Từ khách sạn chỉ mất vài phút để đến các địa điểm lịch sử nổi tiếng như Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, nhà hát Lớn Hà Nội, Văn miếu Quốc Tử Giám và nhiều sông, hồ, đền chùa đẹp. Khách sạn cách ga Hà Nội khoảng 500 mét và cách sân bay Nội Bài 38 km.Khách sạn gồm 306 phòng nghỉ và căn hộ. Trong đó có 238 phòng Deluxe rộng 30 m2 và 66 phòng Executive Suite có diện tích 68 m2. Từ tầng 17 đến tầng 22 của khách sạn là các phòng Executive.Tấtcả các phòng đều được thiết kế tỉ mỉ tới từng chi tiết và đáp ứng nhữngtiêu chuẩn cao nhất của khách du lịch theo mùa. Các phòng được trang bịnhiều tiện nghi hiện đại như: máy điều hoà, vô tuyến vệ tinh, điệnthoại, két an toàn, minibar, thiết bị pha trà và cà phê, bàn làm việccỡ lớn với ghế tựa, có hệ thống đài và dàn nhạc, máy vi tính... Với đẳng cấp của một khách sạn 5 sao hàng đầu Hà Nội, Melia gồm 2 nhà hàng với thực đơn phong phú. Nhà hàng El Patio chuyên phục vụ các món ăn quốc tế do đầu bếp người Việt và các đầu bếp người châu Á thực hiện.Trong khi đó, nhà hàng Lotus lại mang đến cho quý khách các món ăn với hương vị Trung Hoa đặc trưng. Melia Deli hay Lobby Lounge là các quầy bar phục vụ đồ uống, cocktail và các đồ ăn nhẹ.Melia có 3 phòng họp và 1 phòng hội nghị lớn với sức chứa 1200 chỗ ngồi. Cùng với đó là một trung tâm thương mại hiện đại với dịch vụ thư ký, máy photo, máy fax, máy tính, hệ thống đường truyền Internet phục vụ cho quý khách có nhu cầu.Ngoài ra, khách sạn còn gồm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giải trí trong đó có 1 bể bơi và trung tâm thể dục trang bị hiện đại.Ngày nay nước ta đang tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Hoà cùng với xu hướng phát triển của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch nước ta tuy còn non trẻ nhưng góp phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước và đem lại những khoản siêu lợi nhuận đối với các doanh nghiệp. Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, bằng chứng là lượng khách du lịch đến Việt Nam đang ngày một gia tăng. Đặc biệt trong thời gian gần đây, lượng khách hàng sang đến Việt Nam tăng đáng kể, chính vì thế nhu cầu về nơi ăn, chốn nghỉ ngày càng cao hơn. Kéo theo một xu thế tất yếu xuất hiện ngày càng nhiều các khách sạn 5 sao tại các thành phố lớn, các trung tâm thương mại và ở những điểm du lịch, nghỉ dưỡng. Từ lâu Việt Nam đã được biết tới như một điểm đến an toàn, thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, cảnh quan tự nhiên còn giữ được nét hoang sơ. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đang hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thu hút rất nhiều các đối tác nước ngoài, là những đoàn khách doanh nhân, chuộng những khách sạn cao cấp, đầy đủ tiện nghi về ăn nghỉ, tiện ích hội họp…Nhận ra xu hướng và tiềm năng lớn từ thị trường Việt Nam, rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã quyết định đầu tư kinh doanh loại hình khách sạn cao cấp ở đây. Rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng đã thành công, nhưng không thể phủ nhận sự thật là cũng có một số hãng khách sạn nổi tiếng đã thất bại tại thị trường Việt Nam và phải nhượng quyền lại cho các hãng khác. Điểm khác nhau cơ bản giữa các doanh nghiệp thành công và doanh nghiệp không thành công là chính ở việc am hiểu môi trường kinh doanh. Bởi tất cả các khách sạn đều hoạt động trong một môi trường luôn thay đổi vì vậy luôn phải đánh giá phân tích các biến động đó nhằm có phương án đối phó cho phù hợp tình hình tránh được các yếu tố có hại và tận dụng các cơ hội tốt đang đến. Phân tích môi trường kinh doanh là một bước cơ bản đầu tiên trong một chiến lược đầu tư. Sau khi nắm rõ về các đặc điểm của thị trường mình muốn tham gia, doanh nghiệp mới có thể tiến hành xây dựng chiến lược phù hợp với thị trường đó. Khi phân tích môi trường kinh doanh của khách sạn Melia Hà Nội, em phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. 1. Môi trường bên ngoài 1.1. Môi trường vĩ mô Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á với nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, có bờ biển trải dài hàng nghìn km từ Bắc tới Nam, có nhiều danh nam thắng cảnh nổi tiếng được nhiều người biết đến như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Chùa non nước (Đà Nẵng),… Các nguồn tài nguyên vo giá này đang được chúng ta khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển nước nhà, phấn đấu đưa ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.  Môi trường kinh tế Việt Nam mới bước sang nền kinh tế thị trường hơn một thập kỷ qua, nền kinh tế còn rất non trẻ, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lệch lạc do hậu quả của chiến tranh để lại, chúng ta phải mất một thời gian dài để khôi phục. Tuy nhiên, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã tạo một bước nhảy vọt đáng kể về kinh tế, đã từng bước khôi phục và đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8.2%/năm trong những năm đầu đổi mới, tạo ra một diện mạo suất sắc về kinh tế để vững bước tiến vào thế kỷ 21. Gần đây, kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm thoát khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước ổn định và phát triển vững chắc trong thời gian gần đây. Sự ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng. Tuy nhiên, Việt nam đang phải đối mặt với các áp lực lạm phát, đây là thách thức không hề nhỏ với các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành kinh doanh khách sạn.  Môi trường chính trị - pháp luật Là một nước xã hội chủ nghĩa, được sự lãnh đạo, dìu dắt của Đảng cộng sản Việt Nam. Các doanh nghiệp, các công ty đang hoạt động trong một hành lang thể chế chính trị, an ninh quốc phòng ổn định. Là điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, do nền kinh tế mở, đã tạo ra một khe hở cho các phần tử xấu gây mất trật tự an ninh. Mặt khác hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều thiếu xót và chưa đồng bộ gây ra nhiều khó khăn và cản trở cho việc áp dụng, tuân thủ pháp luật. Chúng ta cần phải có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Sự ra đời của Luật doanh nghiệp 2005 cùng với việc áp dụng thủ tục hành chính mở cửa giúp cho việc thành lập doanh nghiệp trở lên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Với ngành kinh doanh khách sạn có rất nhiều hãng kinh doanh khách sạn nước ngoài tham gia vào kinh doanh ở Việt Nam, vì thế thủ tục hành chính gọn nhẹ là một cơ hội cho ngành. Môi trường văn hóa – xã hội Nền văn hóa xã hội Việt Nam rất phong phú và đa dạng, với nhiều phong tục tập quán mang bản sắc dân tộc. Nền văn hóa nước ta có từ hàng nghìn năm nay, bề dày lịch sử đó được con người Việt Nam đúc kết và tiếp tục phát huy. Tuy nhiên, nền văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa nên nó đã tác động lớn đến tư tưởng con người Việt Nam. Song bên cạnh đó, con người Việt Nam vẫn nêu cao được bản chất tốt đẹp của văn hóa dân tộc, một dân tộc yêu quê hương, đất nước, con người,... Việt Nam là một đất nước có tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, phong phú và đa dạng khắp mọi miền đất nước, có sức hấp dẫn đối với du khách. Hơn nữa, Việt Nam đã từng trải qua cuộc kháng chiến thần kỳ để lại cho lịch sử dân tộc những dấu ấn hào hung có sức lôi cuốn du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Việt nam. Nước ta còn được biết đến là một quốc gia đa văn hóa, đất nước của những lễ hội như: Lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng,.. Trình độ dân chí cao nhưng không đồng đều, tạo ra một bộ mặt tương phản cho cách nghĩ và cách làm của con người Việt Nam. Tính hình dân cư cũng phân bố không đồng đều, thường tập chung ở các thành phố, thành thị tạo ra sự mất cân bằng sinh thái đã gây ra nhiều trở ngại cho hoạt động kinh tế nói chung và cho hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng.  Môi trường công nghệ Sự ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới đang là yếu tố cần thiết giúp cho nền kinh tế Việt Nam theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Sự tương quan giữa Việt Nam với các nước trên thế giới về công nghệ thì mặt bằng công nghệ Việt Nam còn lạc hậu so với các nước đang phát triển. Để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng công nhiệp hóa-hiện đại hóa thì chúng ta cần phải tiếp cận các thành tựu khoa học công nghệ phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet giúp các doanh nghiệp tiếp cận và quảng bá hình ảnh của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng. Công nghệ mới tạo ra cơ hội lớn cho ngành kinh doanh khách sạn, đặc biệt là các khách sạn cao cấp ứng dụng rất tốt thành tựu công nghệ vào quản lý khách sạn.  Môi trường tự nhiên Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Với tài nguyên phong phú, đa dạng, độc đáo những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước. Có thể nói, Việt Nam là điểm đến rất hấp dẫn thu hút khách du lịch từ những ưu đãi mà thiên nhiên đã ban tặng, nhờ đó ngành du lịch cũng như ngành kinh doanh khách sạn có điều kiện phát triển. Bên cạnh những tác động tích cực kể trên, môi trường tự nhiên cũng có tác động tiêu cực tới sự phát triển ngành du lịch và kinh doanh khách sạn. Cụ thể, biến đổi khí hậu hiện đang là một vấn đề thời sự và đang có sức tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Những dị thường của khí hậu, tác động trực tiếp gây khó khăn trở ngại tới hoạt động du lịch, bởi Việt Nam là một trong các quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường đang trở thành mối đe dọa với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng.  Môi trường quốc tế Xu hướng toàn cầu hóa của Việt Nam ngày càng gia tăng, các chính sách đang có hướng rất mở và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Việc gia nhập WTO, mối quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ, tạo ra cơ hội lớn cho ngành du lịch cũng như ngành kinh doanh khách sạn phát triển. Nhìn chung môi trường vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh khách sạn phát triển nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều dù gần đây, giá phòng 5 sao đã giảm nhưng vẫn cao so với 3 sao và 4 sao. Nếu như giá phòng 5 sao lên cao tới một mức nào đó, khách hàng hoàn toàn có thể chuyển sang thuê phòng ở các khách sạn 4 sao có giá thấp hơn rất nhiều với chất lượng tương đối tốt. - Bên cạnh đó, còn có khách sạn 1, 2sao và các dịch vụ lưu trú khác như nhà nghỉ, nhà trọ là những sản phẩm có thể thay thế nhưng áp lực không nhiều vì phân khúc thị trường của các loại sản phẩm dịch vụ này là hướng tới khách hàng có thu nhập thấp.  Đối thủ cạnh tranh hiện tại Ngành kinh doanh khách sạn là ngành phân tán, có mức độ cạnh tranh tương đối cao. Số lượng khách sạn hiện tại tính trên toàn quốc là rất nhiều: tổng số có hơn 2000 khách sạn đạt chuẩn “sao”, trong số đó khách sạn 5sao là 40 khách sạn, số lượng khách sạn 3sao, 4sao cũng lên tới vài trăm. Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành kinh doanh khách sạn rất nhiều. Có hàng nghìn doanh nghiệp hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Ngoài các tập đoàn lớn trên thế giới chuyên quản lý và điều hành khách sạn như Hilton, Kingtom Hotels và Intercontinental còn có sự tham gia lâu đời của các công ty thuộc sở hữu Nhà nước như khách sạn Kim Liên, khách sạn Công đoàn và các công ty khác.  Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch nước ngoài. Du lịch phát triển cộng thêm mức sống được cải thiện cũng làm tăng thêm nhu cầu đi lại và nghỉ dưỡng của nhóm khách hàng trong nước. Vì vậy, ngành khách sạn đang trở thành ngành một ngành có tiềm năng lớn. với nhiều cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài mong muốn và có ý định đầu tư. Rào cản gia nhập ngành khách sạn này là khá lớn. Bởi vì, xây dựng khách sạn đáp ứng tiêu chuẩn 5sao đòi hỏi một lượng vốn lớn, ước tính từ hàng chục đến hàng trăm triệu đôla, bao gồm chi phí xây dựng, thiết kế, đào tạo nhân viên,… Hơn nữa, khả năng tiếp cận kênh phân phối là tương đối khó khăn. Nguồn đặt phòng chủ yếu của khách sạn sẽ dễ dàng hơn khi công nghệ thông tin phát triển cho phép khách hàng sử dụng internet đặt phòng nhiều hơn.  Các nhà cung ứng Đây không phải là một mối đe dọa đáng kể trong ngành khách sạn. Về lực lượng lao động, việc khách sạn 5 sao cần thu hút được các nhân viên có kinh nghiệm để phục vụ khách hàng tốt hơn. Tuy vậy, đây không phải là vấn đề đối lớn với nhà quản lý khách sạn vì mỗi khách sạn đều có chương trình đào tạo nhân viên có mức tiêu chuẩn cao. Về thiết bị vật tư, có nhiều nhà cung cấp thiết bị vật tư đạt tiêu chuẩn cho khách sạn. Do vậy, khách sạn đa số đều rất dễ dàng trong việc tìm kiếm đối tác cung ứng thiết bị cho mình. Qua phân tích trên cho thấy, ngành kinh doanh khách sạn ở Việt Nam là ngành đầy tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh tổng hợp nên khi nó phát triển thì các ngành kinh tế khác cũng có điều kiện đẩy mạnh thúc đẩy phát triển. Do đó ngành kinh doanh khách sạn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành du lịch nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung. Các khách sạn biết tận dụng và khai thác triệt để cơ hội phát triển của ngành sẽ gặt hái được nhiều thành công trong tương lai. 2. Môi trường bên trong  Hoạt động Marketing Trước đây do cung sản phẩm khách sạn nhỏ hơn cầu nên kinh doanh khách sạn không có sự cạnh tranh gay gắt, do vậy có tình trạng chung là giá sản phẩm thường khá cao không tương xứng với chất lượng dịch vụ. Khách sạn Melia Hà Nội ít quan tâm tới hoạt động marketing và thực sự chưa thấu hiểu hết khái niệm và những nội dung của nó, ngân sách dành cho các hoạt động này không có hoặc không đáng kể, chưa có bộ phận chuyên trách và đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp nên hầu hết các khách sạn chưa có chiến lược marketing rõ ràng. Trong một vài năm trở lại đây, nhất là đứng trước sự gia nhập của Việt Nam vào Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) năm 2007, cạnh tranh thị trường trở nên gay gắt, tốc độ dòng khách quốc tế đến nước ta tăng trưởng chậm và có nguy cơ giảm sút, Melia mới quan tâm đến hoạt động marketing.  Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá của khách sạn, khách sạn Melia đã duy trì được nguồn nhân lực khá tốt. Với tập hợp đội ngũ lao động có trình độ nghiệp vụ cao đã góp phần trong việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của khách sạn. Hiện nay, tổng số lao động của khách sạn Melia Hà Nội là 426 người, trong đó 415 lao động Việt Nam và 11 lao động nước ngoài. Nhìn chung số lượng lao động khá ổn định trong năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhân sự. Cơ cấu lao động hợp lý của khách sạn Melia Hà Nội cũng góp phần quan trọng giúp các bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, từ đó đạt được mục tiêu đề ra.  Tình hình tài chính Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Melia Hà Nôi năm 2011, 2012 nhận thấy doanh thu của các hoạt động kinh doanh đạt được cao. Cụ thể, doanh thu năm 2011 là 116 tỷ VNĐ sang năm 2012 doanh thu là 143 tỷ VNĐ tăng 17 tỷ VNĐ tương ứng 14,66%. Lợi nhuận của khách sạn cũng tăng: năm 2011 là 5,073 tỷ VNĐ đến năm 2012 là 5,452 tỷ VNĐ tăng tương ứng 0,379 tỷ VNĐ. Điều này cho thấy tình hình tài chính của khách sạn tương đối ổn định, tạo điều kiện đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của mình.  Tổ chức bộ máy Khách sạn Melia Hà Nội được sự quản lý bởi một giám đốc, một phó giám đốc, có những phòng ban trực thuộc khối ngành quản lý: bộ phận nhân sự, bộ phận tài chính-kế toán, bộ phận kinh doanh và markeing,… Ngoài ra, khách sạn còn có bộ phận phục vụ: lễ tân, buồng, ăn uống,.. và các dịch vụ bổ sung khác. Giữa các bộ phận có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau dưới sự lãnh đạo có khoa học của giám đốc, cùng hướng tới mục tiêu chung của khách sạn nhằm phục vụ và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất có thể. Từ những phân tích trên, nhận thấy khách sạn Melia Hà Nội có khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Muốn đạt được thành công cao hơn nữa, khách sạn nên chú trọng đầu tư nhiều vào hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh của mình trên các trang website, báo chí,… Kết luận: Trong mười năm kinh doanh trở lại đây, có thể khẳng định chắc chắn rằng, khách sạn Melia là một trong các khách sạn thành công nhất tại Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan