Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại xí nghiệp gạch t...

Tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại xí nghiệp gạch tuynen diên khánh thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng khánh hòa

.PDF
103
163
112

Mô tả:

1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Trong nền kinh tế thị trường, sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định quản trị. Tuy nhiên, trong thực tế quyết định của các nhà quản trị thường được xác lập trên cơ sở các thông tin của kế toán mà nhất là kế toán quản trị. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường phải đối mặt với vấn đề quản lý kinh doanh phức tạp: ng ười sản xuất bỏ ra chi phí để thu về lợi nhuận. Vậy thì làm thế nào để lợi nhuận thu về là cao nhất? Một cách quản lý chi phí tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc tập hợp chi phí để phân tích, lập dự toán thuộc về lĩnh vực của kế toán quản trị. Những thông tin do kế toán quản trị cung cấp đặt trọng tâm v ào tương lai - đó là nguồn thông tin hữu ích và đáng tin cậy giúp các nhà quản trị ra quyết định kinh doanh, quyết định đầu tư và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Ngày nay, kế toán quản trị đã trở thành một nội dung quan trọng v à cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp, trong đó phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận đã tỏ ra là một công cụ hữu ích hỗ trợ cho nhà quản trị khi chọn lựa thông tin phù hợp trong quá trình ra quyết định. Thế nhưng, ở nước ta cho đến nay nhận thức và hiểu biết về kế toán quản t rị vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế việc áp dụng kế toán quản trị vào thực tế quản lý doanh nghiệp c òn rất mới mẻ và có nhiều doanh nghiệp hầu như chưa thật sự quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong thời gian t ìm hiểu công tác kế toán tại công ty em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại xí nghiệp gạch Tuynen Diên Khánh thuộc công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Khánh H òa để hiểu hơn về phân tích CVP nói riêng và kế toán quản trị nói chung . 2. Mục đích nghiên cứu: - Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh thành biến phí và định phí để xem xét khi mức độ hoạt động thay đổi (sản l ượng thay đổi) thì chi phí sẽ biến đổi như thế nào. Trên cơ sở đó có những biện pháp kiểm soát v à chủ động điều tiết chi phí nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. 2 - Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận để tìm ra một sự kết hợp hiệu quả nhất giữa các nhân tố giá bán sản phẩm, khối l ượng sản xuất, chi phí sản xuất nhằm tìm khả năng tạo ra lợi nhuận c ao nhất. - Ứng dụng kết quả phân tích để lập kế hoạch sản xuất cũng nh ư đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài phân tích CVP là gạch thành phẩm các loại đã qui tiêu chuẩn. - Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận trên phạm vi một xí nghiệp sản xuất trực thuộc công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Khánh Hòa đó là xí nghiệp gạch Tuynen Diên Khánh. 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh , tổng hợp để tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 5. Nội dung và kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu , đồ thị, danh mục chữ viết tắt, lời cảm ơn, tài liệu tham khảo thì nội dung đề tài gồm 3 chương sau: + Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP). + Chương 2: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại xí nghiệp gạch Tuynen Diên Khánh trực thuộc công ty cổ phần VLXD Khánh H òa. + Chương 3: Ứng dụng của việc phân tích CVP v ào hoạt động SXKD của xí nghiệp gạch Tuynen Diên Khánh. 6. Những đóng góp của đề tài: Qua phân tích mối quan hệ CVP đề tài sẽ mang lại những lợi ích nh ư sau: - Hệ thống hóa chi phí, doanh thu, lợi nhuận của xí nghiệp nhằm phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong năm qua. - Phân loại các chi phí thành biến phí và định phí để thấy được ảnh hưởng của mức độ hoạt động đến sự thay đổi của các loại chi phí đó như thế nào từ đó có các biện pháp nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. 3 - Đề tài cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối l ượng, chi phí cố định, chi phí biến đổi v à sự tác động của chúng đến lợi nhuận của công ty. Từ đó cho phép công ty có những biện pháp, nhữn g chính sách nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. - Những ứng dụng mà đề tài đưa ra sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đ ưa ra các quyết định kinh doanh một các h chính xác và kịp thời. Ngoài ra còn có cơ sở để lập dự toán sản xuất cho năm sau. Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn hẹp nên có thể đề tài nghiên cứu chưa sâu, những đóng góp mà đề tài mang lại chưa nhiều nhưng đó là toàn bộ sự nổ lực của em. Rất mong nhận được nhiều sự đóng góp của thầy cô v à các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lý Thị Kim Thu 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (CVP): 1.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ CVP: Phân tích mối quan hệ CVP là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí cố định, chi phí biến đổi v à sự tác động của chúng đến kết quả lợi nhuận của công ty. Phân tích mối quan hệ CVP là cách cung cấp thông tin cho công ty về số lượng sản phẩm cần phải bán để đạt lợi nhuận mong muốn. Phân tích mối quan hệ CVP là cách để công ty có cơ sở để lập kế hoạch mức sản xuất cho t ương lai một cách có hiệu quả nhất. 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích mối quan hệ CVP:  Phân tích mối quan hệ CVP có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khai thác những khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở cho việc ra các quyết định lựa c họn hay quyết định điều chỉnh trong sản xuất kinh doanh như: điều chỉnh giá bán, chi phí, sản lượng… nhằm tối đa hoá lợi nhuận.  Quá trình phân tích CVP giúp phát hi ện những biến động nội tại của các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí và những ảnh hưởng của nó đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó có những h ướng khắc phục và phát huy.  Thường việc phân tích CVP được sử dụng nhiều trong các thời kỳ m à công ty đã đạt được thị phần quan trọng, mục ti êu sản lượng trong giai đoạn này là phụ, lợi nhuận qua phân tích ho à vốn mới là mục tiêu chính. Nhà quản lý cần biết trong trường hợp nào thì lợi nhuận bằng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn không. Do vậy, phân tích CVP mà cụ thể là phân tích mối quan hệ mức độ hoạt động v à sản lượng hoà vốn sẽ đáp ứng được nhu cầu về thông tin cho nh à quản lý 1.1.3. Mối quan hệ CVP:  Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ CVP không chỉ giúp công ty đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh và các nhân t ố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện 5 lợi nhuận mà còn là phương pháp dựa trên những dữ liệu mang tính dự báo phục vụ cho các quyết định quản trị.  Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động của công ty rồi đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt lợi nhuận cao nhất. Giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận có mối quan hệ như sau: Lợi nhuận sẽ thay đổi khi: + Thay đổi định phí và sản lượng tiêu thụ + Thay đổi biến phí và sản lượng tiêu thụ + Thay đổi biến phí, định phí và sản lượng tiêu thụ + Thay đổi giá bán, định phí và sản lượng tiêu thụ + Thay đổi biến phí, định phí, giá bán v à sản lượng tiêu thụ Công ty có thể áp dụng mối quan hệ tr ên để lựa chọn hoặc đưa ra phương án tối ưu là phương án có lợi nhuận max. 1.2. CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (CVP) Để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trước tiên phải phân tích các chi phí một cách cụ thể để hiểu đ ược các chi phí đó được hình thành như thế nào từ đó có những giải pháp tác động l ên các chi phí này nhằm tiết kiệm và hạ thấp chi phí. Nhưng điều này không có nghĩa mục tiêu duy nhất là luôn hạ thấp chi phí mà cần phải tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí v à lợi ích mà nó tạo ra. Do đó khi phân tích CVP cần lưu ý: - Nhận biết chi phí một cách đúng đắn nhất (từng loại chi phí) - Tính toán chi phí theo yêu c ầu ra quyết định của nhà quản lý - Xem xét mối quan hệ CVP để có những quyết định kinh doanh đúng đắn . 1.2.1. Mục tiêu phân tích mối quan hệ CVP: - Phân biệt được biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp - Biết cách tách biến phí, định phí ra khỏi chi phí hỗn hợp - Nắm vững biểu thức thể hiện mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) - Vận dụng mối quan hệ CVP để phân tích điểm ho à vốn 6 - Nắm vững kỹ thuật tính toán v à ý nghĩa kinh tế của các thuật ngữ li ên quan đến Số dư đảm phí - Ứng dụng phân tích CVP để: + Hoạch định lợi nhuận + Chọn phương án kinh doanh 1.2.2. Phân tích chi phí theo cách ứng xử của chi phí: Phân tích chi phí theo cách ứng xử của chi phí là xem xét chi phí sẽ phản ứng hoặc thay đổi như thế nào khi có những thay đổi về mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của sự phân tích n ày là nhằm giúp nhà quản trị chủ động kiểm soát và điều tiết chi phí trước sự thay đổi của mức độ hoạt động. Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 3 loại: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. 1.2.2.1. Biến phí: 1.2.2.1.1. Khái niệm: Biến phí là những khoản chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với sự biến đổi của mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức độ hoạt động có thể l à số lượng sản phẩm sản xuất; số lượng sản phẩm tiêu thụ; số giờ máy hoạt động; doanh thu bán hàng thực hiện… 1.2.2.1.2. Đặc điểm: - Tổng biến phí thay đổi. - Biến phí đơn vị không đổi. 1.2.2.1.3. Các loại biến phí: - Biến phí tỷ lệ: là những khoản biến phí biến đổi tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 7 CP Bi ến phí tỷ lệ 0 Mức HĐ Đồ thị 1.1: Đồ thị biểu diễn biến phí tỷ lệ - Biến phí cấp bậc: là những khoản biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng. Nói cách khác, biến phí cấp bậc không biến đổi li ên tục so với biến động của mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự hoạt động phải đạt đến một mức độ nào đó thì mới dẫn đến sự biến đổi về chi phí. CP Bi ến phí cấp bậc 0 Mức HĐ Đồ thị 1.2: Đồ thị biểu diễn biến phí cấp bậc 1.2.2.2. Định phí: 1.2.2.2.1. Khái niệm: Định phí là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi ph ù hợp. Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn tồn tại định phí. 1.2.2.2.2. Đặc điểm: - Tổng định phí không đổi. - Định phí đơn vị thay đổi. 8 1.2.2.2.3. Các loại định phí: - Định phí tùy ý: là những khoản định phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của nh à quản trị doanh nghiệp. Định phí tùy ý thường liên quan tới kế hoạch ngắn hạn và có thể giảm bớt đến 0 trong một thời gian ngắn . CP Đ ịnh phí tùy ý 0 Mức HĐ Đồ thị 1.3: Đồ thị biểu diễn định phí t ùy ý - Định phí bắt buộc: là những định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Định phí bắt buộc có bản chất sử dụng lâu d ài và không thể giảm bớt đến 0 trong một thời gian ngắn. CP Định phí bắt buộc 0 Mức HĐ Đồ thị 1.4: Đồ thị biểu diễn biến phí bắt buộc Việc phân chia định phí thành định phí tùy ý và định phí bắt buộc chỉ có tính chất tương đối, tùy thuộc vào nhận thức chủ quan của nhà quản trị doanh nghiệp. Có những nhà quản trị nhìn nhận một khoản định phí nào đó là bắt buộc nên rất ngần ngại khi ra quyết định điều chỉnh. Ngược lại, có nhà quản trị lại cho rằng định phí đó là không bắt buộc và có thể thường xuyên xem xét và điều chỉnh khi cần thiết. 9 1.2.2.3. Chi phí hỗn hợp: 1.2.2.3.1. Khái niệm: Chi phí hỗn hợp là loại chi phí bao gồm cả yếu tố của biến phí v à định phí Chi phí hỗn hợp tồn tại rất nhiều trong thực tế của doanh nghiệp như chi phí thuê phương tiện vận tải hàng hóa, chi phí điện thoại,… 1.2.2.3.2. Đặc điểm: Chi phí hỗn hợp có đặc điểm là ở mức độ hoạt động này chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm định phí, c òn ở mức độ hoạt động khác nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Cụ thể: - Phần định phí của chi phí hỗn hợp th ường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ cho dịch vụ đó luôn ở t ình trạng phục vụ. - Phần biến phí thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng v ượt định mức. CP CP 0 Bi ến phí Biến phí Định phí Định phí Mức HĐ Đồ thị 1.5: 0 Mức HĐ Đồ thị biểu diễn chi ph í hỗn hợp Qua đồ thị, chúng ta thấy chi phí hỗn hợp tồn tại theo hai v ùng: vùng định phí và vùng biến phí. Các nhà quản trị doanh nghiệp phải nhận định và lựa chọn thích hợp những vùng chi phí trong việc xây dựng kế hoạch, dự toán chi phí của doanh nghiệp. Mỗi loại chi phí đ òi hỏi được quản lý theo cách thức khác nhau, việc quản lý thích hợp đối với biến phí l à phải xây dựng và kiểm soát tốt định mức. Việc quản lý thích hợp với định phí bắt buộc phải bắt đầu từ giai đoạn khảo sát, tận dụng tối đa công suất và linh hoạt trong các quyết định về định phí không bắt buộc. Bởi vậy, để phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát v à chủ động điều tiết chi phí, các nh à quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích chi phí hỗn hợp thành các yếu tố định phí và biến phí. 10 1.2.2.3.3. Phương pháp phân tích chi phí h ỗn hợp: Chi phí hỗn hợp được phân tích thành định phí và biến phí thông qua việc xây dựng phương trình chi phí có dạng: y = A + bx Trong đó: (pt 1.1) A : Tổng định phí b : Biến phí đơn vị x : Mức độ hoạt động y : Chi phí Có nhiều phương pháp phân tích chi phí h ỗn hợp: phương pháp đồ thị, phương pháp bình phương bé nhất, phương cực đại, cực tiểu. Sau đây là nội dung phương pháp cực đại, cực tiểu và phương pháp bình phương bé nhất:  Phương pháp cực đại, cực tiểu: còn được gọi là phương pháp chênh lệch, phương pháp này phân tích chi phí hỗn hợp thông qua khảo sát chi phí hỗn hợp ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất. Chênh lệch chi phí của hai cực đ ược chia cho mức độ gia tăng của khối l ượng hoạt động để xác định biến phí đ ơn vị. Sau đó loại trừ biến phí còn lại là định phí trong chi phí hỗn hợp. Cụ thể: Bước 1: Xác định chi phí ở 2 mức hoạt động cao nhất v à thấp nhất. Bước 2: Xác định biến phí đơn vị: Chênh lệch chi phí giữa 2 mức hoạt động max v à min b= Chênh lệch giữa 2 mức hoạt động ymax - ymin b= xmax – xmin Bước 3: Xác định tổng định phí A = ymax – b.xmax hoặc A = y min – b.xmin Bước 4: Thiết lập phương trình dự toán chi phí hỗn hợp: y = A + bx  Ưu điểm: tính toán khá đơn giản.  Nhược điểm: độ chính xác không cao v ì phương pháp này chỉ dựa vào 2 điểm cực đại và cực tiểu, những điểm còn lại không xét đến. 11  Phương pháp bình phương bé nhất: Biến phí và định phí được xác định bằng cách giải hệ ph ương trình sau:  xy  A. x  b. x  y  n. A  b. x Trong đó: 2 y : chi phí hỗn hợp x : mức độ hoạt động hay khối l ượng hoạt động A: tổng định phí b : bi ến phí đơn vị n : s ố lần quan sát Hay A, b được tính như sau:  Y . x   x. x.Y n x   x  2 A= 2 2 2 b= n x.Y   x. Y n x 2   x  2 . Sau khi xác định các thông số A và b ta xây dựng được phương trình chi phí hỗn hợp : y = A + bx  Nhận xét: Phương pháp này đòi hỏi tính toán phức tạp h ơn nhưng cho kết quả chính xác hơn, thích hợp hơn với lập dự toán. 1.2.3. Một số khái niệm sử dụng trong phân tích CPV: 1.2.3.1. Số dư đảm phí (SDĐP): Số dư đảm phí là số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau khi trừ đi biến phí. SDĐP dùng để bù đắp định phí và phần còn lại chính là lợi nhuận. SDĐP có thể được xác định cho mỗi đ ơn vị sản phẩm, cho từng mặt h àng hoặc tổng hợp cho tất cả các mặt hàng tiêu thụ. 1.2.3.1.1. SDĐP đơn vị: SDĐP đơn vị được xác định bằng cách lấy giá bán đơn vị (p) trừ biến phí đơn vị (b). SDĐP đơnv ị = Giá bán – biến phí đơn vị = p – b SDĐP đơn vị có đặc điểm là nó tóm tắt vào trong cùng một con số toàn bộ các chi phí và doanh thu mà giá tr ị đơn vị của chúng không thay đổi c ùng với sự gia tăng hay giảm đi của sản lượng. Cho nên một khi đã xác định được SDĐP đơn vị chúng ta có thể sử dụng nó cho các mức độ sản l ượng khác nhau. Chính v ì đặc điểm 12 này mà khái niệm SDĐP đơn vị trở thành thuật ngữ rất cơ bản trong nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Nó giúp ta lượng hóa một cách đúng đắn nhất các phương án khai thác các kh ả năng khác nhau về chi phí, giá cả, khối lượng sản phẩm tiêu thụ và nhanh chóng có câu trả lời (về mặt lượng) về phương án lựa chọn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. 1.2.3.1.2. Tổng SDĐP: - Tổng SDĐP được xác định bằng cách lấy sản l ượng tiêu thụ nhân với SDĐP đơn vị. Tổng SDĐP = KLSP tiêu thụ x SDĐP đơn vị - Theo khái niệm về SDĐP, tổng SDĐP còn được xác định bằng cách: Tổng SDĐP = Tổng Doanh thu bán h àng – Tổng biến phí - Để xác định lợi nhuận ta chỉ việc lấy tổng SDĐP trừ đi tổng định phí Lợi nhuận = Tổng SDĐP – Tổng định phí (pt 1.2) - Từ phương trình kinh tế (pt 1.2) ta thấy tổng SDĐP trước hết dùng để trang trải cho định phí, phần còn lại sau khi bù đắp đủ định phí chính là lợi nhuận của công ty. Ngược lại nếu tổng SDĐP không đủ b ù đắp định phí thì phần thiếu hụt đó là số lỗ của công ty. Cũng từ phương trình (pt 1.2) ta còn nhận thấy nếu định phí là đại lượng ổn định thì muốn tối da hóa lợi nhuận cần phải tối đa hóa tổng SDĐP. Do vậy, phương trình kinh tế (pt1.2) cùng với kết luận này là cơ sở rất quan trọng cho việc xem xét ra các quyết định có liên quan đến chi phí, khối lượng và giá cả. 1.2.3.1.3 Tỷ lệ SDĐP: Tỷ lệ SDĐP là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ tương đối giữa tổng SDĐP với tổng doanh thu hay giữa SDĐP đ ơn vị với giá bán. T ổng số dư đảm phí Tỷ lệ SDĐP = x 100% Tổng doanh thu Số dư đảm phí đơn vị Tỷ lệ SDĐP = x 100% Giá bán 13 Trường hợp xem xét cho nhiều mặt hàng khác nhau thì tỷ lệ SDĐP được tính bình quân cho các mặt hàng. T ổng SDĐP của các mặt h àng Tỷ lệ SDĐP bình quân = x 100% các mặt hàng T ổng doanh thu các mặt h àng Ý nghĩa:  Chỉ tiêu tỷ lệ số dư đảm phí cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng số dư đảm phí.  Tỷ lệ số dư đảm phí còn giúp nhà quản lý: - Nghiên cứu được mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong trường hợp công ty sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. - Ngay cả trong khi xem xét cho từng mặt h àng hay đa sản phẩm, tỷ lệ số dư đảm phí còn giúp nhanh chóng xác định chính xác số dư đảm phí của bất kỳ một số liệu nào của doanh thu mà không cần xem xét đến khối lượng tiêu thụ. Từ khái niệm tỷ lệ SDĐP ta có thêm một cách xác định tổng SDĐP: Tổng SDĐP = Tổng doanh thu x T ỷ lệ SDĐP Và lợi nhuận cũng có cách xác định mới: Lợi nhuận = Tổng doanh thu x Tỷ lệ SDĐP - Tổng định phí Đây cũng là phương trình kinh tế cơ bản để xem xét mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 1.2.3.2. Kết cấu chi phí:  Kết cấu chi phí là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa biến phí v à định phí trong tổng chi phí của công ty.  Kết cấu chi phí khác nhau trong từng tr ường hợp khác nhau về doanh thu sẽ dẫn đến kết quả lợi nhận khác nhau. M ột công ty có kết cấu chi phí với phần định phí cao sẽ có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao nh ưng đồng thời đi liền với nó là rủi ro kinh doanh cũng lớn. Vậy kết cấu chi phí nh ư thế nào là hợp lý? Câu trả lời sẽ là không có kết cấu nào là hợp lý chung cho tất cả mọi công ty. Tùy vào tính chất, đặc điểm, cũng như chính sách, chiến lược phát triển của công ty, thái độ của nh à quản trị đối với rủi ro kinh doanh m à lựa chọn kết cấu phù hợp. 14  Song có thể nói trong điều kiện nền kinh tế ổn định v à phát triển, công ty nào có kết cấu chi phí với phần định phí lớn h ơn thì công ty đó có nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường..Ngược lại trong điều kiện không ổn định của nền kinh tế thì công ty nào có kết cấu chi phí với phần định phí thấp h ơn thì sẽ dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu mặt hàng kinh doanh. 1.2.3.3. Đòn bẩy kinh doanh: * Kết cấu chi phí với những c ơ hội đem lại lợi nhuận cao nh ưng đồng thời đi liền với nó là mức độ rủi ro kinh doanh lớn. V ì thế kết cấu chi phí được ví như là một đòn bẩy kinh doanh. * Đòn bẩy kinh doanh là tỷ lệ thay đổi về lợi nhuận phát sinh do sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ. * Đòn bẩy kinh doanh là thuật ngữ dùng để phản ánh về mức độ sử dụng định phí trong công ty. Công ty nào có kết cấu chi phí với phần định phí cao h ơn thì công ty đó được gọi là có đòn bẩy kinh doanh lớn hơn và ngược lại. Với đòn bẩy kinh doanh lớn, công ty có thể đạt đ ược tỷ lệ cao hơn về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng thấp hơn nhiều về doanh thu. * Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của công ty tại một mức chi phí, khối l ượng tiêu thụ và doanh thu nhất định được tính: T ổng số dư đảm phí Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = L ợi nhuận * Độ lớn đòn bẩy kinh doanh còn được xác định bởi công thức sau: T ốc độ tăng lợi nhuận Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = T ốc độ tăng doanh thu * Độ lớn đòn bẩy kinh doanh cho biết mỗi % thay đổi về doanh thu sẽ l àm thay đổi bao nhiêu % lợi nhuận. * Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho nh à quản trị công cụ để dự kiến lợi nhuận: Tốc độ gia tăng lợi nhuận = Độ lớn đòn bẩy kinh doanh x Tỷ lệ gia tăng sản lượng tiêu thụ 15 1.2.4. Phân tích hòa vốn: 1.2.4.1. Khái niệm: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí hoặc tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí. Phân tích điểm hòa vốn cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện về mối quan hệ CVP trong quá tr ình điều hành công ty. Nó chỉ rõ: - Sản lượng, doanh thu ở mức nào để công ty đạt điểm hòa vốn. - Phạm vi lời – lỗ của công ty theo những c ơ cấu chi phí – sản lượng tiêu thụ - doanh thu. - Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt mức lợi nhuận mong muốn 1.2.4.2. Phương pháp xác đ ịnh điểm hòa vốn: 1.2.4.2.1. Xác định sản lượng hòa vốn: Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của hai đường thẳng biểu diễn doanh thu và chi phí. Phương trình doanh thu: y t = p.x Phương trình chi phí : y c = A + bx Tại điểm hòa vốn ta có : y t = yc p.x 0 = A + bx 0 A x0 = T ổng định phí = p –b Trong đó: SDĐP đơn vị x0 : sản lượng hòa vốn b : biến phí đ ơn vị p : giá bán y t : tổng doanh thu A : t ổng định phí y c : tổng chi phí 1.2.4.2.2. Doanh thu hòa v ốn: Doanh thu hòa vốn là doanh thu ở mức tiêu thụ hòa vốn. Doanh thu hòa v ốn được xác định: Doanh thu hòa v ốn = Giá bán x Sản lượng hòa vốn A y 0 = px0 = p A = p–b T ổng định phí = p–b p Tỷ lệ SDĐP 16 doanh thu (chi phí) doanh thu (chi phí) yt= px y t= px lãi lãi yc=A+bx y0 ĐHV y0 yc=A+bx SDĐP yb = bx ĐHV ĐP lỗ yd = A x0 0 X Sản lượng lỗ 0 yd =A x0 X Sản lượng Đồ thị 1.6 : Đồ thị hoà vốn 1.2.4.2.3. Doanh thu an toàn: Doanh thu an toàn là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện v à doanh thu hòa vốn. Mức doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn M ức doanh thu an toàn Tỷ lệ doanh thu an toàn = x 100% Doanh thu thực hiện  Ý nghĩa: Chỉ tiêu trên có giá trị càng lớn càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh v à ngược lại. 1.2.4.2.4. Công suất hòa vốn: Công suất hòa vốn là tỷ lệ % giữa sản lượng hòa vốn và sản lượng theo công suất thiết kế. 17 Công suất hòa vốn = S ản lượng hòa vốn x 100% Sản lượng theo công suất thiết kế Đ ịnh phí SDĐP đơn v ị = x 100% Sản lượng theo công suất thiết kế Định phí = x 100% SDĐP đơn v ị x Sản lượng theo công suất thiết kế A h% = x 100% X (p –b) Trong đó: X : Sản lượng theo công suất thiết kế h% : Công suất hòa vốn  Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cần phải huy động bao nhi êu % công suất để đạt được điểm hòa vốn. Mức huy động năng lực sản xuất > công suất h òa vốn thì sẽ có lợi nhuận và ngược lại. 1.2.4.2.5. Thời gian đạt điểm hòa vốn: 12 tháng x x 0 n= = h% x 12 tháng X Trong đó: n : Số thời gian (tháng) cần thiết để đạt điểm h òa vốn x : Sản lượng theo công suất thiết kế x0 : Sản lượng hòa vốn 1.2.4.3. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu h àng bán: Kết cấu hàng bán là tỷ trọng doanh thu của từng mặt h àng chiếm trong tổng doanh thu của công ty Sự thay đổi kết cấu hàng bán sẽ ảnh hưởng đến doanh thu hòa vốn và lợi nhuận của công ty Tỷ lệ SDĐPDN =  (Tỷ trọng doanh thu mặt hàng i x Tỷ lệ SDĐP i) 18 1.2.5. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận:  Ta có phương trình xác định lợi nhuận theo phân tích CVP: Lợi nhuận = Tổng SDĐP - Tổng định phí Lợi nhuận = (SDĐP đơn vị x Khối lượng sản phẩm tiêu thụ) -Tổng định phí Hay y LN = (p –b)x - A Từ phương trình trên ta thấy, nếu công ty muốn có mức lợi nhuận nh ư dự kiến thì công ty có thể tìm được mức sản lượng và mức doanh thu cần đạt đ ược.  Gọi Im : Lợi nhuận mong muốn x m : Sản lượng mong muốn ( mức tiêu thụ để đạt được Im) ym : Doanh thu mong muốn (mức doanh thu phải thực hiện để đạt được Im) Từ phương trình (pt 1.3) ta có: A+Im Im = (p – b)xm - A xm = p – b Định phí + Lợi nhuận mong muốn xm = (pt 1.4) SDĐP đơn v ị Từ (pt 1.4) ta có: y m = p. xm A + Im A + Im ym = p = p –b Định phí + Lợi nhuận mong muốn = (p – b)/p Tỷ lệ SDĐP y yLN = (p –b)x - A Im lãi thuần ĐHV y0 yt y t = px -A 0 x0 xt x (Sản lượng tiêu thụ) Đồ thị 1.7: Đồ thị lợi nhuận 19 1.3. NHỮNG HẠN CHẾ KHI PHÂN TÍCH CVP : Cũng như các công c ụ quản lý khác, mô h ình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cũng có những hạn chế của nó. Nghi ên cứu mô hình này phải đặt trong những điều kiện giả định nhất định. Cụ thể l à : + Mối quan hệ biến động của chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận được giả định là quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi vận động. + Toàn bộ chi phí phải được phân biệt hợp lý th ành định phí và biến phí. Trong thực tế điều này chỉ mang tính chất t ương đối đôi khi rất khó phân định chính xác được. + Kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh đ ược giả định cố định trong quá tr ình thay đổi các yếu tố chi phí, khối l ượng sản phẩm tiêu thụ. Điều này khó có thể tồn tại vì kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh luôn gắn kết v à biến động trong từng phương án ở từng thời kì sản xuất kinh doanh. + Tồn kho sản phẩm được giả định không thay đổi hoặc quá tr ình sản xuất và tiêu thụ cùng một mức độ. Nhưng thực tế tồn kho sản phẩm biến động theo nhu cầu dự trữ, tình trạng tiêu thụ ở từng thời kỳ. + Công suất máy móc thiết bị, năng suất công nhân đ ược giả định không thay đổi trong suốt thời kỳ nhưng trong thực tế thì công suất máy móc thiết bị, năng suất lao động công nhân sẽ thay đổi theo tuổi thọ máy móc thiết bị, tr ình độ tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như trình độ của người lao động thay đổi gắn liền với sự phát triễn của xã hội. + Giá bán ổn định tức là như nhau ở các mức độ của sản lượng tiêu thụ. Những giới hạn trên đây được bộc lộ rõ trong khi thể hiện đồ thị hòa vốn. Để đảm bảo tính khả thi, tính chính xác khi ra quyết định dựa v ào phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cần thiết phải hội tụ những điều kiện giả thiết. Tuy có những hạn chế nhất định song lý thuyết về h òa vốn nói riêng, về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nói chung vẫn có những giá trị to lớn trong nghiên cứu lý luận và ứng dụng thực tiễn. 20 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI XÍ NGHIỆP GẠCH TUYNEN DI ÊN KHÁNH TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD KHÁNH H ÒA 2.1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÁNH HÒA 2.1.1. Quá trình hình thành và phát tri ển của công ty : * Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Khánh Hòa là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nh à nước – Công ty Vật liệu xây dựng Khánh Hòa thành công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Khánh H òa theo quyết định số 1232/UB-QĐ của UBND tỉnh Khánh H òa ngày 12/5/2004. Trụ sở chính : 194 – 196 Trần Qúy Cáp – TP Nha Trang – Khánh Hòa Điện thoại : 058.814.203 Fax : 058.816.329 Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị : Ông NGUYỄN VĂN ĐỨC Giám đốc điều hành : Ông LÊ TI ỂNG * Từ những năm 1978, tiền thân công ty là Xí nghiệp gạch ngói Ninh Xuân được thành lập theo quyết định số 2519/QĐ -UB ngày 02/08/1978 của UBND tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa). Với nhiệm vụ chính là sản xuất gạch ngói đất nung cung cấp cho các công trình xây dựng trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Năng suất thiết kế ban đầu là 7 triệu viên QTC/năm với quy trình công nghệ lò đứng Trung Quốc được thiết kế theo thời tiết miền Bắc n ên không phù hợp với kiểu thời tiết miền Nam. Vì vậy chất lượng sản phẩm không cao, ti êu hao nhiều nguyên liệu gây lãng phí. Giai đoạn này, mọi kế hoạch sản xuất, giá th ành, đầu vào, đầu ra đều do Nhà nước quản lý. * Năm 1995, trước sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị tr ường, xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi nhưng đồng thời cũng có rất nhiều khó khăn : các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có sức cạnh tranh tr ên thị trường, phải có tiềm lực t ài chính và quy mô lớn. Trong khi đó, trên địa bàn huyện Ninh Hòa tồn tại song song hai xí ng hiệp :Xí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan