Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực ...

Tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi

.PDF
86
197
142

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- NGUYỄN THANH SANG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 4 - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- NGUYỄN THANH SANG C1200256 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HỒ HỒNG LIÊN 4 - 2014 LỜI CẢM TẠ  Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Kế toán - Kiểm toán, những người đã truyền thụ kiến thức chuyên ngành quý báu cho em trong suốt thời gian theo học tạị trường Đại học Cần Thơ. Em xin cảm ơn quý Thầy Cô tham gia trong hội đồng phản biện đã giành thời gian đọc và đóng góp ý kiến cho bài luận văn của em, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Hồ Hồng Liên - người đã tận tình giúp đỡ, cung cấp ý kiến và trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn này. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, các Anh Chị phòng Kế toán đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được tiếp xúc thực tế và tận tình giúp đỡ em thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài này. Em xin kính chúc Quý Công ty gặt hái nhiều thắng lợi lớn hơn nữa trong thời gian tới. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả và kính chúc quý Thầy Cô, Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty cổ phần thực Phẩm Bích Chi dồi dào sức khỏe và thành công. Cần Thơ, ngày 07 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Sang i TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần thơ, ngày 07 tháng 05 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thanh Sang ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Đồng Tháp, ngày … tháng … năm 2014 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC -----Trang CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.3.1 Không gian ............................................................................................ 2 1.3.2 Thời gian ............................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 3 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................... 3 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (Cost – Volumn – Profit) ............................................................................... 3 2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ C.V.P ................................................. 3 2.1.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ................................................... 3 2.1.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí .................................... 4 2.1.4.1 Định phí (Fixed costs) .................................................................... 4 2.1.4.2 Biến phí (Variable Cost)................................................................. 6 2.1.4.3 Chi phí hỗn hợp (Mixed costs) ....................................................... 8 2.1.5 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí .................................... 11 2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C.V.P ........................ 11 2.1.6.1 Doanh thu ..................................................................................... 11 2.1.6.2 Chi phí .......................................................................................... 11 2.1.6.3 Lợi nhuận...................................................................................... 12 2.1.6.4 Số dư đảm phí ............................................................................... 12 2.1.6.5 Tỷ lệ số dư đảm phí ...................................................................... 14 2.1.6.6 Cơ cấu chi phí .............................................................................. 15 2.1.6.7 Đòn bẩy kinh doanh (đòn bẩy hoạt động) .................................... 16 2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn ....................................................................... 18 2.1.7.1 Khái niệm điểm hòa vốn ( break – even point) ............................ 18 2.1.7.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn ................................................. 18 2.1.7.3 Phương pháp xác định điểm hòa vốn ........................................... 20 2.1.7.4 Đồ thị điểm hòa vốn ..................................................................... 20 2.1.8 Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ............................................................................................................ 23 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 24 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 25 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI................................................................................................................... 25 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI ............................................................................... 25 iv 3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty ............................................................. 25 3.1.2 Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty......................................... 26 3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ ................................................................ 27 3.2.1 Chức năng của Công ty ....................................................................... 27 3.2.2 Nhiệm vụ của Công ty ........................................................................ 27 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................................................. 28 3.3.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất ...................................................................... 28 3.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí............................................................ 29 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY .................................... 29 3.4.1 Mô hình, tổ chức bộ máy kế toán........................................................ 29 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán ........................................ 30 3.4.2.1 Chế độ kế toán ........................................................................... 30 3.4.2.2 Phương pháp kế toán áp dụng ................................................... 30 3.4.2.3 Hình thức kế toán áp dụng ........................................................ 30 3.4.2.4 Nhiệm vụ công tác kế toán ........................................................... 30 3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 .................................................................... 33 3.6 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY ..................... 34 3.6.1 Thuận lợi ............................................................................................. 34 3.6.2 Khó khăn ............................................................................................. 35 CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 36 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI .................................. 36 4.1 TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC DÒNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI ............................................................. 36 4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ ................................................. 38 4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ......................................................... 39 4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp ................................................................. 39 4.2.3 Chi phí sản xuất chung ........................................................................ 40 4.2.3.1 Biến phí sản xuất chung ............................................................... 40 4.2.3.2 Định phí sản xuất chung ............................................................... 41 4.2.4 Chi phí bán hàng ................................................................................. 41 4.2.4.1 Biến phí bán hàng......................................................................... 41 4.2.4.2 Định phí bán hàng ........................................................................ 42 4.2.5 Chi phí quản lý .................................................................................... 42 4.3 TỔNG HỢP CHI PHÍ ................................................................................ 42 4.4 BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ .................................. 44 4.4.1 Số dư đảm phí ..................................................................................... 44 4.4.2 Kết cấu chi phí .................................................................................... 46 4.5 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C.V.P ........................................................ 46 4.5.1 Xác định sản lượng hòa vốn, doanh số hòa vốn ................................. 46 4.5.2 Doanh thu an toàn ............................................................................... 47 4.5.3 Thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn ..................................................... 48 4.5.4 Xác định điểm hòa vốn và vẽ đồ thị.................................................... 48 v 4.6 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MỐI QUAN HỆ C.V.P VÀO LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH ....................................................................... 50 4.7 GIẢI PHÁP LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH ....................... 56 CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 58 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC ỨNG DỤNG CVP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI.......................... 58 5.1 TỔNG HỢP THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CVP ..................................... 58 5.2 GIẢI PHÁP CHO VIỆC ỨNG DỤNG CVP ............................................. 58 CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 61 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 61 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 65 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 66 PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 67 PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................... 69 PHỤ LỤC 5 ..................................................................................................... 71 PHỤ LỤC 6 ..................................................................................................... 72 PHỤ LỤC 7 ..................................................................................................... 73 vi DANH SÁCH BẢNG -----Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011-2013. ....... 33 Bảng 4.1: Doanh thu và sản lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm của Công ty cổ phần thực Phẩm Bích Chi trong 3 năm. .................................................................. 37 Bảng 4.2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................................. 39 Bảng 4.3 Biến phí nhân công trực tiếp ................................................................... 39 Bảng 4.4: Tổng hợp biến phí sản xuất chung ......................................................... 40 Bảng 4.5: Biến phí bán hàng .................................................................................. 41 Bảng 4.6 Tổng hợp chi phí năm 2013 tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi ................................................................................................................................. 43 Bảng 4.7: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của từng loại sản phẩm của Công ty cổ phần thực phẩm bích chi năm 2013 .................................................... 44 Bảng 4.8: Kết cấu chi phí 2 loại sản phẩm năm 2013 ............................................ 46 Bảng 4.9: Sản lượng và Doanh thu hòa vốn của hai dòng sản phẩm năm 2013 .... 47 Bảng 4.10: Doanh thu và Tỷ lệ an toàn 2 Sản phẩm của Công ty .......................... 47 Bảng 4.11: Thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn hai dòng sản phẩm năm 2013 ..... 48 Bảng 4.12: phân tích điểm hòa vốn trong năm 2013 .............................................. 49 Bảng 4.13: Báo cáo thu nhập trường hợp thay đổi CPBB và sản lượng ................ 51 Bảng 4.14: Báo cáo thu nhập trường hợp định phí và giá bán, sản lượng thay đổi. .......................................................................................................................... 52 Bảng 4.15: Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phương án 3 ................................ 53 Bảng 4.16: Báo cáo thu nhập trường hợp CPKB, CPBB, sản lượng và giá bán thay đổi .................................................................................................................. 54 Bảng 4.17: Báo cáo thu nhập của hai loại sản phẩm ............................................. 55 Bảng 4.18: Báo cáo thu nhập của hai loại sản phẩm (Ngược với bảng 4.17) ....... 55 vii DANH SÁCH HÌNH ------ Trang Hình 2.1 Đồ thị định phí .......................................................................................... 5 Hình 2.2 Đồ thị biến phí .......................................................................................... 7 Hình 2.3 Đồ thị biến phí cấp bậc ............................................................................. 8 Hình 2.4 Đồ thị chi phí hỗn hợp .............................................................................. 9 Hình 2.5 Đồ thị phân tán ........................................................................................ 10 Hình 2.6 Minh họa C.V.P tổng quát ...................................................................... 21 Hình 2.7 Minh họa C.V.P lợi nhuận ...................................................................... 23 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí ................................................................. 29 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ................................................................. 29 Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán ......................................................................... 31 Hình 4.1 Tỷ lệ số dư đảm phí và chi phí khả biến các dòng sản phẩm của Công ty năm 2013 ........................................................................................................... 45 Hình 4.2 Cơ cấu chi phí trong tổng chi phí ........................................................... 46 Hình 4.3 Đồ thị hòa vốn mặt hàng bột bánh xèo ................................................... 49 Hình 4.3 Đồ thị hòa vốn mặt hàng bột gạo lứt ...................................................... 50 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SDĐP CPKB CPBB ĐBKD BHTN BHXH BHYT KPCĐ CP NVLTT CP NCTT CP SXC CP BH CP QL NVL NVQL SXKD LVTN SP CVP : Số dư đảm phí : Chi phí khả biến : Chi phí bất biến : Đòn bẩy kinh doanh : Bảo hiểm thất nghiệp : Bảo hiểm xã hội : Bảo hiểm y tế : Kinh phí công đoàn : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí sản xuất chung : Chi phí bán hàng : Chi phí quản lý : Nguyên vật liệu : Nhân viên quản lý : Sản xuất kinh doanh : Luận văn tốt nghiệp : Sản phẩm : Chi phí- khối lượng – lợi nhuận SL SLHV : Sản lượng : Sản lượng hòa vốn ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sau khi Việt Nam gia nhập WTO cho đến nay nền kinh tế phát triển vượt bậc, biểu hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Gia nhập vào tổ chức WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức trong việc hòa nhập vào thị trường quốc tế. Để đứng vững và phát triển trong thời hội nhập, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải xây dựng được những chiến lược kinh doanh phù hợp với bước tiến của thời đại, thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của khách hàng. Chính vì vậy, nhu cầu thông tin cho quản lý ngày càng trở nên quan trọng và đòi hỏi phải thỏa mãn ở mức độ cao cả về chất lượng và số lượng. Kế toán quản trị đã đáp ứng được những yêu cầu đó, tuy chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng đã minh chứng được vai trò không thể thiếu trong công tác điều hành, quản lý nội bộ doanh nghiệp. Trong đó phân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng-lợi nhuận (CVP) là một công cụ hữu ích hỗ trợ cho nhà quản trị khi chọn lọc thông tin phù hợp trong quá trình ra quyết định. Phân tích CVP là xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, biến phí, định phí trong mối quan hệ với mức lợi nhuận mong muốn. Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi là doanh nghiệp họat động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam để tiêu dùng nội bộ trong nước cũng như xuất khẩu . Đứng trước những khó khăn, thử thách trên thị trường nước ngoài trong thời kỳ hội nhập, thì việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi nói riêng. Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách cụ thể. Bên cạnh việc sử dụng kế toán tài chính thì kế toán quản trị cũng có đóng góp rất lớn. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận hay phân tích CVP giúp nhà quản trị kiểm soát tốt khối lượng sản phẩm, chi phí cũng như giá bán là những yếu tố gây nên hiệu ứng thay đổi của lợi nhuận. Để thấy rõ được hiệu quả của việc phân tích mối quan hệ này, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi” để đưa những kiến thức lý thuyết đã học áp dụng vào thực tiễn, rút ra những kiến thức thực tế cần thiết góp phần cho những nhà quản lý tổ chức, điều hành và ra quyết định kinh doanh trong tương lai nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi nhằm đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí trong quá trình sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 để nắm bắt được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giúp định hướng mục tiêu phát triển trong thời gian tới. Phân tích các yếu tố tác động đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để xác định nguyên nhân, nhận định xu hướng và sự ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của Công ty. - Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, từ đó tìm ra phương án kinh doanh tối ưu nhất. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý chi phí mang lại lợi nhuận tối đa cho Công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phẩn thực phẩm Bích Chi. 1.3.2 Thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2013 dựa trên cơ sở số liệu kế toán chi phí được thu thập tại phòng kế toán của Công ty cổ phần thực phẩm Bích chi trong giai đoạn 2011 – 2013 và phân tích chi phí, khối lượng, lợi nhuận. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (Cost – Volumn – Profit) Phân tích mối quan hệ Chi phí-khối lượng-lợi nhuận là phân tích, đánh giá mối quan hệ của các yếu tố: giá bán sản phẩm, sản lượng sản phẩm tiêu thụ, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết cấu chi phí và kết cấu hàng bán ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty như thế nào để lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất. Phân tích mối quan hệ Chi phí-khối lượng-lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các nhà quản trị đánh giá tổng quát được tình hình kinh doanh của Công ty để đưa ra các quyết định như: lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng...nhằm sử dụng tốt nhất điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có. 2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ C.V.P Mục tiêu của phân tích mối quan hệ Chi phí-khối lượng-lợi nhuận là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm mục đích phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Mô hình CVP có thể đo lường hiệu quả của các sự lựa chọn khác nhau như thay đổi biến phí, định phí, thay đổi sản lượng, tăng (giảm) giá bán, thay đổi phương thức hay chính sách sản xuất kinh doanh. Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải tìm hiểu một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích. 2.1.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố chi phí khả biến và bất biến, vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh dưới dạng số dư đảm phí và dạng báo cáo này được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định. 3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau: Doanh thu xxxxxx Chi phí khả biến xxxxx Số dư dảm phí xxxx Chi phí bất biến xxx Lợi nhuận xx Điểm khác nhau giữa hai báo cáo là báo cáo kế toán tài chính không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, rất ít hiểu biết về cách ứng xử của chi phí , hình thức chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài. Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận. Kế toán tài chính Doanh thu (Trừ) Giá vốn hàng bán Lãigộp Kế toán quản trị xxxxx Doanh thu xxxx (Trừ) Chi phí khả biến xxx (Trừ)Chi phí kinh doanh Lợi nhuận xx Số dư đảm phí (Trừ)Chi phí bất biến x Lợi nhuận xxxxx xxxx xxx xx x 2.1.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 2.1.4.1 Định phí (Fixed costs) Định phí (Chi phí bất biến) là những khoản mục chi phí có tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng tính trên một đơn vị mức độ hoạt động thì chúng thay đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn phát sinh định phí. Khi doanh nghiệp gia tăng cường độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm dần. Các khoản định phí như: chi phí khấu hao TSCĐ, lương cán bộ quản lý,... 4 Tổng định phí Tổng định phí Y =b Y = b/x Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động Đồ thị tổng định phí Đồ thị định phí đơn vị SP Hình 2.1 Đồ thị định phí a) Định phí bắt buộc (Committed fixed costs) Định phí bắt buộc là những khoản chi phí cơ bản để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến không cho dù mức độ hoạt động giảm hay sản xuất bị gián đoạn. Nếu cắt giảm, tuy giải quyết được tình trạng khó khăn tức thời nhưng sẽ gặp khó khăn về lâu dài. Định phí bắt buộc là những chi phí có liên quan đến khấu hao tài sản dài hạn như máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng,… và những chi phí liên quan đến lương của ban quản lý, lương văn phòng. Định phí bắt buộc được thể hiện bằng đường thẳng: Y = b với b là hằng số. Do những đặc điểm trên, việc dự báo và kiểm soát định phí bắt buộc phải bắt đầu từ lúc xây dựng, triển khai dự án. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp phải hướng đến mục tiêu lâu dài. Một khi đã quyết định, dự án đã được thực hiện thì định phí hoạt động của doanh nghiệp bị ràng buộc bởi quyết định đó trong nhiều năm. Độ lớn của định phí tương ứng với một phạm vi thích hợp của mức độ hoạt động. Khi mức độ hoạt động vượt quá phạm vi phù hợp, định phí bắt buộc thay đổi theo để phù hợp với mức hoạt động tăng lên. Ngoài những hành vi trên của nhà quản trị đối với định phí bắt buộc, để tiết kiệm, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư và tránh bớt những rủi ro cần phải tận dụng và khai thác tối đa công suất của tài sản dài hạn, phát huy kiến thức và mở rộng quy mô quản lý của các nhà quản trị cấp cao là điều cần phải thực hiện trong thời gian phát sinh định phí bắt buộc. 5 b) Định phí không bắt buộc (Discretionary fixed costs) Định phí không bắt buộc (Định phí tùy ý) là các khoản chi phí có thể được thay đổi nhanh chóng trong từng kỳ kế hoạch. Chúng liên quan đến kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến chi phí hàng năm. Chúng có bản chất ngắn hạn. Trong trường hợp cần thiết, chi phí này có thể cắt giảm được. Ví dụ: chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo và nghiên cứu. Ranh giới giữa định phí tùy ý và định phí bắt buộc thật khó phân biệt vì nó còn tùy thuộc vào nhận thức của từng nhà quản trị. Định phí không bắt buộc được biểu diễn bằng đường thẳng: Y = bi Với b thay đổi theo mức độ hoạt động i. Tuy nhiên, chi phí này không được tùy tiện cắt giảm. Nếu cắt giảm chúng, Công ty có thể bị ảnh hưởng về lâu dài. Ví dụ như cắt giảm chi phí quảng cáo sẽ gây ảnh hưởng đến sự chấp nhận của khách hàng về sản phẩm của Công ty, tạo điều kiện cho đối thủ mở rộng thị phần. 2.1.4.2 Biến phí (Variable Cost) Biến phí (chi phí khả biến) là những chi phí có tổng số thay đổi theo mức độ hoạt động, nhưng nếu xem xét trên một đơn vị mức độ hoạt động (một sản phẩm, một giờ máy chạy) thì chúng không thay đổi [Thông tư 53/2006/TTBTC ngày 12/06/2006 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp]. a) Biến phí tỷ lệ (True variable costs) Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ) là những khoản chi phí mà sự biến động của chúng thay đổi liên tục và tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng,… Biến phí thực thụ biểu diễn theo phương trình đường thẳng: Y = aX với: Y: Tổng biến phí a: Biến phí của một đơn vị mức độ hoạt động X: Mức độ hoạt động – Căn cứ ứng xử 6 Tổng biến phí Biến phí đơn vị Y=a Y = aX Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động Đồ thị tổng biến phí Đồ thị biến phí đơn vị Hình 2.2 Đồ thị biến phí Với cách ứng xử này, để kiểm soát tốt hơn biến phí thực thụ, chúng ta không chỉ kiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên từng đơn vị mức độ hoạt động (định mức biến phí) ở các mức độ khác nhau. Hoạch định, xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí thực thụ sẽ là tiền đề tiết kiệm, kiểm soát biến phí thực thụ tốt hơn. b) Biến phí cấp bậc (Step variable costs) Biến phí cấp bậc là những chi phí biến động không liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Chi phí này sẽ không thay đổi trong một khoản thay đổi của căn cứ ứng xử, nhưng khi ra khỏi khoản này, chi phí chuyển sang một mức mới. Hay nói cách khác, chi phí này cố định trong phạm vi mức độ hoạt động và giữ cố định cho đến khi nhảy lên một mức độ hoạt động mới. Vì thế, chiến lược của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ứng phó với biến phí cấp bậc là phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu, vì điều này sẽ gây khó khăn khi nhu cầu sau đó lại giảm đi. Ví dụ: Biến phí cấp bậc như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì,..Biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình: Y = ai xi Với: Y: Tổng biến phí (Y là một hằng số trong phạm vi i) a: Biến phí của một đơn vị mức độ hoạt động trong phạm vi i X: Mức độ hoạt động – Căn cứ ứng xử 7 Tổng biến phí( Y) Y =aixi Mức độ hoạt động Hình 2.3 Đồ thị biến phí cấp bậc Với cách ứng xử chi phí này, để tiết kiệm và kiểm soát tốt chi phí cấp bậc,chúng ta cần phải: - Lựa chọn cường độ hoạt động thích hợp. - Xây dựng hoàn thiện định mức biến phí ở từng cấp bậc tương ứng. 2.1.4.3 Chi phí hỗn hợp (Mixed costs) a) Khái niệm Chi phí hỗn hợp là chi phí có sự ứng xử bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến. Phần chi phí bất biến phản ánh chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ. Phần chi phí khả biến phản ánh phần thực tế sử dụng hoặc phần sử dụng vượt quá định mức. Ví dụ: chi phí điện thoại bao gồm cả tiền thuê bao phải trả cố định hàng tháng và tiền còn lại tăng giảm tùy theo mức độ sử dụng nhiều hay ít. Đường biểu diễn của chi phí hỗn hợp cũng là đường thẳng như chi phí khả biến nhưng nó không xuất phát tại gốc tọa độ vì khi không hoạt động doanh nghiệp vẫn phải chi phần cố định. Đường biểu diễn có dạng Y = aX + b Với: Y: Chi phí hỗn hợp a: Chi phí khả biến X: Số lượng căn cứ ứng xử b: Phần chi phí bất biến 8 Tổng chi phí (Y) Y = aX + b Mức độ hoạt động (X) Hình 2.4 Đồ thị chi phí hỗn hợp b) Các phương pháp xác định chi phí hỗn hợp Nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp, doanh nghiệp cần tách biệt các yếu tố định phí và biến phí. Có 3 phương pháp xác định mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động: - Phương pháp cực đại - cực tiểu (High – Low Method) Phương pháp cực đại - cực tiểu còn được gọi là phương pháp chênh lệch,phương pháp này phân tích chi phí dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất. Chệnh lệch chi phí của hai cực được chia cho mức độ gia tăng cường độ hoạt động để xác định mức biến phí. Sau đó, loại trừ biến phí, chính là định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp. Phương trình chi phí tổng quát: Y= aX + b Xác định biến phí đơn vị a: a b = = Biến phí bình quân Định phí = Mức biến động chi phí Mức biến động sản lượng = CP của mức độ hoạt động cao nhất hoặc thấp nhất -ax( SLHĐ cao nhất hoặc thấp nhất) Sau đó chúng ta tính được yếu tố biến phí tại một mức sản lượng nào đó rồi suy ra yếu tố định phí. Phương pháp cực đại - cực tiểu tuy đơn giản, dễ áp dụng nhưng có nhược điểm lớn là không chính xác vì chỉ sử dụng hai điểm để thành lập phương trình biến thiên của chi phí. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng