Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chí...

Tài liệu Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước -bài tập học kỳ luật hành chính

.DOCX
7
1755
121

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Nhà nước là chủ thể có quyền lớn nhất trong một nhà nước, để thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước bao gồm cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, các cơ quan tiến hành hoạt động của mình trên các lĩnh vực của đời sỗng xã hội. Một trong những biểu hiện của việc thực hiện quyền lực nhà nước là việc ra các quyết định pháp luật ( quyết định thi hành Luật ). Tương ứng với các cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp, thì cũng có các quyết định Lập pháp, Hành Pháp, Tư pháp. Trong đó quyết định hành chính ( quyết định của cơ quan hành pháp ), quyết định này gắn bó mật thiết với quản lí hành chính nhà nước , đây là lĩnh vực nhà nước được thể hiện thiết thực nhất. Vai trò của quyết định hành chính đối với lĩnh vực này là rất quan trọng. Do vậy, quyết định hành chính từ lâu đã trở thành đối tượng nghiện cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu về luật pháp. Đặc biệt trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, cải cách hành chính đang được đẩy mạnh trong mọi lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước. Do vậy cần có những nhận thức đầy đủ hơn về quyết định hành chính và vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước. Để nghiên cứu về vấn đề này em xin chọn đề tài số 3 “ Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước ’’, làm bài tập lớn học kỳ. Từ những tài liệu thu tập được, và trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy, cô, góp ý kiến để bài làm em được hòa thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn ! PHẦN NỘI DUNG I-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH 1.1Khái niệm Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả của sự thể hiện ý chí, quyền lực nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. 1.2 Phân tích các đặc điểm của quyết định hành chính. 1.2.1 Đặc điểm chung của quyết định hành chính Quyết định hành chính là một dạng cụ thể của quyết định pháp luật nên cũng mang những đặc điểm chung của một quyết định pháp luật: *Quyết định hành chính thể hiện ý chí nhà nước: cũng như tất cả các loại quyết định pháp luật khác, nó là kết quả của sự thể hiện ý chí của các chủ thể quản lý có thẩm quyền thực hiện nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước. Ý chí của nhà nước trong quyết định hành chính còn thể hiện ở chỗ, mặc dù khi ban hành quyết định cơ quan hành chính có thể xem xét, lấy ý kiến xủa đối tượng tác động của quy định về những vấn đề liên quan đến nội dung quy định, nhưng các ý kiến đó chỉ có giá trị tham khảo, giảm bớt khả năng nhìn nhận về một cách phiến diện, một chiều của cơ quan hành chính. Nội dung quyết định không bao giờ là sự thỏa thuận ý chí giữa các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý, trong quản lý hành chính nhà nước ý chí của nhà nước tập trung nhất. *Quyết định hành chính mang tính quyền lực nhà nước, và được nhà nước đảm bảo hực hiện: Việc thực hiện quyền lực nhà nước thường thể hiện dưới hình thức là những quyết định bằng văn bản, trong số những quyết định thành văn đó thì những quyết định do các chủ thể quản lý hành chính ban hành rất nhiều, tính quyền lực nhà nước trước hết thể hiện ở ngay hình thức của những quy định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì thỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương ra các quyết định, pháp luật xuất phát từ những lợi ích chung. Bên cạnh đó tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính còn thể hiện rõ ở nội dung và mục đích của quyết định. Để thực thi quyền hành pháp trên cơ sở Luật và để thi hành Luật, quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao, chính vì vậy tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết định. Về nguyên tắc mọi quy định đều phải được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quản lý, có nghĩa là quyết định sẽ được đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế nhà nước. *Quyết định hành chính mang tính pháp lý : Quyết định hành chính do nhà nước ban hành đều có giá trị pháp lý, trước hết quyết định hành chính xuất hiện đã tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, quyết định hành chính có thể đưa ra những biện pháp, hoặc những chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính. Ví dụ như : Quyết định số 38/CP, ngày 4/05/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của công dân và tổ chức. Mặt khác tính pháp lý của quyết định hành chính còn thể hiện ở việc làm xuất hiện quy phạm pháp luật thay thế hoạc hủy bỏ quy phạm pháp luật, hoặc làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể ( quyết định áp dụng pháp luật ). 1.2.2 Đặc điểm riêng của quyết định hành chính Ngoài những đặc điểm chung của một quyết định pháp luật, thì quyết định hành chính còn mang những đặc trưng riêng gắn liền với đặc thù của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Đó là tính dưới luật, tính đa dạng, phong phú về nội dung và chủ thể ban hành, về nội dung mục đích và hình thức tồn tại của các loại quyết định hành chính: Thứ nhất, Tính dưới Luật của quyết định hành chính. Chủ thể có thẩm quyền khi ra quyết định hành chính là hoạt động quản lí hành chính nhà nước chủ yếu mà các chủ thể quản lí nhà nước nắm quyền hành pháp tiến hành. Hoạt động quản lí quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành, trong đó nội dung chấp hành xuất phát từ vị trí của cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước. Do vậy, khi chủ thể quản lí hành chính ra quyết định hành chính luôn mang tính dưới Luật sâu sắc, tức là khi chủ thể ban hành quyết định hành chính thì các quyết định phải dựa trên cơ sở là các văn bản Luật do cơ quan quyền lực ban hành. Nội dung và mục đích của quyết định hành chính là để thực hiện Luật, nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật vào đời sống xã hội. Ví dụ: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do vậy, mọi văn bản do Chính phủ ban hành là văn bản dưới Luật. Nghị định do Chính phủ ban hành là những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật. Hay là Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ - cơ quan chấp hành của Quốc hội, nên các quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành cũng là văn bản dưới Luật. Ngoài ra các Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cũng là văn bản bản ban hành dưới Luật. Thứ hai, Quyết định hành chính mang tính đa dạng, phong phú về chủ thể ban hành quyết định. Quyết định hành chính do chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành. Chủ thể quản lí hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước mà chủ yếu và quan trọng nhất là cơ quan hành chính nhà nước, các cá nhân có quyền, cùng các cá nhân, tổ chức khi được nhà nước trao quyền quản lí hành chính nhà nước trong những trường hợp cụ thể. Những chủ thể này ở những cấp quản lí khác nhau, và ở những lĩnh vực không hoàn toàn giống nhau. Sự phân cấp quản lí từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan hành chính có thẩm quyền chung, cho đến cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn. Ví dụ như : Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở. Do sự đa dạng về chủ thể, nên khi ban hành quyết định hành chính sẽ rất đa dạng, phong phú. Thứ ba, Tính đa dạng, phong phú về nội dung, mục đích của quyết định hành chính. Nội dung và mục đích của quyết định hành chính là rất đa dạng và phong phú, đặc điểm này xuất phát từ đăch điểm của hoạt động quản lía hành chính nhà nước. Đây là một hoạt động phức tạp, thường xuyên biến đổi không ngừng, lien quan đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ : Vấn đề lien quan đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, các vấn đề lien quan đến đối ngoại, lĩnh vực an ninh quốc phòng, hay các lĩnh vực mang tính chất nhạy cảm như, vấn đề dân số, dân tộc, tôn giáo… Do vậy, ở từng lĩnh vực, các quyết định hành chính được ban hành phải có những nội dung, mục đích phù hợp với từng vấn đề, lĩnh vực cụ thể riêng biệt, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội, và đây là lí do làm cho quyết định hành chính có sự đa dạng và phong phú về nội dung cũng như mục đích của quyết định hành chính. Thứ tư, Quyết định hành chính đa dạng, phong phú về hình thức tồn tại của quyết định hành chính. Mặc dù trong Luật khiếu nại, tố cáo, Luật tố tụng hành chính đưa ra khái niệm hình thức tồn tại của Quyết định hành chính tồn tại dưới hình thức là văn bản. Nhưng đây không phải là hình thức tồn tại duy nhất của quyết định hành chính, mà đây chỉ là hình thức tồn tại chủ yếu và quan trọng nhất trong quyết định hành chính. Bởi vì quyết định hành chính thường cụ thể hóa từ một văn bản Luật, nên nội dung phải thể hiện bằng văn bản. Ví dụ như: NGhị định do Chính phủ ban hành, các thông tư của Bộ, quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.. Ngoài hình thức văn bản thì quyết định hành chính còn tồn tại dưới dạng như, hành vi, lời nói hay các hành động cụ thể khác. Về hình thức văn bản, quyết định hành chính tồn tại dưới những tên gọi khác nhau như : Nghị định, Chỉ thị, Quyết định, Thông tư. Luật ban hành văn bản quy pham pháp luật năm 2008, và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 đã quy định rõ về vấn đề này. II-VAI TRÒ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. Quyết định hành chính giữ vai trò quan trọng trong quản lí hành chính nhà nước, không có quyết định hành chính thì các quy phạm pháp luật không thể đi vào thực tế cuộc sống được, vai trò của quyết định hành chính được thể hiện qua những nội dung sau: 2.1 Quyết định hành chính đề ra những chủ trương, chính sách lớn trong quản lý hành chính nhà nước. Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, thông qua quyết định hành chính cơ quan hành chính nhà nước đề ra những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn để quản lý hành chính nhà nước. Nhiều quyết định hành chính quan trọng của Chính phủ đẽ được đưa vào cuộc sống và có tác động tích cực. Ví dụ như : Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP về các biện pháp kiềm chế lạm phát, phát triển ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Nghị quyết 31/2010/NQ-CP do chính phủ ban hành về kế hoạch hành động của Chính phủ giai đoạn 2010-2015. Thực hiện kết luận số 14-KL/TW ngày 01/04/2009 của Bộ chính trị và kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 47/NQ-TW ngày 22/03/2005 của Bộ chính trị ( Khóa IX) về “tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. 2.2 Quyết định hành chính hướng dẫn thi hành Luật, cụ thể hóa, chi tiết hóa Luật, thể chế các chủ trương, đường lối của Đảng. 2.3 Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự để điều chỉnh mối quan hệ phát sinh trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước. 2.4 Quyết định hành chính được dùng để giải quyết một số công việc cụ thể trong đời sống xã hội, nhằm thức hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước ( quyết định áp dụng ). Để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lý, số lượng và nhu cầu ban hành các quyết định hành chính của các chủ thể có thẩm quyền ngày càng nhiều. Ví dụ: Quyết định số 51/2012/QĐ-UBND, Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội về Quy định giá đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013. Quyết định số 29/2012/QD-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. III-KẾT LUẬN Trong thời gian qua, quyết định hành chính đã phát huy được vai trò nhất định trong quản lý hành chính nhà nước. Thông qua quyết định hành chính, những chủ trương, chính sách của Nhà nước được đưa vào cuộc sống xã hội. Bên cạnh đó quyết định hành chính còn phát huy được vai trò chuyển tải Luật vào cuộc sống, tạo nên các giá trị thực tiễn của Luật, các mối quan hệ xã hội phức tạp trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cũng được các quyết định hành chi chính kịp thời điều chỉnh, các quyết định hành chính được ban hành phần nào đủ đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn quản lý, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế, ổn định đất nước và phát triển xã hội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO XÂY DỰNG BÀI + Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008. + Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005. + Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004. + Luật tố tụng hành chính năm 2010 + Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 ( sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và 2006 ) + Các trang wep http://www.chinhphu.vn http://www.caicachhanhchinh.gov.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng