Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ...

Tài liệu Phân tích khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận

.PDF
110
545
127

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LƯƠNG THỊ HẬU PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LƯƠNG THỊ HẬU PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Quyết định giao đề tài: 1891/QĐ-ĐHNT ngày 31/12/2013 Quyết định thành lập hội đồng: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ KIM LONG Chủ tịch Hội đồng: Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực do chính tác giả thu thập và phân tích. Những kết luận và giải pháp của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Khánh Hòa, tháng 07 năm 2016 Tác giả luận văn Lương Thị Hậu iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn “Phân tích khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận” cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Kim Long người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn ThS. Lê Văn Tháp và tất cả thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt nhiều kiến thức quí giá cho tôi trong suốt khoá học để tôi có được nền tảng lý luận cơ bản khi nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục nuôi trồng thủy sản - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, các cơ sở, doanh nghiệp nuôi tôm và chính quyền địa phương tỉnh Ninh Thuận đã giúp đỡ, xây dựng và đóng góp ý kiến để tôi hoành thành đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Khánh Hòa, tháng 07 năm 2016 Tác giả luận văn Lương Thị Hậu iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ix DANH MỤC HÌNH....................................................................................................xi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................xii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN........................................................................................xiii MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ...............................................................................................................6 1.1. Cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lợi của đơn vị sản xuất ..................................................... 6 1.1.1. Lý thuyết cơ bản về khả năng sinh lợi ................................................................6 1.1.2. Các chỉ số sinh lợi thường dùng trong lĩnh vực nông nghiệp ..............................8 1.2. Tổng quan về tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam .................... 9 1.2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới ..................................................9 1.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.................................................11 1.2.3. Thực trạng phát triển của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận ...........14 1.2.4. Tổng quan một số nghiên cứu về nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến đề tài.......................................................................................17 1.3. Ý nghĩa và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến năng suất và sản lượng tôm nuôi thương phẩm.................................................................................................................................. 20 1.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ..................................................................................................... 21 1.3.2. Ảnh hưởng của độ mặn ....................................................................................21 1.3.3. Ảnh hưởng của pH ...........................................................................................21 1.3.4. Ảnh hưởng của Oxy hòa tan (DO) .................................................................................... 22 1.3.5. Ảnh hưởng của độ Kiềm ..................................................................................22 1.3.6. Ảnh hưởng của độ trong – màu nước ...............................................................23 1.3.7. Ảnh hưởng của NH3 và NH4+ ...........................................................................23 1.3.8. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh học ................................................................25 1.3.9. Ảnh hưởng của bệnh đối với nghề nuôi tôm .....................................................25 v CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................28 2.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................................. 28 2.2. Xây dựng bảng câu hỏi.......................................................................................................... 30 2.3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................................ 30 2.3.1. Thu thập dữ liệu...............................................................................................30 2.3.1.1. Số liệu thứ cấp ..............................................................................................30 2.3.1.2. Số liệu sơ cấp................................................................................................31 2.3.2. Các chỉ tiêu tài chính liên quan đến sản xuất hai vùng nuôi tôm .......................32 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................................ 32 2.3.3.1. Lý thuyết về kiểm định khi bình phương ........................................................33 2.3.3.2. Lý thuyết về kiểm định trung bình mẫu độc lập..............................................34 2.3.4. Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính dạng logarith để tìm mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi.....................................................................34 2.3.4.1. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................34 2.3.4.2. Đo lường các biến.........................................................................................36 2.4. Sử dụng SPSS để phân tích hồi quy ....................................................................37 2.4.1. Phương trình hồi quy.......................................................................................................... 37 2.4.2. Các thông số cơ bản có trong hàm hồi quy ......................................................37 2.4.3. Hệ thống kiểm định..........................................................................................38 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................41 3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận...................................................... 41 3.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................41 3.1.2. Địa hình ...........................................................................................................41 3.1.3. Khí hậu ............................................................................................................41 3.1.4. Thủy, hải văn ...................................................................................................43 3.1.5. Đất đai và thổ nhưỡng......................................................................................43 3.1.6. Tài nguyên nước ..............................................................................................44 3.1.7. Tài nguyên sinh vật ..........................................................................................45 3.1.7.1. Rừng ngập mặn .............................................................................................45 3.1.7.2. Thực vật nổi (Phytoplankton) ........................................................................45 3.1.7.3. Động vật nổi (Zooplankton) ..........................................................................45 3.1.7.4. Nguồn lợi thủy sản mặn, lợ............................................................................46 vi 3.1.8. So sánh đặc điểm của hai vùng nuôi tôm.......................................................................... 46 3.2. Hiện trạng hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Ninh Thuận...................47 3.2.1. Thông tin chủ hộ nghiên cứu .............................................................................................47 3.2.1.1. Vai trò người được phỏng vấn.......................................................................47 3.2.1.2. Nghề nghiệp chính của chủ hộ.......................................................................47 3.2.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ .........................................................................48 3.2.1.4. Số nhân khẩu, lao động, kinh nghiệm và diện tích nuôi .................................48 3.2.1.5. Kỹ thuật nuôi của chủ hộ...............................................................................49 3.2.2. Thông tin về thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay........................49 3.2.2.1. Lý do tham gia nghề nuôi tôm .......................................................................49 3.2.2.2. Những khó khăn gặp phải trong quá trình nuôi tôm ......................................50 3.2.2.3. Đánh giá về mức độ khó khăn khi thu hoạch sản phẩm .................................54 3.2.3. Đánh giá về hình thức bán sản phẩm và giá tôm nuôi thương phẩm..............................56 3.2.3.1. Hình thức bán sản phẩm ...............................................................................56 3.2.3.2. Giá tôm thương phẩm....................................................................................56 3.2.4. Đánh giá về khả năng tiếp cận vốn vay để đầu tư sản xuất ............................................. 57 3.2.4.1. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay..................................................................57 3.2.4.2. Những khó khăn thường gặp khi vay vốn.......................................................57 3.2.5. Nguyện vọng về chính sách của nhà nước và hướng phát triển trong thời gian tới....... 58 3.3. Thông tin kỹ thuật sản xuất. ................................................................................58 3.3.1. Thông tin mật độ nuôi ........................................................................................................ 58 3.3.2. Thông tin chất lượng giống, hình thức nuôi và năng suất nuôi ....................................... 59 3.3.2.1. Chất Lượng giống .........................................................................................59 3.3.2.2. Hình thức nuôi ..............................................................................................60 3.3.2.3. Năng suất nuôi ..............................................................................................61 3.4. Tổng quan về chi phí sản xuất của 2 vùng nuôi tôm ............................................61 3.4.1. Vùng nuôi tôm trên cát....................................................................................................... 61 3.4.2. Vùng nuôi tôm trong ao đất ...............................................................................................63 3.4.3. So sánh chỉ tiêu chi phí sản xuất của hai vùng nuôi tôm.................................................. 64 3.4.3.1. So sánh giá trị trung bình..............................................................................64 3.4.3.2. Kiểm định thống kê .......................................................................................66 3.5. So sánh các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của hai vùng nuôi.....................................69 vii 3.5.1. Mô tả các chỉ tiêu tổng hợp của 2 vùng nuôi .................................................................... 69 3.5.1.1. Vùng nuôi tôm trên cát – huyện Thuận Nam..................................................69 3.5.1.2. Vùng nuôi trong ao đất – huyện Ninh Hải .....................................................70 3.5.2. So sánh các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của hai vùng nuôi ................................................ 72 3.5.2.1. So sánh giá trị trung bình của 2 vùng nuôi ....................................................72 3.5.2.2. Kiểm định thống kê .......................................................................................73 3.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận .............................................................76 3.6.1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi ................................. 76 3.6.2. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................................................. 77 3.6.2.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình.................................................................77 3.6.2.2. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình: .........................................77 3.6.2.3. Dò tìm các giả định cần thiết.........................................................................78 3.6.2.4. Kết quả mô hình hồi quy và bàn luận ............................................................79 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................83 4.1. Các kết quả nghiên cứu và đóng góp của đề tài ...................................................83 4.1.1. Kết quả nghiên cứu của đề tài............................................................................................ 83 4.1.2. Những đóng góp của nghiên cứu ...................................................................................... 83 4.2.Một số giải pháp và kiến nghị ..............................................................................84 4.2.1. Một số giải pháp ................................................................................................................. 84 4.2.2. Một số kiến nghị ................................................................................................................. 85 4.3. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................85 4.3.1. Hạn chế của đề tài............................................................................................................... 85 4.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo...............................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................87 viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam theo khu vực từ năm 2005 - 2010.........11 Bảng 1.2: Diện tích - năng suất - sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Ninh Thuận từ năm 2006 – 2011 ...................................................................................16 Bảng 1.3: Mức độ ảnh hưởng của hàm lượng Amonia đối với tôm cá và hàm lượng Nitrite đối với động vật thủy sinh ...............................................................24 Bảng 2.1: Các biến độc lập trong mô hình .................................................................35 Bảng 3.1: Các yếu tố thủy lý, thủy hóa vùng biển vịnh Phan Rang ............................43 Bảng 3.2: Vai trò của người được phỏng vấn .............................................................47 Bảng 3.3: Nghề nghiệp chính của chủ hộ ...................................................................47 Bảng 3.4: Trình độ học vấn của chủ hộ ......................................................................48 Bảng 3.5: Số nhân khẩu, lao động, kinh nghiệm và diện tích .....................................48 Bảng 3.6: Kỹ thuật nuôi của chủ hộ ...........................................................................49 Bảng 3.7: Lý do tham gia nuôi tôm............................................................................49 Bảng 3.8: Những khó khăn gặp phải trong quá trình nuôi ..........................................50 Bảng 3.9: Mức độ khó khăn khi thu hoạch sản phẩm .................................................54 Bảng 3.10: Hình thức bán sản phẩm...........................................................................56 Bảng 3.11: Giá bán tôm nuôi thương phẩm................................................................56 Bảng 3.12: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư ..........................................57 Bảng 3.13: Những khó khăn gặp phải khi vay vốn đầu tư ..........................................57 Bảng 3.14: Nguyện vọng của người nuôi về chính sách của nhà nước và hướng phát triền nghề nuôi tôm ....................................................................................58 Bảng 3.15: Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ..........................................58 Bảng 3.16: Chất lượng con giống...............................................................................59 Bảng 3.17: Hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng ...........................................................60 Bảng 3.18: Năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng ...........................................................61 Bảng 3.19: Cơ cấu chi phí vùng nuôi tôm trên cát......................................................62 Bảng 3.20: Cơ cấu chi phí vùng nuôi tôm trong ao đất...............................................63 Bảng 3.21: So sánh chi phí sản xuất giữa hai vùng nuôi.............................................65 Bảng 3.22: Kiểm định chi phí sản xuất hai vùng nuôi ................................................66 Bảng 3.23: Thống kê mô tả các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của vùng nuôi tôm trên cát – huyện Thuận Nam......................................................................................69 ix Bảng 3.24: Thống kê mô tả các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của vùng nuôi tôm trong ao đất – huyện Ninh Hải .................................................................................70 Bảng 3.25: So sánh giá trị trung bình của 2 vùng nuôi ...............................................72 Bảng 3.26: Kết quả kiểm định thống kê .....................................................................74 Bảng 3.27: Mô hình nghiên cứu các đặc điểm sản xuất của nông hộ ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi...............................................................................................76 Bảng 3.28: Mức độ tương quan các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ...........77 Bảng 3.29: Kiểm định độ phù hợp của mô hình .........................................................77 Bảng 3.30: Hệ số hồi qui các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi.......................79 x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tôm thẻ chân trắng thương phẩm...............................................................10 Hình 1.2: Quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh .............................25 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................29 Hình 3.1: Cơ cấu chi phí vùng nuôi tôm trên cát........................................................63 Hình 3.2: Cơ cấu chi phí vùng nuôi tôm trong ao đất.................................................64 Hình 3.3: So sánh chi phí sản xuất hai vùng nuôi.......................................................66 Hình 3.4: Doanh thu, chi phí, thu nhập của hai vùng nuôi tôm...................................73 Hình 3.5: Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán chuẩn hóa ..................78 Hình 3.6: Biểu đồ tần số (Histogram) để khảo sát phân phối của phần dư..................79 xi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Clgtom: Chất lượng tôm giống DEA: Data Envelopment Analysis FAO: Food and Agriculture Organnization (tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc) FCR: Hệ số thức ăn Gb: Giá bán HSTA: Hệ số thức ăn Htn: Hình thức nuôi KHTSCĐ: Khấu hao tài sản cố định Ld: Lao động Mdn: Mật độ nuôi Nnc: Nghề nghiệp chính của chủ hộ NS: Năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh NTTS: Nuôi trồng Thủy sản Snkn: Số năm kinh nghiệm Sovon: Số vốn bình quân trong vụ Sovon1: Số vốn CỐ ĐỊNH bỏ ra trong 1 vụ nuôi Sovon2: Số vốn LƯU ĐỘNG bỏ ra trong 1 vụ nuôi SPF: Stochastic Production Frontier Tdktnn: Trình độ kỹ thuật người nuôi tôm UBND: Ủy ban nhân dân Vn: Vùng nuôi Vt: Vai trò của người nuôi WTO: Tổ chức thượng mại thế giới xii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Mục tiêu của đề tài “Phân tích khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận” là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi và tìm ra giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm theo hình thức thâm canh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng tại địa phương trong thời gian tới theo định hướng phát triển ổn định và bền vững. Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là cứu định tính kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thu thập trên cơ sở bảng câu hỏi điều tra của hơn 100 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Ninh Thuận, kết hợp với việc thu thập các thông tin về tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong những năm gần đây để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của nghề nuôi này, thông qua việc phân tích các thông tin thu được và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Thông qua việc khảo sát 104 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Ninh Thuận về tình hình sản xuất trong năm 2013, kết quả nghiên cứu cho thấy một số vấn đề chính như sau: Có 77,8% số người trực tiếp tham gia nuôi tôm là chủ hộ, còn lại 22,2% số người trực tiếp tham gia nuôi tôm không phải là chủ hộ. Về nghề nghiệp chính: Có 92,3% số người được hỏi có nghề nghiệp chính là nuôi tôm, chỉ có 7,7% người được phỏng vấn có nghề nghiệp chính là nghề khác. Điều này chứng tỏ đa số người nuôi tôm ở Ninh Thuận sống chủ yếu bằng nghề nuôi tôm thương phẩm. Về trình độ học vấn: Trình độ Phổ thông chiếm 77,9%, trình độ Trung cấp chiếm 10,6% và trình độ Đại học là 11,5%. Về trình độ kỹ thuật: Đa số người tham gia nuôi tôm trả lời họ tích lũy kinh nghiệm từ bản thân và do tập huấn, rất ít người thu thập kinh nghiệm từ các nguồn khác. Những khó khăn mà các hộ nuôi tôm thường gặp phải là thiếu vốn, thiếu diện xiii tích canh tác, kiểm tra dư lượng chất kháng sinh và sự biến đổi khí hậu và đặc biệt 100% các hộ nuôi đều bán sản phẩm tôm thương phẩm cho các đầu nậu. Giá tôm thương phẩm trung bình năm 2013 khoảng 120.000đ/kg, cao nhất là 140.000đ/kg, thấp nhất là 90.000đ/kg. Mật độ nuôi trung bình trên ao đất là 120 con/m2, ao cát là 200 con/m2. Về hình thức nuôi: Đối với ao đất chủ yếu là nuôi theo hình thức thâm canh, còn đối với ao cát hình thức nuôi chủ yếu là công nghiệp với mật độ cao. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt khá lớn về hình thức nuôi, mật độ nuôi, mức độ đầu tư và năng suất nuôi giữa vùng nuôi tôm trong ao đất và vùng nuôi tôm trên cát. Cụ thể là: Ở vùng nuôi tôm trong ao đất thì mức độ đầu tư thấp hơn, tổng chi phí (bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định) thấp hơn, mật độ nuôi thấp hơn, rủi ro cao hơn, năng suất thấp hơn. Do đó khả năng sinh lợi thấp hơn so với vùng nuôi tôm trên ao cát. Kết quả ước lượng trong số 9 biến đưa vào mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ở Ninh Thuận gồm: Vùng nuôi, tập huấn, trình độ của người nuôi, vay vốn, kinh nghiệm, diện tích nuôi, giá bán tôm thương phẩm, số lao động và năng suất nuôi thì chỉ có 4 biến: Vùng nuôi, diện tích nuôi, giá bán tôm thương phẩm và năng suất là có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi (thặng dư của nhà sản xuất/ha) của nghề nuôi này ở mức có ý nghĩa thống kê (với giá trị Sig <0,05). Trong đó nhân tố giá bán tôm thương phẩm có ảnh hưởng mạnh nhất tới khả năng sinh lợi, kế đến là nhân tố diện tích, thứ ba là nhân tố vùng nuôi và cuối cùng là nhân tố năng suất. Kết quả phân tích còn cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vùng nuôi, diện tích nuôi, giá bán tôm thương phẩm và năng suất nuôi có mối tương quan khá tốt với khả năng sinh lợi. Do đó khả năng đàm phán của các hộ nuôi khi bán tôm thương phẩm, việc hoạch định vùng nuôi hợp lý hay gia tăng diện tích nuôi và gia tăng năng suất là điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng sinh lợi cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ở Ninh Thuận nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Từ khóa: Khả năng sinh lợi, nghề nuôi tôm, Ninh Thuận. xiv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm thương phẩm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất. Trong đó các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam…Nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội … từ đó hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Ngoài ra nhờ hệ thống sông ngòi, đầm, phá khá dày đặc nước ta có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha với trữ lượng hải sản ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn, đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp khoảng 4% GDP của nền kinh tế. Giai đoạn 2000 – 2012, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 15%/năm. Hiện tại, Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới. [11] Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) là loài tôm nhiệt đới có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nuôi phổ biến ở các nước châu Mỹ La tinh. Đây là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường lớn và sản lượng không ngừng gia tăng. Tôm có thịt ngon, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ phần thịt nhiều, sinh trưởng nhanh, mùa vụ sinh sản tương đối dài và có thể thành thục đẻ nhiều lần. Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng yêu cầu hàm lượng đạm thấp hơn tôm sú. Tôm thẻ chân trắng có thể chịu được sự thay đổi của môi trường và đặc biệt có thể nuôi được trong các thủy vực nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Một số nước châu Á như Đài Loan, Trung Quốc bắt đầu di nhập nuôi thử nghiệm đối tượng này vào những năm của thập niên 70. Tại Việt Nam tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2001, đến nay loài tôm này đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước. [2] Trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận là địa phương có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn. Năm 2005 ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Thuận chính thức cho phép đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi thử nghiệm tại khu vực nuôi tôm thuộc dự án nuôi tôm trên cát xã An Hải, huyện Ninh Phước. Sau đó, kể từ đầu năm 2006 theo Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 24/01/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, tôm thẻ chân trắng được nhân rộng tại vùng dự án nuôi tôm trên cát An Hải và vùng dự án nuôi tôm công nghiệp Sơn Hải. [14] 1 Ngay từ khi triển khai, đối tượng tôm thẻ chân trắng đã được nhiều người dân hưởng ứng chuyển đổi nhờ những ưu điểm vượt trội của nó so với tôm sú như: Dễ sinh sản và thuần dưỡng, có thể nuôi ở mật độ cao, yêu cầu hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú, chịu được nhiệt độ thấp và chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú, chúng có thể nuôi được ở nhiều loại thủy vực khác nhau (nuôi được cả ao đất và các ao trên cát). Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản thì từ năm 2006 đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận không ngừng tăng lên, cụ thể là: Trong năm 2006 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận là 159ha, năm 2008 diện tích nuôi là 600ha, năm 2010 điện tích nuôi là 811,1ha và đến năm 2011 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây là 984ha. Trong đó khu vực Ninh Phước là 105ha, Thuận Nam 397ha, Ninh Hải là 447ha và Phan Rang là 5ha. [14] Trong những năm qua, do lợi nhuận từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại khá cao nên diện tích nuôi ngày càng gia tăng không theo quy hoạch của địa phương và của ngành. Diện tích nuôi gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bùng phát và lây lan. Đây cũng chính là hệ quả của việc quản lý chưa chặt chẽ, trình độ của người nuôi còn hạn chế, nhất là kỹ thuật quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi..., làm cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng chưa thật sự phát triển bền vững. Mặc dù lợi nhuận mang lại tuy có cao nhưng thiếu tính ổn định, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ. [17] Bên cạnh đó, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo sức cạnh tranh lớn trong thị trường xuất khẩu tôm thẻ ngày càng khó khăn hơn trong điều kiện khắt khe, các rào cản kỹ thuật về hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các yếu tố đầu vào của quá trình nuôi làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của nghề nuôi này. [11] Trước tình trạng trên, phân tích khả năng sinh lợi và việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua là rất cần thiết, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc quy hoạch vùng nuôi của địa phương, giúp cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển ổn định và bền vững. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Phân tích khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận” làm luận văn thạc sĩ của mình, nhằm mục đích góp phần nâng 2 cao lợi nhuận và phát triển nghề nuôi này theo định hướng bền vững cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và trong cả nước nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là: Phân tích khả năng sinh lợi và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm theo hình thức nuôi thâm canh và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại địa phương trong thời gian tới theo định hướng phát triển ổn định và bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi (thặng dư nhà sản xuất/ha) của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lợi, góp phần tạo công ăn việc làm và phát triển hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng và nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung theo hướng phát triển bền vững. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Cung cấp số liệu về thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Ninh Thuận, làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý, định hướng phát triển nghề nuôi này theo hướng bền vững. Tạo cơ sở khoa học cho việc khôi phục lại nghề nuôi tôm tại một số khu vực trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nuôi, tạo công ăn việc làm ổn định. 4. Các câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận? 3 Cơ sở nào để đề xuất giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận? 5. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Khả năng sinh lợi tại các doanh nghiệp và các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại một số địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại hai huyện điển hình (vùng nuôi tôm trên cát và vùng nuôi trong ao đất) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01 năm 2014 đến hết tháng 12 năm 2015. 6. Phương pháp nghiên cứu Với những mục tiêu đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thu thập trên cơ sở bảng câu hỏi điều tra của hơn 100 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Ninh Thuận, kết hợp với việc thu thập các thông tin về tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong những năm ngần đây để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của nghề nuôi này, thông qua việc phân tích các thông tin thu được và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. 6.1. Dữ liệu nghiên cứu Địa bàn và qui mô nghiên cứu: Là các doanh nghiệp và các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách dựa vào danh sách các hộ nuôi, sau đó rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách lập để chọn ra các hộ (hoặc các doanh nghiệp) cần điều tra. Số liệu thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ. 6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp phân tích khả năng sinh lợi: Khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm nghiên cứu được đo lường bằng các chỉ số: Thặng dư của nhà sản xuất/Diện tích ao nuôi và Tổng lợi nhuận/Diện tích ao nuôi…. 4 Phần mềm sử dụng: Tác giả sử dụng SPSS để thực hiện các phân tích như: thống kê mô tả, mô hình hồi qui logarit. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần như: Trích yếu luận văn, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục... Luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 4: Giải pháp và kiến nghị. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1. Cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lợi của đơn vị sản xuất 1.1.1. Lý thuyết cơ bản về khả năng sinh lợi Khả năng sinh lợi (profitability) được định nghĩa là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lợi phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lợi có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản. Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ. Nhìn chung, tùy theo mục tiêu phân tích, khả năng sinh lợi có thể được đại diện bởi nhiều nhóm chỉ số, tiêu biểu là: ROA - Tỷ số lợi nhuận trên tài sản Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản), thường viết tắt là ROA từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh là Return on Assets, là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Cách tính: Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x Bình quân tổng giá trị tài sản Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là: 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng