Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích kết quả chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008-2012...

Tài liệu Phân tích kết quả chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008-2012

.PDF
66
250
123

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHÙNG THỊ THU HÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN TẠI TỈNH VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2008 - 2012 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHÙNG THỊ THU HÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN TẠI TỈNH VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2008 - 2012 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK60720412 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Hương Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội Trung tâm CSSKSS tỉnh Vĩnh Phúc Thời gian thực hiện: Từ 15/11/2013 đến 15/3/2014 HÀ NỘI 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Trưởng Bộ môn quản lý và kinh tế Dược Trường ĐH Dược Hà Nội, là người cô kính mến đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trong bộ môn quản lý và kinh tế Dược, các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng Kế hoạch – Tài chính Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thu thập số liệu và tài liệu cho luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, chồng con, những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chăm lo cho tôi trong cuộc sống và sự nghiệp. Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2014 Học viên Phùng Thị Thu Hà MỤC LỤC Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Một số khái niệm 3 1.1.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản 3 1.1.2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe sinh sản 4 1.2. Các biểu mẫu ghi nhận thông tin về chăm sóc SKSS 7 1.2.1. Sổ khám thai 7 1.2.2. Sổ đẻ 8 1.2.3. Sổ theo dõi các biện pháp KHHGĐ 9 1.3. Tình hình quản lý, chăm sóc thai nghén cho BM có thai ở VN 9 1.3.1. Khám thai định kỳ 10 1.3.2. Phụ nữ đẻ được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván 11 1.3.3. Phụ nữ đẻ có cán bộ được đào tạo hỗ trợ, chăm sóc 11 1.3.4. Tai biến sản khoa 12 1.4. Giới thiệu về tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh 14 1.4.1. Đặc điểm tự nhiên 14 1.4.2. Công tác tổ chức và hệ thống mạng lưới chăm sóc SKSS 15 1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh 15 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu 21 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 21 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 21 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu 21 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 21 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 21 2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu 23 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc SKSS cho bà mẹ có thai tại 24 Vĩnh Phúc từ 2008 – 2012 3.1.1. Tỷ lệ bà mẹ có thai / phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng 24 3.1.2. Phân bố số lần khám thai trung bình của bà mẹ 25 3.1.3. Tỷ lệ bà mẹ được tiêm phòng uốn ván đủ liều 26 3.1.4. Tỷ lệ bà mẹ được quản lý thai nghén 28 3.1.5. Tỷ lệ bà mẹ được cán bộ y tế chăm sóc sau sinh 29 3.1.6. Tỷ lệ bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế 30 3.1.7. Tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc sau sinh trong tuần đầu 32 3.1.8. Tỷ lệ chết mẹ do tai biến sản khoa 33 3.2. Kết quả chăm sóc SKSS cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 34 3.2.1. Tỷ lệ bà mẹ sinh con thứ 3 trở lên 34 3.2.2. Kết quả về tỷ lệ nạo hút thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 35 3.2.3. Tỷ lệ mắc tai biến do nạo hút thai 36 3.2.4. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai 37 3.2.5. Trung bình số lượt khám phụ khoa của PN trong độ tuổi sinh đẻ 38 3.2.6. Tỷ lệ điều trị phụ khoa so với tỷ lệ khám phụ khoa của PN 39 Chương 4. BÀN LUẬN 41 4.1. Hoạt động chăm sóc SKSS cho bà mẹ có thai tại Vĩnh Phúc 41 4.1.1. Chăm sóc trước sinh 41 4.1.2. Nơi sinh con của bà mẹ 47 4.1.3. Chăm sóc sau sinh 48 4.2. Hoạt động chăm sóc SKSS cho phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng 49 4.2.1. Sử dụng các biện pháp tránh thai 49 4.2.2. Nạo phá thai và tai biến do nạo phá thai 51 4.2.3. Khám và điều trị phụ khoa 53 KẾT LUẬN 55 KIẾN NGHỊ 57 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng việt CBYT Cán bộ y tế CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản DSGĐTE Dân số gia đình trẻ em KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình LĐ-TB-XH Lao động thương binh xã hội PN Phụ nữ SKSS Sức khỏe sinh sản TB Trung bình TBC Trung bình chung TN Thanh niên TW Trung ương Tiếng anh United Nations Fund UNFPA Quỹ dân số liên hợp quốc Population Activities United Nations International UNICEF Quỹ nhi đồng liên hợp quốc Children's Emergency Fund WHO Tổ chức y tế thế giới World Health Organization DANH MỤC BẢNG Thứ tự Nội dung Trang Bảng 1.1 Thống kê tổng số bà mẹ có thai trong toàn tỉnh 18 Bảng 1.2 Thống kê tổng số PN 15 – 49 tuổi có chồng trong toàn tỉnh 19 Bảng 3.1 Tỷ lệ bà mẹ có thai / phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng 24 Bảng 3.2 Phân bố số lần khám thai trung bình của bà mẹ 25 Bảng 3.3 Tỷ lệ bà mẹ được tiêm phòng uốn ván đủ liều3.3.` 26 Bảng 3.4 Tỷ lệ bà mẹ được quản lý thai nghén 28 Bảng 3.5 Tỷ lệ bà mẹ được cán bộ y tế chăm sóc 29 Bảng 3.6 Tỷ lệ bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế 30 Bảng 3.7 Tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc sau sinh trong tuần đầu 32 Bảng 3.8 Tỷ lệ bà mẹ chết do tai biến sản khoa 33 Bảng 3.9 Tỷ lệ bà mẹ sinh con thứ 3 trở lên 34 Bảng 3.10 Thực trạng nạo hút thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 35 Bảng 3.11 Tỷ lệ mắc tai biến do nạo hút thai 36 Bảng 3.12 Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai 37 Bảng 3.13 Trung bình số lượt khám phụ khoa phụ nữ tuổi sinh đẻ 38 Bảng 3.14 Tỷ lệ điều trị phụ khoa của phụ nữ so với tỉ lệ khám phụ khoa 39 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, sức khỏe sinh sản đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đang sống trong một xã hội với rất nhiều cơ hội phát triển đi kèm với những thách thức cần phải vượt qua. Họ được tiếp nhận thành quả của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại; cơ chế mở cửa hội nhập; nền kinh tế thị trường năng động, hiệu quả… song phải đối mặt với những thay đổi về giá trị, văn hóa, lối sống và những nguy cơ liên quan đến sức khỏe sinh sản. Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chính là tạo môi trường toàn diện cho sự phát triển cả về mặt thể chất, trí tuệ và tinh thần của thế hệ trẻ. Cho đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản pháp quy thuận lợi cho việc triển khai các can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ 15-49 tuổi, đồng thời hiện nay chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng đã được đề cập trong các văn bản pháp lý quan trọng nhất (luật, pháp lệnh, chiến lược) [1],[2]. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là một trong 7 nội dung chăm sóc sức khỏe ưu tiên đã và đang được thực hiện tại Việt Nam. Đây cũng là mục tiêu được đề ra trong Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 136/ 2000/ QĐ - TTg ngày 28/11/2000 [2]. Để thực hiện Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban chỉ đạo đã được thành lập gồm Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ lao động - Thương binh - Xã hội, Uỷ ban dân số gia đình trẻ em, Uỷ ban Thể dục thể thao và các tổ chức đoàn thể là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ. Trong đó, Bộ y tế giữ vai trò chủ đạo. Tại tỉnh Vĩnh Phúc, ngành y tế trong hoạt động chuyên môn của mình có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ 15-49 tuổi, nhưng trong các can thiệp đáp ứng nhu cầu sức khỏe sinh sản, không chỉ 1 ngành y tế có thể giải quyết hết mọi vấn đề. Có những lĩnh vực, ngành y tế trực tiếp chủ trì thực hiện các can thiệp. Có những lĩnh vực ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản do các bộ ngành khác chủ trì, ngành y tế đề nghị, hướng dẫn về chuyên môn hoặc tham gia hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp cùng các bộ ngành đó giải quyết. Trong từng ngành, hoạt động điều phối được thực hiện giữa các ban/vụ/cục, các đơn vị trực thuộc để triển khai các hoạt động có liên quan đến sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của phụ nữ có một ý nghĩa hết sức thiết thực. Một mặt nó chỉ rõ hiện trạng nhận thức của phụ nữ về các vấn đề sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã đầy đủ, toàn diện chưa. Mặt khác, nghiên cứu giúp chỉ rõ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ thực tế như thế nào. Từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của phụ nữ, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Để đánh giá một cách cụ thể về hoạt động này tại tỉnh Vĩnh Phúc, hệ thống lại những đáp ứng của nhà nước, Chính phủ trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ tại tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua và kiến nghị các bước tiếp theo nhằm thực hiện các can thiệp đáp ứng các nhu cầu về sức khỏe sinh sản của phụ nữ, đề tài “Phân tích kết quả chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008-2012”, được tiến hành với các mục tiêu sau: 1. Phân tích kết quả chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ có thai tại tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008-2012 . 2. Phân tích kết quả chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (không có thai) tại tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm từ năm 20082012. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm sức khoẻ sinh sản Sức khoẻ sinh sản là một khái niệm mới với định nghĩa có nghĩa rộng đã được tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam chấp thuận tại Hội nghị quốc tế về “ Dân số và phát triển” họp tại Cairô thủ đô Ai cập năm 1994 với nội dung như sau: “ Sức khoẻ sinh sản là tình trạng hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội ở mọi vấn đề liên quan đến bộ máy sinh sản, đến các chức năng và quá trình hoạt động của nó. Nó không chỉ đơn thuần là tình trạng không có bệnh tật hoặc ốm đau. Như vậy sức khoẻ sinh sản có nghĩa là mọi người có hoạt động tình dục thoả mãn và an toàn, có khả năng sinh sản và được tự do quyết định thời gian sinh con và số con. Điều đó cũng có nghĩa là phụ nữ và nam giới có quyền được thông tin và có quyền hưởng các dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả có thể chấp nhận được và theo sự lựa chọn, cũng như các phương pháp điều hoà sinh sản khác không trái pháp luật, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đảm bảo thai sản và sinh đẻ an toàn cho phụ nữ, tạo cơ hội tốt nhất cho các cặp vợ chồng có con khoẻ mạnh. Phù hợp với định nghĩa trên về sức khoẻ sinh sản, chăm sóc sức khoẻ sinh sản là sự phối hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ để đảm bảo SKSS và sức khoẻ nói chung bằng cách phòng bệnh và giải quyết các vấn đề về SKSS. Nó cũng bao gồm sức khoẻ tình dục nhằm nâng cao chất lượng các mối quan hệ cá nhân bên cạnh việc tư vấn và chăm sóc các bệnh về sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục”[3],[9]. Theo định nghĩa trên thì sức khỏe sinh sản bao gồm hai khía cạnh, một khía cạnh là những vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, những chức 3 năng và quá trình của nó như mang thai, sinh con… Mặt khác, sức khỏe sinh sản còn là vấn đề liên quan đến quyền lựa chọn các biện pháp tránh thai, quyền được tiếp cận thông tin với những phương pháp khác mà cả hai lựa chọn. Như vậy, có thể nói khía cạnh thứ nhất hàm ý những vấn đề liên quan đến bản năng sinh học của con người đối với quá trình sinh sản; khía cạnh thứ hai đề cập đến quyền được quyết định của con người đối với quá trình đó. Nội dung chính của sức khỏe sinh sản bao gồm các yếu tố sau: Làm mẹ an toàn; Kế hoạch hóa gia đình; Nạo hút thai; Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản; Các bệnh lây qua đường tình dục; Giáo dục tình dục; Phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh sản; Vô sinh; Sức khỏe vị thành niên; Giáo dục, truyền thông về sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình. Sức khỏe sinh sản chỉ là một thành tố trong sức khỏe của con người, song vai trò của nó rất quan trọng, nó không chỉ tác động tới thế hệ hiện tại mà tác động cả tới thế hệ tương lai. Các vấn đề về sức khỏe sinh sản trở nên rất quan trọng đối với người phụ nữ. Những kiến thức về sức khỏe sinh sản không những ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới gia đình và cuộc sống tương lai [3],[9]. 1.1.2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe sinh sản Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một tổng thể các biện pháp, kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết những vấn đề về sức khỏe sinh sản. nó bao gồm: sức khỏe tình dục với mục đích đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư, tư vấn, chăm sóc liên quan đến vấn đề sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những vấn đề chung áp dụng chuẩn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế: - Đảm bảo sự chấp nhận của hai bên cung và cầu các tiêu chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản. 4 - Thực hiện tốt mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và cộng đồng ở các tuyến (Xã, Huyện, Tỉnh, Trung ương). - Đảm bảo đúng về mặt nguyên tắc, yêu cầu, kỹ năng và các bước tư vấn trong chăm sóc sức khỏe sinh sản. - Thực hiện đúng nguyên tắc truyền máu và các dịch vụ thay máu an toàn trong sản phụ khoa. - Hướng dẫn sử dụng kháng sinh an toàn, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thuốc thiết yếu ở tất cả các tuyến cũng như các nguyên tắc vô khuẩn trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Làm mẹ an toàn: Đảm bảo các chuẩn cho Trạm Y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản sản phụ trước, trong và sau khi đẻ, các bất thường trong thai nghén và chuyển dạ. Kế hoạch hóa gia đình: - Đảm bảo 10 quyền cơ bản của khách hàng bao gồm: quyền được thông tin, tiếp cận dịch vụ và tự do lựa chọn các biện pháp tránh thai, từ chối hoặc chấm dứt biện pháp tránh thai, nhận dịch vụ an toàn, đảm bảo bí mật, kín đáo, được tiếp nhận hoặc thoải mái khi tiếp nhận dich vụ, được tôn trọng, được bày tỏ ý kiến. - Bảo đảm những phẩm chất cần thiết của người tư vấn bao gồm: có kiến thức chuyên môn, tôn trọng, thông cảm, thấu hiểu và thành thật với khách hàng, thông tin rõ ràng, có trọng tâm cho khách hàng. - Cung cấp đủ thông tin về các phương pháp và dụng cụ, thuốc tránh thai, các biện pháp triệt sản nam và nữ. - Đảm bảo chuẩn quốc gia về các phòng kế hoạch hóa gia đình bao gồm: cơ sở kỹ thuật, nghiệp vụ, dụng cụ, phương tiện, hậu cần, nơi tư vấn. Nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục: Đảm bảo các chuẩn về khai thác thông tin tiền sử, bệnh sử, lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm hỗ trợ đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn, tư vấn về phòng và điều trị. 5 Sức khỏe sinh sản vị thành niên: Đảm bảo các chuẩn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (cả phòng và chữa bệnh) cho vị thành niên (đã kết hôn và chưa kết hôn). Các dịch vụ bao gồm: tư vấn về sức khỏe sinh sản, về tình dục, các biện pháp tránh thai, thăm khám, chăm sóc sức khỏe vị thành niên mang thai, sinh đẻ, phá thai an toàn và xử lý tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và lây truyền qua đường tình dục. Phá thai an toàn: Đảm bảo chuẩn quốc gia về dịch vụ phá thai an toàn bao gồm: tư vấn và việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật về việc phá thai an toàn. Các chuẩn quốc gia về kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn của người tư vấn và cán bộ y tế, điều kiện thuốc men, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở y tế, phòng khám thai và sự phân tuyến phục vụ theo các loại đối tượng khác nhau. Hiện nay, dù còn nhiều hạn chế về chất lượng, mức độ thân thiện, bảo mật, các dịch vụ lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị về SKSS và cung cấp các biện pháp tránh thai của hệ thống y tế nhà nước đã đáp ứng phần nào nhu cầu của phụ nữ 15-49 tuổi. Sự cởi mở về mặt chính sách của nhà nước (chủ trương xã hội hóa công tác y tế, khuyến khích hành nghề y, dược tư nhân…) đã bước đầu tạo điều kiện cho sự ra đời các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS do các tổ chức phi Chính phủ địa phương, các tổ chức cộng đồng hoặc các cá nhân phụ trách. Chính hệ thống dịch vụ này đã bổ sung cho hoạt động của các dịch vụ nhà nước và mở ra hướng đi mới cho việc phát triển đa dạng các hình thức cung ứng dịch vụ linh hoạt, thân thiện cho phụ nữ 15-49 tuổi, thậm chí dành riêng cho những nhóm đối tượng khác nhau như nam, nữ, học sinh, VTN&TN nghiện chích ma túy, VTN&TN nhiễm HIV/AIDS. Trong tương lai, các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS VTN của các tổ chức, cá nhân không thuộc nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp việc cung cấp dịch vụ SKSS VTN trở nên đa dạng, hiệu quả hơn. 6 Năm 2002, Bộ Y tế đã ban hành “Chuẩn quốc gia về dịch vụ SKSS” và hiện nay đang xây dựng “Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ sức khỏe thân thiện dành cho VTN&TN”. Đây là đáp ứng quan trọng tiến tới hoàn thiện về mặt chất lượng, kỹ thuật đối với các dịch vụ SKSS cung cấp cho VTN&TN. Tháng 8 năm 2006, Bộ Y tế ra quyết định (số 23/2006/QĐBYT) chuyển đổi các Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trước đây thành các Trung tâm chăm sóc SKSS, theo đó các trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh/thành phố sẽ có khoa Chăm sóc SKSS Vị thành niên và Nam học[3],[9]. 1.2. Các biểu mẫu ghi nhận thông tin về chăm sóc SKSS [3]. 1.2.1. Sổ khám thai - Sổ A3: * Phương pháp ghi - Cột 1: Ghi theo số tự nhiên để tính tổng số lần sinh đẻ trước. - Cột 2,3,4,5: Ghi như sổ khám bệnh. - Cột 6: Chủ yếu ghi tiền sử sản khoa của lần sinh đẻ trước. - Cột 7: Tính tròn số tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng tới ngày khám. - Từ cột 9-15: Ghi các kết quả khám mẹ vào các cột tương ứng như: trọng lượng, số đo vòng bụng, cao tử cung. . . . - Cột 16 - 17: Ghi kết quả khám thai như: tim thai, ngôi thai. - Cột 18, 19: Ghi ngày, tháng năm các mũi tiêm phòng uốn ván cho thai phụ. - Cột 20: Ghi dự kiến ngày sinh theo dự kiến của người khám bệnh. - Cột 21-23: Đánh dấu (x) vào cột tương ứng theo kết luận của người khám. * Trách nhiệm ghi: - Sổ này đặt tại trạm y tế và các cơ sở có thăm thai, đỡ đẻ. - Nữ hộ sinh trưởng, y bác sỹ trưởng ở các cơ sở thăm thai, đỡ đẻ chịu trách nhiệm theo dõi, ghi chép vào sổ. 7 * Mục đích: - Ghi chép để đánh giá hoạt động chăm sóc thai phụ của các cơ sở y tế nhằm tăng cường bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em. Các chỉ số từ A3 được sử dụng để: - Phát hiện các nguy cơ về phía mẹ trong thời kỳ mang thai và trong cuộc đẻ: lùn, khung chậu hẹp, biến dạng khung chậu, tiền sử sản khoa, rau tiền đạo, tiền sản giật, chửa ngoài dạ con…để có kế hoạch chỉ đạo về chuyên môn. - Phát hiện những nguy cơ về phía thai nhi: thai đôi, thai to, ngôi thế bất thường, bất cân đối giữa thai nhi và khung chậu, thai suy dinh dưỡng… - Góp phần đánh giá kết quả hoạt động của công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. 1.2.2. Sổ đẻ - sổ A4: * Phương pháp ghi: - Cột 1: Ghi theo số tự nhiên để tính tổng số người đẻ. - Cột 2, 5: Ghi như các sổ trước. - Cột 6: Ghi ngày, tháng, năm đẻ. - Cột 7-9: Khai thác tiền sử về sản khoa. - Cột 10-16: Đánh dấu (x) vào cột tương ứng. - Cột 17-18: Ghi trọng lượng trẻ trai vào cột 17, trẻ gái vào cột 18 (đơn vị gam) - Cột 19-24: Đánh dấu (x) vào cột tương ứng. - Cột 25: Ghi kết quả thăm khám sản phụ trong thời kỳ sau đẻ: sự co hồi tử cung, sản dịch, sự tiết sữa. . . và kết quả khám sơ sinh như: rốn, vàng da sinh lý. . . * Trách nhiệm ghi: - Sổ đặt tại trạm y tế và các cơ sở có thăm thai, đỡ đẻ. - Nữ hộ sinh trưởng, y bác sỹ trưởng ở các cơ sở thăm thai, đỡ đẻ chịu trách nhiệm theo dõi, ghi chép vào sổ. 8 * Mục đích: Ghi chép tất cả các trường hợp đẻ tại địa bàn, bao gồm đẻ tại trạm y tế, ở cơ sở y tế tuyến trên và đẻ tại nhà do cán bộ y tế đỡ hoặc có can thiệp, thăm khám sau đẻ để nắm chắc tỷ lệ sinh hàng năm. Các chỉ số từ A4 góp phần đánh giá công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và dân số /KHHGĐ với 2 chỉ số cơ bản: - Tỷ suất tử vong mẹ. - Tỷ suất sinh thô. Đối với người CBYT, thông tin nói chung và thông tin y tế nói riêng là một yêu cầu không thể thiếu được. Đối với y tế cơ sở nguồn thông tin từ sổ sách là chủ yếu. Vì vậy việc ghi chép chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ, đúng các cột mục trong 7 quyển sổ dùng cho y tế cơ sở mà Bộ Y tế ban hành là rất cần thiết. Báo cáo thống kê y tế là tài liệu có giá trị để đánh giá tình trạng sức khoẻ của nhân dân trong địa bàn và hoạt động y tế đó. Dựa vào báo cáo các cơ quan quản lý có cơ sở lập kế hoạch về đầu tư, đề ra các biện pháp cụ thể phòng chống bệnh tật, bảo vệ, nâng cao và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 1.2.3. Sổ theo dõi các biện pháp kế hoạch hoá gia đình - sổ A5: Ghi chép đầy đủ các trường hợp chấp nhận các biện pháp KHHGĐ và tình hình xảy thai trên địa bàn để đánh giá công tác KHHGĐ ở địa phương và toàn quốc. Các chỉ số từ A5 được sử dụng để: - Đánh giá kết quả hoạt động của chương trình KHHGĐ. - Dự đoán sự phát triển dân số. 1.3. Tình hình quản lý, chăm sóc thai nghén cho bà mẹ có thai ở Việt Nam. Tỷ lệ quản lý thai nghén chung toàn quốc năm 2010 đạt 95%; tăng 0,4% so với năm 2009. Đa số các vùng duy trì tỷ lệ quản lý thai so với năm trước. Tuy nhiên, các vùng miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên vẫn là các 9 vùng có tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai thấp hơn so với các vùng khác. Với 95% các bà mẹ mang thai được đăng ký quản lý trên toàn quốc cho thấy nhận thức, hành vi của bà mẹ đã có chuyển biến tích cực về tầm quan trọng của việc CSSK khi mang thai và chuẩn bị khi sinh đẻ. Mặt khác cũng phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ y tế trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản và nhân viên y tế thôn bản tại cộng đồng đặc biệt là các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. [8] 1.3.1. Khám thai định kỳ Những năm trước đây, quy định báo cáo thường tính tỷ lệ phụ nữ được khám thai từ 3 lần trở lên. Đây là chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các cơ sở y tế, tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ đánh giá về số lượng. Trong thực tế nhiều bà mẹ khám đủ hoặc trên 3 lần nhưng tập trung vào những tháng cuối nên không thể phát hiện sớm nguy cơ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để nâng cao chất lượng quản lý thai, cần tập trung vận động khám thai sớm ngay khi biết có thai, ít nhất là 1 lần trong 3 tháng đầu và khám đủ 3 lần trong 3 thời kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi từ đó có biện pháp xử trí kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Năm 2010, tỷ lệ phụ nữ đẻ khám thai trên 3 lần trong 3 thời kỳ trung bình toàn quốc đạt 81,9%. Vùng Tây Bắc vẫn là vùng khó khăn hơn chỉ đạt 58,5% vì vậy cần sự quan tâm, ưu tiên hơn nữa của cả trung ương và địa phương về chính sách cũng như nguồn lực. [8] Số lần khám thai trung bình trên toàn quốc là 4,0 (tăng so với 3,3 lần năm 2009). Một số khu vực miền núi có tỷ lệ khám thai trung bình tương đối thấp như Tây Nguyên (2,4 lần) hay Tây Bắc (2,6 lần), trong khi vùng đồng bằng có số lần khám thai cao như đồng bằng sông Hồng (5,1 lần) hay Đông Nam bộ (4,8 lần) [8]. 10 1.3.2. Phụ nữ đẻ được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván Tỷ lệ phụ nữ được tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi là 94,2% và không có sự chênh lệch nhiều giữa các năm. Uốn ván sơ sinh tuy số mắc không nhiều nhưng tỷ lệ tử vong rất cao. Trong 4 năm gần đây tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm 2 mũi vác xin phòng uấn ván đều đạt ở mức trên 94,0% nhưng theo báo cáo năm 2009, cả nước vẫn còn 17 trường hợp mắc và 11 tử vong, và trong 9 tháng năm 2010 có 11 trường hợp tử vong trên tổng số 21 trường hợp mắc. Vì vậy song song với thực hiện đỡ đẻ sạch, tiêm phòng uốn ván cho tất cả phụ nữ mang thai là biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tối đa số trẻ sơ sinh bị uốn ván rốn [8]. 1.3.3. Phụ nữ đẻ có cán bộ được đào tạo hỗ trợ, chăm sóc. Năm 2010, tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ được đào tạo hỗ trợ trung bình cả nước đạt 95,7%, tăng so với năm 2009. tuy nhiên vẫn còn 4,3% số bà mẹ trong toàn quốc, 20% số bà mẹ ở các tỉnh khu vực Tây Bắc; gần 10% ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên khi đẻ chưa có cán bộ được đào tạo hỗ trợ, chăm sóc. Nguyên nhân chính là do việc tiếp cận với các cơ sở y tế có nhiều khó khăn và quan trọng là vẫn còn tồn tại tập tục lạc hậu nên bà mẹ thường đẻ tại nhà và không cho người ngoài đỡ. Một trong các giải pháp để khắc phục tình trạng trên là tăng cường truyền thông vận động; xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích và sử dụng hiệu quả mạng lưới y tế thôn bản hiện có; đào tạo bổ sung cô đỡ thôn bản để có thể chăm sóc, hỗ trợ các bà mẹ ở vùng dân tộc thiểu số. Đẻ an toàn được xác định là nhiện vụ quan trọng trong công tác CSSKSS của giai đoạn tiếp theo [8]. Tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế là một chỉ số quan trọng đo lường tiếp cận và chất lượng chăm sóc. Những vùng có tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế thấp đồng thời cũng phản ánh tình trạng đẻ tại nhà ở những vùng này còn cao; Tỷ lệ đẻ tại nhà được ước tính là khá cao ở một số vùng như Tây Bắc (35,6%), Tây Nguyên (xấp xỉ 15%), Đông Bắc (xấp xỉ 12%) [8]. 11 1.3.4. Tai biến sản khoa Trên Thế giới, cứ mỗi phút có một phụ nữ bị tử vong từ các tai biến do sinh đẻ và có thai, có nghĩa là gần 1.600 phụ nữ bị tử vong mỗi ngày và tương đương là hơn nửa triệu phụ nữ tử vong mỗi năm [17]. Theo số liệu công bố của WHO năm 2000, có ít nhất 15% số bà mẹ mang thai bị tai biến sản khoa [17], có 99% những trường hợp tai biến sản khoa và tử vong mẹ xuất hiện tại các nước đang phát triển. Tỷ lệ tai biến sản khoa và tỷ suất tử vong mẹ cao nhất trên toàn cầu thuộc về vùng Cận sa mạc Sahara châu Phi, tiếp theo là vùng Trung Á. Các nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi WHO, UNICEF, UNFPA chỉ ra rằng cứ 16 phụ nữ có thai và sinh đẻ ở vùng cận sa mạc Sahara châu Phi sẽ có nguy cơ tử vong một phụ nữ do tai biến sản khoa, so tỷ lệ này ở các nước đã phát triển là 1/2.800 phụ nữ. Nguy cơ cao nhất thuộc về Sierra Leone và Afghanistan, nơi mà cứ 6 người phụ nữ có thai và sinh đẻ sẽ có nguy cơ một người bị tử vong do tai biến sản khoa. Tỷ suất tai biến sản khoa ở Việt Nam năm 2010 là 2,8%o cao hơn 0,6%o so với năm 2009. Theo số liệu báo cáo, tỷ suất mắc tai biến sản khoa tăng ở 5/8 vùng, đặc biệt ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Phân tích nguyên nhân, so với cùng kỳ năm 2009, tỷ lệ mắc tai biến sản khoa năm 2010 theo báo cáo có xu hướng tăng đối với nhiễm trùng và sản giật. Tổng số ca chết do từng nguyên nhân (trừ vỡ tử cung) cũng tăng nhẹ [8]. Tử vong mẹ phần lớn xảy ra trong tuần đầu sau khi sinh (60%) đặc biệt là trong 24h đầu mà nguyên nhân chảy máu chiếm hàng đầu; ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong mẹ xảy ra ở các thời điểm khác nhau: trước khi sinh 23,9%, trong khi sinh 15,5% và sau khi sinh 60,6%. Nguyên nhân tử vong cao nhất thuộc về băng huyết sau đẻ (25-31%), nạo phá thai không an toàn (13-19%), tăng huyết áp (10-17%), đẻ khó (11-15%) và nhiễm trùng máu (11-15%), các nguyên nhân gián tiếp khác [4]. 12 Số liệu công bố sau một nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2001 [1] về thực trạng tình hình dịch vụ làm mẹ an toàn ở Việt Nam trong tổng số 1.205 bệnh án sản khoa được hồi cứu có 184 (15,3%) bệnh án có tai biến sản khoa, số bệnh án không tai biến chiếm 84,7%; tỷ lệ tai biến do băng huyết là cao nhất chiếm tới trên 1/2 số tai biến (54,9%), sau đó đến tiền sản giật (14,7%), nhiễm khuẩn hậu sản (13,6%) và sản giật (12,5%). Kết quả cũng chỉ ra có tới 79,3% số hồ sơ ở tuyến dưới theo dõi chưa tốt, trong khi đó ở tuyến xử trí tai biến là 41,3%; điển hình là việc theo dõi các dấu hiệu băng huyết và nhiễm khuẩn tại tuyến xử trí tốt hơn hẳn tuyến dưới, những trường hợp vỡ tử cung, uốn ván rốn và nạo hút thai thì hầu như ở tuyến dưới không theo dõi kịp thời nên đã để xảy ra tai biến. Tuy nhiên, những sản phụ có diễn biến bất thường trong thời kỳ thai nghén thường tới bệnh viện nên có thể coi tỷ lệ tai biến sản khoa này là ở bệnh viện chứ không phải ở cộng đồng và thường tỷ lệ tai biến sản khoa ở bệnh viện sẽ cao hơn ở cộng đồng [1]. Theo báo cáo của Vụ Sức khoẻ bà mẹ-trẻ em Bộ Y tế về tỷ suất mắc tai biến sản khoa trong cả nước năm 2001 là 2,23% [1] và đây cũng là số liệu báo cáo của các tỉnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 15% tổng số các trường hợp mang thai có nguy cơ mắc các loại tai biến sản khoa [19]. Tỷ lệ tai biến sản khoa có liên quan đến độ tuổi, sản phụ đẻ ở độ tuổi trên 35 có nguy cơ bị tai biến sản khoa cao hơn so với sản phụ đẻ ở độ tuổi dưới 35. Tỷ lệ tai biến sản khoa cao nhất ở độ tuổi trên 35 [4], có mối liên quan chặt chẽ giữa tuổi của mẹ khi mang thai và tai biến sản khoa, những phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ tai biến sản khoa cao gấp 2 lần so với phụ nữ dưới 35 tuổi. Tỷ lệ tai biến sản khoa có liên quan mật thiết đến số lần mang thai của sản phụ, nghiên cứu của Abdulazid và cộng sự cho thấy những sản phụ có trên 7 lần sinh có nguy cơ mắc tai biến sản khoa cao gấp 4 lần những 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan