Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ PHÂN TÍCH “HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN” TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ....

Tài liệu PHÂN TÍCH “HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN” TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ.

.DOCX
8
518
120

Mô tả:

PHÂN TÍCH “HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN” TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ.
BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 6 ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH “HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN” TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ. Bài Làm I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các vấn đề về vốn, huy động nguồn vốn hiện đang là vấn đề vô cùng cấp bách đối với các chủ thể, đặc biệt là với những gia đình túng thiếu cần vốn để sản xuất kinh doanh phải vay tiền , vàng của người khác thì hợp đồng vay tài sản được coi là phương tiện pháp lý để thỏa mãn những nhu cầu đó. Hợp đồng vay tài sản có thể được xác lập giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng…Nhà nước đã tạo điều kiện cho các chủ thể vay vốn ở các tổ chức tín dụng với mức lãi suất phù hợp để có thể phát triển sản xuất, kinh doanh. Mặc khác cá nhân vay mượn của nhau để tiêu dùng hoặc phát triển sản xuất cũng được nhà nước cho phép. Vì thế hợp đồng vay tài sản đóng vai trò quan trong trong sự phát triển kinh tế - xã hội đối với nước ta hiện nay. 2. KHÁI NIỆM Căn cứ điều 463 luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng lạo theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thảo thuận hoặc pháp luật có quy định.” Như vậy có thể hiểu là: đó là sự thảo thuận làm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa 2 chủ thể, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Đến khi hết hạn của hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả lại cho bên kia số tiền hoặc hiện vật tương đương với tiền hoặc vật đã vay đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. II. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 1. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản Trong hợp đồng vay tài sản, điều khoản về đối tượng là một trong những điều khoản chủ yếu , nó là căn cứ để quy định và thực hiện các điều khoản khác. - + Đối tượng hợp đồng vay tài sản: thừơng là tiền vì tiền là tài sản trao đổi ngang giá chung cho mọi hàng hóa, tiện lợi cho việc trao đổi để thỏa mãn các nhu cầu về sinh hoạt, tiêu dùng, kinh doanh và tiện lợi cho việc thanh toán khi trả nợ. Vật có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản nếu vật thỏa mãn các điều kiện sau: Vật cùng loại, tồn tại hiện hữu hoặc có thể hình thành trong tương lai. + Phải lưu thông được và đặc biệt là phải thuộc sở hữu của bên cho vay (vì người vay sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản vay). - Ngoài ra trong thực tế, đối tượng vay tài sản có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc có thể là tài sản khác. 2. Đặc điểm của hợp đồng vay tài sản - Là hợp đồng chuyển giao tài sản một cách tạm thời: + nếu trong hợp đồng mua bán tài sản, tài sản được chuyển giao giữa hai bên một cách vĩnh viễn thì hợp đồng cho vay tài sản chỉ chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản vay một cahs tạm thời. Thực chất thì bên vay được toàn quyền định đoạt tài sản vay như một chủ sở hữu đối với tài sản đó để thực hiện mục đích vay nhưng chỉ trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn đó, bên vay sẽ phải trả lại tài sản vay cho bên cho vay. - Có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù có nghĩa là: + Hợp đồng vay tài sản là là hợp đồng có đền bù nếu các bên có thỏa thuận về lãi, là hợp đồng không đền bù nếu vay không có lãi. Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A vay ngân tiền của ngân hàng ABC với số tiền là 70tr với lãi suất là 0.5% trên tháng. Đây là hợp đồng vay tài sản có đền bù. Ngược lại nếu ngân hàng ABC cho anh A vay với lãi suất là 0% thì đây là hợp đồng không có đền bù. - Là hợp đồng song vụ hoặc đơn vụ: + hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ nếu có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản của hợp đồng, vì theo đó bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay theo đúng thỏa thuận, bên vay phải trả nợ khi đến đúng thời hạn. + Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ nếu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được các bên thỏa thuận là thời điểm bên cho vay đã chuyển giao tài sản cho bên vay, vì khi hợp đồng vay có hiệu lực thì bên cho vay không còn nghĩa vụ với bên vay. 3. Nội dung của hợp đồng vay tài sản - Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản: Quyền: Bên cho vay có quyền kiểm tra viêc sử dụng tài sản của bên vay có đúng mục đích như thỏa thuận hay không. Nếu sử dụng tài sản không đúng mục đích đã thỏa thuận, bên cho vay có quyền hủy hợp đồng, (điều 467 BLDS 2015). Bên vay có toàn quyền đối với tài sản đã vay, (điều 464 BLDS 2015). - Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn (không lãi): + Bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào và phải thông báo trước cho bên vay một khoản thời gian hợp lý, (khoản 1, điều 469 BLDS 2015). + Bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và phải thông báo trước cho bên cho vay một khoản thời gian hợp lý, (khoản 1, điều 469 BLDS 2015). - Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn (có lãi): + Bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo trước cho bên cho vay một khoản thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản. Hết thời hạn đó là hết thời hạn hợp đồng và bên vay không phải trả nợ là vi phạm về thời hạn của hợp đồng, (khoản 2, điều 469 BLDS 2015). + Bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và phải được thông báo trước cho bên cho vay một khoản thời gian hợp lý và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, (khoản 2 điều 469 BLDS). - Hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi: + Bên cho vay chỉ đòi lại được tài sản trước kỳ hạn nếu được bên vay đồng ý, (khoản 1, điều 470 BLDS 2015). + Bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo trước cho bên cho vay một khoản thời gian hợp lý, (khoản 1, điều 470 BLDS 2015). - Hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi: + Bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả cho mình một số tiền, tài sản tương ứng với tiền, tài sản đã cho vay. Có quyền yêu cầu trả tiền lãi như thỏa thuận (khoản 2, điều 470 BLDS). + Bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thỏa thuận khác, (khoản 2, điều 470 BLDS). Nghĩa vụ: - Bên cho vay: + Giao tài sản cho bên cho vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận. + Bồi thường thiệt hạ cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không đảm bảo chất lượng mà không thông báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó. + Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại điều 470 bộ luật này, (điều 465 BLDS 2015). - Bên vay: + Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi hết hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. + Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên vay đồng ý. + Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. + Trong trường hợp vay không có lãi mag khi đến hạn bên vay bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 điều 468 BLDS 2015, trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. + Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả, (điểm a, khoản 5, điều 466 BLDS 2015); lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, (điểm b, khoản 5, điều 466 BLDS 2015). Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng vay tài sản: Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng vay tài sản được quy định theo điều 401 BLDS 2015, như sau: “1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm gao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiên quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.” Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ trong hợp đồng vay tài sản: + Hợp đồng vay tài sản có thể có hoặc không có kì hạn (xác định hoặc không xác định). Kì hạn trong hợp đồng vay tài sản là một khoảng thời gian nhất định do hai bên thỏa thuận khi xác lập hợp đồng. kỳ hạn được xác lập trong hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và không có lãi và có kỳ hạn và có lãi. Được quy định tại điều 470 luật dân sự 2015. + Nếu hợp đồng vay tài sản không thỏa thuận về kì hạn thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện hợp đồng bất kì thời điểm nào , đồng thời bên vay cũng có thể thực hiện hợp đồng với bên cho vay bất cứ thời điểm nào, nhưng phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lí để thực hiện hợp đồng. cụ thể quy định tại điều 469 bộ luật dân sự 2015 quy định. - Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản: Lãi suất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hợp đồng vay tài sản. nó cũng là cái mà các bên thường quan tâm khi tham gia vào quan hệ vay tài sản. + Lãi là khoản tiền hoặc vật, ngoài vốn gốc, mà người cho vay nhận được từ người đi vay khi co thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định do việc sử dụng vốn vay của người này. Điều đó cho thấy, căn cứ vào lãi suất, số tiền vay và thời hạn vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định cho bên cho vay, tiền lãi nhiều khi lãi suất cao, tài sản vay lớn, thời hạn vay dài và ngược lại. + Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỷ lệ nhất định mà người vay phải trả thêm vào số tài sản đã vay tính trên một đơn vị thời gian, nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi hoặc pháp luật có quy định khác về việc trả lãi. Được quy định cụ thể tại điều 468 luật Dân Sự 2015: “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”. Điều kiện để hợp đồng vay tài sản có hiệu lực: Do hợp đồng vay tài sản cũng là một giao dịch dân sự, nên cũng phải tuân thủ các điều kiện được quy định tại điều 117 BLDS 2015, như sau: - Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vay tài sản: - Do là một một giao dịch dân sự nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vay tài sản được xác định theo điều 356 và 357 BLDS 2015. 4. Chủ thể của hợp đồng vay tài sản Chủ thể của hợp đồng vay tài sản là những người cụ thể có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) theo quy định của pháp luật dân sự, bao gồm: - Hệ thống ngân hàng: + đây là nhóm chủ thể tương đối quan trọng trong hợp đồng vay tài sản, nhất là trong điều kiện kinh tế phát triển ổn định và nhu cấu về vốn để mở rộng sản xuất càng lớn. Ngân hàng là cơ quan được nhà nước giao cho những quyền hạn nhiệm vụ kinh doanh, vừa là cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý, lưu thông tiền tệ của nhà nước, nhằm ổn định kinh tế, ổn định đời sống nhân dân và thực hiện kinh doanh có hiệu quả. - Cá nhân: + Cá nhân là chủ thể phổ biến nhất trong hợp đồng vay tài sản ở nước ta. Khi xác lập, thực hiên một giao dịch dân sự nói chung, một hợp đồng vay tài sản nói riêng, không phải mọi cá nhân điều bình đẳng với nhau mà khả năng đó phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân được quy định tại điều 19 luật dân sự 2015 quy định. - Pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự: + Đây là các chủ thể được tạo thành bởi sự liên kết của nhiều cá nhân. Do vậy, khi xác lập, thực hiên một giao dịch dân sự trong đó có giao dịch vay tài sản nhất thiết phải thông qua hành vi của đại diện chủ thể đó. Về pháp nhân phải đáp ứng yêu cầu tai điều 74 luật dân sự 2015 quy định. 5. Hình thức của hợp đồng vay tài sản Hình thức của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng vay tài sản nói riêng là phương thức thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết. Nó có ý nghĩa quan trọng trong tố tụng dân sự, là chứng cứ xác nhận các chủ thể đã và đang tham gia quan hệ đó, từ đó là căn cứ xác định trách nhiệm dân sự khi có vi phạm hợp đồng xãy ra. Trong khi đó hợp đồng vay tài sản là một loại hình cụ thể của hợp đồng dân sự, vì vây nó phải tuân thủ các điều kiện về hình thức của hợp đòng dân sự. như vậy theo quy định đó căn cứ điều 119 luật dân sự 2015 quy định thì có các hình thức của hợp đồng vay tài sản là: Hình thức được thể hiện bằng lời nói: thông qua hình thức này các bên chỉ cần thảo thuận bằng miệng với nhau về nhừng nội dung cơ bản của hợp đồng. hình thức này thường được áp dụng đối với những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau hoặc các đối tác lâu năm hoặc là các hợp đồng mà sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt. Hình tức bằng văn bản: các cam kết của các bên trong hợp đồng sẽ được ghi nhận lại bằng một văn bản, trong văn bản đó các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng cùng ký tên xác nhận vào văn bản, thông thường hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản. Giao dịch dân sự thông qua các phương tiện điện tử dưới hình thức thộng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản (khoản 1 điều 119 BLDS 2015 quy định). Quy định này đã tạo ra môi trường pháp lý thúc đẩy sự phát triển của giao dịch điện tử nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.bắt kịp với xu thế của thế giới. III. KẾT LUẬN 1. Ý NGHĨA CỦA HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN Như vậy có thể thấy, hợp đồng vay tài sản là quan hệ tương đối phổ biến trong cuộc sống. Hợp đồng vay tài sản có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt pháp lý mà còn trong thực tế bởi nó không chỉ tạo ra hành lang pháp lý tương đối an toàn cho các chủ thể khi tham gia hợp đồng mà về mặt thực tiễn nó giúp cho bên vay giải quyết được những khó khan kinh tế trước mắt; giúp các doanh nghiệp, tổ chức khắc phục những khó khan về mặt tài chính. Hợp đồng vay tài sản trong nhân dân thường mang tính chất tương trợ lẫn nhau để giải quyết những khó khan tạm thời trong cuộc sống , trong sản xuất, kinh doanh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan