Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Quản trị kinh doanh Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và bộ chứng từ liên quan...

Tài liệu Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và bộ chứng từ liên quan

.PDF
37
705
115

Mô tả:

Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và bộ chứng từ liên quan
z TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *************** TIỂU LUẬN Đề tài: ??? Lớp tín chỉ: Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Hạnh Phùng Quang Huy 1311110298 Phân tích hợp đồng, hóa đơn thương mại và tổng hợp tiểu luận Phùng Quang Huy 1411110291 Phân tích L/C, đơn bảo hiểm, hợp đồng Nguyễn Thị Huyền 1411120062 Phân tích vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ Hà nội , tháng 9 năm 2016 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG I .........................................................................................................................2 PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ................................................................2 1. Một số vấn đề về hợp đồng ...................................................................................2 1.1 Định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ......................................2 1.2 Đặc điểm của hợp đồng ...................................................................................2 1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng ..................................................................2 1.4 Quy trình thực hiện hợp đồng ........................................................................3 2. Phân tích hợp đồng ................................................................................................3 2.1 Các thông tin chung .........................................................................................3 2.2 Các điều khoản của hợp đồng ........................................................................4 CHƯƠNG II .......................................................................................................................9 PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ .......................................................................................9 1. Hóa đơn thương mại ..............................................................................................9 1.1 Một số vấn để về hóa đơn thương mại ..........................................................9 1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................9 1.1.2 Chức năng của hóa đơn thương mại .......................................................9 1.2 Phân tích hóa đơn thương mại ................................................................... 10 2. Phiếu đóng gói ...................................................................................................... 12 2.1 Khái quát về phiếu đóng gói ........................................................................ 12 2.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 12 2.1.2 Tác dụng của phiếu đóng gói ................................................................ 12 2.1.3 Phân loại phiếu đóng gói ....................................................................... 12 2.2 Phân tích phiếu đóng gói ............................................................................. 12 3. Vận đơn.................................................................................................................. 13 3.1 Khái quát về vận đơn .................................................................................... 13 3.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 13 3.1.2 Chức năng của vận đơn ......................................................................... 14 3.1.3 Tác dụng của vận đơn ............................................................................ 14 3.2 Phân tích vận đơn ......................................................................................... 14 3.2.1 Giải thích các thông tin trên vận đơn................................................... 14 3.2.2 Nhận xét về vận đơn ............................................................................... 19 4. Đơn bảo hiểm........................................................................................................ 20 4.1 Tổng quan về chứng từ bảo hiểm............................................................... 20 4.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 20 4.1.2 Các loại chứng từ bảo hiểm .................................................................. 20 4.1.3 Chức năng của bảo hiểm ....................................................................... 21 4.2 Phân tích đơn bảo hiểm ............................................................................... 21 5. Thư tín dụng thương mại................................................................................... 22 5.1 Một số vấn đề về thư tín dụng thương mại (L/C) .................................... 22 5.1.1 Khái niệm L/C ......................................................................................... 22 5.1.2 Quy trình thanh toán bằng L/C ............................................................. 22 5.2 Phân tích L/C ................................................................................................. 23 5.2.1 Các điều khoản chung ............................................................................ 23 5.2.2 Các điều khoản liên quan đến hàng hóa.............................................. 27 5.2.3 Các quy định khác .................................................................................. 29 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 34 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động giao dịch thương mại hiện nay không còn là hoạt động bán hàng trao tay nữa mà ngày càng mang tính khoa học và pháp lý, cụ thể hơn là phương thức giao dịch bằng hợp đồng thương mại. Khi nhắc đến hợp đồng tức là nhắc đến sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích xác lập , thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên. Đồng thời, Hợp đồng là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất. Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong Hợp đồng, khi sự thống nhất các ý chí là thực chất và không vi phạm quy định pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh quyền và các nghĩa vụ. Nghĩa vụ này ràng buộc các bên như luật pháp. Nói cách khác, hiệu lực của hợp đồng là tạo lập, biến đổi hay chấm dứt 1 nghĩa vụ. Như vậy, chúng ta có thể thấy tác dụng của hợp đồng lớn hơn, xa hơn so với hình thức bán hàng trao tay trước kia. Đặc biệt, trong thời đại mở cửa kinh tế, hoạt động giao dịch với nước ngoài mạnh dẫn đến những nhu cầu cần có những giấy tờ mang tính pháp lý cao hơn là một tờ hợp đồng ghi điều khoản. Vì vậy, hợp đồng giao thương thương mại quốc tế ngày càng có nhiều hơn các loại chứng từ cũng là để đảm bảo hợp đồng ngày càng an toàn cho cả 2 bên Thông qua bài tiểu luận phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và bộ chứng từ liên quan, nhóm sẽ trình bày cụ thể về các bộ phận của một hợp đồng hoàn chỉnh hợp pháp, giải thích ý nghĩa của từng loại chứng từ cũng như có các nhận xét về các chứng từ này. 1 CHƯƠNG I PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 1. Một số vấn đề về hợp đồng 1.1 Định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở những nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. 1.2 Đặc điểm của hợp đồng  Các bên có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau.  Hàng hóa di chuyển qua khỏi biên giới quốc gia của một nước.  Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một bên hoặc với cả hai bên. 1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng  Chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý.  Pháp nhân có đăng ký kinh doanh.  Đối tượng của hợp đồng hợp pháp. o Hàng hóa XNK không thuộc danh mục hàng cấm (Nghị định 187 – 2013/NĐ-CP) o Hàng hóa XNK theo giấy phép thuộc diện quản lý của Bộ Công thương và Bộ chuyên ngành o Hàng hóa NK theo chế độ hạn ngạch (giấy phép nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch).  Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp (Có đủ 6 điều khoản bắt buộc): o Điều khoản tên hàng o Điều khoản phẩm chất o Điều khoản số lượng o Điều khoản giá cả o Điều khoản giao hàng o Điều khoản thanh toán  Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp 2 1.4 Quy trình thực hiện hợp đồng  Đối với người xuất khẩu: o Chuẩn bị hàng xuất khẩu o Thông báo giao hàng, kiểm tra L/C o Kiểm tra chất lượng hàng hóa o Kiểm dịch o Xin phép xuất khẩu hàng hóa o Làm thủ tục hải quan o Giao nhận hàng hóa o Thanh toán tiền hàng o Xin giấy chứng nhận xuất xứ o Giải quyết khi tranh chấp phát sinh  Đối với người nhập khẩu: o Mở L/C o Xin phép nhập khẩu o Làm thủ tục hải quan o Thuê tàu và ủy thác thuê tàu/phương tiện vận tải o Giao nhận hàng hóa o Kiểm tra nhà nước, giám định hàng hóa, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh o Giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa 2. Phân tích hợp đồng 2.1 Các thông tin chung  Số hiệu hợp đồng: YURG101  Ngày ký kết: 30/03/2016. Đây là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu tính hiệu lực của hợp đồng.  Các bên tham gia  Người bán (Người xuất khẩu): Ningbo Yieh Union Imp. and Exp. Co., Ltd.  Địa chỉ: R524, tòa nhà Aolisai, Ningbo, Trung Quốc.  Tel: 0086-574-88225793  Fax: 0086-574-88225792 3 Ningbo Yieh Union là một công ty thương mại chuyên cung cấp các sản phẩm thép như: thép cán nóng, thép không gỉ cán nóng và cán nguội dạng cuộn và dạng tấm, thép không gỉ cán nóng dây thanh. Công ty được thành lập vào năm 2010 với trụ sở đặt tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, doanh thu hàng năm đạt khoảng 5-10 triệu Đô-la Mỹ. Với nguồn nhân lực hạn chế (5-10 nhân viên), Ningbo Yieh xuất khẩu sản phẩm của mình chủ yếu sang các nước châu Á, ngoài ra một số nước châu Âu cũng đang là đối tác của công ty.  Người mua (Người nhập khẩu): Y Viet Co., Ltd  Địa chỉ: Số 31, ngõ 429, phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội  Tel: +84-6384-0090  Fax: +84-6384-0060 Công ty TNHH Ý Việt với tên giao dịch là Y Viet Company Limited là một công ty sản xuất sắt, thép, gang được thành lập từ năm 2001, đến nay đã được gần 16 năm. 2.2 Các điều khoản của hợp đồng  Điều khoản tên hàng: Hot rolled stainless steel STRIPS J1 (thép cuộn cán nóng không gỉ STRIPS J1) o Cách đặt tên hàng: đặt tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hóa  Điều khoản phẩm chất: J1 (201) (Hàm lượng Ni (Niken): tối thiểu 1%, hàm lượng Cr (Crom): tối thiểu 13%, Hàm lượng Cu (Đồng): tối thiểu 0.8%). o Tiêu chuẩn: MILL’s standard là một tiêu chuẩn của ngành công nghiệp kim loại o Ở đây sử dụng kết hợp hai phương pháp quy định phẩm chất là dựa vào hàm lượng chất chủ yếu (by content) và theo tiêu chuẩn (by standard). Mặt hàng Quy cách Số lượng USD/MT Tổng tiền (CIF Hải Phòng) (USD) 1 2,4MM*590MM*C 600MTS 908 544.800,00 2 3,0*590MM*C 908 90.800,00 Tổng 100MTS 700MTS 4 635.600,00  Điều khoản số lượng: Đơn vị tính số lượng được tính theo khối lượng hàng. o Tổng khối lượng: 700MTS (±10% in total at seller’s option): 700 tấn mét (±10% tùy người bán) o Trọng lượng cuộn: About 5-9MTS: Khoảng 5-9MTS o Đơn vị tính số lượng ở đây là tấn mét (MT- theo hệ đo lường mét hệ, trong đó 1MT = 1000KG) o Phương pháp quy định số lượng là phương pháp phỏng chừng. Phương pháp này linh hoạt hơn phương pháp quy định chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho bên bán và bên mua trong việc thực hiện hợp đồng trong nhiều trường hợp. o Ở đây, dung sai là do người bán chọn là hợp lý vì điều kiện giao hàng là CIF, tức người bán hàng chịu trách nhiệm thuê tàu, khi đó người bán sẽ dễ dàng thuê được chính xác trọng tải con tàu hoặc giữ chỗ trên tàu. o Cân nặng của cuộn: từ 5 – 9 MTS o Dung sai độ dày của dải thép: ±0,3mm o Dung sai chiều rộng: -20mm/+5mm  Nhận xét: o Số lượng hàng hóa đã được quy định rõ ràng, cụ thể, thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hóa. o Hợp đồng đã quy định rõ nguồn gốc, các đặc tính về vật lý và kỹ thuật.  Điều khoản bao bì: Không đóng gói (No packing), chỉ cần in lên các dấu hiệu sau: WIDTH, THICKNESS, GROSS WEIGHT, NET WEIGHT,… MADE IN CHINA  Điều khoản giá cả: o Đồng tiền tính giá: Đồng Đô-la Mỹ o Phương pháp quy định giá: Giá cố định (908USD/MT) o Đây là giá cố định (fixed price) được quy định vào lúc kí kết hợp đồng và sẽ không được sửa đổi nếu không có thỏa thuận khác. Thường được dùng cho hợp đồng có thời hạn ngắn, giá cả ít biến động, phù hợp với giao dịch lần này. o Tổng giá trị hợp đồng là 635,600.00 USD 5  Nhận xét: o Đây là giá trị ước tính, giá trị thực sẽ được tính khi nhận hàng dựa trên khối lượng thực tế (by actual net weight basis), giá đơn vị tính theo giá cố định trong hợp đồng, với các mức dung sai cho phép.  Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả: giá CIF Hải Phòng. Theo điều kiện này: o Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên tàu. Rủi ro đối với hàng hóa được di chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng đi (cảng Fuzhou, Trung Quốc). o Người bán ký hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm để chở hàng tới cảng đến cảng Hải Phòng, Việt Nam. o Người bán mua bảo hiểm với điều kiện tối thiểu (điều kiện bảo hiểm loại C), giá trị bảo hiểm bằng 110% giá trị hợp đồng, bảo hiểm cho chặng vận tải trên biển. o Người bán thông quan hàng hóa xuất khẩu, không thông quan nhập khẩu. o Tuy nhiên, hợp đồng chưa dẫn chiếu đến Incoterms® để làm cơ sở.  Điều khoản giao hàng: o Thời hạn giao hàng: Ngày giao hàng chậm nhất theo hợp đồng là trước hoặc đúng ngày 31/05/2016, giao bằng container (by container) o Giao hàng từng phần: Được phép (do hàng có khối lượng lớn) o Chuyển tải: Được phép o Cảng bốc hàng: Bất kỳ cảng nào ở Trung Quốc. o Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam.  Điều khoản vận tải: o Phương tiện chuyên chở: Trong hợp đồng có ghi là theo điều kiện CIF nhưng không nói rõ điều khoản về tàu (tên tàu, cờ tàu, trọng tải, mớn nước, chiều dài, chiều rộng, vận tốc,…), khi đó người bán sẽ tự thuê tàu và khả năng tranh chấp rất dễ xảy ra. o Không có các điều khoản cước phí và xếp dỡ hàng 6  Điều khoản thanh toán: o Phương thức thanh toán: tín dụng chứng từ - Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay (L/C at sight - trong vòng 03 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng). o Hình thức thanh toán: tín dụng thư xác nhận không thể huỷ ngang, trả ngay. Xét về tính an toàn, hình thức này có độ rủi ro thấp cho người hưởng lợi, và cho cả người mở thư tín dụng – người mua. Vì nếu người bán không thực hiện giao hàng đúng theo điều khoản hợp đồng thì cũng sẽ ko nhận được tiền. o Người hưởng lợi: Ningbo Yieh Union Imp & Exp. Co., Ltd. o Tên ngân hàng trung gian: Wachova Bank, N.A., New York NY US o Mã SWIFT: PNBPUS3NNYC o Ngân hàng hưởng lợi: Ngân hàng Ningbo o Mã SWIFT: BKNBCN2N o Số tài khoản: 32012025000851557  Các chứng từ đi kèm o 03 hóa đơn thương mại nguyên bản o 03 phiếu đóng gói nguyên bản chỉ rõ kích thước từng cuộn, khối lượng tịnh và khối lượng cả bì của từng cuộn và cả lô hàng o 03 vận đơn đã bốc hàng lên tàu nguyên bản (đánh dấu “cước trả trước”) o Người mua cần phải nhận được vận đơn (Bill of lading) để khi hàng đến cảng thì xuất vận đơn với hãng tàu để làm thủ tục nhận hàng o Bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ (Theo yêu cầu về phẩm chất của hàng hóa do bên mua quy định, bên mua yêu cầu nguồn gốc của hàng hóa là Made in China. Do vậy, để bảo đảm quyền lợi cho bên mua thì trong bộ chứng từ cần phải có giấy chứng nhận Nguồn gốc, xuất xứ (Certificate of Origin)). o Giấy chứng nhận tiêu chuẩn MILL o Đơn bảo hiểm 7  Điều khoản khiếu nại: Khiếu nại được phép khi các thông báo về phẩm chất được thông qua được gửi bằng văn bản đến người bán và người bán nhận được những văn bản này, có hiệu lực 20 ngày khiếu nại hao hụt trọng lượng, trong vòng 20 ngày đối với các lỗi và sai sót có thể nhìn thấy được, đối với các lỗi và sai sót ngầm không nhìn thấy được, khiếu nại có hiệu lực 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng. Các khiếu nại này phải được hỗ trợ bởi biên bản của SGS (hoặc 1 công ty giám định được thoả thuận bởi cả 2 bên). Trong trường hợp khiếu nại hao hụt trọng lượng, phải xuất trình được hoá đơn cân xe tải tại cảng dỡ hàng. Franchise (nhượng quyền) về số lượng là 0.3%. Biên bản của SGS sẽ là quyết định cuối cùng cho cả 2 bên về số lượng và phẩm chất. 8 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ 1. Hóa đơn thương mại 1.1 Một số vấn để về hóa đơn thương mại 1.1.1 Khái niệm Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản do người bán (nhà xuất khẩu) phát hành xuất trình cho người mua để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Hóa đơn thương mại còn là yêu cầu của người bán đòi người mua phải thanh toán số tiền hàng theo những điều kiện cụ thể ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế.v.v.. 1.1.2 Chức năng của hóa đơn thương mại  Trong thanh toán, hóa đơn đóng vai trò trung tâm của bộ chứng từ. Trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thông qua hóa đơn, người trả tiền có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong nội dung của hối phiếu. Nếu số tiền ghi trên hối phiếu không đúng với hóa đơn thì hóa đơn có tác dụng thay thế hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.  Trong khai báo hải quan, hóa đơn thể hiện giá trị hàng hoá và là bằng chứng cho sự mua bán, và là cơ sở tiến hành kiểm tra và tính tiền thuế.  Trong nghiệp vụ tín dụng, hoá đơn với chữ ký chấp nhận trả tiền của người mua có thể làm vai trò của một chứng từ bảo đảm cho việc vay mượn.  Hoá đơn cung cấp những chi tiết về hàng hoá, cần thiết cho việc thống kê, đối chiếu hàng hoá với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.  Trong một số trường hợp nhất định, bản sao của hoá đơn được sử dụng như là một thư thông báo kết quả giao hàng, để người mua chuẩn bị nhập hàng và chuẩn bị trả tiền.  Trong hóa đơn phải nêu đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải… 9 1.2 Phân tích hóa đơn thương mại  Người bán: Ningbo Yieh Union Imp. And Exp. Co., Ltd. o Địa chỉ: R524 Aolisai Bld, Ningbo, China o Điện thoại/fax: 008657-488225793/5792  Người mua: Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân  Số hóa đơn: YURG101, cấp ngày 20/04/2016  Số hiệu hợp đồng: YURG101  Số L/C: 22210370012187  Cảng nơi đi và nơi đến: từ cảng Fuzhou Trung Quốc đến cảng Hải Phòng, Việt Nam  Tên hàng: thép cuộn không gỉ cán nóng STRIPS 201  Dấu hiệu hàng: o WIDTH: o THICKNESS: o GROSS WEIGHT: o NET WEIGHT: o MADE IN CHINA:  Đơn giá: 908USD/MT CIF cảng Hải Phòng, Việt Nam, Incoterms 2010 Sản Quy cách phẩm Số Đơn giá Số lượng (USD/MT) cuộn Thành tiền(USD) 1 2,2MM*590MM*C 91,538 908 12 83166,504 2 2,4MM*590MM*C 169,552 908 22 153953,216 3 3MM*590MM*C 105,472 908 14 95768,576 366,562 48 332838,296 Tổng  Tổng số tiền bằng chữ: Ba trăm ba mươi hai ngàn tám trăm ba mươi tám Đôla hai trăm chín mươi sáu cent.  Chữ ký và đóng dấu của người lập hóa đơn. 10  Nhận xét: o Các thông tin về người bán và người mua đã đầy đủ và khớp với quy định trong L/C. o Ngày lập hóa đơn là ngày 20/04/2016, trùng với ngày lập phiếu đóng gói và trước ngày cấp vận đơn, thông tin này là hợp lý. o Theo Điều 18 UCP 600: o Hợp đồng mua bán được phân tích sử dụng phương thức thanh toán là tín dụng chứng từ, do vậy người lập hóa đơn phải là người hưởng thụ ghi trên L/C. Đối chiếu với L/C, người lập hóa đơn khớp với người thụ hưởng trong L/C (chính là bên xuất khẩu Ningbo Yieh Union Imp. and Exp. Co., Ltd.) o Hóa đơn đã được lập cho ngân hàng mở thư tín dụng BIDV, ghi đúng tên người bán và người mua trong L/C o Hóa đơn đã có chữ ký của người bán, mã L/C của ngân hàng phát hành, số lượng cuộn thép và tổng khối lượng tịnh phù hợp với mục 46A trong L/C o Điều kiện giao hàng đã cụ thể hơn trong hợp đồng khi dẫn chiếu đến Incoterms 2010 o Tổng số lượng hàng, quy cách và số cuộn hoàn toàn khớp với phiếu đóng gói. Tuy nhiên trong phần số lượng hàng hóa không hề có ghi đơn vị (MT), đây là một thiếu sót của hóa đơn. Ngoài ra, hóa đơn được lập là hợp lệ. o Phiếu đóng gói. 11 2. Phiếu đóng gói 2.1 Khái quát về phiếu đóng gói 2.1.1 Khái niệm Phiếu đóng gói là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container,…). Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa và được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì. 2.1.2 Tác dụng của phiếu đóng gói Phiếu đóng gói hàng hóa được ký phát hành bởi người bán và thường được lập thành 3 bản:  Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng  trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gửi.  Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ  chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.  Một bản còn lại lập hồ sơ lưu. 2.1.3 Phân loại phiếu đóng gói Ngoài loại phiếu đóng gói thông thường, còn có các loại sau:  Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list): là phiếu đóng gói có nội dung liệt kê tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng. Đôi khi nội dung không có gì khác biệt so với phiếu đóng gói thông thường, nhưng nếu nó có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết thì nó trở thành phiếu đóng gói chi tiết.  Phiếu đóng gói trung lập (Neutrai packing list) là phiếu đóng gói trong đó không ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua có thể sử dụng phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba. 2.2 Phân tích phiếu đóng gói  Người gửi: Ningbo Yieh Union Imp. And Exp. Co., Ltd.  Địa chỉ: R524 Aolisai Bld, Ningbo, China  Điện thoại/fax: 008657-488225793/5792  Người nhận: Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân. 12  Số hóa đơn: YURG101, cấp ngày 20/04/2016  Số hiệu hợp đồng: YURG101  Số L/C: 22210370012187  Cảng nơi đi và nơi đến: từ cảng Fuzhou Trung Quốc đến cảng Hải Phòng, Việt Nam.  Tên hàng: thép cuộn không gỉ cán nóng STRIPS 201  Dấu hiệu hàng: o WIDTH: o THICKNESS: o GROSS WEIGHT: o NET WEIGHT: o MADE IN CHINA:  Qui cách sản phẩm:  Tổng khối lượng: 366,562 MTS  Khối lượng tịnh: 366,562 MTS  Tổng số cuộn: 48  Chữ ký và đóng dấu của người gửi Nhận xét:  Phiếu đóng gói không ghi tên tàu, ngày xuất phát, không ghi tên và địa chỉ người được thông báo, địa chỉ của người mua.  Các nội dung mô tả hàng hoá, quy cách sản phẩm, mã hiệu đã phù hợp với quy định của L/C, các nội dung còn lại không mâu thuẫn với các chứng từ khác.  Tổng khối lượng hàng bằng 366,562 kgs, nhỏ hơn 700 kgs (700 MTS) nhưng vẫn đảm bảo hợp lý vì hợp đồng cho phép giao hàng từng phần. 3. Vận đơn 3.1 Khái quát về vận đơn 3.1.1 Khái niệm Vận đơn (Bill of Lading - viết tắt là B/L) là chứng từ vận chuyển đường biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng. 13 Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền. 3.1.2 Chức năng của vận đơn  Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại và tình trạng như ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng.  Là bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt và nhận hàng.  Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. 3.1.3 Tác dụng của vận đơn  Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,  Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,  Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,  Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. 3.2 Phân tích vận đơn 3.2.1 Giải thích các thông tin trên vận đơn a. Các thông tin chung  Tiêu đề của vận đơn: Bill of lading (non negotiable unless consigned to order), (có thể có hoặc không) Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng được trừ khi phát hành theo lệnh. Vận đơn trong trường hợp này có thể chuyển nhượng được do được phát hành theo lệnh của ngân hàng mở thư tín dụng BIDV (xem mục Consignee bên dưới).  Tên hãng vận tải: OOCL – Orient Overseas Container Line OOCL là 1 công ty Hồng Kông chuyên cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần lớn nhất thế giới với hơn 320 văn phòng trên khắp 70 quốc gia. Công ty có hơn 300 tàu thuộc nhiều hạng khác nhau với sức chứa dao động từ 2500 TEU đến 13,000 TEU (1 TEU tương đương với kích thước của một container 14 20 feet tiêu chuẩn) và cả tàu đi trên địa hình băng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.  Số vận đơn (Bill of Lading No.): OOLU2571770370 Mỗi vận đơn đều có số riêng của nó để phân biệt với các vận đơn khác đồng thời để ghi lên các chứng từ khác có tác dụng làm ô tham chiếu. Ngoài ra, số vận đơn có thể giúp tra cứu hành trình của hàng hóa thông qua các dịch vụ điện tử.  Người gửi hàng (Shipper/Exporter): Ningbo Yieh Union Imp. and Exp. Co., Ltd, đã khớp với thông tin người bán trong hợp đồng.  Người nhận hàng (Consignee): to order of JSC Bank for Investment and Development of Vietnam, Thanh Xuan Branch, nghĩa là theo lệnh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thanh Xuân (Nội dung này đã phù hợp với khoản 3, mục 46A trong L/C).  Căn cứ vào tính sở hữu đối với vận đơn, có 3 loại vận đơn: o Vận đơn đích danh (Straight B/L): là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng, và nhà chuyên chở chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn đó. o Vận đơn vô danh (To bearer B/L): là vận đơn không ghi tên người nhận hàng, do đó bất cứ ai cầm vận đơn này đều trở thành chủ sở hữu của vận đơn và hàng hóa ghi trên vận đơn o Vận đơn theo lệnh (To order B/L): là vận đơn mà trên đó ghi giao hàng theo lệnh của một người nào đó. Thường trong phần Consignee sẽ điền là to (the) order of.... , có thể theo lệnh của một người đích danh, của người gửi hàng (to (the) order of the shipper) hay theo lệnh của ngân hàng mở thư tín dụng. Vận đơn xem xét ở đây thuộc loại vận đơn được phát hành theo lệnh của ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng sẽ ký hậu và đóng dấu lên mặt sau của vận đơn trong đó ghi đích danh tên người hưởng lợi (ký hậu đích danh) hoặc ký hậu theo lệnh để người hưởng lợi có thể chuyển nhượng cho người tiếp theo. Ngoài ra còn có thể ký hậu cho chính người ký hậu hay ký hậu miễn truy đòi. 15  Người được thông báo (Notify party): Y Viet Company Limited (tên công ty, địa chỉ, điện thoại và số fax hoàn toàn phù hợp với yêu cầu trong khoản 3, điều 46A của L/C). Khi nhận được thông báo hàng đến, người mua (công ty Ý Việt) sẽ thanh toán cho Ngân Hàng phát hành (Ngân Hàng BIDV) khoản phí như thỏa thuận theo hợp đồng mua bán và nhận vận đơn ký hậu bản gốc để lấy hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp việc thông báo thất bại thì hãng cũng không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.  Tên tàu và cờ tàu (Vessel/ voyage flag): Far East Grace 6065/ Hong Kong. Có thể dùng số hiệu này để theo dõi (tracking) hành trình của tàu chở hàng.  Pre-carriage by: Hoạt động vận chuyển nội địa Container hàng xuất khẩu trước khi Container được xếp lên tàu Mục này để trống trong vận đơn, nghĩa là người gửi hàng không thuê người chuyên chở vận chuyển nội địa.  Nơi nhận hàng (Place of receipt): Fuzhou Port China (cảng Fuzhou, Trung Quốc) Nơi nhận hàng là nơi hàng hóa được người gửi hàng giao cho người vận chuyển hoặc đại lý của người vận chuyển, có thể khác với cảng bốc hàng.  Cảng bốc hàng (Port of loading): Fuzhou Port China Cảng xếp hàng là cảng Fuzhou, Trung Quốc, thỏa mãn mục 44E “Cảng xếp hàng” trong L/C (“any port in China”- bất cứ cảng nào của Trung Quốc)  Cảng dỡ hàng (Port of discharge): Hai Phong Port, Viet Nam Cảng dỡ hàng là cảng Hải Phòng, Việt Nam, phù hợp với mục 44F trong thư tín dụng.  Place of delivery: Hai Phong Port, Viet Nam. Nơi giao hàng là cảng Hải Phòng, Việt Nam. Đây là điểm đến cuối cùng của hàng hóa, nơi người vận chuyển hoàn thành nghĩa vụ của mình. Do nơi nhận hàng trùng với cảng bốc hàng và nơi giao hàng trùng với cảng dỡ hàng trong trường hợp này nên có thể hiểu rằng, tự chủ hàng hoặc người giao nhận do chủ hàng thuê đã thực hiện hoạt động vận chuyển nội địa chứ không phải hãng tàu. 16  Nơi phát hành vận đơn gốc (Originals to be released at): Fuzhou Điều này hoàn toàn hợp lý vì vận đơn thường được ký phát sau khi bốc hàng lên tàu (việc bốc hàng ở đây diễn ra tại cảng Fuzhou)  Hình thức vận chuyển (Type of movement): o FCL/FCL (Full Container Load) nghĩa là vận chuyển nguyên container, theo đó người chuyên chở nhận nguyên container ở cảng đi, rồi khi đến cảng đến, trả nguyên container. Hình thức vận chuyển này thường áp dụng với các mặt hàng đồng nhất, đủ để đóng đầy một container hoặc nhiều hơn sẽ mang lại hiệu quả cao. Hàng hóa trong trường hợp này là thép cuộn cán nóng, có hình thức là các cuộn hình trụ có tính đồng nhất tương đối cao, phù hợp với FCL. o CY/CY (container yard to container yard) hàm ý người vận chuyển có trách nhiệm và nghĩa vụ vận chuyển từ bãi container nước người bán đến bãi container nước người mua. Theo phương thức vận chuyển này, các bên có nghĩa vụ như sau: Đối với người gửi hàng FCL  Thuê và vận chuyển container về kho  Đóng hàng vào container  Làm thủ tục hải quan, niêm phong, kẹp chì  Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại CY  Lấy vận đơn  Chịu các chi phí liên quan Đối với người chở hàng FCL  Phát hành vận đơn  Quản lý, chăm sóc container  Đưa cont ra cảng xếp lên tàu  Vận chuyển container  Dỡ container tại cảng đưa về CY  Giao container cho người xuất trình vận đơn  Thu hồi vận đơn  Chịu các chi phí liên quan 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan