Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược vtyt nghệ an cho các đơn...

Tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược vtyt nghệ an cho các đơn vị khám chữa bệnh năm 2015

.PDF
69
231
89

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VTYT NGHỆ AN CHO CÁC ĐƠN VỊ KHÁM CHỮA BỆNH NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI- 2016 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VTYT NGHỆ AN CHO CÁC ĐƠN VỊ KHÁM CHỮA BỆNH NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TCQLD MÃ SỐ: CK 60 72 0412 Người hướng dẫn khoa học:TS Nguyễn Xuân Thắng Thời gian thực hiện: 18/7/2016 – 18/11/2016 HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành cuốn luận văn này, Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn TS Đỗ Xuân Thắng - Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn tôi để luận văn được hoàn thành. Sau nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược và các Bộ môn của Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc và các đồng nghiệp của công ty cổ phần Dược VTYT Nghệ An, gia đình và bạn bè tôi đã luôn tạo điều kiện, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016 NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN Nguyễn Thị Thu Dung MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1. Khái quát chung về phân tích hoạt động kinh doanh .............................. 3 1.1.1. Khái niệm chung ........................................................................................ 3 1.1.2. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh: ................................... 3 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh: ................................... 4 1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ................................. 5 1.1.5. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh .................................. 6 1.1.6. Trình tự tiến hành phân tích HĐKD: ................................................... 6 1.1.7. Các phương pháp đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh: . 9 1.1.8. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh................................... 12 1.2. Vài nét về thị trường dược phẩm Việt Nam và thế giới ......................... 16 1.2. 1. Thị trường dược phẩm thế giới ........................................................... 16 1.2.2. Thị trường dược phẩm Việt Nam ......................................................... 17 1.3. Một số nghiên cứu về phân tích hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm ........................................................................................................... 19 1.4. Một số nét tổng quan về các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................................................................................................... 21 1.4.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tình hình: ..................................................... 21 1.4.2. Một số đặc điểm về hoạt động của các đơn vị khám chữa bệnh trong tỉnh: ............................................................................................................. 22 1.5. Sơ lược về công ty và lịch sử kinh doanh ................................................ 23 1.5.1. Cơ sở vật chất........................................................................................... 23 1.5.2. Tiềm lực về sản xuất ............................................................................... 24 1.5.3. Tiềm lực về kinh doanh .......................................................................... 24 1.5.4. Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà công ty phân phối :....................................................................................... 25 1.6. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 28 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................... 28 2.1.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................. 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 28 2.2.1. Biến số nghiên cứu: ................................................................................ 28 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................... 30 2.2.3. Mẫu nghiên cứu:...................................................................................... 30 2.2.4.Phương pháp thu thập: ........................................................................... 31 2.2.5.Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 32 3.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược VTYT Nghệ An cho các đơn vị KCB trên địa bàn tỉnh năm 2015 ..................................... 32 3.1.1. Chỉ tiêu về doanh thu thuần tại các đơn vị KCB trên địa bàn tỉnh của công ty cổ phần Dược VTYT Nghệ An năm 2015 theo khách hàng 32 3.1.2. Chỉ tiêu về doanh thu thuần tại các đơn vị KCB trên địa bàn tỉnh của công ty cổ phần Dược VTYT Nghệ An năm 2015 theo nguồn hàng38 3.1.3. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận các mặt hàng bán tại các đơn vị KCB trên địa bàn tỉnh của công ty cổ phần Dược VTYT Nghệ An năm 2015 ........................................................................................................................ 38 3.2. Kết quả bán hàng trên các nhóm hàng cụ thể cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh trong năm 2015 ............................................................ 41 3.2.1. Kết quả bán hàng trên nhóm hàng khai thác cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015 .......................................................... 41 3.2.2. Kết quả bán hàng trên nhóm hàng sản xuất cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015 .......................................................... 47 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 49 4.1. Về kết quả hoạt động kinh doanh vào các đơn vị khám chữa bệnh năm 2015 ...................................................................................................................... 49 4.1.1. Về Doanh thu ............................................................................................ 49 4.1.2.Về lợi nhuận ............................................................................................... 50 4.1.3.Về nhóm khách hàng ................................................................................ 50 4.2. Về kết quả bán hàng từng nhóm hàng cụ thể cho các đơn vị khám chữa bệnh năm 2015 .................................................................................................... 51 4.2.1. Về nhóm hàng khai thác ........................................................................ 51 4.2.2. Về nhóm hàng sản xuất .......................................................................... 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 54 KẾT LUẬN .................................................................................................... 55 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 57 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Nghĩa đầy đủ BHYT Bảo hiểm y tế BYT Bộ y tế CBCNV Cán bộ công nhân viên CTTH Chỉ tiêu tổng hợp ĐKKV Đa khoa khu vực DN Doanh nghiệp DP Dược phẩm DTT Doanh thu thuần GSK Glaxo Smith Kline GV Giá vốn HNĐK Hữu nghị đa khoa KCB Khám chữa bệnh MSD Merck sharp &Dohme PTHĐKD Phân tích hoạt động kinh doanh PTKD Phân tích kinh doanh SKSS Sức khỏe sinh sản TPCN Thực phẩm chức năng TSLN Tỷ suất lợi nhuận TT Thông tư VN Việt Nam VNĐ Việt Nam đồng VTYT Vật tư y tế ETC Thuốc bán theo đơn bác sỹ ( Ethical drugs) DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Danh sách cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh & thành phố ............ 25 Bảng 1.2. Danh sách cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện.............................. 26 Bảng 1.3. Danh sách cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ..................................... 27 Bảng 3.1. Doanh thu thuần trên các nhóm khách hàng ETC nội tỉnh ............ 32 Bảng 3.2. Doanh thu thuần các khách hàng trong nhóm bệnh viện tuyến tỉnh & thành phố ..................................................................................................... 33 Bảng 3.3. Doanh thu thuần các khách hàng trong nhóm bệnh viện tuyến huyện ............................................................................................................... 35 Bảng 3.4. Doanh thu thuần các khách hàng trong nhóm bệnh viện tư nhân 37 Bảng 3.5: Doanh thu thuần tại các đơn vị KCB trên địa bàn tỉnh theo nguồn hàng ................................................................................................................. 38 Bảng 3.7: Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần các mặt hàng sản xuất bán cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015 ........... 39 Bảng 3.8: Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn các mặt hàng bán cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015: ...................................... 40 Bảng 3.9: Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn các mặt hàng sản xuất bán cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015:......................... 41 Bảng 3.10. Kết quả bán hàng về doanh thu trên các nhóm hàng theo tác dụng dược lý cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015 ........... 42 Bảng 3.11. Kết quả bán hàng về doanh thu trên các mặt hàng thuộc nhóm tiểu đường, tim mạch cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015..... 43 Bảng 3.12. Kết quả bán hàng về doanh thu trên các mặt hàng thuộc nhóm ung thư cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015 ................... 45 Bảng 3.13. Kết quả bán hàng về doanh thu trên các mặt hàng thuộc nhóm đông dược cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015....... 46 Bảng 3.14. Kết quả bán hàng về doanh thu trên các nhóm hàng sản xuất theo nhóm cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015................ 47 Bảng 3.15. Kết quả bán hàng về doanh thu trên các nhóm hàng đông dược cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015................................. 48 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của các nghành khoa học kỹ thuật khác, nghành Dược thế giới không ngừng phát triển mạnh mẽ. Hòa chung với xu thế đó, nghành Dược Việt Nam cũng có những bước phát triển vượt bậc. Sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty Dược lớn và nhỏ càng làm cho tình hình kinh doanh Dược phẩm trở nên sôi động. Với cơ cấu dân số trẻ, thu nhập người dân cải thiện, chi phí cho y tế tăng để duy trì chất lượng cuộc sống… đây là những yếu tố đảm bảo cho sự tăng trưởng mạnh mẽ, tiềm năng lớn của thị trường dược phẩm Việt Nam. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế mở cửa như hiện nay, ngoài những thuận lợi nhất định, Nghành Dược Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hội nhập, phát triển. Các doanh nghiệp Dược phải luôn đặt câu hỏi: Làm thế nào để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, lại vừa đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân? Để trả lời được câu hỏi này đòi hỏi các doanh nghiệp Dược Việt Nam phải nỗ lực hết mình, tìm ra hướng đi riêng, cung cấp các sản phẩm dược có chất lượng cao, cập nhật liên tục các sản phẩm thế hệ mới nhưng giá cả hợp lý, thị trường có nhu cầu thực sự, xây dựng hệ thống phân phối uy tín, lan tỏa đến mọi nơi, đạt độ tin cậy trong giới y khoa và người tiêu dùng… sẽ là nhân tố quyết định cho sự thành công trong bối cảnh cạnh tranh. Nghệ An là một tỉnh lớn , với hơn 45 đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn. Bên cạnh đó nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong và ngoài tỉnh ngày càng tăng. Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Nghệ An được thành lập năm 1960. Sau khi thực hiện cổ phần hoá công ty đã tiến hành đa dạng hoá kinh doanh, 1 kết hợp sản xuất và kinh doanh nhập khẩu, là một trong những doanh nghiệp Dược lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nhận thấy được nhu cầu sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn là rất lớn, công ty đã chú trọng phát triển các mặt hàng sản xuất có chất lượng, các mặt hàng phân phối đa dạng chủng loại, giá cả phải chăng để có thể trúng thầu với số lượng lớn, cung ứng rộng khắp trên toàn tỉnh, đưa doanh thu trên mảng bán vào các đơn vị khám chữa bệnh ngày càng tăng. Để cho việc kinh doanh của công ty vào các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn ngày càng phát triển, chúng tôi tiến hành việc phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược vật tư y tế Nghệ An trên mảng bán vào các đơn vị khám chữa bệnh để tìm ra những mặt mạnh, những khó khăn thách thức để có hướng phát triển tốt hơn trong những năm tới. Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Nghệ An cho các đơn vị khám chữa bệnh năm 2015” với hai mục tiêu: 1. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Dược VTYT Nghệ An cho các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2015 thông qua một số chỉ tiêu. 2. Phân tích kết quả bán hàng trên các nhóm hàng cụ thể của công ty Cổ phần Dược VTYT Nghệ An cho các cơ sở KCB trong năm 2015. Từ các kết quả nghiên cứu đề xuất các kiến nghị nhằm định hướng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cho các đơn vị khám chữa bệnh trong giai đoạn tới. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Khái quát chung về phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.1. Khái niệm chung Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó [12]. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình kết quả hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiền năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh ở doanh nghiệp. Như vậy “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn ”[11]. 1.1.2. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh:  Tính đầy đủ: nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào sự đầy đủ nguồn tài liệu phục vụ cho công tác phân tích. Đảm bảo tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng được đối tượng phân tích.  Tính chính xác: chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc nhiều vào tính chính xác về nguồn số liệu, sự chính xác trong lựa chọn phương pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích.  Tính kịp thời: sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt được, để nắm bắt được những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt động kinh doanh. 3 Thông qua đó đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao hơn. Mặt khác, quá trình kiểm tra, đánh giá có được cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau nhằm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm. [16] 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh: - Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu đề ra. Thông qua phân tích, doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, từ đó mới có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cũng như chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng đưa ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa rủi ro. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi đối với doanh nghiệp. Vì vậy, thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư với doanh nghiệp. [1] 4 1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở cho ra các quyết định đúng đắn phân tích hoạt độnh kinh doanh có các nhiệm vụ sau: - Kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt độnh kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng - Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra các nguyên nhân gây nên mức ảnh hưởng đó. Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định các nhân tố gây nên và tìm nguyên nhân gây nên biến động của các chỉ số đó. Đề xuất các giải pháp nhằm khai khác tiền năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh, không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà cũng không chỉ dừng lại ở chỗ xác định nguyên tố và tìm nguyên nhân, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện ra các tiền năng cần phải khai thác và những chỗ còn tồn tại yếu kém nhằm đề xuất các giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục những tồn tại ở doanh nghiệp mình. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét dự báo có thể đạt được trong tương lai, rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường [1] [8]. 5 1.1.5. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh Nội dung của PTHĐKD là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Với tư cách là môn học độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối tượng riêng. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, nó là một hoạt động kinh doanh và đồng thời cũng là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Phân tích là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, nó có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần đạt được, và như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng của phân tích. Các kết quả hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải định hướng theo mục tiêu dự toán. Quá trình định hướng hoạt động kinh doanh được định lượng cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu để đánh giá [9]. 1.1.6. Trình tự tiến hành phân tích HĐKD: 1.1.6.1. Các loại hình phân tích kinh doanh: a) Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh: Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh thì phân tích chia làm ba hình thức: - Phân tích trước khi kinh doanh - Phân tích trong kinh doanh - Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh Phân tích trước khi kinh doanh còn được gọi là phân tích tương lai, nhằm dự báo, dự đoán cho các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai. Phân tích tương lai được sử dụng nhiều và thích hợp với các DN trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì trong cơ chế thị trường toàn bộ các yếu tố đầu vào cũng như các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp đều phải tự tính toán, nên họ phải sử dụng 6 các phương pháp phân tích tương lai để nhận thức được tình hình biến động của thị trường từ đó để đề ra các mục tiêu kế hoạch. Phân tích trong kinh doanh còn được gọi là phân tích hiện tại (hay tác nghiệp), là quá trình phân tích cùng với quá trình kinh doanh. Hình thức này rất thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên nhằm điều chỉnh những sai lệch lớn giữa kết quả thực hiện so với mục tiêu đặt ra. Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh còn gọi là phân tích quá khứ. Quá trình phân tích này nhằm định kỳ đánh giá kết quả giữa thực hiện so với kế hoạch hoặc định mức được xây dựng và xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó. Kết quả phân tích cho ta nhận thức được tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu đặt ra và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tiếp theo. b) Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo: Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo phân tích chia làm phân tích thường xuyên và phân tích định kỳ. - Phân tích thường xuyên được đặt ra ngay trong quá trình thực hiện kinh doanh, kết quả phân tích, giúp phát hiện ngay tình hình sai lệch so với mục tiêu đặt ra của các chỉ tiêu kinh tế, giúp cho doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh, chấn chỉnh các sai lệch này một cách thường xuyên. - Phân tích định kỳ đặt ra sau mỗi kỳ kinh doanh, các báo cáo đã hoàn thành trong kỳ, thường là quý, 6 tháng hoặc năm. Phân tích định kỳ được thực hiện sau khi đã kết thúc quá trình kinh doanh, do đó kết quả phân tích nhằm đánh giá kết quả kinh doanh của từng kỳ và là cơ sở để xây dựng các mục tiêu kế hoạch kỳ sau. c) Căn cứ theo nội dung phân tích: Căn cứ theo nội dung phân tích chia thành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích chuyên đề. 7 - Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp (phân tích toàn bộ): là việc tổng kết tất cả những gì về phân tích kinh tế và đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm làm rõ các mặt của kết quả kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tác động của các yếu tố; nguyên nhân bên ngoài. - Phân tích chuyên đề hay phân tích bộ phận là việc tập trung vào một số nhân tố của quá trình kinh doanh tác động ảnh hưởng đến chi tiêu tổng hợp. Phân tích chuyên đề cũng có thể là phân tích một mặt, một phạm vi nào đó trong quá trình kinh doanh. Tóm lại, việc đạt ra nội dung phân tích phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của quá trình quản lý sản xuất kinh doanh đề ra. Vì vậy cần xác định rõ mục tiêu phân tích để lựa chọn thích hợp các loại hình phân tích có hiệu quả thiết thực nhất [9] [17]. 1.1.6.2.Trình tự tiến hành phân tích: Công tác PTKD ở doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình, điều kiện, quy mô kinh doanh và trình độ quản lý ở DN. Do vậy, công tác tổ chức phân tích cần phải đặt ra như thế nào để thích hợp với hình thức tổ chức kinh doanh của DN. Công tác tổ chức PTKD thường được tiến hành theo ba bước: - Chuẩn bị cho quá trình phân tích - Tiến hành phân tích - Tổng hợp và đánh giá kết quả phân tích Nội dung của ba bước trên phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi phân tích đặt ra. Ba bước tiến hành đều có mối liên hệ nhân quả với nhau, do đó một trong ba bước trên không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phân tích. 8 Chuẩn bị cho quá trình phân tích hay còn gọi là lập kế hoạch cho phân tích. Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của doanh nghiệp, mà xác định nội dung cần phân tích, thời gian cần tiến hành phân tích, nhân sự tham gia, tài liệu chuẩn bị cho phân tích…Ở bước này đáng chú ý là kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của tài liệu phân tích. Tiến hành phân tích là bước căn cứ trên tài liệu phân tích, xác định đối tượng phân tích, sử dụng các đối tượng phân tích riêng có để chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, phân loại các nhân tố theo nhiều tiêu thức khác nhau để tạo điều kiện cho việc đánh giá đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cuối cùng trên cơ sở kết quả phân tích trên, phải tổng hợp và đánh giá được bản chất hoạt động kinh doanh của DN, chỉ rõ những nhược điểm trong quá trình quản lý DN. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu điểm, khai thác khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. [17] 1.1.7. Các phương pháp đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh: 1.1.7.1. Phương pháp cân đối: - Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối quan hệ cân đối về lượng hoặc về tiền trong quá trình kinh doanh và trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố. - Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng của yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quy trình kinh doanh và trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các yếu tố[1]. 9 1.1.7.2. Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ trước được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: tài liệu năm trước, nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu; các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Các chỉ tiêu kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích, và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được, hoặc có thể chỉ tiêu kế hoạch hướng đến tương lai. Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Về mặt thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu, phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu, phải cùng một đơn vị tính. Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. a. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế. b. Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.[10]. 10 1.1.7.3. Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn: - Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý: nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau[15]. Trong đề tài này, hai nhân tố số lượng tiêu thụ và giá bán ảnh hưởng đến doanh thu được phân tích bằng phương pháp này. Đối tượng phân tích: I = I1 – I0 Trong đó: I là mức chênh lệch tuyệt đối về doanh thu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. I1: Doanh thu kỳ phân tích; I0: Doanh thu kỳ gốc Ảnh hưởng của nhân tố số lượng: (Q1 – Q0) x P0 Trong đó: Q1 và Q0 là số lượng tiêu thụ kỳ phân tích và kỳ gốc P0 là giá bán sản phẩm kỳ gốc Ảnh hưởng của nhân tô giá bán: (P1 – P0) x Q1 Trong đó: P1 và P0 là giá bán sản phẩm kỳ phân tích và kỳ gốc Q1 là sản lượng tiêu thụ kỳ phân tích 11 1.1.7.4. Một số phương pháp khác: - Phương pháp tỷ trọng: So sánh các chỉ tiêu chi tiết cấu thành chỉ tiêu tổng thể. Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết từ các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích. - Phương pháp liên hệ: Liên hệ các chỉ tiêu bằng cách lấy một chỉ tiêu quan trọng để so sánh cấc chỉ tiêu khác. - Phương pháp loại trừ: Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp liên hệ: Khi có 1 chỉ tiêu có mối liên hệ phủ định, khi có chỉ tiêu này thì khó có chỉ tiêu kia. - Phương pháp tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu: Là phương pháp tính mức gia tăng hay nhịp phát triển của chỉ tiêu: + Nhịp cơ sở: So sánh định gốc: Lấy một chỉ tiêu nào đó của một năm so sánh tình hình thực hiện của nó qua các năm. + Nhịp mắc xích: So sánh liên hoàn: Lấy các CTTH của một năm so sánh với năm ngay trước đó. Yêu cầu:  Cơ số mẫu phải lớn hơn 5 thì mới có quy luật.  Con số phải tương đối ổn định. [1] 1.1.8. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.8.1. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực Tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân lực là một trong bốn nguồn lực quan trọng quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động của nhân lực và sắp xếp nhân lực không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của mỗi người, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý phân tích đánh giá và so sánh các nội dung sau: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan