Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty tài chính cổ phần d...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (pvfc)

.PDF
90
144
105

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Trong nhiều năm trở lại đây dầu khí luôn là tâm điểm của mọi sự biến động cả về kinh tế lẫn chính trị và là nguyên nhân của rất nhiều cuộc xung đột. Vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế thế giới ngày càng quan trọng. Đối với Việt Nam tuy trữ lượng dầu khí không nhiều nhưng dầu khí vẫn luôn là một ngành kinh tế mũi nhọn, là trọng tâm đầu tư của Đảng và Nhà Nước, góp phần sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Nhận thức được tầm quan trọng của mình, Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đã ra đời và ngày càng phát triển khẳng định mình trên thị trường tài chính. Trong thời gian tới, để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành dầu khí đến năm 2025 là “Ngành dầu khí phấn đấu xây dựng thành một ngành công nghiệp có trình độ trung bình, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trở thành một tập đoàn Dầu Khí mạnh trong khu vực Đông Nam Á”. Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam trên cơ sở tăng cường sức mạnh bên trong. Thách thức lớn nhất đặt ra trong xu thế hội nhập các nền kinh tế khu vực và thế giới là vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành. Để làm được điều đó phải tích cực thực hiện công tác đầu tư vào các dự án và hoạt động của ngành cũng như các doanh nghiệp thành viên sao cho hoạt động của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam thực sự năng động và hiệu quả. Cần đổi mới quan hệ sản xuất một cách phù hợp, phát huy mọi nguồn tiềm năng để phát triển. Việc tăng cường quản lý sản xuất và áp dụng công nghệ hiện đại luôn được xem là yếu tố quan trọng để giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đây cũng chính là điểm mấu chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của PetroVietnam trong xu thế hội nhập hiện nay. Để phù hợp với xu thế này, Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đang hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động, tiến tới hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả SXKD của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nâng cao khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế của ngành Dầu Khí trong 5 năm tới. Tiếp thu và làm chủ các công nghệ quan trọng của ngành Dầu Khí, phát triển kinh tế trí thức, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về trình độ KHCN, cũng như năng lực nghiên cứu khoa học so với các nước, các tổ chức khác trong khu vực . Qua quá trình học tập tại Trường Đại học Mỏ- Địa Chất, sau thời gian thực tại phòng Tài Chính - Kế Toán của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) được sự tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong Bộ môn QTDN Địa chất -Dầu Khí và các cô chú, anh chị công tác tại Tổng Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), tác giả đã tìm hiểu và thu thập được một số tài liệu về quá trình kinh doanh tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)), kết hợp với kiến thức đã học tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 - 2010 ’’. Nội dung của đồ án ngoài phần mở đầu và kết luận có 3 chương: Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện kinh doanh chủ yếu ở Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) năm 2010 Chương 3: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 - 2010 Tác giả xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo PGS - TS Nguyễn Đức Thành, đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án này. Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa, bộ môn Quản trị Doanh nghiệp Địa chất - Dầu khí, cùng các cán bộ trong Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản đồ án này. 1 Do điều kiện thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều cho nên bản đồ án này không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để tác giả có thể học hỏi những kiến thức mới phục vụ cho công tác chuyên môn sau này. Tác giả xin đề nghị được bảo vệ đồ án trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường đại học Mỏ - Địa chất Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Bùi Văn Thu 2 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) 1.1. Tình hình chung của Tổng Công Ty Tài Chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Tổng Công Ty Tài Chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC). Tên đầy đủ bằng tiếng Việt là: Tổng Công Ty Tài Chính cổ phần Dầu khí Việt Nam Tên gọi bằng tiếng Anh: Petro Viet Nam finance Joint Stock Corporation. Tên viết tắt: PVFC. Địa chỉ: 22 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 84-4-9426800 Fax: 84-4-9 426796 Email: [email protected] .vn Website: www.pvfc.com.vn Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của PetroViệt Nam, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp nhà nước và các luật có liên quan khác, được thành lập theo quyết định số 04/2000/QĐ - VPCP do Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ký ngày 30/3/2002; được thống đốc ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Nhiệm vụ chính của PVFC là thực hiện việc huy động vốn, cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác với PetroVietnam, các đơn vị thành viên của PetroVietnam và các tổ chức, cá nhân khác ngoài PetroVietnam theo quy định của pháp luật, ngoài ra PVFC thực hiện hoạt động kinh doanh với tư cách là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/12/2000 theo giấy phép hoạt động số 12/GP-NHNN ngày 25/10/2000 của Ngân hàng nhà Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 456/2000/QĐ-NHNN 25/10/2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 113108 ngày 23/8/2000 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp. Tài khoản phong toả đã mở tại nhiều chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội số hiệu 45110004. Công ty có vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 100 tỷ đồng. Thời gian hoạt động: 50 năm kể từ ngày thành lập nhưng không quá thời hạn hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Là tổ chức tín dụng, hạch toán kinh tế độc lập nhằm đảm bảo nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển của Tổng công ty và các đơn vị thành viên với chức năng là tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Tổng công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam để thực hiện mọi dịch vụ liên quan đến việc quản lý sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, các đơn vị, tổ chức cá nhân trong Tổng công ty trên nguyên tắc sinh lời. Với mục đích nói trên, Tổng công ty cổ phần Dầu khí ra đời đã đặt được dấu mốc quan trọng trên bước đi ban đầu của mình. Ngày 30/03/2000: Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ký quyết định số 04/2000 /QĐ/VPCP về việc thành lập công ty Tài chính Dầu khí. Ngày 19/06/2000: Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ký quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập Công ty Tài chính Dầu khí . Ngày 01/10/2000: Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí chính thức đặt trụ sở đầu tiên với đầy đủ trang thiết bị và bộ máy hoạt động tại 34B Hàn Thuyên - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội và khai trương hoạt động phòng giao dịch số 10. Ngày 12/10/2000: Bằng quyết định số 4098/QĐ-HĐQT Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. 3 Ngày 25/10/2000: Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam chính thức cấp giấy phép số 12/GP-NHNN cho phép Tổng công ty hoạt động và phê chuẩn điều lệ hoạt động Tổng công ty. Ngày 05/02/2001: Lễ khai trương hoạt động Công ty Tài chính Dầu khí đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Ngày 30/10/2001: - Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 10. - Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 20. - Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 30. Ngày 19/06/2002: Khai trương hoạt động phòng giao dịch chứng khoán BSC-PVFC. Ngày 01/10/2002: Khai trương Website Công ty Tài chính Dầu khí http://www.pvfc.com.vn Ngày 03/09/2003: Phát hành thành công trái phiếu Dầu khí. Ngày 21/05/2003: Khai trương hoạt động chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2003 thực hiện chủ trương xây dựng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn công nghiệp - thương mại - tài chính Dầu khí với khả năng tài chính công ty đã triển khai hoàn thành tốt việc phát hành trái phiếu của Tập đoàn Dầu khí trong nước thu về 300 tỷ đồng mệnh giá, tăng nguồn vốn trung hạn và dài hạn tạo kênh huy động vốn ổn định cho phát triển ngành. Ngày 05/05/2004: - Ra mắt Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty Tài chính Dầu khí. - Nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức SGS (Thụy Sỹ cấp). Ngày 01/12/2004: Vốn điều lệ công ty đạt mức 300 tỷ VNĐ. Đến ngày 31/12/2004: - Thu xếp vốn cho các dự án của PetroVietnam đạt 5.000 tỷ VNĐ. - Tổng tài sản đạt hơn 4000 tỷ VNĐ. - Doanh thu đạt trên 200 tỷ VNĐ. Năm 2004 là năm đột phá trong hoạt động của PVFC với việc ra mắt Hội đồng quản trị, PVFC đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình mới triển khai và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Năm 2004, PVFC đã khai trương dịch vụ Đại lý thu đổi ngoại tệ cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam khai trương dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union và dịch vụ mua bán, chế tác vàng bạc. Cũng trong năm 2004, PVFC tiếp tục triển khai dịch vụ tiền gửi, ủy thác quản lý vốn của khách hàng trong và ngoài ngành. Dịch vụ huy động vốn và cho vay của PVFC được tăng cường cả về số lượng và chất lượng . Ngày 28/02/2005: Khai trương hoạt động chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Vũng Tàu. Ngày 20/04/2005: Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 12. Ngày 20/05/2005: Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 21. Năm 2005 công ty tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, tổng cộng có 7 phòng giao dịch và 2 chi nhánh đã đi vào hoạt động, tổng tài sản ước đạt 6.828 tỷ đồng. Ngày 26/04/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Ngày 19/06/2006: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Đà Nẵng. Ngày 29/06/2006: Chuyển địa điểm Phòng Giao dịch Chứng khoán BSC-PVFC và phòng Giao dịch số 11 đến số 4 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội. 4 Ngày 18/09/2006: Thành lập phòng giao dịch số 31 và số 32 tại thành phố Vũng Tàu . Ngày 18/12/2006: Thành lập phòng Giao dịch Trung Tâm Láng Hạ. Năm 2006 phát hành thành công trái phiếu Tài Chính Dầu khí, tổng khối lượng huy động đạt 690 tỷ đồng quy đổi. Theo quyết định số 091/QĐ- DKVN ngày 03/01/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:Thành lập công ty Tài chính Dầu khí Chi nhánh Thăng Long. Theo quyết định số 093/QĐ- DKVN ngày 03/01/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành lập Công ty Tài chính Dầu khí Chi nhánh Sài Gòn . Theo quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 17/01/2007 của Thủ tướng chính phủ: Chuyển công ty Tài chính Dầu khí thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài chính Dầu khí. Ngày 30/01/2007: Thành lập Phòng giao dịch Trung tâm Quận I - Chi nhánh công ty Tài chính Dầu khí TP - HCM. Ngày 14/02/2007: Tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng. Theo quyết định số 967/QĐ-NHNN ngày 08/05/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Thành lập Công ty Tài chính Dầu khí - chi nhánh Cần Thơ. Theo quyết định số 966/QĐ-NHNN ngày 08/05/2007 của ngân hàng nhà nước Việt Nam: Thành lập Công ty Tài chính Dầu khí chi nhánh Nam Định. Ngày 18/05/2007: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Hải Phòng. Ngày 18/06/2007: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Nam Định. Ngày 22/06/2007: Theo quyết định số 1492/QĐ-NHNN cho phép thành lập chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại TP HCM - CN Sài Gòn. Ngày 28/06/2007: Theo quyết định 1543/QĐ-NHNN cho phép thành lập chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Hà Nội Chi nhánh Thăng Long. Theo quyết định số 3002/QĐ-DKVN ngày 22/08/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc quyết định phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tài chính Dầu khí thành Tổng công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam và quyết định số 731/QĐ-DKVN ngày 28/01/2008 về việc sửa đổi khoản 1, khoản 4, Điều 1 Quyết định 3002 ngày 22/08/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Tài chính Dầu khí đã thực hiện cổ phần hóa cho đến nay đã hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh. Ngày 08/09/2007: PVFC là đơn vị duy nhất trong ngành Tài chính - Ngân hàng được cùng lúc trao tặng hai giải thưởng "Nhà quản lý giỏi 2007"và"Cúp vàng ISO 2007". Ngày 08/10/2007: Khai trương hoạt động ba công ty thành viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest); Công ty cổ phần Kinh doanh Bất động sản Tài chính Dầu khí (PVFC Land); Công ty cổ phần Truyền thông Tài chính Dầu khí (PVFC Media). Ngày 19/10/2007: PVFC tổ chức thành công đấu giá cổ phần, số lượng cổ phần đưa ra đấu giá là 59.638.900 cổ phần, giá đấu bình quân là 69.868 đ/cp. Ngày 27/12/2007, tại khách sạn Melia, 44 Lý Thường Kiệt- Hà Nội, PVFC đã tổ chức thành công "Đại hội cổ đông lần đầu của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam". Tại đại hội, PVFC đã báo cáo với các cổ đông những thành tựu đã đạt được trong năm 2007 và nhất trí thông qua các vấn đề quan trọng. Ngày 06/01/2008: PVFC nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007”. Ngày 09/01/2008: PVFC nhận Giải thưởng “Ngôi sao Kinh doanh” - TOP 10 doanh nghiệp hội nhập thành công nhất. 5 Ngày 18/03/2008: Chính thức ra mắt Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam và công bố cổ đông chiến lược nước ngoài. PVFC chính thức chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty với VĐL là 5000 tỷ VNĐ, trong đó Mogan Stanley trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 10% VĐL của PVFC Ngày 04/04/2008: Khai trương hoạt động Phòng Giao dịch Trung tâm Long Biên. Ngày 10/04/2008: PVFC khai trương hoạt động Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá. Ngày 21/05/2008: PVFC - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh tổ chức thành công lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Chi nhánh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba. Ngày 03/11/2008: Cổ phiếu PVFC chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) với mã giao dịch PVF Ngày 22/02/2009: PVFC khai trương VP đại diện tại Quảng Ngãi Ngày 31/12/2009: PVFC nằm trong top 500 công ty hàng đầu, đứng thứ 11 trong số 23 tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam – theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Vietnam Report. Ngày19/06/2010: Tròn 10 năm thành lập và phát triển, PVFC được Nhà nước trao Huân chương Lao động Hạng Nhì. Ngày 25/08/2010: Chi nhánh thứ 10 được khai trương tại Quảng Ngãi, giúp PVFC phát triển mở rộng địa bàn hoạt động tại khu vực miền Trung. Ngày 15/09/2010: Tòa nhà Trung tâm Tài chính Dầu khí tại Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động, là nơi hội tụ của nhiều công ty thành viên PVN và PVFC hoạt động tại địa bàn. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển PVFC đã không ngừng mở rộng và phát triển, tới năm 2010 vốn điều lệ của Tổng công ty đạt 5000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 66253 tỷ đồng, doanh thu đạt 6720 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 639 tỷ đồng. Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) cam kết không ngừng sáng tạo và hoàn thiện để cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ chất lượng cao vì sự phồn vinh của khách hàng, xứng đáng là niềm tin mới của sự phát triển. 1.1.2. Chức năng và nhiêm ̣ vu ̣ của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC). 1.1.2.1. Chức năng của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam Đáp ứng nhu cầu tín dụng của PetroVietnam và các đơn vị thành viên thuộc PetroVietnam và các tổ chức, cá nhân khác theo quy định hiện hành: Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của PetroVietnam, các đơn vị thành viên thuộc PetroVietnam và các tổ chức cá nhân khác; Phát hành tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; Đàm phán ký kết các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước cho PetroVietnam, các đơn vị thành viên và các tổ chức, cá nhân khác theo sự uỷ quyền; Tiếp nhận và sử dụng vốn uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước bao gồm cả vốn uỷ thác đầu tư của Nhà nước, PetroVietnam, các đơn vị thành viên thuộc PetroVietnam và các tổ chức cá nhân khác. Ngoài ra PVFC thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của Luật các TCTD khi được Hội đồng quản trị PetroVietnam và Thống đốc NHNN cho phép: - Góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng; đầu tư các dự án theo hợp đồng; thực hiện dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng; đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá trị khác cho các DN được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, ... Thực hiện hoạt động ngoại hối, bao thanh toán và các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. - Phục vụ cho mục tiêu đưa Tổng công ty dầu khí Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế mạnh với sự hoạt động đa ngành, đa nghề trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Công ty tài chính dầu khí sẽ trở thành công ty đầu tư tài chính trong toàn ngành với lĩnh vực hoạt động rộng lớn hơn nhiều. 6 1.1.2.2. Nhiê ̣m vu ̣ của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam Để hiện đại hoá và tăng năng lực sản xuất của ngành Dầu khí, mục tiêu hoạt động của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí là đảm bảo vốn đầu tư phát triển của toàn ngành,đồng thời quản lý và sử dụng các nguồn huy động được một cách hiệu quả, đảm bảo hoàn trả lãi và vốn vay đúng hạn trên cơ sở cân đối vững trắc và linh hoạt tài chính của Tổng công ty. Phạm vi hoạt động của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí không chỉ bó hẹp trong nội bộ ngành Dầu khí mà còn cả trên thị trường tài chính trong và ngoài nước với hình thức như: vay thương mại, vay tài trợ dự án, vay tín dụng xuất khẩu và tín dụng đầu tư ... Tổng Công Ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam hoạt động mang đặc thù riêng, phù hợp với đặc điểm của ngành Dầu khí. Điều lệ công ty có một số qui định: - Thu xếp vốn với hình thức và phương pháp thích hợp về số lượng thời gian, địa điểm, điều lệ vay trả ... nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn của Tổng công ty với chi phí thấp nhất. - Đảm bảo nhu cầu vốn đúng định hướng phát triển, đúng công trình dự án, vừa có hiệu quả kinh tế cao vừa đáp ứng nhiệm vụ chính trị của ngành. - Đảm bảo công tác điều hành vận động vốn của Tổng công ty một cách linh hoạt, gắn với kinh doanh tiền tệ, từ cơ sở tham gia thị trường tài chính, tín dụng, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. - Tham gia thẩm định hiệu quả các dự án, công trình, tài sản được đầu tư bằng vốn của Tổng công ty. - Huy động vốn thông qua các hình thức phát hành chứng khoán, bán thương phiếu, nhận tiền gửi có kì hạn của Tổng công ty, các đơn vị thành viên, vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. - Thay mặt Tổng công ty và các đơn vị thành viên thương lượng kí kết hợp đồng tín dụng trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. - Tư vấn giàn xếp tài chính cho các đơn vị thành viên trong quan hệ vay vốn với nước ngoài và quan hệ với các bên liên quan về mặt tài chính đầu tư. - Đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu của Tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên. - Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước, gồm vốn của cả Tổng công ty và các đơn vị thành viên. - Triển khai nghiệp vụ thuê mua và bảo lãnh tín dụng nhỏ. - Kinh doanh ngoại hối trong phạm vi hoạt động Dầu khí với các hình thức như: lựa chọn để chuyển hoá ngoại tệ, thanh toán quốc tế trong hoạt động giữa Tổng công ty, công ty thành viên với các đối tác nước ngoài. - Cho vay dài hạn kết hợp với các hoạt động tín dụng ngắn hạn - Các nghiệp vụ khác theo qui định của pháp luật. 1.1.3. Ngành nghề , linh ̃ vực kinh doanh Tổ ng Công Ty Tài Chính cổ Phầ n Dầ u Khí Viê ̣t Nam là mô ̣t thành viên của Tâ ̣p Đoàn Dầ u Khí Quố c Gia Viê ̣t Nam, đươ ̣c thành lâ ̣p nhằ m mu ̣c đích ta ̣o ra nề n móng vững chắ c và an toàn về tài chính cho Tâ ̣p Đoàn và các đơn vi ̣ thành viên. Tuy nhiên, hoa ̣t đô ̣ng của công ty không chỉ giớ ha ̣n trong ngành dầ u khí mà còn cả trên thi ̣trường tài chính trong và ngoài nước với những hoa ̣t đô ̣ng sau: * Hoa ̣t đô ̣ng huy động vốn: - Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở nên của các tổ chức cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành. 7 - Vay của các tổ chức tín dụng, tài chính trong và ngoài nước. - Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. * Hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng: + Cho vay: - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - Cho vay theo sự ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật của các tổ chức tín dụng và hoạt động ủy thác. + Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá trị khác: - Được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác. - Được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị của các tổ chức tín dụng khác. + Bảo lãnh: - Bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh, viê ̣c bảo lan ̣ ta ̣i ̃ h đươ ̣c thực hiê ̣n theo quy đinh Điề u 58, 59, 60 luâ ̣t các tổ chức tín du ̣ng và quy đinh ̣ của Ngân hàng Nhà Nước. - Cấ p tín du ̣ng dưới các hình thức khác theo quy đinh ̣ của Nhà Nước. * Mở tài khoản và dich ̣ vu ̣ ngân quỹ + Mở tài khoản: Đươ ̣c mở tài khoản tiề n gửi ta ̣i Ngân hàng Nhà Nước nơi Tổ ng Công Ty Tài Chính Cổ Phầ n Dầ u Khí Viê ̣t Nam đă ̣t tru ̣ sở cính và các ngân hàng hoạt động trên toàn lañ h thổ Viê ̣t Nam. Viê ̣c mở tài khoản trên toàn lãnh thổ Viê ̣t Nam phải đươ ̣c Ngân hàng Nhà Nước cho phép + Dich ̣ vu ̣ ngân quỹ: Tổ ng Công Ty Tài Chính cổ Phầ n Dầ u Khí Viê ̣t Nam đươ ̣c thực hiê ̣n dich ̣ vu ̣ thu và phát tiề n mă ̣t cho khách hàng. * Thực hiện các dịch vụ khác: + Góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng + Đầu tư các dự án theo hợp đồng + Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng + Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá trị khác cho các doanh nghiệp nhận quyền ủy thác, làm đại lý trong lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư.... + Thực hiện hoạt động ngoại hối, bao thanh toán và các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của PVFC. 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí có trụ sở chính hiện tại là 22 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, gầ n hồ Hoàn Kiế m Là nơi trung tâm Hà Nội là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn nhất Hà Nội. Mọi cơ quan quản lý cấp cao của Nhà nước đều phần lớn tập trung ở đây, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. 1.2.1.2. Thời tiết, khí hậu Khí hậu Hà Nội mang những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông với sự phân mùa khá rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm từ 23-280C tới mùa đông nhiê ̣t đô ̣ có thể xuố ng 5-80C, độ ẩm trung bình từ 70-80%, lượng 8 mưa trung bình năm là 11245mm mạng lưới sông hồ khá dầy đặc. Đây là vùng có khí hậu tương đối tốt so với các khu vực trong nước. 1.2.2. Sự phát triển kinh tế Hà Nội. 1.2.2.1. Dân cư và điều kiện lao động. Số dân của Hà Nội tính đến năm 2010 là 6,4 triệu người trong đó dân nội thành chiếm 57%, diện tích tự nhiên là 3344,6 km 2. Mật độ dân cư trung bình của Hà Nội là 192 người/km2. Mật độ dân của Hà Nội là một trong những nơi cao nhất cả nước. Dân cư ở đây chủ yếu là công chức Nhà nước, phần còn lại là kinh doanh vừa và nhỏ. Hà Nội còn là trung tâm chính trị - văn hoá, là thủ đô của cả nước nơi tập trung các cơ quan trung ương lớn nhất, quyết định đường lối xây dựng đất nước. Đồng thời cũng là nơi tập trung đại sứ quán của các nước, các Tổng công ty nghiên cứu, các trường đại học, các công trình văn hoá nghệ thuật ... lớn vào loại nhất nước. Nguồn điện của Thủ Đô chủ yếu từ hai nhà máy là thuỷ điện Hoà Bình và nhiệt điện Phả Lại. Nguồn điện này đảm bảo cung cấp đầy đủ và liên tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phố. 1.2.2.2. Sự phát triển kinh tế. Hà Nội là trung tâm kinh tế không chỉ có ở phía Bắc mà còn của cả nước. Hà Nội là trung tâm, vùng tam giác công nghiệp lớn nhất ở phía Bắc: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, là Thủ Đô của cả nước. Vì vâ ̣y, Hà Nội có nhiều điều kiện phát triển các hoạt động kinh tế đối nội và đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận công nghệ hiện đại... với một lực lượng lao động dồi dào, có trình độ cao đến từ khắp miền Bắc, nền kinh tế Hà Nội luôn phát triển với tốc độ cao. Hà Nội là đầu mối giao thông lớn của cả nước. Từ Hà Nội dễ dàng đi đến nhiều nơi trong cả nước và thế giới bằng cả đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không. Với hệ thống thông tin đa dạng hiện đại, Hà Nội còn là nơi liên kết các vùng kinh tế phía Bắc và các nước trên thế giới. Vì vâ ̣y, thuân tiê ̣n cho quá trình hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh. 1.3. Qúa trin ̀ h kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí 1.3.1. Qúa trin ̀ h kinh doanh của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Hiện nay Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí đang thuê địa điểm làm trụ sở chính là: 22 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Tuy địa điểm này không thuộc quyền sở hữu của Tổng công ty nhưng được thiết kế khang trang, hiện đại đúng dạng cao ốc văn phòng. Quan trọng nhất là nó nằm ở trung tâm Hà Nội, nên mọi hoạt động của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí đều rất thuận tiện. Đồng thời Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí còn thuê một số địa điểm ở Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội làm văn phòng đại diện và chi nhánh phục vụ nhu cầu yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như: - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: 208, Nguyễn Traĩ , Quâ ̣n 1, Tp Hồ Chí Minh - Phòng giao dich ̣ số 7: Số 1467 Phố Mỹ Toàn 1, Đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP Hồ Chí Minh - Phòng giao dich ̣ số 1: số 1 lô 4K, Đường Nguyễn Thái Ho ̣c, phường 7, Tp Vũng Tàu - Phòng giao dich ̣ số 2: Số 63 Đường N30/4, Phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu - Hệ thống văn phòng đại diện Phòng giao dịch số 10: 22 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Phòng giao dịch số 11: 61 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội - Phòng giao dịch số 12: Xóm 4, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội 1.3.2. Trang thiế t bi chu ̣ ̉ yế u của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí 9 Do đă ̣c thù hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của Tổ ng công ty chủ yế u liên quan tới công tác hành chính - kinh tế . Do đó trang thiế t bi ̣ kỹ thuâ ̣t chủ yế u là các thiế t bi,̣ máy móc văn phòng như hê ̣ thố ng máy vi tính, máy in, máy photocopy, các phương tiê ̣n vâ ̣n tải truyề n dẫn như ma ̣ng internet, ma ̣ng nô ̣i bô ̣, các du ̣ng cu ̣ quản lý, phầ n cứng, phầ n mề m chuyên du ̣ng… Bảng kê trang thiết bị chủ yếu của PVFC ĐVT: Tỷ đồ ng Bảng 1-1 Năm 2010 Nhóm tài sản STT NG HM Còn lại I Tài sản cố đinh ̣ hữu hin ̀ h 648,741 88,333 560,409 1 Nhà cửa vật kiến trúc 392,669 15,400 377,269 2 Phương tiê ̣n vâ ̣n tải truyề n dẫn 31,744 11,805 19,939 3 Thiế t bi ̣du ̣ng cu ̣ quản lý 211,540 48,745 162,795 4 TSCĐ khác 12,788 12,383 0,406 II Tài sản cố đinh ̣ vô hin ̀ h 207,347 15,626 191,720 1 Quyề n sử du ̣ng đấ t 203,945 14,364 189,581 2 Phầ n mề m máy tính 3,402 1,262 2,139 856,088 103,959 752,129 Tổ ng 1.4. Tin ̀ h hin ̀ h tổ chức, quản lý và lao đô ̣ng của PVFC 1.4.1. Tin ̀ h hin ̀ h tổ chức quản lý của PVFC 1.4.1.1. Nguyên tắc quản lý và điều hành. Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí chịu sự quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về chiến lược phát triển, tổ chức và nhân sự, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động. Hội đồng quản trị (HĐQT) của PVFC do chủ tịch HĐQT Tập đoàn quyết định bổ nhiệm và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y. Điều hành hoạt động của PVFC là giám đốc do Tập đoàn bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí chịu sự thanh tra, giám sát, quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định hiện hành và của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp thông qua các trưởng phòng, trưởng nhóm công tác. Nếu trưởng phòng hoặc trưởng nhóm đi công tác vắng chỉ phó phòng và người được uỷ quyền bằng văn bản có thể thay mặt để nhận chỉ đạo và triển khai thực hiện. Trong mọi trường hợp khác, các đối tượng ngoài qui định trên nếu có nhận được ý kiến của chỉ đạo của giám đốc thì có thể có trách nhiệm truyền đạt trung thực ý kiến chỉ đạo cho trưởng phòng, trưởng nhóm công tác hoặc người được uỷ quyền. Các phòng ban có quan hệ phối hợp trợ giúp lẫn nhau và thực thi nhiệm vụ theo chức năng nhưng nghiêm cấm việc lãnh đạo phòng này chỉ đạo trực tiếp chuyên viên phòng khác thu thập thông tin nội bộ của phòng khác. 1.4.1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý ( hình 1-1) Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng gồm có: Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc (5 phó Tổng Giám đốc), 16 phòng ban, 2 trung tâm (Trung tâm Đào tạo và Trung Tâm Công nghệ Tài chính), 10 chi nhánh (Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn, Thăng Long, Thanh Hóa, Quãng Ngãi) và 5 công ty thành viên ( PVFC Invest, PVFC Captiol, PVFC Media, PVFI, FSI) 1.4.1.3. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận. Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 10 Bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng bao gồm: - Đại hội cổ đông. - Hội đồng quản trị. - Ban Tổng giám đốc. - Ban kiểm soát. - Ban kiểm toán nội bộ. - 14 ban chức năng. - 10 chi nhánh văn phòng đại diện . - 5 công ty thành viên Các ban chức năng và đơn vị trực thuộc đều hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và dưới sự kiểm tra giám sát của Ban kiểm soát. * Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của PVFC. Đại hội đồng cổ đông quyết định giải thể và tổ chức lại PVFC, quyết định định hướng phát triển của PVFC, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. * Hội đồng quản trị. Đại hội cổ đông là cơ quan cao nhất của PVFC, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề có liên quan tới mục tiêu và lợi ích của PVFC ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của ĐHĐCĐ. Hội đồng quản trị do ĐHĐCĐ bầu ra. * Ban Tổng giám đốc. Ban Tổng giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và Phó giám đốc, kế toán trưởng do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của PVFC và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của PVFC. * Ban kiểm soát. Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt Cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị của PVFC. * Khối quản lý: - Văn phòng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc và Hội đồng quản trị công ty trong việc chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động chung. Công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, lễ tân, bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị tại văn phòng, cung cấp điện nước, thực hiện công tác tạp vụ an ninh, bảo vệ, lái xe, căng tin của công ty. - Ban tổ chức nhân sự và phòng lao động tiền lương: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty trong việc quản lý và điều hành các công tác: Tổ chức nhân sự, đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tiền lương, chế độ chính sách đối với người lao động. - Ban kế hoạch: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc công ty trong công tác kế hoạch hoá và báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm và thị trường. - Ban tài chính kế toán: có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng Công ty trong công tác quản lý và triển khai công tác hạch toán kế toán, cân đối và kiểm soát nguồn vốn của Tổng Công ty. + Kiểm tra giám sát việc chấp hành các nội qui, qui chế, qui định của Tổng công ty 11 + Kiểm tra việc thực hiện qui trình nghiệp vụ và việc chấp hành các qui định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. + Báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết với giám đốc nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Tổng công ty an toàn đúng pháp luật. + Phối hợp và hỗ trợ các phòng chức năng khác trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của phòng. Ban quản trị rủi ro: Thực hiện ban hành các cơ chế chính sách và chế độ đối với các hoạt động tín dụng và đầu tư của PVFC phân tích đánh giá và dự báo rủi ro, thực hiện giám sát xây dựng và quản lý danh mục đầu tư, tín dụng trong toàn hệ thống của PVFC. *Khối hỗ trợ kinh doanh: - Ban thẩm định: Có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng Công ty trong việc xem xét và ra quyết định đối với các hồ sơ tín dụng, đầu tư. - Ban phát triển thị trường: Có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty trong việc xây dựng và quản trị dữ liệu khách hàng,xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng,nghiên cứu phát triển sản phẩm, xây dựng phát triển thương hiệu. - Trung tâm đào tạo: Có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình đào tạo theo kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng Công ty, thực hiện các dịch vụ tư vấn đào tạo cho các tổ chức và cá nhân. - Trung tâm công nghệ tài chính: Có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng Công ty trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển công nghệ phục vụ cho phát triển kinh doanh và sản phẩm dịch vụ tài chính của PVFC đảm bảo cập nhật công nghệ đáp ứng khả năng và thế mạnh cạnh tranh, đầu mối quản trị, vận hành, xây dựng và phát triển các dự án về công nghệ (bao gồm các phần mềm ứng dụng, hệ thống mạng thông tin, hệ thống an ninh bảo mật, an toàn các hệ thống trên máy tính, hệ thống máy chủ và hệ thống công nghệ khác) nhằm phục vụ các nhu cầu hoạt động và sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. * Khối kinh doanh: - Ban đầu tư: Có chức năng đầu tư dự án, đầu tư tài chính,mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. - Ban tín dụng: Có chức năng triển khai các dịch vụ tín dụng, thu xếp vốn cho các dự án cho các doanh nghiệp lớn trong và ngoài ngành Dầu khí. - Ban dịch vụ tài chính : Có chức năng cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, phát triển kinh doanh các dự án, phát triển tiềm năng, thực hiện chức năng đại lý bảo hiểm. - Ban kinh doanh tiền tệ: Có chức năng kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phát sinh, huy động vốn các tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế và các tổ chức đặc biệt khác. - Phòng giao dịch trung tâm: Có chức năng thực hiện các hoạt động cho vay các cá nhân và các tổ chức kinh, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế có thời hạn trên 12 tháng. * Chi nhánh: (gồm 10 chi nhánh) có đầy đủ các bộ phận kinh doanh như tại hội sở .Các chức năng kinh doanh tương tự với hội sở. * Công ty thành viên: (gồm 5 công ty thành viên) là các công ty chuyên ngành tài chính, bất động sản, được thành lập với mục đích thu hút thêm nguồn vốn và lao động bên ngoài, mở rộng lĩnh vực và địa bàn hoạt động, giảm tải bộ máy quản lý của PVFC, nâng cao năng lực quản lý và phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của PVFC đồng thời nâng cao tính năng động, độc lập và chuyên sâu trong hoạt động kinh doanh của PVFC 12 13 ®¹i héi ®ång cæ ®«ng KiÓm to¸n néi bé Ban kiÓm so¸t Héi ®ång qu¶n trÞ (5 ng-êi) Ban tæng gi¸m ®èc (5 ng-êi) Khèi qu¶n lý Khèi Hç trî KD Khèi kinh doanh Ban tæ chøc nh©n sù Ban thÈm ®Þnh Ban ®Çu t- Ban kÕ ho¹ch Ban tµi chÝnh kÕ to¸n Ban ph¸t triÓn thÞ tr-êng Ban tÝn dông C¸c ban Cn hå chÝ minh PVFC INV Cn Vòng tµu PVFC CAP Cn ®µ n½ng PVFC ME Cn cÇn th¬ PVFI Cn h¶i phßng FSI Ban dÞch vô tµi chÝnh Ban qu¶n Trị rñi ro Ban kinh doanh tiÒn tÖ BAN PHÁP CHẾ C¸c chi nh¸nh vp ®¹i diÖn Trung t©m ®µo t¹o Pgd tt l¸ng h¹ Cn th¨ng long Cn sµi gßn Cn nam ®Þnh V¨n phßng Trung t©m c«ng nghÖ tµi chÝnh Pgd tt Long biªn Cn thanh ho¸ Hình 1-1: Sơ đồ tổ chức của Tổ ng Công Ty Tài Chính cổ Phầ n Dầ u Khí Viê ̣t Nam CN Qu·ng ng·i 14 1.4.2. Chế đô ̣ làm viêc̣ và tin ̀ h hin ̀ h sử du ̣ng lao đô ̣ng của PVFC 1.4.2.1. Chế đô ̣ làm viê ̣c, nghỉ ngơi * Thời gian làm việc: Mọi người lao động trong công ty đều làm việc theo chế độ 8 giờ một ngày và 5 ngày trong một tuần. Trường hợp làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà người lao động là phụ nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì làm việc 7 giờ một ngày. Trong đó thời gian làm việc của các bộ phận được qui định như sau: - Người lao động làm việc tại văn phòng công ty, văn phòng các chi nhánh làm việc theo giờ hành chính. - Người lao động làm công việc bảo vệ và một số bộ phận khác trong công ty làm việc theo ca (2 hoặc 3 ca), tuỳ theo yêu cầu công việc cụ thể, thủ trưởng đơn vị bố trí sắp xếp ca làm việc cho hợp lý. - Đối với bộ phận làm việc theo chế độ khoán lương công việc, định mức lao động tuy đã làm việc đủ 8 giờ 1 ngày nhưng chưa hoàn thành công việc được giao thì có thể làm thêm giờ nhưng không vượt quá 4 giờ 1 ngày, thời gian làm thêm này không được trả lương làm thêm giờ. - Đối với lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không được bố trí làm thêm giờ, làm trên cao, làm việc ban đêm và đi công tác xa. - Khi có nhu cầu cần thiết, giám đốc công ty và thủ trưởng các đơn vị có thể huy động làm thêm giờ thì người lao động phải chấp nhận làm thêm giờ khi được yêu cầu, nhưng không quá 4 giờ 1 ngày, 200 giờ 1 năm. Trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ 1 năm. * Thời gian nghỉ ngơi: - Đối với người lao động làm việc theo ca từ 6-8 giờ liên tục thì được nghỉ giữa ca 30 phút (nếu làm ca đêm được nghỉ 45 phút) tính vào giờ làm việc. Những bộ phận do không nghỉ tập trung được thì thủ trưởng đơn vị có thể bố trí nghỉ xen kẽ trong thời gian làm việc. - Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. - Ngày nghỉ hàng tuần được qui định chung cho toàn Tổng công ty là ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần (trừ một số bộ phận lao động trực tiếp được bố trí theo ca, kíp và nghỉ luân phiên). - Do yêu cầu nhiệm vụ người lao động phải làm việc trong những ngày nghỉ, lễ tết thì được bố trí nghỉ bù, trường hợp không thể bố trí nghỉ bù được thì thanh toán tiền lương làm thêm giờ theo qui định hiện hành. - Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương theo qui định trong những ngày tết lễ sau: + Tết dương lịch 1 ngày + Ngày giỗ tổ hùng vương : 1 ngày + Tết âm lịch: 4 ngày (1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm) + Ngày giải phóng miền Nam 30-4: 1 ngày + Ngày quốc tế lao động 1-5 : 1 ngày + Ngày quốc khánh 2-9 : 1 ngày Những ngày nghỉ trên nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày sau đó. - Thời gian nghỉ hàng năm : + Mức nghỉ hàng năm: Mức 12 ngày đối với công việc bình thường; 14 ngày với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại và cực kì nguy hiểm… 15 + Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. - Nghỉ việc riêng và nghỉ không lương. + Nghỉ việc riêng có lương được áp dụng đối với một số ngày sau: Kết hôn (nghỉ 3 ngày), con kết hôn (nghỉ 1 ngày), bố mẹ (tứ thân phụ mẫu) chết hoặc vợ chồng chết, con chết được nghỉ (nghỉ 3 ngày) + Nghỉ việc riêng không hưởng lương: Người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần nghỉ không hưởng lương phải làm đơn báo cáo thủ trưởng đơn vị. Nếu xét thấy không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, thủ trưởng đơn vị có quyền giải quyết cho nghỉ không lương. Thời gian nghỉ không lương tối đa không quá 6 tháng. Quá thời hạn trên, nếu người lao động vẫn có nhu cầu xin nghỉ tiếp thì làm đơn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. 1.4.2.2. Tình hình sử du ̣ng lao đô ̣ng Số lượng lao động cuối năm 2010 là 1202 người tăng hơn so với cuối năm 2009 là 71 người. Do đòi hỏi của công viê ̣c nên cầ u về lao đô ̣ng tăng. Trong 1202 lao động thì có 20,13% cán bộ có trình độ trên Đại học; 79,89% cán bộ có trình độ Đại học; 5,74% cán bộ có trình độ Cao đẳng, Trung cấp; 0,5% công nhân kỹ thuật; 3,3% lao động phổ thông. Như vây, Tổ ng công ty có chấ t lươ ̣ng lao đô ̣ng khá tố t, có trình đô ̣ cao. Tuy nhiên, liñ h vực tài chính - tiề n tê ̣ là môt liñ h vực có nhiề u biế n đô ̣ng kho lường ngoài ho ̣c vấ n các CBCNV cầ n phải có sự nhay bén và kinh nghiê ̣m đế nắ m bắ t thông tin. Bảng thống kê chất lượng lao động năm 2010 ĐVT: Người Bảng 1-2 Năm 2009 Trình độ STT Số lượng Năm 2010 Số lượng % % 1 Trên Đại học 102 9,02 118 20,13 2 Đại học 908 80,28 969 79,89 3 Cao đẳng, Trung cấp 70 6,19 69 5,74 4 Công nhân kỹ thuật 8 0,71 6 5 Lao động phổ thông 43 Tổng 3,8 1131 100 0,5 40 3,33 1202 100 1.4.2.3. Chế độ tiền lương công ty Bảng tình hình thu nhập của công nhân viên PVFC năm 2010 Bảng 1-3 STT Chỉ tiêu 1 Lao động 2 Tổng quỹ lương 3 Tiền lương bình quân ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Người 1131 1202 Tỷ đồng 215,9 249,8 Trđ/ng-tháng 14 15,7 Về tiền lương và thu nhập: Mức lương và thu nhập khác của cán bộ công nhân viên trong Công ty căn cứ vào quỹ lương của Tổng công ty, gía cả sinh hoạt từng địa phương, hệ số lương theo qui định Nhà nước và qui chế trả phân phối thu nhập từ tiền lương của Tổng công ty. Mức thu nhập bình quân người/tháng trong đơn vị không thấp hơn 1,57 trđ/tháng tăng 1,7 trđ/tháng. Điều đó chứng 16 tỏ Tổng công ty luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho CBCNV của mình yên tâm làm việc. Nguyên tắc và tiêu chuẩn nâng bậc lương theo tiêu chuẩn và qui định của Nhà nước. 1.5. Phương hướng hoạt động của Tổng Công ty trong thời gian tới 1.5.1. Kế hoa ̣ch hoa ̣t đô ̣ng năm 2011 Bước sang năm 2011, Tổ ng công ty Tài chính cổ phầ n Dầ u Khí bắ t đầ u bước vào thực hiê ̣n kế hoa ̣ch phát triể n 5 năm 20112015 theo đinh ̣ hướng xây dựng và phát triể n PVFC trở thành mô ̣t tâ ̣p đoàn tài chính vững ma ̣nh, hoàn thiê ̣n bô ̣ máy quản lý, nâng cao năng lực điề u hành và tăng cường khả năng ca ̣nh tranh trong khu vực và quố c tế . Vì mu ̣c đích đó trong năm 2011 Tổ ng công ty đề ra các mu ̣c tiêu sau: * Triể n khai thành công phương án tái cấ u trúc PVFC để nâng cao chấ t lươ ̣ng tài sản - nguồ n vố n và hiê ̣u quả lao đô ̣ng. * Chỉ đạo triển khai các hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên phù hợp với định hướng phát triển trung và dài hạn * Tăng vố n điề u lê ̣ của Tổ ng công ty lên 8.000 tỷ đồ ng * Phấ n đấ u đa ̣t doanh thu 6.800 tỷ đồ ng, lơ ̣i nhuâ ̣n trước thuế 800 tỷ đồ ng * Nâng cao nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng, phấn đấu năm 2011 đưa số lao động lên thành 1310 người, tổng quỹ lương đạt 310 tỷ đồng và tiền lương bình quân của người lao động đạt 17,4 trđ/người- tháng * Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tiếp tục hoàn thiện chính sách khách hàng * Đẩ y ma ̣nh huy đô ̣ng vố n, quản tri ̣hiê ̣u quả nguồ n vố n của Tâ ̣p đoàn và các đơn vi ̣thành viên * Thực hiê ̣n thành công chính sách nhà ở cho CBCNV trong công ty * Đầ u tư cơ sở ha ̣ tầ ng, công nghê ̣ thông tin và hê ̣ thố ng phầ n mề m phù hơ ̣p cho các nghiê ̣p vu ̣ ngân hàng. Khai thác hiê ̣u quả phầ n mêm Corebaking * Đào ta ̣o và nâng cao kỹ năng làm viê ̣c, đẩ y ma ̣nh tinh thầ n đoàn kế t, nâng cáo ý thức phu ̣c vu ̣ và trách nhiê ̣m của mỗ i cá nhân trong Tổ ng công ty. Mô ̣t số kế hoa ̣ch cu ̣ thể của Tổ ng công ty trong năm 2011 Bảng kế hoa ̣ch năm 2011 Bảng 1-4 Chỉ tiêu Đ.vị tính Kế hoạch năm 2011 Vốn điều lệ Tỷ đồng 8.000 Doanh thu Tỷ đồng 6.800 Tổ ng chi phí Tỷ đồng 6.000 Người 1310 Tỷ đồng 310 Trđ/ng- tháng 17,4 Tổng lao động Tổng quỹ lương Thu nhập bình quân 17 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 800 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 625 % 6 Tỷ lệ chia cổ tức/VLĐ 1.5.2. Mô ̣t số giải pháp chủ yế u thực hiêṇ kế hoa ̣ch Đế đa ̣t đươ ̣c các chỉ tiêu trên, Tổ ng công ty tiế p tu ̣c nhóm giải pháp đồ ng bô ̣ năm 2010 và tâ ̣p trung thực hiê ̣n 4 giải pháp đô ̣t phá năm 2011: 1. Xử lý triê ̣t để các tài sản không sinh lời hoă ̣c lơ ̣i nhuâ ̣n không đa ̣t kỳ vo ̣ng 2.Tâ ̣p trung hoa ̣t đô ̣ng thu xế p vố n và quản lý dòng tiề n cho các đơn vi ̣trong ngành 3. Đầ u tư ma ̣nh công nghê ̣ thông tin và du ̣ng cu ̣ phân tích 4. Nâng cao kỹ năng làm viê ̣c, đẩ y ma ̣nh tinh thầ n đoàn kế t, trách nhiê ̣m cá nhân trong Tổ ng công ty. 5. Đẩ y ma ̣nh huy đô ̣ng về nguồ n vố n nhàn rỗ i của các khách hàng trong ngành, các tổ chức kinh tế 6. Tăng trưởng tín du ̣ng ở mức <25% 7. Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo Và mô ̣t số giải pháp khác… KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua tìm hiểu và nghiên cứu điều kiện kinh doanh Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí (PVFC) ta có thể rút ra đươ ̣c những cơ hô ̣i, điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cũng như những khó khăn, thách thức đố i với Tổ ng công ty Tài Chính cổ phầ n Dầ u Khí Viê ̣t Nam (PVFC). */ Thuận lợi - Là Công ty tài chính có vốn điều lệ lớn nhất trong số các Công ty tài chính đang được phép hoạt động tại Việt Nam. Tổng công ty đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp sát sao của lãnh đạo Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), sự giúp đỡ của các phòng ban Tổng công ty cùng với sự ủng hộ hợp tác có hiệu quả của các đơn vị kinh tế trong và ngoài ngành. - Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí thường xuyên nhận được sự chỉ đạo của Tổng công ty dầu khí Việt Nam và hội đồng quản trị trong hoạt động và nhất là sự hỗ trợ về vốn. - Sự ủng hộ về nhiều mặt của các đơn vị thành viên, các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần, các tổ chức tài chính khác đã tạo động lực cho sự phát triển của PVFC . - Hội đồng quản trị Tổng công ty với thành phần chuyên trách, bộ máy lãnh đạo được bổ sung và củng cố đã tạo điều kiện cho việc đưa ra những quyết định, sách lược kịp thời, phù hợp đưa các hoạt động của Tổng công ty triển khai đúng hướng. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty được đào tạo có hệ thống tại các trường đại học trong và ngoài nước, một số chuyên gia từng tham gia nhiều dự án công nghiệp lớn, phức tạp với kĩ năng quản lý rủi ro và cấu trúc nguồn vốn khác nhau… - Việt Nam hiện nay đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vì vậy những thuận lợi về nguồn vốn từ nước ngoài vào là rất lớn đây là một thuận lợi lớn cho doanh nghiệp nhận uỷ thác đầu tư như Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí. - Ngoài ra, Tổ ng công ty có tru ̣ sở chính ở trung tâm thành phố Hà Nô ̣i nên có nhiề u điề u kiê ̣n góp phầ n tăng sự hiê ̣u quả quá trình kinh doanh. 18 */ Khó khăn. - Do là thành lập trong thời gian chưa lâu nên Tổng công ty chỉ mới bước đầu tạo được hình ảnh của mình, chưa tạo dựng được uy tín và hình ảnh rõ nét trên thị trường tài chính Việt Nam nên PVFC phải đối mặt với sự cạnh tranh từ hệ thống các tổ chức tài chính , tín dụng trong nước đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về số lượng , quy mô, cơ cấu và sự hiện diện của các định chế tài chính nước ngoài - Mạng lưới hoạt động còn hạn chế, hiện nay PVFC mới có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh tại Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Cần Thơ, Hải Phòng, Thanh Hóa... Do mạng lưới mỏng nên việc tiếp cận các dự án, mở rộng đối tượng khách hàng và triển khai hoạt động của Tổng công ty tại địa bàn khác chưa thuận lợi. - Tổng công ty cũng chịu những ràng buộc chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước về các hình thức điều kiện phạm vi thời hạn huy động vốn… đã cản trở khả năng huy động vốn của công ty. - Nguồn nhân lực chưa được phát triển: Nguồn nhân lực của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dâù khí là tương đối trẻ với nòng cốt là hơn 90% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, một vốn quý giá của công ty tài chính nhưng chưa được chú trọng phát triển thường xuyên. Mặt khác, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí có trình độ chuyên môn, nhưng còn thiếu kinh nghiệm về tổ chức, kinh doanh của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí và các đơn vị thành viên, đặc tính công nghệ của dự án đầu tư phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu loại hình nghiệp vụ mới. - Khi Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p WTO thì sẽ có rấ t nhiề u các tâ ̣p đoàn tài chính ma ̣nh trên thế giới đầ u tư vào Viê ̣t Nam với nguồ n vố n khổ ng lồ , điề u này có thể làm su ̣p đổ các trung tâm tài chính ở Viê ̣t Nam nế u có nguồ n lực tài chính không ổ n đinh ̣ và ma ̣nh me.̃ Vì vâ ̣y, ta ̣o ra thách thức cho Tổ ng công ty. Những khó khăn hiện tại cùng với yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động kinh doanh cũng là thách thức lớn đối với Tổng công ty. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân viên phải đoàn kết, nỗ lực và phấn đấu hết mình để thực hiện có mục tiêu đã đạt ra. Đồng thời Tổng công ty cũng cần tận dụng tốt nhất những thuận lợi sẵn có để khắc phục những khó khăn này, để tổng công ty có thể tạo ra những hoạt động kinh doanh ổn định và ngày càng phát triển. Để làm được điều đó, Tổng công ty không chỉ cần sự nỗ lực của Ban lãnh đạo, và cần sự nỗ lực của từng nhân viên trong Tổng công ty cùng nhau chung sức để xây dựng PVFC ngày càng vững ma ̣nh và phát triể n. Những nô ̣i dung em vừa phân tích ở trên chỉ cho biế t quá trình hình thành và phát triể n, chức năng, nhiê ̣m vu ̣, liñ h vực kinh doanh của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí cũng như những điề u kiê ̣n về điề u kiê ̣n tự nhiên, điề u kiê ̣n xã hô ̣i ảnh hưởng tới sự phát triể n cũng như quả trình kinh doanh của tổ ng công ty. Còn quá trình hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí ( PVFC) năm 2010 sẽ đươ ̣c đi sâu phân tích ở chương 2 “ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) Năm 2010” của cuố n đồ án. 19 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) NĂM 2010 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan