Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao tại huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tr...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao tại huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre

.PDF
91
272
59

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. NGUYỄN HỮU TÂM NGUYỄN THỊ THANH THỦY Mã số SV: 4097983 Lớp: Kinh tế TN-MT khóa 35 CẦN THƠ – 2013 Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao LỜI CẢM TẠ  Để hoàn thành được bài luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Hữu Tâm đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành bài luận văn này. Cảm ơn Phòng Nông nghiệp huyện Mỏ Cày Nam, các cán bộ trong hội Nông dân ở các xã An Thạnh, Ngãi Đăng, Thành Thới A, Thành Thới B, Tân Hội và Định Thủy đã hỗ trợ em trong quá trình thu thập số liệu sơ cấp cũng như số liệu thứ cấp xoay quanh đề tài nghiên cứu. Cảm ơn các cô bác nông dân tại huyện Mỏ Cày Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho em những thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành trọn vẹn đề tài tốt nghiệp Xin cảm ơn các bạn trong nhóm thực hiện đề tài cây ca cao tại Bến Tre đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu sơ cấp. Cảm ơn ba, mẹ và những người đã ủng hộ về mặt tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh dồi dào sức khỏe, kính chúc các nông hộ tại Mỏ Cày Nam một năm làm ăn thắng lợi. Ngày …. tháng …. năm 2103 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Thủy GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm i SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Thủy GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm ii SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ................................................................................................................................. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ................................................................................................................................. ……………………………………………………………………………………. Ngày …. tháng …. năm 2013 Thủ trưởng đơn vị GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm iii SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Họ và tên người nhận xét:………………………………Học vị:……………..  Chuyên ngành:…………………………………………………………………  Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn  Cơ quan công tác: ……………………………………………………………  Tên sinh viên: ……………………………………MSSV……………………  Lớp: ……………………………………………………………………………  Tên đề tài: ……………………………………………………………………  Cơ sở đào tạo: ………………………………………………………………… NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………………………………….. 2. Hình thức trình bày: …………………………………………………………………………………….. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ……………………………………………………………………………………. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………….. 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) …………………………………………………………………………………… ……... .................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: …………………………………………………………………………………….. 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) …………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm iv SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Họ và tên người nhận xét:…………………………………Học vị:…………  Chuyên ngành:……………………………………………………………….  Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện  Cơ quan công tác: ……………………………………………………………  Tên sinh viên: …………………………………………MSSV………………  Lớp: …………………………………………………………………………..  Tên đề tài: …………………………………………………………………….  Cơ sở đào tạo: ………………………………………………………………... NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………………………………… 2. Hình thức trình bày: ……………………………………………………………………………………. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ……………………………………………………………………………………. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác: ……………………………………………………………………………………. 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) …………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm v SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 .......................................................................................................1 GIỚI THIỆU .....................................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..........................................................................2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................................2 1.4.1. Không gian............................................................................................2 1.4.2. Thời gian...............................................................................................3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...........................................................................3 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................6 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................6 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................6 2.1.1. Tìm hiểu về cây ca cao ..........................................................................6 2.1.2. Nông hộ.................................................................................................7 2.1.3. Hiệu quả sản xuất ..................................................................................8 2.1.4. Tiêu chuẩn.............................................................................................9 2.1.5. Tiêu chuẩn UTZ ..................................................................................10 2.1.6. Tiêu chuẩn hữu cơ ...............................................................................12 2.1.7. Hàm sản xuất Cobb – Douglas.............................................................15 2.1.8. Một số phương pháp khác sử dụng trong đề tài....................................16 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................19 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ....................................................19 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................19 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................20 CHƯƠNG 3 .....................................................................................................21 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE ....................21 3.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MỎ CÀY NAM ............................................21 GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm vi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................21 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................23 3.2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO (giai đoạn 2010 – 2012) ............................................................................................28 3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên cả nước...............................28 3.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao tại Bến Tre.................................31 CHƯƠNG 4 .....................................................................................................34 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE ...................................................34 4.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CA CAO CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM.................................................................................34 4.1.1. Mô tả bộ số liệu điều tra ......................................................................34 4.1.2. Xem xét doanh thu và chi phí trong quá trình sản xuất ca cao của nông hộ .................................................................................................................44 4.1.3. Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của nông hộ thông qua các chỉ số tài chính .................................................................................................................47 4.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CA CAO CỦA NÔNG HỘ..................................................................49 4.2.1. Các kiểm định cần thiết .......................................................................49 4.2.2. Kết quả hồi quy ...................................................................................51 4.2.3. Phân tích tác động của các yếu tố nghiên cứu trong mô hình hồi quy đến hiệu quả quả sản xuất ca cao của nông hộ..........................................................52 4.3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CA CAO TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......53 4.3.1. Kênh phân phối ...................................................................................53 4.3.2. Tình hình tiêu thụ ca cao của nông hộ .................................................54 4.4. NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN, CƠ HỘI – THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CA CAO TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM ..........................................................................................................................57 4.4.1. Thuận lợi.............................................................................................57 4.4.2. Khó khăn.............................................................................................57 4.4.3. Cơ hội .................................................................................................58 4.4.4. Thách thức ..........................................................................................59 GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm vii SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao CHƯƠNG 5 .....................................................................................................61 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE ...........................................61 5.1. ĐỐI VỚI NÔNG HỘ TRỒNG CA CAO.................................................61 5.2. ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ............................................62 CHƯƠNG 6 .....................................................................................................63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 63 6.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 63 6.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 66 PHỤ LỤC........................................................................................................ 67 BẢNG CÂU HỎI NÔNG HỘ ........................................................................ 72 GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm viii SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang ------------------------------------------------------------------------------Bảng 1: Một số yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận.......................................... 14 Bảng 2: Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng các hệ số xem xét trong mô hình... 15 Bảng 3: Số mẫu điều tra nông hộ sản xuất ca cao tại Mỏ Cày Nam .................. 20 Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mỏ Cày Nam tính đến 31/12/2012 . 24 Bảng 5: Diện tích, dân số và mật độ dân cư của huyện Mỏ Cày Nam .............. 25 Bảng 6: Tổng số trẻ sinh ra tại huyện Mỏ Cày Nam (giai đoạn 2010 – 2012) ... 26 Bảng 7: Diện tích ca cao trồng xen ở Bến Tre phân theo huyện (2010 – 2012) 31 Bảng 8: Diện tích, sản lượng ca cao tại Mỏ Cày Nam (giai đoạn 2010 – 2012). 32 Bảng 9: Đặc điểm của nông hộ điều tra ............................................................ 34 Bảng 10: Diện tích, mật độ và tuổi ca cao......................................................... 35 Bảng 11: Các giống ca cao phổ biến tại Mỏ Cày Nam ...................................... 36 Bảng 12: Tổng hợp lý do trồng ca cao của nông hộ .......................................... 38 Bảng 13: Khó khăn của nông hộ trong sản xuất ca cao ..................................... 39 Bảng 14: Tổng hợp tình hình sâu bệnh trên cây ca cao ..................................... 40 Bảng 15: Nguồn kinh nghiệm trồng ca cao của nông hộ ................................... 42 Bảng 16: Đối tượng tập huấn cho nông hộ........................................................ 42 Bảng 17: Tổng hợp chi phí đầu tư ban đầu cho một công ca cao....................... 44 Bảng 18: Tổng hợp các khoản chi phí trong quá trình sản xuất ca cao tại Mỏ Cày Nam, 2012 ....................................................................................................... 45 Bảng 19: Doanh thu trung bình trên một công ca cao tại Mỏ Cày Nam năm 2012 ......................................................................................................................... 46 Bảng 20: Tổng hợp chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ ca cao của nông hộ năm 2012. ............................................................................................................... 47 Bảng 21: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ...................................................... 50 Bảng 22: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao.............. 51 Bảng 23: Lý do chọn nơi bán ca cao của nông hộ ............................................. 56 Bảng 24: Phân tích ma trận SWOT................................................................... 60 GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm ix SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao DANH MỤC HÌNH Trang ------------------------------------------------------------------------------Hình 1: Diện tích ca cao trồng chuyên canh và xen canh trên cả nước năm 2011.. ......................................................................................................................... 29 Hình 2: Tình hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ của nông hộ .................... 43 Hình 3: Mức độ đóng góp của ca cao vào tổng thu nhập nông hộ ..................... 48 Hình 4: Sơ đồ kênh phân phối ca cao tại Mỏ Cày Nam..................................... 53 Hình 5: Cách thức bán ca cao của nông hộ ....................................................... 55 GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm x SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ------------------------------------------------------------------------------BVTV Bảo vệ thực vật CP Chi phí DT Doanh thu TN Thu nhập LN Lợi nhuận LĐ Lao động UTZ Tiêu chuẩn Quốc tế chứng nhận sản xuất tốt GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm xi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Ca cao là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hạt ca cao được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp thực phẩm. Những sản phẩm chế biến từ ca cao như sô-cô-la, rượu, bột ca cao, bơ… được người tiêu dùng trên khắp thế giới ưa chuộng. Cây ca cao Việt Nam trước đây chỉ được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và bị phá bỏ trong khoảng thập niên 80-90 vì không có thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên hơn 10 năm nay, mô hình trồng ca cao lại bắt đầu được nhân rộng ở các tỉnh phía Nam. Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn ở khu vực phía Nam, tập trung chủ yếu ở 4 huyện là Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2012, tổng diện tích ca cao của 4 huyện này gần 7.000 hecta. Đây cũng là tỉnh nhận được nhiều dự án hỗ trợ để triển khai mô hình trồng ca cao xen dừa trên diện rộng. Cụ thể: năm 2004, dự án trồng ca cao dưới chân vườn dừa với sự phối hợp giữa tổ chức phi chính phủ Successalliance (Mỹ) và trường Đại học Nông lâm TP.HCM đã thu hút gần 1.200 hộ dân ở Bến Tre tham gia trồng thứ nghiệm; Chương trình ca cao hữu cơ do tổ chức HELVETAS (Thụy Sĩ) hỗ trợ ở Bến Tre năm 2009 nhằm mục tiêu nâng cao đời sống cộng đồng nông thôn. Sau đó, tổ chức này tiếp tục ký một thỏa thuận mới với tỉnh Bến Tre nhằm phát triển Ca cao chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ (2010 – 2014) tại 4 huyện trên. Trong khi dừa ở Bến tre rơi vào cảnh rớt giá, tồn đọng thì việc nhân rộng mô hình trồng ca cao đã giúp các nông hộ nơi đây có hướng đi mới trong tương lai. Mỏ Cày Nam - một trong những huyện ở Bến Tre đã hình thành được hệ thống trồng, thu mua sơ chế từ năm 2003 và hướng tới mô hình sản xuất ca cao giống và bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, việc trồng ca cao của các nông hộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, người dân vẫn còn mua cây giống sản xuất trôi nổi…. Trung bình một cây ca cao 5 năm tuổi sẽ cho khoảng 50 trái mỗi năm nhưng sản lượng thực mà hộ sản xuất đạt được khi thu hoạch chỉ đạt khoảng phân nửa so với dự kiến ban đầu. Hơn nữa, đầu ra GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm 1 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao cho trái ca cao vẫn chưa được ổn định nên người dân vẫn còn e dè khi mở rộng diện tích. Lợi ích mà cây ca cao mang lại là rất lớn nhưng liệu rằng người dân ở huyện Mỏ Cày Nam đã sản xuất và tiêu thụ một cách có hiệu quả? Với lý do trên nên em quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là: “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Mỏ Cày Nam” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở Huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà các nông hộ gặp phải trong quá trình sản xuất từ đó đưa ra giải pháp thích hợp để thúc đẩy mô hình sản xuất ca cao ở huyện Mỏ Cày Nam phát triển theo hướng bền vững. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Phân tích kết quả sản xuất và tiêu thụ ca cao của nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao của nông hộ tại huyện Mỏ Cày Nam. - Phân tích những thuận lợi - khó khăn, cơ hội – thách thức trong quá trình sản xuất ca cao của nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao tại huyện Mỏ Cày Nam. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. - Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao tại huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre như thế nào? - Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến năng suất ca cao tại địa bàn nghiên cứu? - Nông hộ gặp thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình sản xuất ca cao? - Có giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao tại huyện Mỏ Cày Nam? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian. Đề tài được thực hiện tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm 2 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao 1.4.2. Thời gian. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2013 đến tháng 04/2013. Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài từ năm 2010 – 2012. Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: từ tháng 03/2013 đến tháng 04/2013 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tham khảo bài viết từ một số đề tài sau: (1) Đỗ Văn Xê và Đặng Thị Kim Phượng (2011). “So sánh hiệu quả sản xuất giữa hai mô hình độc canh lúa ba vụ và lúa luân canh với màu tại huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang”. Đề tài sử dụng phương pháp thông kê mô tả, phân tích chi phí – lợi ích, phân tích hồi quy tương quan, kiểm định trung bình hai mẫu phụ thuộc để so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất. Các khoản mục chi phí sản xuất mà bài nghiên cứu tính đến gồm có: chi phí chuẩn bị đất, giống, nông dược, phân bón, chi phí chăm sóc, thu hoạch và chi phí lao động gia đình (ngày công). Các chỉ tiêu so sánh hiệu quả sản xuất được sử dụng là thu nhập/chi phí và lợi nhuận/thu nhập. Kết quả cho thấy nông hộ áp dụng mô hình hai lúa một màu sẽ cho hiệu quả lao động, hiệu quả vốn, kinh tế cao hơn so với mô hình lúa ba vụ. Nếu canh tác theo mô hình lúa màu giúp nông dân có thu nhập cao hơn và cải thiện độ phì nhiêu đất, biểu hiện qua năng suất lúa sau vụ trồng màu tăng lên. Chi phí vốn đầu tư cho sản xuất vụ màu cao hơn vụ lúa. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình lúa ba vụ là nông dược, chăm sóc và thu hoạch. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình lúa - màu là: giống, nông dược và phân bón. (2) Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, Võ Thanh Dũng, Nguyễn Công Toàn, Phạm Khải Bửu, Nguyễn Thị Thu An và Nguyễn Thị Kim Thoa (2011). “Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng tơ xơ dừa nhằm tạo việc làm và cải thiện thu nhập người nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài tập trung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng tơ xơ dừa và xác định các cản trở, cơ hội cho việc phát triển chuỗi giá trị; phân tích tham gia của lao động vào chuỗi ngành GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm 3 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao hàng tơ xơ dừa. Các phương pháp chủ yếu mà đề tài sử dụng gồm thống kê mô tả, phân tích chuỗi, phân tích SWOT và phân tích lợi ích chi phí để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Vùng nghiên cứu được chọn là 3 tỉnh có diện tích trồng dừa nhiều nhất gồm Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 112 quan sát mẫu là tác nhân ngành hàng. Các tác nhân trong chuỗi gồm có: người cung cấp dừa, thương lái dừa, người se chỉ, cơ sở đánh tơ, cơ sở dệt lưới tơ xơ dừa và công ty xuất khẩu. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tơ xơ dừa dựa vào 3 kênh thị trường chủ yếu: Kênh 1: Cơ sở đánh tơ → Người se chỉ → Cơ sở TXD → Công ty Xuất khẩu Kênh 2: Cơ sở đánh tơ → Người se chỉ → Cơ sở dệt lưới → Công ty Xuất khẩu Kênh 3: Cơ sở đánh tơ → Công ty Xuất khẩu. Kết quả phân tích giá trị gia tăng và lợi nhuận chuỗi cho thấy nếu phân phối theo kênh 1, người se chỉ tạo ra giá trị gia tăng cao nhất và cũng nhận được lợi nhuận cao nhất, (chiếm 58,9% lợi nhuận của chuỗi. Đối với việc phân phối theo kênh 2,công ty xuất khẩu nhận được phân phối lợi nhuận cao nhất (chiếm 33,4% lợi nhuận của chuỗi). Nếu phân phối theo kênh 3, cơ sở đánh tơ được phân phối một lượng lớn lợi nhuận của chuỗi, chiếm 93,8% và một lượng nhỏ được phân phối cho công ty xuất khẩu (6,2%). Tóm lại, kênh 2 là kênh tạo ra giá trị gia tăng cao nhất do mặt hàng lưới tơ xơ dừa và cũng là kênh tạo ra lợi nhuận cao nhất. Kết quả phân tích tham gia lao động vào chuỗi giá trị tơ xơ dừa cho thấy người se chỉ có giá trị lao động cao nhất (giá trị này chủ yếu là chi phí cơ hội của lao động trong việc se chỉ). Kết quả phân tích chuỗi giá trị tơ xơ dừa đối với việc làm và thu nhập của người nghèo cho thấy người se chỉ nhận được tỷ trọng giá trị gia tăng và lợi nhuận khá cao trong chuỗi nhưng vẫn nghèo và gặp nhiều khó khăn trong nghề se chỉ cũng như trong đời sống. Từ những kết quả trên, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng tơ xơ dừa và nâng cao khả năng tham gia của người nghèo vào chuỗi giá trị. (3) Lê Công Định (2010). “Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình trồng ca cao, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân tích lợi ích chi phí để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây ca GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm 4 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao cao tại địa bàn nghiên cứu. Vùng nghiên cứu được chọn gồm 5 xã của huyện Mỏ Cày Nam gồm: Đa Phước Hội, Định Thủy, An Thạnh, An Thới, Phước Hiệp với cỡ mẫu là 40. Kết quả nghiên cứu cho thấy với chi phí bỏ ra khoảng 700 ngàn đồng/công, lợi nhuận bình quân mà nông hộ đạt được là trên 300 ngàn đồng/công. Tuy nhiên, vẫn có hộ sản xuất đạt lợi nhuận rất cao, trên 1 triệu đồng/công nhờ trồng theo mô hình. Bên cạnh đó, vẫn có hộ bị lỗ nếu tính công lao động gia đình là một phần chi phí. Mức lỗ thấp nhất mà bài nghiên cứu tính được là trên 200 ngàn đồng/công. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ này chăm sóc và bón phân không hợp lí dẫn đến năng suất ca cao bị sụt giảm. Phân tích bằng hồi quy, tác giả xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến sản lượng ca cao trong bài nghiên cứu gồm có: chi phí chăm sóc, chi phí phân bón, chi phí thuốc và chi phí khấu hao. Sau khi đi sâu phân tích, đề tài còn đưa ra giải pháp nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng đầu ra cho trái ca cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm 5 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Tìm hiểu về cây ca cao. Cây ca cao có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ và Mexico. Cây ưa bóng râm, thích hợp với những vùng có nhiệt độ trung bình từ 25 – 280C, độ ẩm trung bình 85%. Ca cao có thể chịu ngập nhưng không chịu úng; có thể chịu hạn đến 3 tháng, chịu được nước mặn ở mức 0,4‰ dưới ao mương nhưng không được tưới trên gốc sẽ làm giảm sức sống. Hầu hết các nước nhiệt đới đều có thể trồng loại cây này xen dưới tán cây khác. Theo Tổ chức ca cao Quốc Tế ICCO, Tây Phi là khu vực sản xuất nhiều cacao nhất thế giới với sản lượng chiếm khoảng 68% tổng sản lượng toàn cầu, chủ yếu là Bờ Biển Ngà và Ghana. Châu Á và khu vực Thái Bình Dương sản xuất khoảng 15,5% với nước sản xuất nhiều nhất là Indonesia và Papua New Guinea. Khu vực Nam Mỹ với đại diện chủ yếu là Ecuador và Braxin, sản xuất xấp xỉ 14,4%. Tuổi thọ tối đa của cây ca cao là 40 năm. Thông thường ca cao trồng sau 2 – 2,5 năm sẽ cho trái. Thời gian thu hoạch ca cao chủ yếu vào tháng 11 – 12 và tháng 03 – 04 hàng năm. Tuy nhiên, nếu các vườn trồng đủ nước tưới vào mùa khô thì có thể hái trái quanh năm. Do trái ca cao chín không đồng loạt nên để đạt chất lượng ca cao hạt tốt nhất, mỗi vụ thu hoạch phải chia làm nhiều đợt hát trái (mỗi đợt cách nhau 7 – 10 ngày và không để quá 10 ngày; thời kỳ quả chín rộ thì có thể rút ngắn còn 05 – 06 ngày). Chỉ có thể thu hoạch ca cao khi vỏ trái đã chuyển sang màu vàng hoặc đỏ cam (tùy giống). Nhưng dấu hiệu dễ nhận biết nhất là khi các rãnh trên quả đã chuyển sang màu vàng cam. Không thu hoạch lúc quả chưa chín hoặc quá chín vì chất lượng hạt sẽ bị sụt giảm. Ủ hay lên men ca cao là khoảng thời gian lấy hạt ra khỏi trái, dồn đống để các vi sinh vật phát triển. Ca cao sau khi thu hoạch phải tách lấy hạt và thực hiện quy trình lên men trước 24h. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, các phản ứng sinh hóa trong hạt diễn ra mãnh liệt để tạo ra tiền chất cho hương vị sô-cô-la. Sự lên men bắt đầu khi nấm men phát triển trong lớp cơm bao quanh hạt. Nấm men chuyển hoá đường trong lớp cơm hạt thành rượu. Giai đoạn tiếp theo là vi khuẩn GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm 6 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao oxy hoá rượu thành axit acetic và chuyển hoá tiếp tục đến cuối cùng là H2O và CO2. Lớp cơm hạt bắt đầu rữa và chảy nước vào ngày thứ 2 sau khi lên men. Nhiệt độ khối hạt tăng nhanh trong quá trình ủ lên men. Nhiệt độ khối ủ tăng lên 40 – 450C sau khi ủ 48 giờ. Đảo trộn hạt sẽ làm tăng độ thông thoáng giúp vi khuẩn háo khí lên men hoạt động mạnh. Vào ngày thứ 2 sau khi ủ, nhiệt độ cao và axít acetic làm các tế hạt bị chết. Các phương pháp ủ lên men thường được nông hộ sử dụng là: ủ đống, ủ lên men trong thùng, trong thúng, giỏ hoặc khay. + Ủ đống: sau khi tách, hạt ca cao được đổ thành đống hình nón trên lớp lá chuối được xếp tròn trên mặt đất. Bên dưới một lớp lá chuối kê các cành cây để tạo độ thoáng và giúp dịch nhầy chảy ra dễ dàng. Các lá chuối sẽ được cuộn lên để bao kín khối hạt nhằm giữ hơi nóng trong suốt quá trình ủ. Đống hạt có thể từ 25 - 2500 kg hạt tươi. Hai hoặc ba ngày sau khi ủ phải được đảo trộn đều và giữ kín bằng lá chuối cho đến khi quy trình hoàn tất. Tuỳ theo nhiệt không khí bên ngoài mà thời gian ủ kéo dài 5 đến 7 ngày. + Ủ trong thúng: lót lá chuối xung quanh thúng tre, đổ đầy hạt và đậy thúng lại bằng lá chuối. Hai ngày sau khi ủ trộn đều hạt bằng cách đổ từ thúng này sang thúng khác. Kích thước thúng tuỳ theo khối lượng hạt để có thể chứa từ 10 - 150 kg hạt ca cao tươi. Thời gian ủ từ 5 - 7 ngày. + Ủ thùng: ca cao được chứa trong thùng gỗ có đục lỗ ở đáy. Kích thước chiều dài và chiều rộng của thùng có thể thay đổi tùy theo lượng hạt nhưng chiều cao khối hạt không nên vượt quá 50 cm. đảo trộn hạt sau hai ngày ủ. Thời gian ủ từ 5 - 7 ngày. + Ủ khay: khay gỗ có kích thước 1,2 m x 0,9 m x 0,13 m. lót đáy bằng vạt tre cho dễ thoát nước. Ca cao đổ vào khay một lớp dày 10 cm. Chồng các khay lên với nhau sau đó dùng vải, bao bì trùm kín lại để giữ nhiệt. Không đảo trộn hạt khi ủ. Thời gian ủ kéo dài 3 đến 4 ngày (ngắn hơn các phương pháp khác). 2.1.2. Nông hộ. Nông hộ (hay hộ nông dân) là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp. Các thành viên có tài sản chung, cùng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số hoạt động sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định và là chủ thể trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm 7 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao 2.1.3. Hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất là một phạm trù khoa học của kinh tế học nói chung. Nó là mục tiêu mà tất cả các hộ/các doanh nghiệp sản xuất đều hướng tới với mục đích rằng họ sẽ thu được lợi nhuận cao, sẽ mở rộng được doanh nghiệp, sẽ chiếm lĩnh được thị trường và muốn nâng cao uy tín của họ trên thương trường. Hiệu quả sản xuất sử dụng cả hai chỉ tiêu là doanh thu (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá. Chi phí đầu vào càng nhỏ, đầu ra càng lớn, càng chất lượng thì chứng tỏ việc sản xuất càng có hiệu quả. Cả 2 chỉ tiêu doanh thu và chi phí để có thể đo bằng thước đo hiện vật và thước đo giá trị. Chi phí: là tổng nguồn lực (thường được qui đổi ra tiền) để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Có 2 loại chi phí: chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định: là các khoản chi phí không thay đổi. Đây là loại chi phí mà các hộ/các doanh nghiệp phải chi trả dù hoạt động sản xuất có diễn ra hay không. Loại chi phí này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số. Ví dụ: tiền thuê nhà xưởng, thuê tài sản, thuê đất sản xuất, chi trả lãi vay…. Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số. Ví dụ: tiền thuê lao động, giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí hành chính…. Chi phí biến đổi + Chi phí cố định = Tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng hay sụt giảm của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định vẫn không đổi. Tổng doanh thu: là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp/hộ gia đình tính trên một đơn vị diện tích. Doanh thu = Giá bán * Sản lượng Thu nhập: là khoản tiền mà nông hộ còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí (chưa tính đến công lao động nhà) Lợi nhuận: là khoản tiền mà nông hộ còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí (bao gồm cả công lao động nhà) Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí GVHD: ThS.Nguyễn Hữu Tâm 8 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan