Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện giồng trôm, tỉnh bến tre

.PDF
107
316
81

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRI KINH DOANH ----------------    ---------------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO Ở HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE Giáo viên hướng dẫn: Ths. NGUYỄN HỮU TÂM Sinh viên thực hiện: ĐỔ VĂN HỚN MSSV: 4095237 Lớp: Kinh tế TN-MT-Khóa 35 Cần Thơ - 2013 LỜI CẢM TẠ -------------------------------------------------------Qua 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã tiếp thu được những kiến thức quý báo và bổ ích nhờ sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình của Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ và đặc biệt là nhờ sự chỉ dạy của các Quý Thầy Cô khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy Cô đã hướng dận tận tình trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Hữu Tâm cũng như các Quý Thầy Cô của khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn nhiệt tình trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài luận văn của mình. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Cô, Chú, Anh, Chị Ủy Ban Nhân Dân, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến Ngư, Hội Nông Dân, Phòng Thống Kê huyện Giồng Trôm đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ tận tình trong thời gian tôi thực hiện luận văn tại địa bàn huyện. Cuối cùng, tôi xin cám ơn tất cả các tổ trưởng câu lạc bộ ca cao cùng tất cả các Cô Bác nông dân của các ấp, xã thuộc huyện Giồng Trôm đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp thông tin để tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Thay lời cảm tạ, kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt. Kính chúc các Cô Bác nông dân vụ mùa bội thu. Ngày …. tháng .... năm 2013 Sinh viên thực hiện Đổ Văn Hớn i LỜI CAM ĐOAN ---------------------------------------------------------------Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm 2013 Sinh viên thực hiện Đổ Văn Hớn ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN --------------------------------------------------------------------------Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Tâm Học vị: Thạc sĩ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp, Kế toán Cơ quan công tác: Trường Đại học Cần Thơ Sinh viên thực hiện: Đổ Văn Hớn Mã số sinh viên: 4095237 Chuyên ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường Tên đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………………………………….. 2. Về hình thức: …………………………………………………………………………………….. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: …………………………………………………………………………………….. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: …………………………………………………………………………………….. 5. Nội dung và các kết quả đạt được: …………………………………………………………………………………….. 6. Các nhận xét khác: …………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày …. tháng ….. năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Hữu Tâm iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...........................................................................…1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................…1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................…2 1.2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................…2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................…2 1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................…2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................…3 1.4.1. Không gian......................................................................................…3 1.4.2. Thời gian.........................................................................................…3 1.4.3. Phạm vi về nội dung .......................................................................…3 1.4.4 Đối tượng nghiên cứu......................................................................…3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................…3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................................5 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................5 2.1.1 Lý thuyết nông hộ...............................................................................5 2.1.2 Lý thuyết hiệu quả sản xuất ..............................................................5 2.1.3 Lý thuyết phát triển bền vững ...........................................................7 2.1.4 Một số khái niệm khác .......................................................................8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................9 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu................................................9 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................10 2.2.3. Một số phương pháp sử dụng trong đề tài ......................................10 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................13 2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................14 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GiỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE.. ..........................................................................................................................16 3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................16 v 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................16 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................17 3.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY CA CAO ...........................................................21 3.2.1 Đặc điểm thực vật học .................................................................... ..21 3.2.2 Đặc điểm sinh lý sinh thái .............................................................. ..23 3.2.3 Quy trình trồng .............................................................................. ..25 3.2.4 Quy trình chăm sóc cây ca cao .........................................................26 3.2.5 Một số loại bệnh trên cây ca cao và phương pháp phòng ngừa ......28 3.2.6 Thu hoạch và sơ chế ..........................................................................30 3.2.7 Tính thời vụ và giá trị kinh tế của cây ca cao ............................... ..31 3.2.8 Ca cao đạt chuẩn UTZ ................................................................... ..32 3.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CA CAO Ở HUYỆN MỎ GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2010 – 2012. ....................................................................................................................... ...36 3.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới và Việt Nam ...36 3.3.2. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2012........................................................44 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO Ở HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE...................................................47 4.1 Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ...........................................................47 4.1.1. Thực trạng sản xuất ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ...47 4.1.2 Phân tích các loại chi phí sản xuất ca cao ........................................57 4.1.3 Doanh thu và lợi nhuận.....................................................................59 4.1.4 Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.. ............................................................................60 4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE........................61 4.2.1. Kiểm định mô hình...........................................................................61 4.2.2. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình .................................63 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CA CAO Ở HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE .................................................................................66 4.3.1 Phân tích các kênh tiêu thụ ca cao....................................................66 vi 4.3.2 Lý do chọn đối tượng mua ca cao của nông hộ ................................67 4.3.3 Phương tiện sử dụng bán ca cao của nông hộ ..................................68 4.3.4 Sơ đồ kênh phân phối ca cao ............................................................69 4.3.4 Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất và tiêu thụ ca cao tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. .............................................................. …72 4.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO Ở HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE ...........75 4.4.1 Thuận lợi............................................................................................75 4.4.2 Khó khăn ...........................................................................................75 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO Ở HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE .....................77 5.1. VỀ PHÍA HỘ SẢN XUẤT .......................................................................77 5.1.1 Nâng cao kỹ thuật chăm sóc ca cao .................................................77 5.1.2 Giải pháp vốn....................................................................................78 5.2 VỀ PHÍA ĐỐI TƯỢNG THU MUA.........................................................78 5.3 VỀ PHÍA CƠ QUAN BAN NGÀNH HUYỆN XÃ...................................78 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................81 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................81 6.2 KIẾN NGHỊ...............................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................83 PHỤ LỤC 1......................................................................................................84 PHỤ LỤC 2......................................................................................................85 vii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Mô tả địa bàn nghiên cứu..................................................................10 Bảng 2: Kỳ vọng dấu các hệ số của mô hình hàm năng suất.........................12 Bảng 3. Một số yêu cầu về ba tiêu chuẩn chứng nhận...................................34 Bảng 4: Tình hình sản xuất hạt ca cao trên thế giới ......................................38 Bảng 5: Sản lượng nhập khẩu ca cao trên thế giới ........................................39 Bảng 6: Sản lượng ca cao nhập khẩu của 10 quốc gia hàng đầu trên thế giới năm 2008 .........................................................................................................40 Bảng 7: Diện tích và sản lượng ca cao huyện Giồng Trôm từ năm 2010 đến 2012 ..................................................................................................................45 Bảng 8: Thông tin chung về nông hộ sản xuất ...............................................47 Bảng 9: Trình độ văn hóa của người dân.......................................................48 Bảng 10: Đặc điểm sản xuất của nông hộ điều tra.........................................49 Bảng 11: Lý do trồng ca cao của nông hộ ......................................................50 Bảng 12: Các loại giống ca cao được nông hộ chọn trồng .............................52 Bảng 13: Một số bệnh thường gặp trên ca cao...............................................54 Bảng 14: Chi phí đầu tư ban đầu cho 1 công đất trồng ca cao......................57 Bảng 15: Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất ca cao năm 2012 tại huyện Giồng Trôm .....................................................................................................58 Bảng 16: Doanh thu trung bình từ ca cao năm 2012 tại huyện Giồng Trôm... .........................................................................................................................59 Bảng 17: Các chỉ số tài chính về hiệu quả sản xuất ca cao năm 2012 tại huyện Giồng Trôm ..........................................................................................60 Bảng 18: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................................62 Bảng 19: Bảng giá trị (ρ) và tự tương quan ...................................................63 Bảng 20: Kết quả chạy hồi quy nhân tố ảnh hưởng năng suất ca cao ..........64 Bảng 21: Lý do chọn đối tượng thu mua của nông hộ...................................67 Bảng 22: Phương thức liên hệ bán ca cao ......................................................68 Bảng 23: Phân tích swot về sản xuất và tiêu thụ ca cao của nông hộ...........74 viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1. Diện tích ca cao Việt Nam từ năm 2005 đến 2012 ............................41 Hình 2: Trình độ văn hóa của nông hộ...........................................................49 Hình 3: Tiêu chuẩn trồng ca cao của nông hộ................................................51 Hình 4: Số nông hộ tham gia tập huấn kỹ thuật ............................................54 Hình 5: Một số loại bệnh thường gặp trên cây ca cao ở huyện Giồng Trôm... ..........................................................................................................................56 Hình 6: Đối tượng thu mua ca cao chủ yếu của nông hộ ...............................67 Hình 7: Phương tiện chuyên chở ca cao của nông hộ ....................................69 Hình 8: Sơ đồ kênh phân phối ca cao năm 2012 ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ............................................................................................................67 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC ---------------------------------------------------------------- UTZ Tiêu chuẩn Quốc tế chứng nhận sản xuất tốt LN Lợi nhuận CP Chi phí DT Doanh thu TN Thu nhập ICCO Tổ chức ca cao quốc tế CLB Câu lạc bộ BVTV Bảo vệ thực vật WB Ngân hàng thế giới UBND Ủy Ban Nhân dân x Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong những năm qua diện tích trong ca cao cả nước nói chung và Bến Tre nói riêng đang có xu thế gia tăng. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích ca cao cả nước có khoảng 22.415 ha tăng gấp 5 lần so với năm 2005 (4.270 ha), tăng bình quân 2.268 ha/năm. Những năm về trước do ca cao chỉ là cây xen canh với dừa, điều hoặc vườn cây ăn trái,… nên ca cao ít được quan tâm chăm sóc. Do vậy, năng suất ca cao chưa lớn như tiềm năng của nó. Những năm gần đây do giá dừa, điều và các loại cây ăn trái,… không ổn định. Thêm vào đó, giá ca cao tương đối cao đã thu hút người dân tăng diện tích trồng ca cao. Đặc biệt tại tỉnh Bến Tre, được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh và ngành nông nghiệp sản xuất ca cao không ngừng lớn mạnh cả về chất lẫn về lượng. Ca cao từng bước khẳng định vị thế của mình là một loại cây trồng xen trong vườn dừa mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngày 02 tháng 3 năm 2012 tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bến Tre tổ chức lễ đón nhận chứng nhận UTZ Certified cho hệ thống sản xuất ca cao của dự án Ca cao chứng nhận do Hevetas (Thụy Sĩ tài trợ). Đây là lần đầu tiên hệ thống sản xuất ca cao tại Bến Tre được chứng nhận với 9 câu lạc bộ thuộc huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam với 86 hộ tham gia, diện tích 46,7 ha và 22.000 cây ca cao được chứng nhận. Đây là tính hiệu tốt cho người dân trồng ca cao vì khi sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ sẽ có nhiều lợi thế như được chuyển giao kỹ thuật trồng cũng như ca cao được thương lái thu mua với giá cao hơn. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, hiện tượng sóc ăn hạt ca cao, bọ xít muỗi phá hoại trái ca cao, các loại bệnh gây hại trên thân cũng gây không ít khó khăn cho người dân trồng ca cao. Bên cạnh đó, phần lớn người trồng ca cao là những nông dân nghèo thiếu vốn nên đã hạn chế sự đầu tư về giống và kỹ thuật chăm sóc, dẫn tới năng suất và chất lượng hạt ca cao có xu hướng giảm ở các huyện. Trong đó, tiêu biểu là huyện Giồng Trôm – huyện có diện tích trồng ca cao lớn GVHD: Nguyễn Hữu Tâm 1 SVTH: Đổ Văn Hớn Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre thứ hai trong tỉnh Bến Tre với 2.536 ha (số liệu của Cục thống kê huyện Giồng Trôm 2012). Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre” nhằm phân tích những khó khăn và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cây ca cao tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Giồng Trôm nói riêng cho đúng với tiềm năng của nó. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của cây ca cao đã mang lại, đồng thời tìm hiểu những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Từ đó đề xuất giải pháp giúp phát triển bền vững cây ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. - Mục tiêu 2: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. - Mục tiêu 3: khái quát tình hình tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến tre. - Mục tiêu 4: đưa ra thuận lợi, khó khăn và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. 1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre như thế nào? - Thị trường tiêu thụ ca cao trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng ca cao tại địa bàn nghiên cứu? - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm là gì? - Có những giải pháp và kiến nghị nào để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre? GVHD: Nguyễn Hữu Tâm 2 SVTH: Đổ Văn Hớn Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. 1.4.2. Thời gian - Đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2013. - Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2012. - Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: 01- 2013 đến 04 - 2013. 1.4.3. Phạm vi về nội dung Do giới hạn về thời gian và chi phí nên đề tài chỉ nghiên cứu về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao tại một số xã: Châu Bình, Lương Hòa, Thuận Điền, Tân Hào, Châu Hòa huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Từ đó suy rộng ra cho cả huyện Giồng Trôm. Đề tài chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả tài chính, tiến hành phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận dựa vào giá của năm hiện hành (năm 2012). 1.4.4 Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu lợi ích kinh tế của người dân thu được từ việc sản xuất ca cao. - Hộ trồng ca cao tại địa bàn xã. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tham khảo một số đề tài sau: Nguyễn Thị Thúy An (2009), “Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”, luận văn tốt nghiệp khoá 31, khoa Kinh tế và QTKD trường Đại học Cần Thơ. Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất chôm chôm tại địa bàn xã Tân Phong và hiệu quả sản xuất của nông dân thông qua các phương pháp thống kê mô tả, hồi qui tương quan, các chỉ số và tỷ số tài chính. Bên cạnh việc phân tích sâu về tình hình sản xuất chôm chôm đề tài có giới thiệu tổng quát về tình hình tiêu thụ chôm chôm tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây chôm chôm mang lại lợi nhuận khá cao cho nông dân, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định như: chí phí để sản xuất ra trái chôm chôm khá cao, hiện tượng được mùa rớt giá,… GVHD: Nguyễn Hữu Tâm 3 SVTH: Đổ Văn Hớn Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Nguyễn Bảo Anh (2008), “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ”, luận văn tốt nghiệp khóa 30, khoa Kinh tế và QTKD trường Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất, tình hình đầu ra và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tiêu thụ (thông qua qua trình phân tích nguồn lực sản xuất của nông hộ, các chỉ tiêu kinh tế, phương trình hồi quy…); đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ của nông dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với các loại cam, quýt thì việc trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền cho giá trị kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, dâu Hạ Châu là cây dễ trồng, đã được xây dựng thương hiệu, đang được nhiều thị trường lớn trong và ngoài nước ưa chuộng,…nên việc sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, đề tài tồn tại một số khó khăn do thời điểm thực hiện đề tài không trùng khớp với mùa vụ thu hoạch dâu Hạ Châu, cho nên tìm kiếm thương lái để phỏng vấn là một trở ngại lớn. Đồng thời, chủ vựa thu mua, tiểu thương bán lẻ tại các chợ ở rất xa địa bàn nghiên cứu. Đây là một hạn chế rất lớn của đề tài. Nhóm tác giả Trần Tiến Khai, Hồ Cao Việt, Lê Văn Gia Nhỏ, Hoàng Văn Việt, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Niệm (2011), “Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre”, đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng khác nhau; số liệu, thông tin được thu thập bằng nhiều công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính, phỏng vấn chuyên gia. Tác giả áp dụng chủ yếu các phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp và phân tích thông tin kết hợp phân tích chi phí - lợi nhuận, phân tích giá trị gia tăng để làm rõ các mục tiêu. Kết quả cho thấy chuỗi giá trị dừa Bến Tre rất có năng lực cạnh tranh, có vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre, giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn, đa dạng hóa thu nhập và góp phần ổn định sinh kế cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn. Tuy nhiên, thì chuỗi giá trị dừa còn tồn đọng một số hạn chế nhất định như: sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi, công nghệ chế biến chưa cao,… GVHD: Nguyễn Hữu Tâm 4 SVTH: Đổ Văn Hớn Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Lý thuyết nông hộ Nông hộ là những hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình. Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình, đây là nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự túc, tự cấp, hoặc sản xuất hàng hóa với năng suất lao động còn thấp, nhưng kinh tế nông hộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Phần lớn các hộ do mỗi gia đình trực tiếp quản lý. Người chủ hộ đồng thời là chủ gia đình cùng tham gia lao động, cùng sản xuất kinh doanh với các thành viên trong gia đình. Ở đây mỗi nông hộ là một chủ thể kinh tế. Ngoài ra, các nông hộ có thể kết hợp với kinh tế hợp tác xã để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nông hộ thực hiện các khâu sản xuất, còn hợp tác xã thực hiện các khâu dịch vụ đầu ra, đầu vào. Nông hộ và hợp tác xã là 2 chủ thể kinh tế. 2.1.2 Lý thuyết hiệu quả sản xuất Trong kinh tế học tân cổ điển, hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn nhân lực và giá trị thị trường đầu ra nhất định. Bên cạnh vấn đề về hiệu quả như trình bày ở trên thì nhà sản xuất thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để đạt được hiệu quả thì nhà sản xuất phải biết cách sử dụng và phối hợp một cách hoài hòa, hợp lý 3 yếu tố như sau: (1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí. (2) Sản xuất với chi phí thấp nhất. (3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. GVHD: Nguyễn Hữu Tâm 5 SVTH: Đổ Văn Hớn Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau: Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Doanh thu trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích. Trong đó: Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn vị diện tích. Doanh thu: là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người sản xuất đề cập đến 3 nội dung: (1) Hiệu quả kinh tế. (2) Hiệu quả kỹ thuật. (3) Hiệu quả phân phối. 2.1.2.1 Hiệu quả kinh tế Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất, đây là tư liệu sản xuất không thể thiếu, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển và diệt vong theo các quy luật sinh tồn nhất định và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết…). Con người chỉ tác động tạo ra các điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo các quy luật sinh tồn, chứ không thể thay đổi chúng theo ý muốn chủ quan được. 2.1.2.2 Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất phải tạo ra một lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. 2.1.2.3 Hiệu quả phân phối Thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần GVHD: Nguyễn Hữu Tâm 6 SVTH: Đổ Văn Hớn Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre hay nói cách khác các nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt cao nhất. 2.1.3 Lý thuyết phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững ra đời rất muộn màng, lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1987 trong báo cáo “ Tương lai của chúng ta “ của ủy ban Môi trường và Phát triển bền vững của ngân hàng Thế giới (WB). Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thỏa mãn nhu cầu trong tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống. Như vậy, phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội một cách bền vững nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn đảm bảo những điều kiện môi trường cho con người đang tồn tại và cho thế hệ mai sau ( những người đang sống và những người sẽ sống ). Nông nghiệp bền vững là một mục tiêu dài hạn hướng tới sự ổn định vì lợi ích hiện tại , tương lai của nông dân và xã hội. Mục đích của nông nghiệp bền vững là: Tạo ra một hệ sinh thái bền vững, có tiềm lực kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của con người mà không làm hủy hoại môi trường sống. Nông nghiệp bền vững không nêu ra cụ thể các hoạt động phải thực hiện như thế nào và thời gian để thực hiện ra sao mà nó thách thức nông dân suy nghĩ về hậu quả của việc canh tác nông nghiệp, cũng như các hoạt động và tương tác của hệ thống nông nghiệp (Ikerd et al 1997; Diver năm 1996; Horrigan et al. 2002). Nông nghiệp bền vững bao gồm ba mục tiêu chính về môi trường, kinh tế và công bằng xã hội như sau: - Nông nghiệp bền vững phải có lợi nhuận để nông dân tiếp tục canh tác, sử dụng đất (Ikerd et al 1997). - Nông nghiệp bền vững làm tăng thêm tính bền vững về môi trường bằng cách đề cập đến việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên không tái tạo và sự thống nhất của chu kỳ sinh học (Norman năm 1997; Ikerd et al 1997). - Nông nghiệp bền vững tối thiểu phải đạt yêu cầu duy trì được chất lượng cuộc sống của nông dân và xã hội (Ikerd et al 1997; Norman et al 1997; SWCS 1995). GVHD: Nguyễn Hữu Tâm 7 SVTH: Đổ Văn Hớn Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre 2.1.4 Một số khái niệm khác 2.1.4.1. Thị trường Là nơi mà người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. 2.1.4.2. Doanh thu Là toàn bộ lượng tiền thu được sau khi nông hộ thu hoạch ca cao. 2.1.4.3. Chi phí lao động Là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động). 2.1.4.4. Thu nhập Là lượng tiền mà nông hộ thu được sau khi đã trừ các khoản chi phí (không tính chi phí lao động nhà). 2.1.4.5. Lợi nhuận Là lượng tiền thu nhập thực mà nông hộ có được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí đầu tư ban đầu (bao gồm chi phí lao động nhà). Lợi nhuận chưa tính lao động nhà = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (chưa có lao động nhà). Lợi nhuận đã tính lao động nhà = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (tính lao động nhà). 2.1.4.6. Tổng chi phí Là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản xuất và thu hoạch. Bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học, chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, năng lượng dùng trong sản xuất, chi phí thu hoạch,… - Biến phí: gồm các loại chi phí chỉ sử dụng một lần vào mỗi năm sản xuất của giai đoạn thu hoạch. - Định phí: gồm các loại chi phí sử dụng được cho nhiều năm sản xuất. 2.1.4.7. Doanh thu trên chi phí Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số DT/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu TN/CP bằng 1 thì hoà vốn, DT/CP lớn hơn 1 người sản xuất GVHD: Nguyễn Hữu Tâm 8 SVTH: Đổ Văn Hớn Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre mới có lời. 2.1.4.8. Thu nhập trên chi phí Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu TN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt. 2.1.4.9. Thu nhập trên doanh thu Thể hiện trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng thu nhập, nó phản ánh mức thu nhập so với tổng doanh thu. 2.1.4.10. Kênh phân phối Được coi như là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng hoặc đến người tiêu thụ cuối cùng. Kênh phân phối là một dãy quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng chuyển qua các tổ chức khác nhau trên thị trường. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu là các xã Châu Bình, Lương Hòa, Thuận Điền, Tân Hào, Châu Hòa huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Đây là những xã có diện tích trồng ca cao khá cao, thuận lợi cho quá trình thu thập số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Bên cạnh đó, đây là các xã có tính đại diện cao có thể suy rộng ra cho cả huyện Giồng Trôm. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu dựa theo các tiêu chí sau: - Tham khảo số liệu từ các báo cáo Kinh tế, Niên giám Thống kê huyện Giồng Trôm năm 2012. Đồng thời, tham khảo sự giới thiệu của các cô chú phòng Kinh tế huyện, trạm Khuyến nông, UBND huyện để chọn xã có diện tích trồng ca cao lớn. - Cách chọn nông hộ phỏng vấn như sau: Trước tiên, tham khảo danh sách các hộ dân có trồng ca cao ở phòng, ban Khuyến nông ở các xã. Sau đó, nhờ sự hướng dẫn của các cô chú trưởng CLB ca cao ở mỗi xã để lọc ra danh sách các nông hộ trồng ca cao tiêu biểu, điển hình của mỗi xã. Cuối cùng, trực tiếp xuống các hộ dân đã chọn từ trước để phỏng vấn, thu số liệu. Sau đây là bảng mô tả địa bàn nghiên cứu được tổng hợp dựa trên tiêu chí diện tích trồng ca cao của mỗi xã để chọn các xã tiêu biểu thực hiện phỏng vấn. GVHD: Nguyễn Hữu Tâm 9 SVTH: Đổ Văn Hớn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan