Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre

.PDF
91
231
58

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN HỮU TÂM Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ MẾN MSSV: 4094633 Lớp: KT0923A1 Khóa: 35 Cần Thơ - 2013 Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn: Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & QTKD trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Tâm đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Cảm ơn đến Ủy ban nhân dân, Phòng nông nghiệp và Cục thống kê huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã cung cấp cho em một số tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài. Cảm ơn các Cô Bác nông dân tại các xã thuộc địa bàn huyện Châu Thành, những người đã cung cấp cho em những thông tin, kiến thức và những kinh nghiệm sản xuất thực tế, giúp em thu thập tốt những thông tin cần thiết để hoàn thành tốt bài viết của mình. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & QTKD trường Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe, công tác tốt và không ngừng thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình. Kính chúc các Cô Bác nông dân tại các xã thuộc huyện Châu Thành lời chúc sức khỏe và có những vụ mùa bội thu. Ngày …. tháng .... năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Mến GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm i SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Mến GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm ii SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. Ngày …. tháng …. năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm iii SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Tâm Học vị: Thạc sĩ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp, Kế toán Cơ quan công tác: Trường Đại học Cần Thơ Sinh viên thực hiện: Trần Thị Mến Mã số sinh viên: 4094633 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Tên đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………………………………….. 2. Về hình thức: …………………………………………………………………………………… 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: …………………………………………………………………………………….. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: …………………………………………………………………………………… 5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc: …………………………………………………………………………………….. 6. Các nhận xét khác: …………………………………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày …. tháng ….. năm 2013 Giáo viên hƣớng dẫn GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm iv SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm v SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre MỤC LỤC CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3 1.4.1. Không gian ................................................................................................ 3 1.4.2. Thời gian ................................................................................................... 3 1.4.3. Phạm vi về nội dung ................................................................................. 3 1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................... 3 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 6 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................ 6 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản: ........................................................................ 6 2.1.2. Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế ......................................... 7 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 9 2.2.1. Một số phƣơng pháp sử dụng trong đề tài ............................................. 9 2.2.2. Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu .................................................... 14 2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................... 14 2.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 15 CHƢƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE .. 16 3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................... 16 3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................. 16 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................... 17 3.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CA CAO ................................................................ 19 3.2.1. Nguồn gốc của cây ca cao ...................................................................... 19 3.2.2. Đặc điểm của cây ca cao ....................................................................... 20 3.2.3. Kỹ thuật trồng ca cao ............................................................................. 21 3.2.4. Công dụng của ca cao............................................................................. 24 3.2.5. Ca cao đạt chứng nhận UTZ ................................................................. 24 GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm vi SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre 3.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO GIAI ĐOẠN 2010-2012 ....................................................................................... 26 3.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới ............................. 26 3.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở Việt Nam .............................. 28 3.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở Bến Tre ................................ 30 3.3.4. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 -2012 ..................................................... 32 CHƢƠNG 4. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE ......................................................................... 35 4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CA CAO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE ................................................................................................... 35 4.1.1. Thông tin chung về nông hộ .................................................................. 35 4.1.2. Tình hình sản xuất ................................................................................. 39 4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CA CAO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE .................................................................................. 44 4.2.1. Chi phí sản xuất giai đoạn thành lập vƣờn .......................................... 44 4.2.2. Phân tích các khoản chi phí hàng năm của nông hộ trồng ca cao ..... 46 4.2.3. Phân tích doanh thu của nông hộ. ........................................................ 49 4.2.4. Phân tích các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre ................................................................... 50 4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CA CAO TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE .............................................................................................................. 52 4.3.1. Kiểm định mô hình ................................................................................. 52 4.3.2. Kết quả ƣớc lƣợng các thông số trong mô hình .................................. 54 4.4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CA CAO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE .............................................................................................................. 56 4.4.1. Tình hình tiêu thụ ca cao của nông hộ ................................................. 56 4.4.2. Kênh phân phối ca cao ........................................................................... 60 4.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE ....................................................................................................................... 61 GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm vii SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre 4.5.1. Thuận lợi ................................................................................................. 61 4.5.2. Khó khăn ................................................................................................. 62 4.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE............. 62 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 64 5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 67 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 68 GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm viii SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Kỳ vọng dấu các hệ số của mô hình hàm năng suất .............................. 12 Bảng 2: Số mẫu điều tra nông hộ sản xuất ca cao tại huyện Châu Thành........... 14 Bảng 3: Lượng phân bón cho 1 ca cao ................................................................ 23 Bảng 4: Sản lượng ca cao của một số quốc gia chủ yếu trên thế giới giai đoạn 2010 - 2012 ......................................................................................................... 26 Bảng 5: Diện tích, sản lượng và năng suất ca cao Việt Nam giai đoạn 2010 -2012 ............................................................................................................................ 28 Bảng 6: Diện tích, sản lượng và năng suất ca cao trồng xen dừa của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................................... 31 Bảng 7: Đặc điểm của nông hộ điều tra............................................................... 35 Bảng 8: Nguồn lực đất đai, độ tuổi và mật độ ca cao của nông hộ ..................... 36 Bảng 9: Tổng quan về nguồn lực lao động của nông hộ ..................................... 37 Bảng 10: Lý do trồng ca cao của nông hộ ........................................................... 38 Bảng 11: Nguồn cung cấp giống ca cao .............................................................. 39 Bảng 12: Kinh nghiệm trồng ca cao .................................................................... 41 Bảng 13: Một số bệnh thường gặp trên cây ca cao của nông hộ ......................... 43 Bảng 14: Chi phí đầu tư ban đầu cho 1 công đất trồng ca cao ............................ 44 Bảng 15: Tổng hợp các khoản chi phí bình quân trên 1 công đất sản xuất ca cao ............................................................................................................................. 46 Bảng 16: Doanh thu trung bình của nông hộ trồng ca cao .................................. 49 Bảng 17: Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất ca cao ...................... 51 Bảng 18: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến......................................................... 53 Bảng 19: Kết quả chạy hồi quy nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao .......... 54 Bảng 20: Lý do bán ca cao cho điểm thu mua..................................................... 58 Bảng 21: Phương thức liên hệ bán ca cao của nông hộ ....................................... 59 GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm ix SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành................................................... 16 Hình 2: Diện tích và sản lượng ca cao huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................................................. 33 Hình 3: Tình hình tập huấn của nông hộ ............................................................. 42 Hình 4: Sơ đồ chuỗi giá trị trong phân phối ca cao ............................................. 60 GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm x SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Khi nhắc đến Bến Tre thì trong chúng ta ai cũng liền nghỉ ngay đến cây dừa, bởi nơi đây được mệnh danh là xứ dừa. Người nông dân ở đây canh tác chủ yếu là trồng dừa, và nó trở thành một loại cây tạo ra thu nhập chính cho họ, nhưng giá dừa lại biến động lớn, có những năm xuống giá rất mạnh, làm cho người dân trồng dừa lỗ nặng, và không thể đảm bảo cho cuộc sống của họ. Làm cho người dân mất lòng tin vào cây này, thế là họ cứ trồng rồi lại chặt dừa, nhằm tìm kiếm một loài cây có thể đảm bảo cho cuộc sống ổn định. Cho đến năm 2000, với việc trồng thí điểm 190 ha cây ca cao đầu tiên tại xã An Khánh huyện Châu Thành, đã đem lại một hướng đi mới cho người dân Bến Tre, với trên cùng một diện tích đất họ có thể làm tăng thêm thu nhập. Và cứ thế diện tích cây ca cao tại Bến Tre liên tục tăng, đến năm 2004 thì diện tích ca cao trồng xen vườn dừa và cây ăn trái đã tăng gấp 10 lần và đến năm 2012 diện tích ca cao của tỉnh đã lên đến 10.686 ha (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre) và theo nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IX giai đoạn 2012-2015 diện tích trồng ca cao của Bến Tre phải đạt khoảng 16.000 ha (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre). Liệu cây ca cao có thật sự mang lại hiệu quả cho người dân ở Bến Tre hay không, và việc tiêu thụ như thế nào, còn những vấn đề nào đang bất cập? luôn là một bài toán nan giải, và cần có những đánh giá phân tích có khoa học, thực tiễn về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cây ca cao, để có cơ sở cho người dân, cũng như ban lãnh đạo tỉnh Bến Tre có thể tìm ra định hướng về việc phát triển cây ca cao tại vùng. Đồng thời đó cũng làm căn cứ cho các tỉnh lân cận, cũng như các vùng khác của nước ta có thể học tập và làm theo. Nhờ vậy mà giúp ích cho việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà, và giúp cải thiện cuộc sống cho người nông dân. Tại vùng đất Bến Tre ta nhận thấy huyện Châu Thành là một huyện có diện tích lớn, dân số đông. Trong đó phần lớn là diện tích đất nông nghiệp. Và hơn nữa Châu Thành là một huyện đi đầu trong việc trồng cây ca cao tại Bến Tre với GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Tâm 1 SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre diện tích cao nhất toàn tỉnh, đạt 3.560 ha năm 2012 (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre). Đây là một huyện rất phù hợp cho việc nghiên cứu, và phân tích hiệu quả cây ca cao. Chính vì những lý do trên mà em quyết định chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre” để nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre; đồng thời tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà các nông hộ gặp phải để thấy được những vấn đề còn tồn tại trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ca cao.Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp phát triển bền vững cây ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. (2) Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao của nông hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. (4) Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ca cao; từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. 1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre như thế nào? (2) Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao của người dân trồng ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre như thế nào? (3) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trồng ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre? GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Tâm 2 SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (4) Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre là gì? (5) Những giải pháp nào cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. 1.4.2. Thời gian - Đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2013. - Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2012. - Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: 01-2013 đến 04-2013. 1.4.3. Phạm vi về nội dung Do giới hạn về thời gian và chi phí nên đề tài chỉ nghiên cứu về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao tại một số xã: Quới Sơn, An Khánh, Phú Túc, Phú Đức, An Phước và Phú An Hòa ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Từ đó suy rộng ra cho cả huyện Châu Thành. Đề tài chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả tài chính; tiến hành phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận dựa vào giá của năm hiện hành (năm 2012). 1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Bảo Anh (2008), “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp. Nội dung đề tài là phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu của người dân trồng dâu và các đối tượng thu mua dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích và phương pháp phân tích hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình. Qua nghiên cứu cho thấy diện tích đất canh tác bình quân của nông hộ là 7,52 công, chi phí nông hộ tốn nhiều nhất để đầu tư cho việc trồng dâu Hạ Châu là GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Tâm 3 SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre chi phí phân bón, chiếm tỷ trọng khá lớn (54,40%). Theo nghiên cứu bình quân nông hộ phải chi bình quân khoảng gần 400.000 đồng/công/năm cho việc bón phân tổng chi phí bình quân khi không có lao động gia đình khi trồng dâu Hạ Châu là 731.760đ/công/năm. Nhưng khi tính lao động gia đình vào thì tổng chi phí tăng lên đáng kể là 1.899.000đ/công/năm. Các biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bao gồm: số bao phân trên công, số chai thuốc trên công, số cây trên công, trình độ văn hóa và số năm sản xuất. Trong đó biến số bao phân trên công, số chai thuốc trên công và số năm sản xuất là 3 biến có ý nghĩa trong mô hình ảnh hưởng đến năng suất của dâu Hạ Châu. Nhìn chung qua quá trình nghiên cứu đề tài cho thấy mô hình trồng dâu Hạ Châu của nông hộ ở đây đã đạt được hiệu quả tương đối cao mang về lợi nhuận cho các nông hộ là 4.209.470 đồng/công và thu nhập là 4.941.240 đồng/công. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ. Cao Thị Thanh Nhanh (2007), “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre”. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài tiến hành thu thập số liệu từ 30 hộ sản xuất và 20 thương lái và sản xuất ở 3 xã Tân Trung, Minh Đức, An Định và 10 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ dừa ở huyện Mỏ Cày. Tác giả phân tích các chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ dừa, sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của các nông hộ trồng dừa ngoài ra còn phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ dừa từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Trong đó, các biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy phân tích gồm: số cây bình quân trên công, số ngày lao động trên công, lượng phân bón trên công và tập huấn khoa học kỹ thuật. Kết quả mô hình cho thấy, sự thay đổi năng suất dừa phụ thuộc vào các biến trong phương trình là 32,4%. Yếu tố tập huấn kỹ thuật và lượng phân bón trên công có mối tương quan tỷ lệ thuận với năng suất, trong khi số cây trên công và số ngày lao động trên công tăng lên khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm giảm năng suất. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Tâm 4 SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre Qua kết quả phân tích lợi nhuận của các thành viên tham gia vào kênh phân phối thì lợi nhuận biên của hộ trồng dừa là 22.993,76 đồng/chục, thương lái sau khi trừ chi phí marketing thu được 755 đồng/chục, lợi nhuận biên của cơ sở sản xuất là 29,17 đồng/chục. Nhìn chung, lợi nhuận biên của nông hộ là đạt cao nhất, kế đến là thương lái và cuối cùng là cơ sở sản xuất. Sở dĩ hoạt động của thương lái kếm hiệu quả là do họ phải chịu một khoản lớn chi phí vận chuyển trong quá trình thu mua dừa. Nếu giảm bớt được chi phí này thì lợi nhuận của thương lái sẽ tăng lên đáng kể. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Tâm 5 SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản: 2.1.1.1. Hiệu quả Xét về thuật ngữ chuyên môn, hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ có thể đo lường theo hiện vật. Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hoá và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là, ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định, và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay thế theo ý muốn chủ quan được. Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Tâm 6 SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre 2.1.1.2. Nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,…hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh. Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác như: Ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. 2.1.1.3. Các khái niệm về chi phí Chi phí cơ hội: là thu nhập sẽ nhận được nếu nguồn lực đầu vào này được sử dụng cho phương án khác và đem lợi nhuận cao nhất. Đây là loại chi phí mà theo các nhà kinh kế cho là quan trọng nhất trong việc đánh giá, quyết định đầu tư cho một dự án nào đó. Chi phí lao động: theo quan điểm của các nhà kế toán thì chi phí lao động là các khoản phải chi cho nguồn lực lao động và nó được xem là chi phí sản xuất, đối với nhà kinh tế thì chi phí lao động là khoản chi phí hữu hình được thực hiện theo hợp đồng tương ứng với mức lương theo giờ công lao động. 2.1.2. Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế Tổng doanh thu: là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm. Tổng doanh thu = Sản lượng * Đơn giá Tổng chi phí: là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản xuất và thu hoạch trong một vụ. Bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc hoá học, chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, chi phí thu hoạch… TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Tâm 7 SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động). Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (Tổng chi phí này bao gồm chi phí cơ hội lao động gia đình) Thu nhập: là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ tổng chi phí không có lao động gia đình. Thu nhập gia đình = Lợi nhuận + chi phí lao động gia đình Để tính toán hiệu quả kinh tế, ta so sánh các tỷ số tài chính sau: Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): có ý nghĩa là trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu. LN/DT = Lợi nhuận / Doanh thu Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. TN/CP = Thu nhập / Tổng chi phí Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ lệ này cho biết khi chủ thể bỏ ra 1 đồng chi phí để đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ lệ này càng lớn cho thấy hiệu quả đầu tư vốn càng cao. DT/CP = Doanh thu / Chi phí GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Tâm 8 SVTH: Trần Thị Mến Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre Lợi nhuận trên công lao động gia đình (LN/ công lao động gia đình): tỷ số này cho biết một đồng công lao động gia đình bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận trên công lao động gia đình = lợi nhuận/ công lao động gia đình Doanh thu trên công lao động gia đình (DT/ công lao động gia đình): tỷ số này có ý nghĩa là một đồng công lao động gia đình bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu trên công lao động gia đình = Doanh thu/ công lao động gia đình 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Một số phƣơng pháp sử dụng trong đề tài 2.2.1.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp phân tích nhờ vào tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, nhờ đó mà các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 2.2.1.2. Phƣơng pháp lợi ích - chi phí Phân tích lợi ích - chi phí là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án đã được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích - chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều dự án loại trừ lẫn nhau. Hay phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Tâm 9 SVTH: Trần Thị Mến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng