Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất rau má ở huyện châu thành tỉnh tiền giang...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất rau má ở huyện châu thành tỉnh tiền giang

.PDF
76
349
91

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU MÁ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. NGUYỄN VĂN NGÂN PHAN BẢO LÂM MSSV: 4094713 Lớp: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, K35 Cần Thơ - 2013 LỜI CẢM TẠ _______________________________ Qua bốn năm học tập, nghiên cứu, rèn luyện ở trường nhờ có sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã giúp em có được ngày càng nhiều kiến thức và những hiểu biết sâu sắc trong học tập cũng như trong thực tiễn hàng ngày. Và khi hoàn thành được tốt luận văn này em xin chân thành cảm ơn đến: Trước hết em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em có thể vận dụng những kiến thức ấy vào luận văn của mình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Ngân đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc giúp em hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Xin cám ơn các cô chú, anh chị trong Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, các nông hộ trồng rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã dành thời gian để trả lời phỏng vấn và cung cấp những thông tin cần để thực hiện luận văn này. Kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ cùng quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh lời chúc sức khoẻ và thành công trong công tác giảng dạy của mình. Kính chúc các cán bộ huyện Châu Thành thật nhiều sức khỏe và thành công trong công tác, kính chúc các cô bác nông dân có một mùa thu hoạch rau má bội thu cả về năng suất và giá cả. Trân trọng kính chào! Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Phan Bảo Lâm i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Phan Bảo Lâm ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Ngày tháng năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Ngân  Học vị: Thạc sĩ  Bộ môn: Kinh tế Nông nghiệp & Kinh tề Tài nguyên Môi trường  Sinh viên: Phan Bảo Lâm  MSSV: 4094713  Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp  Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất rau má huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang”. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ………………………………………………………………………………….…. ……………………………………………………………………………….……. 2. Hình thức: ………………………………………………………………………………….…. ……………………………………………………………………………….……. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài: ………………………………………………………………………………….…. ……………………………………………………………………………….……. 4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn ………………………………………………………………………………….…. ……………………………………………………………………………….……. 5. Nội dung và kết quả đạt được: ………………………………………………………………………………….…. ……………………………………………………………………………….……. 6. Các nhận xét khác: ………………………………………………………………………………….…. ……………………………………………………………………………….……. 7. Kết luận: ………………………………………………………………………………….…. ……………………………………………………………………………….……. Cần Thơ, ngày …. Tháng … năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Th.S. NGUYỄN VĂN NGÂN iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Ngày tháng năm 2013 Giáo viên phản biện v MỤC LỤC  Trang Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... ........................................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1 1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu .................................................................. 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................ 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu..................................... 3 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định ................................................................ 3 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4.1 Không gian nghiên cứu ......................................................................... 3 1.4.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4.3 Giới hạn đề tài ...................................................................................... 4 1.5 Lược khảo tài liệu......................................................................................... 4 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... ........................................................................................................................... 6 2.1 Phương pháp luận......................................................................................... 6 2.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ kinh tế .................................................. 6 2.1.2 Các chỉ tiêu tài chính............................................................................. 8 2.1.3 Một số phương pháp sử dụng trong đề tài ........................................... 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 12 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ................................................... 12 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 13 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 13 Chương 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................... 17 3.1 Giới thiệu huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang ........................................... 17 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên............................................................................... 17 vi 3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2011-02012 ................................... 17 3.1.3 Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất. ......................................................... 19 3.2 Tình hình sản xuất rau má ở huyện Châu Thành ........................................ 19 3.2.1 Giới thiệu về rau má ........................................................................... 19 3.2.2 Khái quát tình hình sản xuất rau má ở huyện Châu Thành................... 22 3.3 Tổng quan về nông hộ trồng rau má ........................................................... 23 3.3.1 Nguồn lực gia đình ............................................................................. 23 3.3.2 Đặc điểm sản xuất............................................................................... 27 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU MÁ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG .......................................................... 30 4.1 Phân tích hiệu quả sản xuất rau má ở huyện Châu Thành............................ 30 4.1.1 Phân tích các khoản mục chi phí ......................................................... 30 4.1.2 Phân tích hiệu quả sản xuất................................................................. 35 4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của nông hộ trồng rau má ............................................................................................... 38 4.2.1 Các nhận tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình trồng rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. .......................................................................... 38 4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. .......................................................................... 41 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU MÁ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỂN GIANG ............................................ 45 5.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang..................................................................................... 45 5.1.1 Những thuận lợi trong hoạt động sản xuất rau má ............................... 45 5.1.2 Những khó khăn trong hoạt động sản xuất rau má............................... 45 5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau má ở huyện Châu thành ............. 46 vii Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 47 6.1 Kết luận...................................................................................................... 47 6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 47 6.2.1 Đối với nông hộ trồng rau má.............................................................. 47 6.2.2 Đối với chính quyền các cấp................................................................ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 49 PHỤ LỤC........................................................................................................ 50 viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Diện tích trồng rau má và rau màu của huyện Châu Thành qua các năm 2010-2012. ....................................................................................................... 22 Bảng 3.2: Sản lượng và năng suất cây rau má ở huyện Châu Thành năm 20102012 ................................................................................................................. 22 Bảng 3.3: Tổng hợp thông tin nông hộ sản xuất rau má ở huyện Châu Thành... 23 Bảng 3.4: Nguyên nhân các nông hộ trồng rau má............................................ 26 Bảng 4.1: Các khoản mục chi phí khi trồng rau má của nông hộ trong một vụ trên 1.000m 2 đất ...................................................................................................... 30 Bảng 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trong một vụ rau má .................................................................................................................... 34 Bảng 4.3: Kết quả phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới năng suất của nông hộ trồng rau má ................................................................................................ 38 Bảng 4.4: Kết quả phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới lợi nhuận của nông hộ trồng rau má ................................................................................................ 41 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Hình ảnh về cây rau má ................................................................... 21 Hình 3.2: Số lao động gia đình trực tiếp tham gia sản xuất rau má.................... 26 Hình 3.3: Trình độ học vấn của nông hộ trồng rau má ...................................... 28 Hình 3.4: Tỉ lệ các hộ tham gia tập huấn kỹ thuật ............................................. 30 Hình 4.1: Tỉ trọng chi phí sản xuất rau má trong một vụ trên 1.000m2 đất của nông hộ ............................................................................................................ 32 x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP Chi phí LĐ Lao động BVTV Bảo vệ thực vật xi Phân tích hiệu quả sản xuất rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất nông nghiệp cung cấp cho con người những sản phẩm thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Không những thế, sản phẩm của ngành nông nghiệp Việt Nam còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là những mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho nền kinh tế (Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Thống Kê, Đinh Phi Hổ (2009)). Tiền Giang không chỉ được biết đến là vùng nổi tiếng về các loại cây ăn quả khác nhau như quýt, cam mật ở Cái Bè, sầu riêng ở Cai Lậy, vú sữa Lò Rèn ở Vĩnh Kim, thanh long ở Chợ Gạo…Mà Tiền Giang còn được biết đến là một trong những tỉnh có diện tích trồng rau màu lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Ngô Văn, báo Ấp Bắc, Tiền Giang: Khẳng định vị thế “vương quốc” rau năm 2012, huyện Châu Thành là một huyện được xem như là “vương quốc rau”, mỗi năm vùng chuyên canh có khoảng 1.600 ha trồng rau, cung cấp thị trường với sản lượng rau các loại hơn 150 ngàn tấn. Cây rau má, nó không chỉ là một loại rau ăn thường ngày, một loại thảo dược, một bài thuốc trị bệnh về nhiệt mà nó là một loại rau dễ trồng, được ưa chuộng rộng rãi, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân vùng nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho những người dân nghèo. Tuy nhiên, nông dân trồng rau má hiện nay gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Đó là bệnh xuất hiện trên cây rau má ngày càng nhiều, thời tiết bất thường, giá cả thị trường không ổn định. Trong khi đó, giá cả vật tư nông nghiệp tương đối tăng cao và liên tục đã đưa người trồng rau má vào thế nan giải. Xuất phát từ thực tế đó, “Phân tích hiệu quả sản xuất rau má huyện Châu Thành, tỉnh GVHD: ThS.Nguyễn Văn Ngân 1 SVTH: Phan Bảo Lâm Phân tích hiệu quả sản xuất rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Tiền Giang” là một trong những cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất nhằm giúp cho nông dân sản xuất có hiệu quả hơn, phát huy hết tiềm năng, lợi thế của mình. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những kiến thức đã được học cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Đề tài vận dụng các môn đã học: Kinh tế sản xuất, Kinh tế nông nghiệp, Nguyên lý thống kê kinh tế, Kinh tế lượng,… nhằm phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất, cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất rau má huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, từ đó đánh giá và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau má của các hộ nông dân trồng rau má trên địa bàn huyện Châu Thành trong thời gian tới. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả sản xuất rau má của nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Từ đó có thể nhận định được một số thuận lợi, khó khăn từ hoạt động trồng rau má để có thể đề ra một số giải pháp giúp nông dân tăng hiệu quả sản xuất. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình sản xuất cây rau má của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Phân tích chi phí, doanh thu và lợi nhuận cây rau má của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất rau má của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây rau má cho nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. 1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định Các nhân tố chi phí như: giống, phân bón, nông dược, sử dụng máy móc và thiết bị, chi phí lao động thuê mướn và lao động gia đình có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau má. GVHD: ThS.Nguyễn Văn Ngân 2 SVTH: Phan Bảo Lâm Phân tích hiệu quả sản xuất rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng sản xuất rau má của người dân huyện Chậu Thành, tỉnh Tiền Giang hiện nay như thế nào? Hiệu quả sản xuất rau má của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang hiện nay như thế nào? Các nhân tố ảnh hướng tới năng suất rau má của nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang? Trong hoạt động sản xuất có những thuận lợi, khó khăn gì? Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau má ở địa phương. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và đối tượng nghiên cứu là những nông hộ sản xuất rau má ở huyện Châu Thành, Tiền Giang trong năm 2012. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu Những thông tin về số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo, tài liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang năm 2010, 2011 và năm 2012. Những thông tin về số liệu sơ cấp sử dụng trong luận văn dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các nông dân sản xuất rau má ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Thời gian thực hiện đề tài từ 01/2013 đến ngày 04/2013. 1.4.3 Giới hạn đề tài Đề tài chỉ phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của nông dân sản xuất rau má ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Đề tài không phân tích trên cả hệ thống canh tác. Kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh hiệu quả sản xuất thông qua một số chỉ tiêu như tổng thu nhập, thu nhập ròng, năng suất và các chi phí phát sinh trên diện tích đất canh tác như chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí lao động, và có hạn chế về chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Số liệu dừng lại ở chỉ số phân tích hiệu quả và các chỉ số tài chính để làm cơ sở cho việc phân tích luận văn. GVHD: ThS.Nguyễn Văn Ngân 3 SVTH: Phan Bảo Lâm Phân tích hiệu quả sản xuất rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU - Luận văn tốt nghiệp, “ Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình trồng gừng ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang”, Mai Thị Diễm Trang (2011). Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng gừng ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang; tác giả đã phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập ròng, bằng cách sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng gừng. Kết quả cho thấy các yếu tố đầu vào như chi phí giống, chi phí lao động, chi phí sử dụng máy móc thiết bị và các nhân tố như mức độ tham gia tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến năng suất thu nhập ròng của nông dân trồng gừng. Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả sản xuất gừng cho nông dân. - Luận văn tốt nghiệp, “Phân tích thực trạng về tình hình sản xuất nấm rơm, phân tích hiệu quả sản xuất nấm rơm ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp”. Trần Nguyễn Thu Thảo (2011), Qua phân tích số liệu cho thấy mô đạt hiệu quả kinh tế cao tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 34%, lợi nhuận trung bình là 10.886.70 đồng cho thấy tính khả thi của mô hình là khá cao. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích và phương pháp phân tích hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình trồng nấm ở huyên Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. - Luận văn tốt nghiệp, “Phân tích hiệu quả sản xuất đậu xanh huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long”, Tô Thị Cẩm Tú (2012). Nội dung đề tài nghiên cứu là phân tích hiệu quả sản xuất đậu xanh ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu xanh của địa phương. Tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối, dùng phương pháp hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cụ thể là các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Từ đó có những biện pháp khắc phục các nhân tố ảnh hưởng không tốt đến mô hình, đồng thời tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tốt đến mô hình và có những định hướng phát triển tốt hơn trong quá trình sản xuất đậu xanh tại địa phương. GVHD: ThS.Nguyễn Văn Ngân 4 SVTH: Phan Bảo Lâm Phân tích hiệu quả sản xuất rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang - Luận văn tốt nghiệp, “Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng nấm rơm ở Q.Thốt Nốt – TP.Cần Thơ”, Nguyễn Thị Lụa (2012). Nội dung đề tài nghiên cứu là phân tích hiệu quả sản xuất của hộ trồng nấm rơm ở quận Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ 2011, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho hộ trồng nấm rơm trên địa bàn. Tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để phân tích các vấn đề liên quan đến nông hộ, sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng nấm rơm, sử dụng mô hình hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng nấm ở Thốt Nốt. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng nấm. GVHD: ThS.Nguyễn Văn Ngân 5 SVTH: Phan Bảo Lâm Phân tích hiệu quả sản xuất rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ kinh tế Khái niệm nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh. Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác như nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó nông hộ có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được. [5, tr.4] “Nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ”. [3, tr.27] Nguồn lực nông hộ Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người…chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong sản xuất. Khái niệm sản xuất Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và quy trình biến đổi (inputs) để tạo ra một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs). Các hoạt động tự phục vụ không được xem là sản xuất. [2, tr.4] GVHD: ThS.Nguyễn Văn Ngân 6 SVTH: Phan Bảo Lâm Phân tích hiệu quả sản xuất rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Khái niệm hiệu quả Khái niệm hiệu quả thể hiện khi chúng ta so sánh những kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra. Hiệu quả cao khi kết quả đạt được nhiều hơn so với chi phí và ngược lại, hiệu quả thấp khi chi phí nhiều hơn so với kết quả đạt được. [8, tr.10] Theo Bách khoa toàn thư thì hiệu quả được định nghĩa là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới, nó có nội dung khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất trong một đơn vị thời gian. Khái niệm hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất: Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả tốt nhất, sản xuất không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất và sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. [4, chương 1] Hiệu quả sản xuất bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối. Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không hiệu quả. [2, tr.9] Hiệu quả kỹ thuật: đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thật ra hiệu quả kỹ thuật được xem chỉ là một phần của hiệu quả kinh tế. Tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. [4, chương 1] Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà GVHD: ThS.Nguyễn Văn Ngân 7 SVTH: Phan Bảo Lâm Phân tích hiệu quả sản xuất rau má ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang người tiêu dùng cần nhất hay nói cách khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. [4, chương 1] Các khái niệm chi phí: Chi phí cơ hội là “thu nhập sẽ nhận được nếu nguồn lực đầu vào này được sử dụng cho phương án khác và đem lợi nhuận cao nhất”. Đây là loại chi phí mà theo các nhà kinh kế cho là quan trọng nhất trong việc đánh giá, quyết định đầu tư cho một dự án nào đó. [2, tr.42] Chi phí lao động: theo quan điểm của các nhà kế toán, chi phí lao động là các khoản chi tiêu cho lao động và được tính vào chi phí sản xuất, đối với nhà kinh tế chi phí lao động là chi phí hiện, được thực hiện theo hợp đồng tương ứng với mức lương theo giờ công lao động. [2, tr.43] Chi phí vốn: theo quan điểm kế toán, chi phí vốn được tính dựa vào nguyên giá của thiết bị máy móc được đầu tư và ứng dụng vào quá trình sản xuất và cách thức khấu hao cho thiết bị, máy móc cho từng thời hạn sử dụng theo chi phí hiện tại, được tính vào chi phí sản xuất, còn đối với nhà kinh tế, chi phí vốn là một loại chi phí ẩn, là tiền thuê mà người nào đó sẵn lòng trả để có được quyền sử dụng. [2, tr.43] 2.1.2 Các chỉ tiêu tài chính Giá thực tế sản phẩm: giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu hoạch là giá bán mà người sản xuất thu hoạch được ngay tại cơ sở sản xuất của mình. [1, tr.102] Tổng danh thu là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm. Tổng doanh thu = Sản lượng * Đơn giá Tổng chi phí (TCP) là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản xuất và thu hoạch bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học, chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, chi phí thu hoạch…. TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác Chi phí lao động bao gồm chi phí thuê mướn lao động và chi phí lao động gia đình. Lao động gia đình (LĐGĐ) là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động). GVHD: ThS.Nguyễn Văn Ngân 8 SVTH: Phan Bảo Lâm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan