Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm sú quảng canh ở huyện năm căn, tỉnh...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm sú quảng canh ở huyện năm căn, tỉnh cà mau

.PDF
67
305
117

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH Ở HUYỆN NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. HUỲNH TRƯỜNG HUY BÙI THANH ĐẢM MSSV: 4094662 Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp Khóa: 35 Cần Thơ - 2013 Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau LỜI CẢM TẠ Trước tiên tôi xin cảm ơn quý thầy cô của khoa Kinh tế - QTKD đã tận tâm truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báo trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường đặc biệt tôi vô cùng cảm ơn thầy Huỳnh Trường Huy là người đã hướng dẫn và tận tình chỉ dạy quan tâm đến từng bước khi tôi thực hiện luận văn này, xin cảm ơn cha mẹ tôi người đã mang đến cho tôi cuộc sống và chia sẻ động viên tôi những lúc khó khăn. Xin cám ơn tất cả bạn bè tôi những người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu cũng như những ủng hộ vô giá về mặt tinh thần. Xin cám ơn các nông hộ nuôi tôm Sú quảng canh ở huyện Năm Căn – tỉnh Cà Mau đã dành thời gian để tôi phỏng vấn và tìm hiểu những thông tin cần thiết để tôi có thể thực hiện luận văn này. Cuối lời xin chúc quý thầy cô và bạn bè thân hữu thật nhiều sức khỏe và thành công trong công tác học tập và lao động, chúc các cô bác nông dân có một mùa thu hoạch bội thu cả về năng suất và giá cả. Trân trọng kính chào! Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Bùi Thanh Đảm GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Bùi Thanh Đảm GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Giáo viên hướng dẫn: Huỳnh Trường Huy . Học vị: Tiến sĩ  Bộ môn: Marketing và Du lịch-Dịch vụ  Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn  Tên sinh viên: Bùi Thanh Đảm . MSSV: 4094662  Lớp: Kinh tế nông nghiệp 2 K35  Tên đề tài: “ Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” NỘI DUNG NHẬN XÉT: 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2. Hình thức trình bày: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 6. Các nhận xét khác: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau MỤC LỤC  Trang Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... ........................................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3 1.3.2 Phạm vi không gian .............................................................................. 3 1.4 Nội dung của luận văn .................................................................................. 4 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... ........................................................................................................................... 6 2.1 Phương pháp luận......................................................................................... 6 2.2 Lược khảo tài liệu......................................................................................... 9 2.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 10 2.3.1 Chọn vùng nghiên cứu ........................................................................ 10 2.3.2 Thu thập số liệu .................................................................................. 10 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 12 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NĂM CĂN ......................................................................................................................... 15 3.1 Tổng quan về huyện Năm Căn.................................................................... 15 3.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................... 15 3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội ...................................................................... 16 3.2 Khái quát tình hình sản xuất tôm Sú quảng canh ở huyện Năm Căn ........... 18 3.2.1 Giới thiệu về tôm sú và giá trị kinh tế của tôm Sú thương phẩm ......... 18 3.2.2 Khái quát tình hình sản xuất tôm Sú quảng canh ở huyện Năm Căn.... 19 GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TÔM SÚ QUẢNG CANH HUYỆN NĂM CĂN ....................................................................................... 22 4.1 Tổng quan về nông hộ nuôi tôm Sú ............................................................ 22 4.1.1 Thông tin về nông hộ .......................................................................... 22 4.1.2 Đặc điểm sản xuất của nông hộ........................................................... 26 4.2 Phân tích hiệu quả sản xuất tôm Sú ở huyện Năm Căn............................... 29 4.2.1 Phân tích các chi phí sản xuất tôm Sú năm 2012 ................................. 29 4.2.2 Phân tích hiệu quả sản xuất tôm Sú quảng canh huyện Năm Căn năm 2012 .................................................................................................. 33 4.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ nuôi tôm Sú ở huyện Năm Căn................................................................................................ 35 4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm Sú quảng canh ..... 35 4.3.2 Kết luận.............................................................................................. 38 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TÔM SÚ HUYỆN NĂM CĂN ....................................................................................... 39 5.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất tôm Sú quảng canh huyện Năm Căn................................................................................................ 39 5.1.1 Thuận lợi ........................................................................................... 39 5.1.2 Khó khăn ............................................................................................ 40 5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tôm Sú quảng canh huyện Năm Căn .... ................................................................................................................... 41 5.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp....................................................................... 41 5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả ............................................................... 44 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... ......................................................................................................................... 48 6.1 Kết luận...................................................................................................... 48 6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 51 PHỤ LỤC 1..................................................................................................... 52 PHỤ LỤC 2..................................................................................................... 56 GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Diện tích các mô hình nuôi tôm tại huyện Năm Căn, Cà Mau............. 3 Bảng 2.1 Diện tích nuôi tôm quảng canh của huyện Năm Căn 2012................. 10 Bảng 2.2 Phân phối mẫu ở các khu vực có nông hộ nuôi tôm quảng canh ở huyện Năm Căn .......................................................................................................... 12 Bảng 3.1 Diện tích, năng suất, sản lượng tôm Sú ở huyện Năm Căn, Cà Mau năm 2010-2012 ........................................................................................................ 19 Bảng 3.2 Diện tích nuôi tôm Sú quảng canh ở huyện Năm Căn từ năm 2010-2012 ......................................................................................................................... 20 Bảng 4.1 Đặc điểm của nông hộ tham gia nuôi tôm Sú quảng canh ở huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau .............................................................................................. 22 Bảng 4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ ở huyện Năm Căn ................................ 24 Bảng 4.3 Nguồn gốc giống tôm của chủ hộ ...................................................... 27 Bảng 4.4 Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi tôm của nông hộ .............. 28 Bảng 4.5 Thông tin nguồn vốn ......................................................................... 29 Bảng 4.6 Tổng hợp chi phí nuôi tôm quảng canh huyện Năm Căn.................... 29 Bảng 4.7 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất tôm Sú quảng canh huyện Năm Căn................................................................................................ 33 Bảng 4.8 Trọng lượng và giá bán tôm Sú thương phẩm .................................... 34 Bảng 4.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mô hình nuôi tôm Sú quảng canh . ............................................................................................................................. ......................................................................................................................... 36 Bảng 4.10 Kiểm tra đa cộng tuyến của mô hình................................................ 37 GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Bản đồ huyện Năm Căn ..................................................................... 19 Hình 4.1 Tỷ trọng kinh nghiệm sản xuất tôm Sú quảng canh của nông hộ huyện Năm Căn .......................................................................................................... 25 Hình 4.2 Tỷ trọng diện tích sản xuất tôm Sú quảng canh của nông hộ .............. 25 Hình 4.3 Tỷ trọng chi phí nuôi tôm Sú quảng canh ở huyện Năm Căn.............. 30 GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thủy sản là thế mạnh của Việt Nam nhờ có bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế hơn 4 triệu km2, diện tích nuôi trồng thủy sản có thể ước tính khoảng 1,7 triệu ha. Việt Nam có vùng mặt nước nội địa rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm đìa dày đặc. Vị trí địa lý thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội thúc đẩy phát triển ngành thủy sản. Từ rất lâu nước ta đã trở thành một nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu của khu vực cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nước ta. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012 đạt 6,13 tỷ USD tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2011. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản đã và đang góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch kinh tế, đảm bảo an ninh thực phẩm, nguyên liệu đầu vào cho chế biến, đồng thời tạo công ăn việc làm giúp xóa đói giảm nghèo và đã đưa ngành thủy sản nước ta thật sự trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn có vị trí trên thị trường quốc tế. Cà Mau có 5.210 km 2 diện tích đất tự nhiên, với chiều dài bờ biển 254 km và một ngư trường rộng lớn hơn 100.000 km2, diện tích nuôi thủy sản tương đối rộng lớn khoảng 204.381 ha, với nhiều loại hình khác nhau. Theo số liệu báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau năm 2012 ước đạt 420.500 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, sản lượng tôm đạt 137.400 tấn tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, bên cạnh việc nuôi tôm đạt năng suất cao của tỉnh thì ở một số địa phương khác như huyện Năm Căn, Trần Văn Thời, Thới Bình, Cái Nước người nông dân cũng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước cảnh nuôi tôm không hiệu quả dẫn đến chết hàng loạt trên diện tích lớn, gây thiệt hại cho 1.000 ha diện tích nuôi công nghiệp và 13.000 ha nuôi quảng canh cải tiến, 18.000 ha nuôi quảng canh, mức độ thiệt hại tại các vùng có tôm chết từ 10 – 40%. Thêm vào đó hiện nay giá tôm sú nguyên liệu giảm mạnh, bình quân mỗi loại giảm giá 25% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, giá nhiều mặt hàng như xăng dầu, thức ăn cho GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau tôm, giá phân, thuốc phòng bệnh, chi phí nhân công liên tục tăng nên người nuôi tôm gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù các huyện trong địa bàn tỉnh đã chuyển dịch sang nhiều mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả như: nuôi tôm quảng canh cải tiến, luân canh, xen canh lúa – tôm, nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp,… nhưng riêng nhân dân huyện Năm Căn hiện nay vì một số lý do liên quan đến các chi phí như giá thức ăn, phân bón, thuốc phòng và trị bệnh tăng cao,… mà người dân vẫn còn áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống (quảng canh) với hiệu quả không cao, mùa vụ thất thoát, đời sống nhân dân càng ngày có xu hướng khó khăn hơn. Chính vì lý do đó em xin chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm sú quảng canh của huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” làm đề tài nghiên cứu cho mình. Nhằm hiểu biết thêm về tình hình nuôi tôm sú của Huyện, biết được những khó khăn và thuận lợi của người dân trong suốt quá trình nuôi tôm, sau đó đề ra những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành nuôi tôm sú của Huyện, và cũng đồng thời mang đến cho nhà nông giá trị kinh tế cao, một mặt góp phần cải thiện đời sống nhân dân, mặt khác giúp ngành thủy sản của Tỉnh nhà ngày một phát triển bền vững hơn. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng với sự hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của mình luận văn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, em xin trân trọng đoán nhận và sửa chửa những sai sót của mình, đồng thời tiếp thu những ý kiến đóng góp từ nhiều phía của quý thầy, cô và bạn đọc để bài viết hoàn thiện hơn. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình này trên địa bàn nghiên cứu, góp phần giúp nông dân ổn định sản xuất dựa trên hiện trạng đã được phân tích. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình sản xuất tôm sú trên địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau trong vụ năm 2012; - Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình nuôi tôm sú quảng canh của các hộ nuôi tôm ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau; GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm sú quảng canh; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm sú quảng canh trên địa bàn nghiên cứu. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân nuôi tôm sú theo mô hình quảng canh tại 3 xã: Hàm Rồng, Lâm Hải và Đất Mới huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 1.3.2 Phạm vi không gian Bảng 1.1: DIỆN TÍCH CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM TẠI HUYỆN NĂM CĂN, CÀ MAU Đvt : ha Xã, thị trấn Diện tích chung Nuôi công nghiệp Nuôi quảng canh Năm Căn 1.805,43 1,81 1803,62 Đất Mới 3.608,12 3,2 3604,92 Hàm Rồng 5.768,33 3,73 5764,60 Lâm Hải 3.933,53 2,32 3931,21 Hàng Vịnh 2.150,27 1,4 2148,87 Hiệp Tùng 3.026,71 4,9 3021,81 Tam Giang 3.056,50 8,7 3047,80 Tam Giang Đông 2.355,72 1,62 2354,10 25.704,61 27,68 25.676,93 Tổng (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Năm Căn 2012) Dựa vào bảng 1.1 ta thấy, diện tích nuôi tôm quảng canh của huyện chiếm đến 99,9 % (25.676,93 ha) trong tổng diện tích nuôi tôm của cả huyện (25.704,61). Trong đó, nhiều nhất là 3 xã : Hàm Rồng (5764,60 ha), Lâm Hải (3931,21 ha) và Đất Mới (3604,92 ha). Vì vậy em chọn địa bàn nghiên cứu là xã Hàm Rồng, Lâm Hải và Đất Mới thuộc huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 1.4 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau Chương 1: Đặt vấn đề nghiên cứu, nêu ra mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau”. Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Nêu một số khái niệm cơ bản: nông hộ, hiệu quả sản xuất - Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất: giá thực tế sản phẩm, tổng doanh thu, tổng chi phí, chi phí lao động, lợi nhuận, thu nhập… - Lược khảo một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu - Chọn vùng nghiên cứu, cách chọn cỡ mẫu quan sát và phương pháp phân tích số liệu. Chương 3: Tổng quan về địa bàn Năm Căn - Khái quát điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và tình hình kinh tế-xã hội của Huyện - Khái quát tình hình sản xuất tôm sú quảng canh ở huyện Năm Căn. Chương 4: Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú quảng canh huyện Năm Căn - Thông tin chung về nông hộ: số nhân khẩu, số lao động tham gia, tuổi, kinh nghiệm nuôi tôm sú, số năm đi học và diện tích sản xuất - Đặc điểm sản xuất của các nông hộ: thông tin về việc sử dụng nguồn gốc giống, tham gia tập huấn kỹ thuật, cách sử dụng vốn sản xuất - Tổng hợp các chi phí sản xuất tôm sú quảng canh của vụ năm 2012 bao gồm các chi phí như: con giống, thuốc hóa chất,lao động, nhiên liệu, khấu hao, sữa chữa, lãi vay, vận chuyển. - Đưa ra các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất tôm sú quảng canh của Huyện như: năng suất, giá bán, doanh thu, lợi nhuận, tổng chi phí, lợi nhuận/chi phí, doanh thu/chi phí… - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ nuôi tôm sú quảng canh của huyện Năm Căn. Các yếu tố đó là: vốn đầu tư, lao động, kinh nghiệm, học vấn, thời gian cải tạo ao nuôi và tập huấn kỹ thuật. Chương 5: Từ những phân tích và đánh giá mô hình đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tôm sú quảng canh của huyện Năm Căn. Nêu một vài thuận lợi và khó khăn của Huyện trong quá trình canh tác. Chương 6: Kết luận và kiến nghị. GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN Một số khái niệm cơ bản - Nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh. Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác như nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó nông hộ có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được. [Nguyễn Thị Lụa, 2012]. “Nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ”.[ Trần Quốc Khánh, 2005]. - Hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất: Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất trong sản xuất nông nghiệp được tính như sau: Lợi nhuận trên đơn vị diện tích = doanh thu trên đơn vị diện tích – tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích đó. [Nguyễn Văn Khanh,2012] - Các chỉ tiêu sử dụng chủ yếu + Chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất: Mật độ thả giống = số giống thả/diện tích mặt nước Năng suất = sản lượng/diện tích GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy [Nguyễn Văn Khanh,2012] SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau + Chỉ tiêu về tài chính Giá thực tế sản phẩm: giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu hoạch là giá bán mà người sản xuất thu hoạch được ngay tại cơ sở sản xuất của mình. Tổng doanh thu là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm. Tổng doanh thu = Sản lượng * Đơn giá Tổng chi phí (TCP) là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản xuất và thu hoạch bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học, chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, chi phí thu hoạch…. TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác Chi phí lao động bao gồm chi phí thuê mướn lao động và chi phí lao động gia đình. Lao động gia đình (LĐGĐ) là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công . Lợi nhuận là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí. Tổng chi phí này bao gồm chi phí cơ hội gia đình. Lợi nhuận = Tổng doanh thu – TCP bao gồm chi phí LĐGĐ Thu nhập là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ tổng chi phí không có lao động gia đình. Thu nhập gia đình = Lợi nhuận + Chi phí LĐGĐ [Đinh Phi Hổ,2003]. Để tính toán hiệu quả sản xuất, ta so sánh các tỷ số tài chính sau: Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì người sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu chỉ số TN/CP <1 thì GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau người sản xuất bị lỗ, nếu TN/CP = 1 thì hòa vốn, TN/CP >1 người sản xuất có lời. TN/CP = Thu nhập / Tổng chi phí Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì người sản xuất sẽ thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP > 0 thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt. LN/CP = Lợi nhuận / Tổng chi phí Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): thể hiện trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu. LN/DT = Lợi nhuận / Doanh thu Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí để đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. DT/CP = Doanh thu / Tổng chi phí Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/LĐGĐ): thể hiện một ngày công lao động gia đình tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. TN/LĐGĐ = Thu nhập / tổng ngày công LĐGĐ [Nguyễn Thị Yến Chi,2012]. - Mô hình nuôi tôm quảng canh Mô hình có đặc điểm là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên. Mật độ tôm thả nuôi thấp (1 - 2 con/m 2) do phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên trong ao, thường nuôi xen ghép với các đối tượng tôm, cá tự nhiên năng suất tôm sú thường đạt 0,15 - 0,2 tấn/ha/năm. Diện tích trong ao thường lớn để đạt sản lượng cao. Mô hình này có ưu điểm là chi phí vận hành thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu hoạch lớn bán được giá cao, cần ít lao động cho một đơn vị sản xuất và thời gian thường không dài. Nhược điểm là năng suất và lợi nhuận thấp, cần diện tích ao nuôi lớn để tăng sản lượng nên vận hành và quản lý khó, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng rất khác nhau. GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Để hoàn thành nội dung phân tích đề tài này, bên cạnh những kiến thức về lý thuyết được trang bị trong suốt thời gian học ở trường và những hiểu biết thực tế do tiếp xúc trực tiếp hộ nuôi tôm sú ở huyện Năm Căn. Ngoài ra không thể không nhắc đến những kiến thức được mang lại từ việc tham khảo tài liệu có liên quan cụ thể như: Trong nghiên cứu về “các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận nuôi tôm sú của nông hộ ở tỉnh Trà Vinh” (2008) của các tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh, Huỳnh Minh Tuyền chỉ ra rằng: các yếu tố chi phí lao động, chi phí thức ăn, chi phí thuốc-hóa chất, tập huấn kỹ thuật tác động thuận chiều đến năng suất tôm của nông hộ. Đối với lợi nhuận của hộ nuôi tôm sú, các yếu tố tương quan thuận là giá bán và năng suất, trong khi các yếu tố chi phí xây dựng cơ bản, chi phí lao động, chi phí thuốc-hóa chất, chi phí thức ăn, chi phí lãi vay tỷ lệ nghịch với lợi nhuận đạt được của nông hộ. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy một số thực trạng về kết quả và hiệu quả kinh tế của nuôi tôm sú trong nông hộ theo các hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Một nghiên cứu khác của tác giả Dương Vĩnh Hảo (2009), “Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ven biển tình Sóc Trăng”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố như: tỷ lệ thả nuôi/ tổng diện tích khu vực nuôi, mật độ nuôi, kích cỡ giống thả, tổng lượng thức ăn, lượng vôi sử dụng, mực nước bình quân ao nuôi, năng suất và sản lượng thu hoạch giữa hai mô hình có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Năng suất và lợi nhuận chịu tác động của các yếu tố như: kinh nghiệm nuôi, kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg), tổng diện tích và số lượng ao nuôi. Các nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng các phương pháp như: thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi qui đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình nuôi tôm sú của nông hộ. Các tài liệu tham khảo trên được dùng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm sú quảng canh ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau”. Qua đó, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng nuôi tôm sú quảng canh; phương pháp phân tích hồi qui nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình; các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh tế. Từ đó, đề xuất một GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau số giải pháp cải thiện năng suất nuôi tôm sú quảng canh cho người nông dân ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Chọn vùng nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu của đề tài là xã Hàm Rồng, Lâm Hải và Đất Mới của huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau. Lý do được chọn nghiên cứu vì nơi đây tập trung nhiều nông dân nuôi tôm quảng canh và là vùng có diện tích nuôi tôm lớn của huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau (xem chi tiết ở Bảng 2.1). Hơn nữa, nông hộ ở địa phương này có truyền thống nuôi tôm Sú quảng canh lâu đời nên sẽ thuận tiện trong việc phỏng vấn cũng như nghiên cứu. Bảng 2.1: DIỆN TÍCH NUÔI TÔM QUẢNG CANH CỦA HUYỆN NĂM CĂN 2012 Xã, thị trấn Diện tích quảng canh (ha) Tỷ trọng (%) Năm Căn 1804 7,0 Đất Mới 3605 14,0 Hàm Rồng 5765 22,5 Lâm Hải 3931 15,3 Hàng Vịnh 2149 8,4 Hiệp Tùng 3025 11,8 Tam Giang 3048 11,9 Tam Giang Đông 2354 9,2 25677 100 Tổng: (Nguồn: Niên giám thống kê huyện năm căn 2012) 2.3.2 Thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập qua các đề tài nghiên cứu trước đây có liên quan và niên giám thống kê của huyện Năm Căn. Số liệu sơ cấp: - Cỡ mẫu GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau Dựa vào mục đích của cuộc điều tra, khả năng vật chất, nguồn lực và lỗi mẫu cho phép ta chọn phương pháp: chọn mẫu ngẫu nhiên theo phương pháp phân tầng là ở Huyện ta chọn ngẫu nhiên 3 Xã để thu thập số liệu, trong 3 Xã đó chọn ngẫu nhiên 60 hộ để tiến hành phỏng vấn. Công thức xác định cở mẫu như sau: n p (1  p ) * Z 2 2 MoE 2 (Nguồn: giáo trình phương pháp nghiên cứu kinh tế của thạc sĩ Phạm Lê Thông,2009) Trong đó: n: số đơn vị mẫu. p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục tiêu chọn mẫu (0 ≤ p ≤ 1). Z: giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy. MoE: sai số cho phép (e) là 0,109. (1) Độ biến động của dữ liệu V = p(1 – p), trong trường hợp bất lợi nhất thì độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì: V = p(1 – p) → max → V’ = 1 – 2p = 0 → p = 0,5 (2) Chọn độ tin cậy ở mức 90% nên sai lầm tối đa là α = 10%. Tra bảng của phân phối chuẩn ứng với độ tin cậy 90% là Zα/2 = 1,645 (3) Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10%. Kết hợp (1), (2) và (3) suy ra n = 57 quan sát.  Điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Điểm mạnh - Có thể thu thập thông tin của toàn bộ tổng thể và cả từng tầng nhỏ. - Tính chính xác cao nếu sự khác biệt trong mỗi nhóm nhỏ là đồng nhất hơn sự khác biệt giữa các nhóm. Điểm yếu - Khó khăn trong việc xác định các tầng. GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm Phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú theo hình thức quảng canh huyện Năm Căn, Cà Mau - Tính chính xác của mẫu không còn nếu có quá ít phần tử trong từng tầng nhỏ. Mặc dù cở mẫu có thể chấp nhận là 57, nhưng do đa số nông dân ở các xã Hàm Rồng, Đất Mới và Lâm Hải nuôi tôm sú quảng canh, để đảm bảo tính rộng rãi, chính xác hơn, đồng thời thuận tiện hơn trong quá trình phân tích nên tiến hành phỏng vấn 60 quan sát và được chia theo tỉ lệ 20 : 20 : 20 số quan sát để đại diện cho tổng thể và được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2: PHÂN PHỐI MẪU Ở CÁC KHU VỰC CÓ NÔNG HỘ NUÔI TÔM QUẢNG CANH Ở HUYỆN NĂM CĂN Xã Số hộ Hàm Rồng Lâm Hải Đất Mới Tổng - Tỷ lệ (%) 20 20 20 60 33,3 33,3 33,3 100 Bảng câu hỏi gồm 5 phần: + Phần 1: Thông tin về hộ sản xuất + Phần 2: Quá trình sản xuất + Phần 3: Hoạt động tiêu thụ + Phần 4: Các nguồn tín dụng + Phần 5: Đề xuất của nông hộ 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả phân tích các vấn đề đến nông hộ, so sánh tuyệt đối và tương đối thông qua giá trị sản xuất: sản lượng, diện tích, chi phí sản xuất. Mục tiêu 2: Sử dụng các chỉ tiêu tài chính như: chi phí, thu nhập, lợi nhuận, thu nhập/chi phí, lợi nhuận/chi phí,lợi nhuận/doanh thu,thu nhập/ngày công lao động gia đình…để phân tích hiệu quả sản xuất tôm sú (gốc độ tài chính) ở huyện Năm Căn. GVHD: TS.Huỳnh Trường Huy SVTH: Bùi Thanh Đảm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng