Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất mía tại thị xã vị thanh tỉnh hậu giang...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất mía tại thị xã vị thanh tỉnh hậu giang

.PDF
79
176
75

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA TẠI THỊ XÃ VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn: ThS. ĐÀM THỊ PHONG BA Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH TUYỀN MSSV: 4061756 Lớp: Kinh tế nông nghiệp 1 – K32 Cần Thơ - 2010 LỜI CẢM TẠ Qua 4 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã tiếp thu được kiến thức quý báu do sự truyền đạt, không chỉ về lý thuyết mà còn về kinh nghiệm thực tiễn từ quý thầy cô của trường và nhất là quý thầy cô của Khoa Kinh tế - QTKD. Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt, em chân thành cảm ơn cô Đàm Thị Phong Ba và các thầy cô Khoa kinh tế - QTKD đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình trong quá trình em thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ từ các cô, chú, anh, chị ở Phòng Kinh tế thị xã Vị Thanh trong thời gian em thực tập tại cơ quan. Đồng thời, chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các quý cơ quan: sở Nông nghiệp – PTNT Hậu Giang, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, xã Vị Tân, xã Tân Tiến, xã Hoả Lựu của Thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã cung cấp số liệu, giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu đề tài. Thay lời cảm tạ, kính chúc quý thầy cô, và cô, chú, anh, chị dồi dào sức khoẻ và thành đạt. Ngày .......tháng....... năm 2010 Sinh viên thự hiện Nguyễn Thanh Tuyền Trang i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất mía tại thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang” là do chính em thực hiện, đề tài này không khớp với bất cứ đề tài nào khác. Số liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập và xử lý là hoàn toàn trung thực. Ngày .......tháng.......năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Tuyền Trang ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Trong thời gian qua, em Nguyễn Thanh Tuyền, sinh viên lớp kinh tế nông nghiệp khóa 32, khoa Kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ đã có thời gian thực tập tại cơ quan của chúng tôi từ ngày 1/2/2010 đến ngày 23/04/2010. Đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất mía tại thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang” do em thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan, đề tài này có ý nghĩa thực tiễn đối với những hộ nông dân trồng mía tại khu vực thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện nay. Đến cơ quan, em đã thực hiện đúng theo kỉ luật và chấp hành những quy định của cơ quan nơi thực tập. Em đã đến thực tập tại cơ quan với tinh thần ham học hỏi, nhiệt tình, tích cực trong mọi công việc, cùng thái độ vui vẻ, hòa đồng với mọi người. Ngày......... tháng....... năm 2010 Thủ trưởng đơn vị Trang iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên người hướng dẫn: .............................................................. Học vị: ............................................................................................. Chuyên ngành: .................................................................................. Cơ quan công tác: ............................................................................. Tên sinh viên: .................................................................................. Mã số sinh viên: ............................................................................... Chuyên ngành: .................................................................................. Tên đề tài: ....................................................................................... .......................................................................................................... NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ................................ 2. Về hình thức:.......................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:.......................... ............................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn:................................... 5. Nội dung và các kết quả đạt được: .......................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... 6. Các nhận xét khác: ................................................................................. ............................................................................................................... 7. Kết luận: ............................................................................................... ............................................................................................................... Ngày...... tháng....... năm 2010 Giáo viên hướng dẫn Trang iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Ngày……tháng……năm 2010 Giáo viên phản biện Trang v MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài.....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2 1.2.1. Mục têu chung.........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................2 1.3. Các giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu..........................................2 1.3.1. Các giả thiết cần kiểm định.....................................................................2 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3 1.4.2. Giới hạn về không gian...........................................................................3 1.4.3. Giới hạn về thời gian ..............................................................................3 1.5. Lược khảo tài liệu...........................................................................................3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....4 2.1. Phương pháp luận...........................................................................................4 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................9 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................. 11 3.1. Sơ lược về Thị xã Vị Thanh-Tỉnh Hậu Giang .............................................. 11 3.1.1. Giới thiệu khái quát về Tỉnh Hậu Giang .............................................. 11 3.1.2. Giới thiệu khái quát về Thị xã Vị thanh ................................................. 14 3.2. Thực trạng sản xuất mía của Thị xã Vị Thanh............................................... 17 3.2.1. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiêp TXVT ................................................. 17 3.2.2. Tình hình sản xuất mía TXVT .............................................................. 18 3.2.3. Thị trường tiêu thụ và giá mía .............................................................. 19 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA Ở TXVT.................. 20 4.1. Mô tả thực trạng sản xuất liên quan đến các nguồn lực nông hộ ................... 20 4.1.1. Nguồn lực lao động ............................................................................... 20 4.1.2. Nguồn lực đất đai ................................................................................. 25 Trang vi 4.1.3. Kỹ thuật sản xuất ................................................................................. 26 4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất mía ở TXVT...................................................... 26 4.2.1. Phân tích các yếu tố đầu vào được sử dụng qua vụ trồng năm 2007- 2008 và vụ trồng năm 2008 – 2009................................................................. 26 4.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất của 2 vụ mía .............................................. 30 4.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ......................... 36 4.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ..................................... 41 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ THUỘC TXVT........................................................ 48 5.1. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và đe dọa cho việc sản xuất mía của nông hộ TXVT .............................................................................................. 48 5.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả SX mía của nông hộ ở TXVT trong giai đoạn hiện nay ................................................................................. 51 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 54 6.1. Kết luận........................................................................................................ 54 6.2. Kiến nghị...................................................................................................... 55 Trang vii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT MÍA BÌNH QUÂN QUA CÁC NĂM TẠI TỈNH HẬU GIANG.......... ............................................................................13 Bảng 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG...........................................16 Bảng 3: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA THỊ XÃ VỊ THANH..............18 Bảng 4: DIỆN TÍCH TRỒNG, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MÍA TẠI THỊ XÃ VỊ THANH ....... .................................................................................................18 Bảng 5: THỐNG KÊ NGUỒN LƯC LAO ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ .............20 Bảng 6: CƠ CẤU ĐỘ TUỔI CỦA CHỦ HỘ .................................................21 Bảng 7 : CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ...................................................21 Bảng 8: TỶ LỆ PHẦN TRĂM SỐ NHÂN KHẨU CỦA HỘ ........................23 Bảng 9: LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH THAM GIA SẢN XUẤT MÍA .................23 Bảng 10: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ ....................24 Bảng 11: TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT SẢN XUẤT, ĐẤT TRỒNG MÍA ..........25 Bảng 12: DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG MÍA PHÂN THEO NHÓM ................25 Bảng 13: THỐNG KÊ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VỤ MÍA NĂM 2008 .......28 Bảng 14: THỐNG KÊ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VỤ MÍA NĂM 2009 ......29 Bảng 15: CHI PHÍ, NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN TRÊN MỘT HA VỤ MÍA 2007-2008 ... .................................................................................................31 Bảng 16: CHI PHÍ, NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN TRÊN MỘT HA VỤ MÍA 2008-2009 ... .................................................................................................33 Bảng 17: TỶ SỐ TÀI CHÍNH QUA HAI VỤ MÍA .......................................36 Bảng 18: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ .............................................................37 Bảng 19: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VỤ MÍA NĂM 2007-2008 ... .................................................................................................37 Bảng 20: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ .............................................................39 Bảng 21: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VỤ MÍA NĂM 2008- 2009 .. .................................................................................................40 Bảng 22: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ .............................................................42 Trang viii Bảng 23: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHẬN THÔNG QUA PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI .................................................42 Bảng 24: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ .............................................................45 Bảng 25: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN THÔNG QUA PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI .................................................45 Trang ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1: NĂNG SUẤT MÍA BÌNH QUÂN QUA CÁC NĂM ...................13 Biểu đồ 2: CƠ CẤU CHI PHÍ VỤ MÍA NĂM 2007 - 2008 ...........................32 Biểu đồ 3: CƠ CẤU CHI PHÍ VỤ MÍA NĂM 2008 - 2009...........................34 Trang x DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1. BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH HẬU GIANG ................ 11 Trang xi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TXVT: Thị xã Vị Thanh CP/DT: Chi phí/ doanh thu LN/DT: Lợi nhuận/doanh thu LN/CP: Lợi nhuận/chi phi LN/NC: Lợi nhuận/nhân công DT/NC: Doanh thu/nhân công DL: Dương lịch DLM24: Là một loại giống mía BVTV: Bảo vệ thực vật UBND: Ủy ban nhân dân WTO: Tổ chức thương mại Thế giới Trang xii Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đàm Thị Phong Ba CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ lâu, người dân Việt Nam ở các vùng sống chủ yếu bằng nghề nông. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là hai vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của nước ta, có tiềm năng lớn với hàng triệu ha đất canh tác phì nhiêu, lực lượng lao động dồi dào và tập trung nhiều Viện, Trường, cơ quan khoa học nông nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất - chế biến - kinh doanh nông sản. Chính vì vậy, trong thời gian qua, ở Đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc sản xuất lúa gạo đứng đầu cả nước cùng nhiều mặt hàng nông sản nổi tiếng (Các loại trái cây như bưởi, xoài, thanh long,…), thì còn có một loại nông sản chiếm diện tích khá lớn đó chính là mía đường. Hậu Giang cũng là một trong những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long trồng nhiều mía với diện tích khá lớn, tập trung chủ yếu ở Thị xã Vị Thanh và huyện Phụng Hiệp, là nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho các nhà máy đường. Ở Thị xã Vị Thanh ngày nay, qua nhiều năm nhờ nắm bắt được tiến bộ khoa học kĩ thuật thông qua sự hợp tác giữa người dân và các tổ chức liên quan đã làm cho hiệu quả kinh tế sản xuất mía của nhiều nông hộ không ngừng được nâng cao, đời sống vật chất của người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn tồn động nhiều khó khăn do thị trường biến động và trước xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế đã và đang dẫn đến việc đô thị hóa các vùng nông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp làm giảm diện tích canh tác ở tại thị xã Vị Thanh. Do đó, để duy trì mức sản lượng mía thì cần áp dụng những biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu quả sản xuất của người dân. Nhận thấy rằng mía là một nguồn nguyên liệu không những quan trọng cho các nhà máy đường mà còn là nguồn thu nhập giúp người dân thoát khỏi đói nghèo, đem lại hiệu quả kinh tế tương đối ốn định. Xuất phát từ thực tế đó đã thôi thúc em thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất mía ở tại Thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang”. SVTH: Nguyễn Thanh Tuyền Trang 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đàm Thị Phong Ba 1.2 .MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất mía ở tại thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho việc sản xuất mía ở thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích tình hình sản xuất mía ở thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. (2) Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ ở thị xã Vị Thanh. (3) Phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất mía ở thị xã Vị Thanh. (4) Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ở thị xã Vị Thanh. 1.3. CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thiết cần kiểm định - Giả thiết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất H0 : các nhân tố không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất H1 : các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất - Giả thiết về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận H0 : các nhân tố không ảnh hưởng đến lợi nhuận H1 : các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận - Giả thiết nghiên cứu trên địa bàn thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu (1) Tình hình sản xuất mía ở thị xã Vị Thanh như thế nào? (2) Việc sản xuất mía có mang lại hiệu quả sản xuất không? Các nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ ở thị xã Vị Thanh? SVTH: Nguyễn Thanh Tuyền Trang 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đàm Thị Phong Ba (3) Việc trồng mía đã mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng mía ở thị xã Vị Thanh như thế nào? (4) Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ở thị xã Vị Thanh? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các hộ nông dân trồng mía ở thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (khoảng 40 nông hộ). 1.4.2. Giới hạn về không gian: Số liệu sơ cấp được thu thập ở các hộ nông dân trồng mía ở thị xã Vị Thanh. 1.4.3. Giới hạn về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010. Số liệu sơ cấp được thu nhập, các loại chi phí sản xuất được thu thập vào vụ mía năm 2007 - 2008 và vụ năm 2008 - 2009. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ - Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nhiên liệu tỉnh Hậu Giang của anh Nguyễn Minh Tân, lớp Kinh tế nông nghiệp Khóa 30, Đại học Cần Thơ. Trong nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nhiên liệu tỉnh Hậu Giang, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả. - Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của mô hình hợp tác xã huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ của chị Phạm Thị Ngọc Trinh, lớp Kinh tế nông nghiệp Khóa 31, Đại học Cần Thơ. Trong nghiên cứu, đề tài chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa, tìm ra những tồn tại nhằm đưa ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao đời sống nông dân ở huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ. SVTH: Nguyễn Thanh Tuyền Trang 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đàm Thị Phong Ba CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm kinh tế nông hộ Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,…để phục vụ cuộc sống được gọi là kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ. 2.1.2. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp được tính như sau: Hiệu quả kinh tế = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích. Trong đó: – Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích. Chi phí trong sản xuất mía bao gồm: Chi phí giống; chi phí thuê nhân công; chi phí phân bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí chăm sóc; chi phí vận chuyển; chi phí thu hoạch… Để tính toán hiệu quả kinh tế, ta so sánh các tỷ số tài chính sau: - Chi phí trên doanh thu (CP/DT): Tỷ số này phản ánh một đồng thu nhập mà người sản xuất thu được sẻ phải mất bao nhiêu đồng chi phí. Nếu chỉ số CP/DT nhỏ hơn 1 thì người sản xuất sẽ có lời, nếu CP/DT bằng 1 thì hoà vốn, CP/DT lớn hơn 1 người sản xuất sẽ bị lỗ. SVTH: Nguyễn Thanh Tuyền Trang 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đàm Thị Phong Ba Chi phí CP/DT = Doanh thu – Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt. Lợi nhuận LN/CP = Chi phí – Lợi nhuận /Doanh thu (LN/DT): Thể hiện trong một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu. Lợi nhuận LN/DT = Doanh thu – Lợi nhuận trên ngày công lao động (LN/NC): Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động của người trực tiếp sản xuất tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi tổng chi phí trên một ngày công. Lợi nhuận LN/NC = Ngày công lao động 2.1.3. Phân tích thống kê mô tả Thống kê là một hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận. Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính với các biến định lượng. 2.1.4. Phân tích hồi qui tương quan Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân). Phương pháp này được ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế để phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên. SVTH: Nguyễn Thanh Tuyền Trang 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đàm Thị Phong Ba Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y: biến được giải thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập Xi (Xi: còn được gọi là biến giải thích). Phương trình hồi qui tương quan có dạng: Y = a + b1x1 + b2x2 + ... + bixi Trong đó: Y: là biến phụ thuộc (biến được giải thích) a: là hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến x1, x2,... xi bằng 0. x1, x2,... xi: là các biến độc lập (biến được giải thích) b1, b2,.. b i: gọi là hệ số hồi qui riêng. Hệ số hồi qui riêng cho biết ảnh hưởng từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến còn lại được giữ cố định. b1, b2,… b i cho biết khi biến x1, x2… xi tăng (hay giảm) 1 đơn vị thì trung bình của Y sẽ thay đổi (tức là tăng hay giảm) bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Hệ số tương quan bội R: (Multiple Correlation Coefficient) nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (xi). Hệ số xác định R2: (Multiple coefficient of determination) được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập xi. Kiểm định phương trình hồi qui: Đặt giả thuyết: H0: βi = 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc H1: βi ≠ 0, tức là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%) Bác bỏ giả thuyết H0 khi: Sig.F < α Chấp nhận giả thuyết H0 khi: Sig.F ≥ α - Standrad error: Sai số chuẩn cả phương trình. - ObServations: Số quan sát . - Regression: Hồi quy. SVTH: Nguyễn Thanh Tuyền Trang 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đàm Thị Phong Ba - Residual: Số dư. - Df: Độ tự do. - SS (Sum of Squares): Tổng bình phương. - SSR: Tổng bình phương hồi quy, là đại lượng biến động của Y được giải thích bởi đường hồi quy. - SSE: Phần biến động còn lại (còn gọi là số dư): là đại lượng biến động tổng hợp của các nguồn biến động do các nhân tố khác gây ra mà không hiện diện trong mô hình hồi quy và biến động ngẫu nhiên. - SST: Tổng biến động của Y. SST = SSR + SSE. + SSR càng lớn mô hình hồi quy càng có độ tin cậy cao trong việc giải thích biến động của Y. - MS: Trung bình bình phương (mean of Squares). MSR: = SSR/k Trung bình bình phương hồi quy. MSE = SSE/n – k –1 - F: Tỷ số F (số thống kê F) + Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Sig.F càng nhỏ. + Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α (nào đó) + F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận H0. H0: tất cả các tham số hồi quy đều bằng không (β1 = β2 =…….= βk = 0) hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y. F càng lớn thì khả năng bác bỏ giả thuyết H0 càng cao. - Significace: mức ý nghĩa F. + Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F cho ta kết luận ngay phương trình hồi quy có ý nghĩa khi (Sig.F ≈ α). Thay vì, tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó. - Coefficients: (hệ số). - t- Stat: Giá trị thống kê, dùng kiểm định cho các tham số riêng biệt (Xi); nếu t_Stat = 0 thì Xi không có ảnh hưởng đến Y. SVTH: Nguyễn Thanh Tuyền Trang 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng