Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện phụng hiệp - tỉn...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện phụng hiệp - tỉnh hậu giang

.PDF
72
715
72

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ HOÀI GIANG BÙI CHÍ CÔNG MSSV: 4087824 Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp 2 Khóa: 34 Cần Thơ - 2012 Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang LỜI CẢM TẠ Sau thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, được sự giảng dạy nhiệt tình của quý Thầy Cô của trường, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh em đã học được những kiến thức thật hữu ích cho chuyên ngành của mình. Nhất là trong quá trình thu thập số liệu làm đề tài tốt nghiệp, em đã có điều kiện tiếp xúc và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế, giúp em trưởng thành và tự tin bước vào cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh, đặc biệt là Cô Đỗ Thị Hoài Giang, giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ cho em rất nhiều về mặt tài liệu và số liệu, tạo điều kiện giúp em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Cùng lời cảm tạ, em xin kính chúc quý Thầy Cô sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Ngày 14 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện Bùi Chí Công GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang i SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 14 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện Bùi Chí Công GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang ii SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Ngày 14 tháng 05 năm 2012 Giáo viên hƣớng dẫn ĐỖ THỊ HOÀI GIANG GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang iii SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang iv SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4.1. Phạm vi về không gian ................................................................................. 2 1.4.2. Phạm vi về thời gian ..................................................................................... 3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5. Lược khảo tài liệu ................................................................................................ 3 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 5 2.1. Phương pháp luận ................................................................................................ 5 2.1.1. Khái niệm về nông hộ................................................................................... 5 2.1.2. Giá trị kinh tế cây mía .................................................................................. 6 2.1.3. Khái niệm hiệu quả ....................................................................................... 7 2.1.4. Khái niệm hiệu quả kinh tế ........................................................................... 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 8 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 9 2.2.3. Diễn giải các phương pháp phân tích ........................................................... 9 2.2.4. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất ...................................... 11 2.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của nông hộ . 12 CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................... 14 3.1. Giới thiệu chung về huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang ................................... 14 3.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................. 14 3.1.2. Địa hình ...................................................................................................... 15 GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang v SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang 3.1.3. Khí hậu và thủy văn .................................................................................... 15 3.1.4. Xã hội ......................................................................................................... 16 3.1.5. Kinh tế ........................................................................................................ 18 3.2. Tình hình chung về sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ................................................................................................ 19 3.3. Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ....... 21 CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG .............................................................................................. 24 4.1. Tình hình chung của các nông hộ sản xuất mía nguyên liệu ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang ................................................................................................. 24 4.1.1. Thông tin chung về đáp viên ..................................................................... 24 4.1.2. Đặc điểm sản xuất của các nông hộ ........................................................... 27 4.2. Cơ cấu chi phí sản xuất mía của nông hộ .......................................................... 28 4.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất mía của nông hộ .................................................... 32 4.4. So sánh hiệu quả sản xuất giữa hai đối tượng hộ ký hợp đồng và không ký hợp đồng với công ty mía đường .............................................................................. 33 4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang ............................... 36 4.5.1. Kết quả mô hình hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ sản xuất mía của nông hộ ...................................................................... 36 4.5.2. Giải thích mô hình 1 ................................................................................... 38 4.5.3. Giải thích mô hình 2 ................................................................................... 40 4.5.4. Nhận xét...................................................................................................... 42 4.6. Nhận xét chung .................................................................................................. 43 CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA GUYÊN LIỆU CHO NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG ........................................................................ 45 5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp...................................................................................... 45 5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu ......................... 46 GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang vi SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 49 6.1. Kết luận .............................................................................................................. 49 6.2. Kiến nghị............................................................................................................ 49 6.2.1. Đối với công ty mía đường ......................................................................... 49 6.2.2. Đối với địa phương ..................................................................................... 50 6.2.3. Đối với nhà nước ........................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 53 GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang vii SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 2.1: Mô tả cỡ mẫu điều tra ................................................................................ 9 Bảng 2.2: Diễn giải các biến của 2 mô hình ............................................................ 13 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ năm 2006-2010 ..................................................................................................... 19 Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp của Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ năm 2006-2010 (giá so sánh 1994) ...................................................................... 20 Bảng 3.3: Diện tích trồng mía ở các xã thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2011 ......................................................................................... 20 Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ năm 2006 – 2011......................................................................... 21 Bảng 4.1: Mô tả đặc tính kinh tế - xã hội của đáp viên ........................................... 24 Bảng 4.2: Mô tả đặc điểm của các nông hộ khảo sát ............................................... 28 Bảng 4.3: Kết cấu chi phí của nông hộ trồng mía trong 1 vụ .................................. 29 Bảng 4.4: Mô tả hiệu quả sản xuất của các nông hộ được khảo sát......................... 32 Bảng 4.5: So sánh lợi nhuận từ mía giữa hai đối tượng hộ ký hợp đồng và không ký hợp đồng với công ty mía đường ......................................................... 35 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy của mô hình tuyến tính đa biến ..................................... 38 GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang viii SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Bản đồ địa lý huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang .................................. 14 Hình 4.1: Trình độ học vấn phân theo cấp của nông hộ sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang .......................................................................... 25 Hình 4.2: Kinh nghiệm sản xuất phân theo cấp của nông hộ sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang .......................................................................... 26 Hình 4.3: Diện tích sản xuất phân theo cấp của các nông hộ sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ......................................................................... 27 Hình 4.4: Cơ cấu chi phí/1.000m2 đất trồng mía của nông hộ sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang .......................................................................... 29 Hình 4.5: So sánh chi phí, doanh thu, lợi nhuận giữa 2 đối tượng hộ có và không ký hợp đồng với công ty mía đường ......................................................... 34 GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang ix SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long. CBA: Cost benefit analysis (phương pháp chi phí lợi ích). LN: Lợi nhuận CP: Chi phí CCS: Đơn vị tính trữ đường UBND: Ủy ban nhân dân NXB: Nhà xuất bản GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang x SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông. Trong tiến trình hội nhập kinh tế thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển lên trình độ sản xuất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Trong quá trình đó thì không thể không đề cập đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Hậu Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng mía lâu đời và lớn nhất ở ĐBSCL với diện tích trên 14.000 ha và người dân ở huyện Phụng Hiệp chủ yếu sống bằng nghề trồng mía với diện tích trồng mía trên 8.000 ha. Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm của tỉnh đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất cho vùng nguyên liệu mía, cùng với sự quan tâm đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật, tuyển chọn, chuyển đổi nhiều giống mía mới có năng suất và trữ đường cao cho các hộ trồng mía, thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất. Cùng với sự tham gia, phối hợp đầu tư của các công ty mía đường vào vùng nguyên liệu mía, nên sản lượng mía hàng năm đều đạt từ 1,1-1,3 triệu tấn. Từ đó, tạo được sự gắn kết giữa người trồng mía và doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển ổn định sản xuất mía trên địa bàn tỉnh. Trong các mặt hàng nông sản của tỉnh, mía là cây trồng đầu tiên đã thực hiện được mối liên kết “4 nhà”. Tuy nhiên, tình hình sản xuất mía đường của huyện vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn như: vùng nguyên liệu chưa được hỗ trợ đầu tư đúng mức, hình thức thu mua mía còn thiếu tính chuyên nghiệp, sự gắn kết lợi ích giữa doanh nghiệp, thương lái và nông dân chưa chặt chẽ, thiếu tin tưởng lẫn nhau trong đánh giá trữ đường, giá cả. Có sự tranh chấp nguyên liệu giữa các doanh nghiệp, chất lượng giống mía chậm được cải thiện, hợp tác trong trồng và tiêu thụ mía của nông dân chưa chặt... đã làm hạn chế việc phát triển ổn định diện tích mía của tỉnh, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy đường. Do đó, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mía nguyên liệu cần phải được quan tâm đúng mức. Để người dân trồng mía có hiệu quả kinh tế cao thì GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang 1 SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang việc tìm đầu ra cho vùng nguyên liệu mía là rất quan trọng. Chúng ta cần đánh giá đúng thực trạng, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía của nông hộ, khắc phục những khó khăn, tồn tại nhằm nâng cao đời sống của người nông dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu:“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Do đó em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” nhằm tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía từ đó có những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu cho nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang; - Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang; - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu cho nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Việc trồng mía trong năm 2011 có mang lại hiệu quả hay không? Chi phí, lợi nhuận từ sản xuất mía như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất? Làm thế nào để tăng hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu, tăng thu nhập cho nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện phỏng vấn 2 xã và 1 thị trấn đó là: xã Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng và thị trấn Cây Dương thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang 2 SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang 1.4.2. Phạm vi về thời gian Đề tài sử dụng số liệu điều tra thực tế về thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Đề tài được thực hiện từ ngày 06/02/2012 đến ngày 20/04/2012, trong đó thời gian phỏng vấn từ ngày 20/02/2012 đến ngày 20/03/2012 nhằm thu thập thông tin về hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông dân trong vụ mía năm 2011. 1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nông hộ trồng mía với quy mô sản xuất khác nhau ở 2 xã Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng và thị trấn Cây Dương thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. 1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Lê Thị Thiên Hương (2004). “Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại ở An Giang”. Trường Đại học An Giang. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất các mô hình sản xuất lúa, chăn nuôi và thủy sản. Phân tích mô hình các tác nhân ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của các loại hình sản xuất nông nghiệp. Sơn Vĩnh Hồ (2008). “Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu tỉnh Sóc Trăng”. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Đại Học Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) nhằm phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở tỉnh Sóc Trăng Nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân trong đó có 30 đối tượng có ký hợp đồng với các công ty mía đường và 30 đối tượng không có ký hợp đồng với các công ty mía đường để so sánh thu nhập từ mía giữa hai đối tượng này, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất mía từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mía. Kết luận Các đề tài tham khảo có cùng mục tiêu là phân tích hiệu quả sản xuất của các nông hộ sản xuất nông nghiệp từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nên có những đặc điểm chung với đề tài đang nghiên cứu. Các bài nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích như: thống kê mô tả, so sánh để đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp, sử dụng phương pháp phân GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang 3 SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang tích ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất các mô hình sản xuất, hay sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) nhằm phân tích hiệu quả sản xuất. Tùy những mô hình khác nhau mà các tác giả đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất khác nhau. Các tài liệu tham khảo trên được dùng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu cho nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang 4 SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm về nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,... hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh. Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó nông hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được. Kinh tế hộ là kinh tế của hộ nông dân trong nông nghiệp theo nghĩa rộng (nông, lâm, ngư nghiệp), trong bộ phận nào đó có kết hợp với hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Theo cơ cấu sản xuất, chia ra các loại chủ yếu như hộ thuần nông, hộ kiêm (nông nghiệp và các ngành nghề khác), có một số hộ chuyên ngành nghề. Vai trò kinh tế của hộ nông dân qua các thời kì có nhiều thay đổi. Trong thời kì tập thể hoá nông nghiệp trước đây, các hợp tác xã quyết định và quản lí mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nông hộ chỉ đóng vai trò phụ. Từ sau khi có Nghị quyết 10 (1987), nông hộ trở thành đơn vị tự chủ về kinh tế, được giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài, có quyền quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra, sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Chính sách kinh tế này đã có tác dụng tích cực góp phần quan trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trong những năm gần đây. Do đó, kinh tế hộ đã có những thay đổi đáng kể. Từ sản xuất tự cấp tự túc, đời sống có nhiều khó khăn, nhiều hộ đã mở rộng sản xuất, bắt đầu có sản phẩm hàng hoá và trở nên giàu có. Hiện nay, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp kiểu cũ đang chuyển đổi sang hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo "Luật hợp tác xã" của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (3/1996). [Nguồn: Bách khoa toàn thư: GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang 5 SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1618aWQ9MTI1 NjEmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1zdGFydCZrZXl3b3JkPWs=&page=14]. 2.1.2. Giá trị kinh tế cây mía Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo... Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đường. Vào thời kì mía chín già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường. Có hai phương pháp chế biến bằng thủ công thì có các dạng đường đen, mật, đường hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh khiết. Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm: - Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hoà tan (đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế. - Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 lit rượu. Từ một tấn mía tốt người ta có thể sản xuất ra 35-50 lít cồn 96o, một ha đất với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ 21 có thể sản xuất 7000-8000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy khi mà nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ 21 là lấy từ mía. - Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang 6 SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy, vv...Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt. Theo ước tính giá trị các sản phẩm phụ phẩm còn cao hơn 2-3 lần sản phẩm chính là đường. Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thường trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp. Đến mùa mưa, mía được 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 4-5 lần diện tích đất làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa mía là cây rễ chum và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0-60cm. Một ha mía tốt có thể có 13-15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất. [Nguồn: Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADa#Gi.C3.A1_tr.E1.BB.8B_kinh_t.E1. BA.BF]. 2.1.3. Khái niệm hiệu quả Hiệu quả được hiểu là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới. Nó có những nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, Hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội học, một hiện tượng, một sự biến có hiệu quả xã hội, tức là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội, đối với sự phát triển của lĩnh vực đó. Hiệu quả của một cuộc điều tra xã hội học là kết quả tối ưu đạt được so với mục tiêu của cuộc điều tra đó. [Nguồn: Bách khoa toàn thư: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1DFCaWQ9MTM wNDMmZ3JvdXBpZD0ma2luZD0ma2V5d29yZD1oaSVlMSViYiU4N3UrcXU lZTElYmElYTM=&page=1]. 2.1.4. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang 7 SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn, vv. Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ tiêu hiệu quả là tỉ trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội. Trong nhiều trường hợp, để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội (như tạo thêm việc làm và giảm thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố sự đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, và sự công bằng xã hội), từ đó có khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội. [Nguồn: Bách khoa toàn thư: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1E08aWQ9MT MwNDYmZ3JvdXBpZD0ma2luZD0ma2V5d29yZD1oaSVlMSViYiU4N3Urc XUlZTElYmElYTM=&page=1]. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu  Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn: Thu thập các số liệu thực trạng sản xuất nông nghiệp và biến động thị trường nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, Niên giám thống kê là nguồn thông tin quan trọng về tốc độ gia tăng chỉ số giá tiêu dùng và sản lượng nông sản qua các năm. Đồng thời các nghiên cứu có liên quan cũng là nguồn thông tin quan trọng để lược khảo tài liệu cho nghiên cứu.  Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập như sau: Trung tâm huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 km về phía Đông. Huyện chia thành 14 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Cây Dương, Kinh Cùng, xã Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thạnh. Người dân ở huyện Phụng Hiệp sống chủ yếu bằng nghề nông và sản xuất mía là ngành sản xuất lâu đời. GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang 8 SVTH: Bùi Chí Công Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp 90 hộ trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với phương pháp chọn mẫu phân tầng và ngẫu nhiên theo hai đối tượng hộ ký hợp đồng và không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm để thu thập các thông tin về diện tích, chi phí, thu nhập, những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất mía, các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và hiệu quả sản xuất mía. Trong đó, 45 mẫu ký hợp đồng và 45 mẫu không ký hợp đồng. Cỡ mẫu được chọn là 90 vì để đảm bảo nguyên tắc n>=30 đồng thời đạt được hiệu quả về chi phí và cỡ mẫu phù hợp. Trong đó tập trung phỏng vấn nông hộ ở 2 xã là Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng và thị trấn Cây Dương, thời gian triển khai điều tra từ 20/02/2010 – 20/03/2012. Bảng 2.1: MÔ TẢ CỠ MẪU ĐIỀU TRA Xã Phụng Hiệp Tân Phước Hưng Thị trấn Cây Dương Tổng Diện tích trồng (ha) Tỷ trọng về diện tích %) Cỡ mẫu 335,00 3,80 10 2.099,00 23,82 66 430,00 4,88 14 8.813,50 100,00 90 Nguồn: Bộ nông nghiệp huyện Phụng Hiệp 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như số trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,…để đánh giá thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang; Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai tổng thể (Independent Sample – T test) để phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang; Đối với mục tiêu 3: từ các vấn đề đã phân tích đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu cho nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. 2.2.3. Diễn giải các phƣơng pháp phân tích 2.2.3.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập. Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong thống kê mô tả thường là: bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả. GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang 9 SVTH: Bùi Chí Công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan