Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ở tỉnh hậu giang...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ở tỉnh hậu giang

.PDF
93
548
92

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TIÊN HOÀNG HUY PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ Ở TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp Mã số ngành: 52620115 Cần Thơ - 2014 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TIÊN HOÀNG HUY 4114680 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ Ở TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp Mã số ngành: 52620115 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ THỊ DIỆU HIỀN Cần Thơ - 2014 ii LỜI CẢM TẠ ---o0o--Trước hết, tôi xin kính gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cha mẹ của tôi, người đã sinh ra tôi và luôn quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình trưởng thành của tôi. Cảm ơn thầy cố vấn học tập Phạm Lê Thông đã quan tâm, dìu dắt, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi bước chân vào giảng đường Đại học. Chân thành biết ơn sự hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tận tình của cô Lê Thị Diệu Hiền đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy đủ, chi tiết cho tôi luận văn này. Chân thành cám ơn tất cả quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp kiến thức quý giá trong suốt thời gian tôi học tại trường. Đặc biệt, quý thầy, cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã giúp tôi có đủ kiến thức quan trọng để hoàn thành luận văn. Chân thành biết ơn những người thầy, người cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báo trong những năm học các cấp. Xin chân thành cảm ơn các chú cán bộ địa phương, các phòng, ban kinh tế và bà con nông dân tỉnh Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp Kinh tế nông nghiệp 2 khóa 37, những người bạn, đã luôn cùng tôi nỗ lực và phấn đấu học tập và rèn luyện trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Tiên Hoàng Huy iii LỜI CAM ĐOAN ---o0o— Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Tiên Hoàng Huy iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………………………………. ….………………………………………………………………………………. 2. Hình thức: …………………………………………………………………………………. ….………………………………………………………………………………. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài: …………………………………………………………………………………. ….………………………………………………………………………………. 4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn …………………………………………………………………………………. ….………………………………………………………………………………. 5. Nội dung và kết quả đạt được: …………………………………………………………………………………. ….………………………………………………………………………………. 6. Các nhận xét khác: …………………………………………………………………………………. ….………………………………………………………………………………. 7. Kết luận: …………………………………………………………………………………. ….………………………………………………………………………………. Cần Thơ, ngày …. Tháng … năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Ths. Lê Thị Diệu Hiền v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................3 1.3.1 Địa bàn nghiên cứu.................................................................................3 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3 1.3.3 Thời gian ................................................................................................3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..........................................................................3 1.5.1 Nghiên cứu nước ngoài...........................................................................3 1.5.2 Nghiên cứu trong nước ...........................................................................5 1.5.3 Đánh giá chung lược khảo tài liệu...........................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........8 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................8 2.1.1 Khái niệm sản xuất, hiệu quả và hàm sản sản xuất..................................8 2.1.2 Các chỉ tiêu tài chính ..............................................................................9 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................10 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .....................................................10 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu................................................................10 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................11 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .........................17 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TỈNH HẬU GIANG ....................................17 3.1.1 Vị trí địa lý ...........................................................................................17 3.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................18 3.1.3 Đất đai..................................................................................................19 vi 3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.....................................................20 3.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp ............................................................20 3.2.2 Tình hình sản xuất công nghiệp và xây dựng ........................................22 3.2.3 Thương mại, giá cả và dịch vụ ..............................................................22 3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA Ở HẬU GIANG .....................................23 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT MÍA ..........................................................................................25 4.1 THÔNG TIN VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT MÍA......................................25 4.1.1 Đặc điểm nông hộ.................................................................................25 4.1.2 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ của các nông hộ........... ........................32 4.1.3 Kế hoạch sản xuất mía trong tương lai..................................................33 4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TỈNH HẬU GIANG......................................................................................34 4.2.1 Phân tích các khoản chi phí sản xuất.....................................................34 4.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở tỉnh Hậu Giang ..39 4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC VÀ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA HỘ SẢN XUẤT MÍA..........42 4.3.1 Các biến sử dụng trong mô hình DEA ..................................................42 4.3.2 Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí (kinh tế) .............................................................................................43 4.3.3 Phân tích hiệu quả theo quy mô ..........................................................466 4.3.4 Đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ có ký hợp đồng bao tiêu và nông hộ không có ký hợp động bao tiêu .................................................................46 4.3.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất .......................49 4.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................52 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TỈNH HẬU GIANG.............................................53 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÁC HỘ TRỒNG MÍA Ở TỈNH HẬU GIANG......................................................................................53 5.1.1 Thuận lợi ..............................................................................................53 vii 5.1.2 Khó khăn ..............................................................................................54 5.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA CHO NÔNG HỘ Ở MÍA TỈNH HẬU GIANG………………………..……..55 5.2.1 Đề xuất giải pháp trên cơ sở thực trạng sản xuất……………………………...55 5.2.2 Đề xuất giải pháp trên cơ sở mô hình ………………………………………...56 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN .............................................................................58 6.1 KẾT LUẬN.……….………………………………………………………….....58 6.2 KIẾN NGHỊ………………………………………………………………….….59 6.2.1 Đối với nông hộ……………………………………………………….........…59 6.2.2 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương...................................................59 viii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân phối số quan sát theo địa bàn nghiên cứu..……...………..…….11 Bảng 2.2: Các biến trong mô hình và kỳ vọng các biến…………………….......16 Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất ở Hậu Giang từ năm 2010 đến năm 2012….....…20 Bảng 3.2: Diện tích cây trồng tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011-2012……..21 Bảng 3.3: Số lượng gia súc, gia cầm của tỉnh Hậu Giang năm 2011-2013.....….22 Bảng 3.4: Thực trạng sản xuất mía ở tỉnh Hậu Giang từ năm 2011 – 2014.…….….23 Bảng 4.1: Đặc điểm nông hộ trồng mía ở tỉnh Hậu Giang...……………..……..25 Bảng 4.2: Nguồn nhân lực của nông hộ trồng mía ở Hậu Giang………….........28 Bảng 4.3: Thực trạng vay vốn của các nông hộ trồng mía…………………..…29 Bảng 4.4: Tình hình tham gia tập huấn……………………………………........30 Bảng 4.5: Giống mía được các nông hộ sử dụng……………………………….30 Bảng 4.6: Lý do chọn giống mía để sản xuất...…………………………………31 Bảng 4.7: Nguồn thông tin giá cả, thị trường của các nông hộ…………….......33 Bảng 4.8: Kế hoạch sản xuất mía trong tương lai của các nông hộ……………33 Bảng 4.9: Các loại chi phí đầu tư của nông hộ trồng mía……………………...34 Bảng 4.10: Các chỉ số tài chính của nông hộ trồng mía………………………..39 Bảng 4.11: Các biến trong mô hình DEA…………………………………........42 Bảng 4.12 Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía………………………......43 Bảng 4.13: Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ trồng mía…….………44 Bảng 4.14: Hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ trồng mía………….……....45 Bảng 4.15: Hiệu quả theo quy mô sản xuất của nông hộ trồng mía ……….…..46 Bảng 4.16: Đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ có hợp đồng và không có hợp đồng bao tiêu ở tỉnh Hậu Giang………………………………………........47 Bảng 4.17: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang………………………………………………......49 Bảng 5.1: Lượng đầu vào của các nông hộ sử dụng thực tế và lượng đầu vào đề xuất……………………………………………………….......……...................56 ix DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Mô hình hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả phân phối nguồn lực………………………………………………………………14 Hình 3.1: Vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang…………………………………........17 Hình 4.1: Cơ cấu số năm kinh nghiệm của nông hộ………………………...26 Hình 4.2 Cơ cấu trình độ học vấn của nông hộ……………………………...27 Hình 4.3: Quy mô sản xuất…………………………..……………………...28 Hình 4.4: Hình thức sản xuất………………………………..………………28 Hình 4.5: Cơ cấu nguồn gốc giống…………………………...……………..31 Hình 4.6: Tình hình kí hợp đồng bao tiêu………………………………...…32 Hình 4.7: Cơ cấu chi phí sản xuất mía………………………………………35 Hình 4.8: Cơ cấu chi phí các loại phân………………………..………….…36 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AE: (Allocative Efficiency) Hiệu quả phân phối nguồn lực BVTV: Bảo vệ thực vật CE: (Cost Efficiency) Hiệu quả sử dụng chi phí (kinh tế) CCS: (Commercial Cane Sugar) Chữ đường DEA: (Data Envelopment Analysis) Phân tích màng bao dữ liệu ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long TE: (Technical Efficiency) Hiệu quả kỹ thuật SE: (Scale Efficiency) Hiệu quả qui mô xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, song Việt Nam đang dần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thích ứng với nền kinh tế cả nước thì nền nông nghiệp cần phải thay đổi các tập quán canh tác, sản xuất của người nông dân cả nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Bên cạnh đó, ĐBSCL cũng được thiên nhiên ưu đãi. Được sông Mê Kông bồi đắp, mưa nắng thuận hòa, có mạng lưới sông ngòi phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Vì thế, ĐBSCL vừa là vựa lúa và vừa là vựa trái cây lớn nhất cả nước, năm 2012 sản lượng lúa ĐBSCL là 24293 nghìn tấn chiếm hơn 50% sản lượng cả nước1. Thêm vào đó, ĐBSCL còn trồng một số cây hàng năm khác như mía, ngô, lạc… Trong đó, cây mía trồng khá phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL như Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang… Hậu Giang là một tỉnh được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ cách đây được 10 năm, việc phát triển kinh tế vẫn còn kém hơn so với các tỉnh khác, nông nghiệp chiếm phần lớn trong nền kinh tế. Tỉnh Hậu Giang là nơi có nhiều loại cây trồng và vật nuôi, trong đó được nổi tiếng với các loại đặc sản như khóm cầu đúc, cá thác lác còm… Thêm nữa, Hậu Giang được biết đến như là nơi trồng cây mía lớn nhất ĐBSCL, với diện tích khoảng 14,2 nghìn ha (năm 2012) chiếm khoảng 23,6% diện tích mía ở ĐBSCL2. Cây mía ở Hậu Giang được phân bố ở các địa phương như huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh…Cây mía là cây chủ lực của tỉnh mang lợi nguồn thu nhập tương đối cao cho các nông hộ. Tuy nhiên, việc trồng cây mía người dân cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất như quy mô sản xuất của các hộ đa phần nhỏ lẻ, manh mún, tập quán canh tác lạc hậu, khó khăn trong việc tìm giống mới để nâng cao năng xuất và chất lượng… Mặc khác, đặc trưng của sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, chịu tác động nhiều của thời tiết, khí hậu… Bên cạnh đó, tỉnh Hậu Giang là khu vực thuộc vùng trũng của ĐBSCL nên vào mùa nước nổi một số nông hộ phải thu hoạch sớm nên chất lượng chưa cao, thêm vào việc phân phối các nguồn lực đầu vào 1 Vụ Kế Hoạch- Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2012), cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh, http://dlnn.csdldd.com/?page=search_data 2 Vụ Kế Hoạch- Bộ Phát Triển Nông Thôn (2012), cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh, http://dlnn.csdldd.com/?page=search_data. 1 trong sản xuất chưa phù hợp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất cũng chưa đúng cách, sản xuất mía còn phụ thuộc vào thị trường đầu vào và đầu ra nên hiệu quả sản xuất của nông hộ ở Hậu Giang còn chưa cao. Từ những bất cập đó, em quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang” để đánh giá được hiệu quả sản xuất và kỹ thuật của nông hộ trồng mía ở tỉnh Hậu Giang, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất mía của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011-2014. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu 3: Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng mía ở tỉnh Hậu Giang. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng sản xuất mía của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang như thế nào? Câu hỏi 2: Các nông hộ trồng mía ở tỉnh Hậu Giang có đạt hiệu quả tài chính không? Câu hỏi 3: Hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng mía như thế nào? Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang? Câu hỏi 4: Các biện pháp nào để nâng cao năng suất và hiệu quả trồng mía của các nông hộ tỉnh Hậu Giang? 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Địa bàn nghiên cứu Hậu Giang là tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất ở ĐBSCL, năm 2012 diện tích khoảng 14,2 nghìn ha chiếm khoảng 23,6% diện tích mía ở ĐBSCL. Mía được trồng các huyện của tỉnh như huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp, thành phố Vị Thanh (trừ huyện Châu Thành và Châu Thành A). Do điều kiện thời gian và mức tài chính có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài được tác giả chọn chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy vì đây là 2 huyện có diện tích mía lớn của tỉnh, năm 2012 diện tích mía huyện Phụng Hiệp là 9,705 nghìn ha chiếm khoảng 68,3%, thị xã Ngã Bảy là 1,302 nghìn ha 9,1%3. Vì vậy, có tính đại diện cao cho mẫu. Trong huyện Phụng Hiệp bao gồm 3 xã: xã Hiệp Hưng, xã Tân Phước Hưng và xã Phương Bình; còn đối với thị xã Ngã Bảy bao gồm 2 phường: phường Lái Hiếu, phường Hiệp Thành. 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nông hộ trồng mía của xã Hiệp Hưng, xã Tân Phước Hưng, xã Phương Bình thuộc huyện Phụng Hiệp và phường Lái Hiếu, phường Hiệp Thành của thị xã Ngã Bảy. 1.3.3 Thời gian Các thông tin được tác giả thu thập từ các nông hộ trồng, những thông tin này được thu thập từ niên vụ mía năm 2013- 2014. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp chung của tỉnh Hậu Giang trong năm gần nhất (2011-2013). 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Theo Tim Coelli, hiệu quả sản được đo lường từ hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối các nguồn lực (AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (CE). Hiệu quả sản xuất là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm rất nhiều bao gồm trong nước và ngoài nước. 1.5.1 Nghiên cứu nước ngoài Daniel , J. D, Adebayo , E. F, Shehu , J. F., Tashikalma , A. K (2013). Technical efficiency of Resource-use among Sugarcane Farmers in the NorthEast of Adamawa State, Nigeria (Hiệu quả kỹ thuật trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên của những nông hộ trồng mía ở phía đông bắc Adamawa, Nigeria). Bài nghiên cứu nhằm ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 3 Cục thống kê tỉnh Hậu Giang (năm 2012), Niên giám thông kê. 3 nông hộ trồng mía ở phía đông Adamawa, Nigeria. Nghiên cứu này còn cho thấy được các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số thông qua hàm sản xuất biên ngẫu nhiên. Các dữ liệu được thu thập từ 160 nông hộ bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ trồng mía là 87%, số hộ có hiệu quả trên 70% chiếm khoảng 93,74%. Nông hộ có thể tăng hiệu quả kỹ thuật lên mức tối đa bằng cách phân bổ lại các nguồn lực hiện có một cách hợp lý. Kết quả cho thấy, lao động gia đình và lao động thuê sử dụng dư thừa ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất. Vậy nên chuyển đổi lao động chân tay sang cơ giới để tiết kiệm lao động. M. Dina Padilla-Fernandez and Peter Leslie Nuthall (2009). Technical efficiency in the production of sugar cane in central Negros area, Philippines: An Application of Data Eenvelopment analysis (Hiệu quả sản xuất mía ở khu vực Negros của Philippines sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu). Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu để phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả qui mô, hiệu quả kỹ thuật của tổng thể của các trang trại sử dụng cùng loại đầu vào và sản xuất cùng một loại sản phẩm (mía). Kết quả cho thấy hiệu quả tích kỹ thuật cố định quy mô, hiệu quả kỹ thuật đạt được khi thay đổi quy mô, hiệu quả quy mô của tổng thể là 0,758, 0,9884 và 0,7298. Sự thiếu hiệu quả của các trang trại là do không đạt hiệu quả kỹ thuật chứ không phải ảnh hưởng bởi hiệu quả quy mô. Các trang trại đạt hiệu quả và không đạt hiệu quả có sự giống nhau về lượng phân NPK, lượng nhiên liệu và có sự khác nhau về lượng giống, lao động và đất đai. Bài nghiên cứu này không chỉ sử dụng phương pháp DEA mà còn sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật như tuổi, số năm đi học, kinh nghiệm, tập huấn, tín dụng, địa hình. S. Dlamini, J. I. Rugambisa, M. B. Masuku and A. Belete (2010). Technical efficiency of the small scale sugarcane farmers in Swaziland: A case study of Vuvulane and Big bend farmers (Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía qui mô nhỏ ở Swaziland: trường hợp nghiên cứu nông hộ ở Vuvulane và Big Ben). Nghiên cứu này nhằm mục đích ước lượng hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía quy mô nhỏ ở Swaziland và xác định các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng hàm sản xuất Cobb-douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả kỹ thuật. Tổng số quan sát là 75 trong đó có 40 quan sát ở Vuvulane và 35 quan sát ở Big Ben. Kết quả cho thấy, hiệu quả kỹ thuật của 2 vùng này có sự khác nhau. Hiệu quả kỹ thuật ở Vuvulane đạt từ 37,5% tới 99,9%, giá trị trung bình là 73,6% còn đối với Big Ben thì hiệu quả kỹ thuật 4 đạt được từ 71,1% đến 94,4%, giá trị trung bình là 86,7%. Đối với Vuvulane yếu tố lao động ảnh hưởng tích cực, còn đối với vùng Big Ben là lao động, phân bón, nông dược. Hiệu quả kỹ thuật của 2 địa bàn nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi và tham gia tập huấn có ảnh hưởng tích cực. Cả hai vùng này có thể tăng năng suất bằng cách tăng quy mô sản xuất lên. 1.5.2 Nghiên cứu trong nước Nguyễn Hữu Đặng (2012) “Hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2011”. Tác giả ước lược hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp tham số thông qua hàm sản xuất biên Cobb –Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả kỹ thuật, bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố đầu vào tác động đến hiệu quả kỹ thuât, ngoài ra tác giả còn đưa các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật. Kết quả cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ở ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2011 là 88,96, hiệu quả kỹ thuật ở năm 2011 thấp hơn hiệu quả kỹ thuật năm 2011. Tăng trưởng sản lượng của hộ trong giai đoạn 2008-2011 là do đóng góp của các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, loại giống và việc điều chỉnh giảm lượng phân đạm, tăng phân lân. Ngoài ra, còn có hiệu quả kỹ thuật đóng góp vào trong việc tăng trưởng sản lượng. Ngược lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật. Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên đã thự hiện đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa hè thu và thu đông ở ĐBSCL”. Bài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp ước lượng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb –Douglas cho thấy được các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế của 2 vụ. Thông qua khảo sát 479 nông hộ ở 4 tỉnh thuộc ĐBSCL gồm: Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long An nhằm cho ta thấy được hiệu quả kinh tế của các hộ trong vụ Hè Thu và Thu Đông đạt chưa cao (57%) là do các hộ chưa đạt về hiệu quả phân phối. Tác giả còn cho thấy các hộ nông dân chưa đạt hiệu quả phân phối tại vì mà các hộ không thể đạt được hiểu quả là do nông dân lựa chọn lượng đầu vào dựa vào kinh nghiệm và ít điều chỉnh tương ứng với những sự thay đổi của giá cả, thêm vào đó giá là yếu tố thay đổi không thể kiểm soát được. Quan Minh Nhựt (2009) thực hiện nghiên cứu phân tích “Hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của hộ trồng lúa tỉnh Đồng Tháp”. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) để ước lượng 3 hiệu quả trên, ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy tobit để thấy được các nhân tố tác động đến hiệu quả sản 5 xuất, trong phương pháp hồi quy tobit tác giả đưa ra 13 biến tác động đến hiệu quả sản xuất như tổng số lao động, giới tính, tập huấn kỹ thuật, tín dụng… Tác giả chỉ ra rằng hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả về kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí cao hơn và ít biến động hơn so với hộ sản xuất không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Thái Thanh Hà (2009) thực hiện nghiên cứu “Áp dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum”. Đề tài ngiên cứu về hiệu quả sản xuất thông qua phân tích hiệu quả quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí. Số liệu của đề tài được tác giả thu thập từ 122 hộ trồng cao su thiên nhiên ở tỉnh Kum Tum, Tây Nguyên. Tác giả tính hiệu quả sản xuất thông qua 2 bước. Thứ nhất, tính hiệu quả chi phí và hiệu quả kỹ thuật thông qua mang bao dữ liệu DEA. Thứ hai, hồi quy Tobit để xác định các yếu tố tương quan đến chỉ số hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhưng hộ có quy mô lớn (trên 2 ha) có hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí cao hơn những hộ có quy mô nhỏ (dưới 2 ha). Đồng thời, các nhân tố như vốn vay đầu tư sản xuất cao su, số cây mở miệng cạo, và hệ số kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí. Qua đó, cũng khẳng định sự cần thiết và tính đúng đắn phải tập trung đất đai nhằm thực hiện sản xuất cao su thiên nhiên ở quy mô lớn. Trương Cẩm Son (2013) đã thực hiên nghiên cứu về “Hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện Cù Lao Dung- Sóc Trăng”. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích lợi ích- chi phí để đánh giá hiệu quả sản xuất, ngoài ra tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để chỉ ra rằng các nhân tố tác động đến lợi nhuận như chi phí giống, phân bón, lao động, giá bán… Xác định nhưng thuận lợi, khó khăn. Trong nghiên cứu tác giả đề xuất giải pháp kí kết hợp đồng bao tiêu nhằm đảm bảo được đầu vào đầu ra của sản phẩm. 1.5.3 Đánh giá chung lược khảo tài liệu Ước lượng hiệu quả sản xuất được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau bằng phương pháp tham số và phi tham số. Phương pháp DEA là phương pháp ước lượng hiệu quả sản xuất theo hướng phi tham số, phương pháp DEA có ưu điểm là có khả năng phân tích hiệu quả trong trường hợp gặp khó khăn trong giải thích mối quan hệ giữa nhiều nguồn lực và kết quả nhiều hoạt động trong hệ thống, DEA có khả năng phân tích một lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra. Vì vậy nó phổ biến hơn. Trong các bài nghiên cứu trên việc ước lượng hiệu quả sản xuất thường thông qua việc ước lượng hiệu quả kỹ thuât, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí. Ngoài ra, việc ước lượng 6 hiệu quả sản xuất theo phương pháp DEA thì còn sử dụng phương pháp hồi quy tobit để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất. Trong nghiên cứu này tác giả kế thừa lại phương pháp ước lượng hiệu quả sản xuất theo phương pháp DEA thông qua 3 hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả theo quy mô. Trong nghiên cứu về hiệu quả sản xuất mía ngoài việc ước lượng hiệu quả sản xuất, tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy tobit để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm sản xuất, hiệu quả và hàm sản sản xuất 2.1.1.1 Khái niệm sản xuất Sản xuất là quá trình, thông qua nó, các nguồn lực hoặc đầu vào sản xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thể sử dụng được4. Các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp là đất, lao động, phân bón, thuốc nông dược… Các yếu tố đầu ra trong sản xuất nông nghiệp là các sản phẩm mà quá trình sản xuất tạo ra. 2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả là việc lựa chọn và xem xét các thứ tự nguồn sử dụng trong sản xuất, sao cho ít mất thời gian, công sức, nguồn lực nhưng đạt được hiệu quả cao. Hiệu quả bao gồm 2 loại hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. Hai hiệu quả này có quan hệ thống nhất không thể tách rời. 2.1.2.3 Khái niệm hàm sản xuất Hàm sản xuất là hàm số biểu diễn bằng toán học thể hiện mối quan hệ về lượng các yếu tố đầu vào và đầu ra. Hàm sản xuất có dạng: Y = f (x1, x2, x3, x4, ……, xn) Trong đó Y là biến phụ thuộc thể hiện đầu ra. Còn các biến độc lập x1, x2, x3,…,xn là các biến đầu vào trong quá trình sản xuất. 2.1.1.3 Khái niệm hiệu quả sản xuất Theo Tim Coelli, hiệu quả sản xuất hình thành từ hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối các nguồn lực (AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (CE). [4] Hiệu quả kỹ thuật là việc sử dụng lượng đầu vào cho trước để tạo ra một sản lượng cao nhất hay sử dụng một lượng đầu vào nhỏ nhất để tạo ra một lượng đầu ra nhất định. Hiệu quả phân phối: khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue product) của đơn vị đầu vào 4 Đinh Phi Hổ. (Kinh tế nông nghiệp, Nxb Thống kê, năm 2003, trang 73) 8 cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó.[7] Hiệu quả sử dụng chi phí hay hiệu quả kinh tế là tích hiệu quả phân phối và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất. 2.1.2 Các chỉ tiêu tài chính 2.1.2.1 Tổng chi phí Tổng chi phí là toàn bộ các chi phí đầu tư vào trong sản xuất để tạo ra sản phẩm. Tổng chi phí trong sản xuất bao gồm chi phí lao động, vật tư nông nghiệp, máy móc,… ngoài ra, còn chi phí cơ hội lao động gia đình. 2.1.2.2 Doanh thu Doanh thu là giá trị của sản phẩm hay số tiền mà người sản xuất thu được từ việc bán sản phẩm. Doanh thu = số lượng sản phẩm x giá đơn vị sản phẩm 2.1.2.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí (bao gồm chi phí cơ hội) sử dụng trong quá trình sản xuất Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí (bao gồm chi phí cơ hội) 2.1.2.4 Thu nhập Thu nhập là thu nhập mà hộ sản xuất nhận được bao gồm lợi nhuận và chi phí cơ hội lao động gia đình. Thu nhập = lợi nhuận + chi phí cơ hội lao động gia đình 2.1.2.5 Các tỷ số tài chính a. Doanh thu trên tổng chi phí (có chi phí lao động gia đình) (DT/TCP) thể hiện 1 đồng chi phí đầu tư vào trong sản xuất thì thu được bao nhiêu doanh thu. DT/TCP = Doanh thu/Tổng chi phí b. Doanh thu trên tổng chi phí (DT/TCP*) (không có lao động gia đình) là 1 đồng tiền thực tế nông hộ đầu tư để sản xuất thu được bao nhiêu doanh thu. c. Lợi nhuận trên chi phí (có chi phí LĐGĐ) (LN/TCP) thể hiện 1 đồng chi phí đầu tư sản xuất thì mang lại bao nhiêu lợi nhuận. LN/TCP= lợi nhuận/Tổng chi phí d. Tỷ suất lợi ích (TN/TCP*) thể hiện 1 đồng chi phí thực tế (không bao 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan