Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tham gia xây dựng nông thôn mới ở vĩ...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tham gia xây dựng nông thôn mới ở vĩnh long

.PDF
88
109
92

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn: Ths.NGUYỄN HỮU TÂM Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ NGỌC ĐIỆP MSSV: 4085203 Lớp: Kinh tế nông nghiệp K34 Cần Thơ, 02/2012 GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm i SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp LỜI CAM ĐOAN ----o0o--- Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, Ngày…...tháng.….năm….. Sinh viên thực hiện Võ Thị Ngọc Điệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm ii SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp LỜI CẢM TẠ ----o0o--- Trước tiên, em kính gởi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh và tất cả thầy cô của trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và cần thiết để hoàn thành đề tài này. Đặc b iệt, em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Tâm đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm cho em trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài. Em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã nhận em vào thực tập. Đặc biệt em gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến anh Nguyễn Thanh Bình đã nhiệt tình đóng góp ý kiến bổ ích, thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ cùng các cô, chú, anh, chị tại Chi cục Phát triển nông thôn Vĩnh Long được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành đạt trong công tác cũng như trong cuộc sống. Cần Thơ, Ngày… ...tháng…...năm….. Sinh viên thực hiện Võ Thị Ngọc Điệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm iii SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ----o0o--- .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ……….….., Ngày ………tháng ………năm.…… Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm iv SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN HỮU TÂM  Học vị: Thạc sĩ  Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp  Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh tế Nông Nghiệp – Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Cần Thơ  Tên học viên: VÕ THỊ NGỌC ĐIỆP  Mã số sinh viên: 4085203  Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp Tên đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tham gia xây dựng Nông thôn mới ở Vĩnh Long NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Về hình thức: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ....................................................................................................................................... GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm v SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 5. Nội dung và các kết quả đạt được ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 7. Kết luận ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, Ngày……. tháng ……năm 20 …. NGƯỜI NHẬN XÉT Nguyễn Hữu Tâm GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm vi SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ----o0o--- .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, Ngày………tháng ………năm…… GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN (Ký và ghi họ tên ) GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm vii SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.4.1 Không gian ............................................................................................. 2 1.4.2 Thời gian................................................................................................. 2 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 1.4.4 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 2 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 4 2.1.1 Các khái niệm có liên quan .................................................................... 4 2.1.1.1 Khái niệm và vai trò kinh tế nông hộ .............................................. 4 2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả .................................................................... 5 2.1.1.3 Nguyên tắc, nội dung và tiến trình xây dựng NTM ........................ 6 2.1.2 Lý thuyết các phương pháp phân tích số liệu ......................................... 8 2.1.2.1 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích ......................................... 8 2.1.2.2 Phương trình hồi quy tuyến tính ..................................................... 9 2.1.2.3 Hàm sản xuất Cobb-Douglas .......................................................... 10 2.1.3 Các chỉ tiêu kinh tế ................................................................................. 11 2.1.3.1 Chi phí............................................................................................. 11 2.1.3.2 Doanh thu ........................................................................................ 11 2.1.3.3 Lợi nhuận ........................................................................................ 11 2.1.3.4 Các chỉ số tài chính ......................................................................... 11 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 12 2.2.1.1 Số liệu thứ cấp ................................................................................. 12 2.2.1.2 Số liệu sơ cấp .................................................................................. 12 GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm viii SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 12 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP VĨNH LONG VÀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................. 13 3.1 TỔNG QUAN VỀ VĨNH LONG ................................................................ 13 3.1.1 Vị trí, giới hạn và diện tích lãnh thổ ....................................................... 13 3.1.2 Địa hình, giao thông, khí hậu ................................................................. 13 3.1.3 Diện tích, dân số, lao động ..................................................................... 13 3.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh ................................................. 14 3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG ..... 15 3.3 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔN G THÔN MỚI Ở VĨNH LONG TRONG THỜI GIAN QUA.............................................................................................. 18 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VĨNH LONG .................. 22 4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐIỂN HÌNH ........................ 22 4.1.1 Tình hình sản xuất lúa của các hộ gia đình ............................................ 22 4.1.1.1 Diện tích sản xuất của các hộ được điều tra ................................... 22 4.1.1.2 Lực lượng lao động ......................................................................... 23 4.1.1.3 Vốn vay ........................................................................................... 26 4.1.1.4 Phân tích chi phí và thu nhập của hoạt động sản xuất lúa .............. 27 4.1.1.5 Đánh giá khả năng sinh lợi của h oạt động trồng lúa ....................... 35 4.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất ....................... 37 4.1.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ........... 37 4.1.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ ......... 40 4.2 SỰ KHÁC BIỆT CỦA NÔNG HỘ GIỮ A TRƯỚC VÀ SAU KHI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .............................................................................. 43 4.2.1 Kiểm định sự khác biệt về thu nhập giữa trước và sau khi xây dựng nông thôn mới ............................................................................................................... 43 4.2.2 Kiểm định sự khác biệt về hỗ trợ tiếp cận khoa học kỹ thuật trong sản xuất giữa trước và sau khi xây dựng nông thôn mới ........................................... 45 4.2.3 Kiểm định sự khác biệt về cơ giới hóa nông nghiệp trong sản xuất giữa trước và sau khi xây dựng nông thôn mới ........................................................... 47 GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm ix SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp 4.2.4 Kiểm định sự khác biệt về tiếp cận tín dụng chính thức vào sản xuất giữa trước và sau khi xây dựng nông thôn mới ........................................................... 48 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI CÁC XÃ NÔNG THÔN MỚI .............................................. 50 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI ĐỐI VỚI VIỆC SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ ............... 50 5.1.1 Thuận lợi................................................................................................. 50 5.1.2 Khó khăn ................................................................................................ 51 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA........................ 52 5.2.1 Giải pháp nâng cao năng suất ................................................................. 52 5.2.2 Nâng cao nhận thức hiểu biết của người dân ......................................... 53 5.2.3 Về giống mới .......................................................................................... 54 5.2.4 Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất ................................. 54 5.3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI……... .......................................................................................................... 55 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 57 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................... 57 6.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 60 PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 61 PHỤ LỤC 2......................................................................................................... 67 GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm x SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp DANH MỤC BIỂU BẢNG  0  Bảng 1: Thông tin chung về nông hộ sản xuất lúa tại các xã nông thôn mới ở Vĩnh Long……. ................................................................................................... 22 Bảng 2: Diện tích đất sản xuất lúa của nông hộ được phỏng vấn ....................... 23 Bảng 3: Trình độ học vấn của chủ hộ .................................................................. 24 Bảng 4: Giới tính chủ hộ...................................................................................... 24 Bảng 5: Số năm kinh nghiệm sản xuất lúa trung bình của nông hộ ở Vĩnh Long…. ................................................................................................................ 26 Bảng 6: Thông tin chung về tình hình vay vốn của nông hộ ............................... 26 Bảng 7: Chi phí giống trung bình trên 1 ha ......................................................... 30 Bảng 8: Chi phí sản xuất trung bình trên 1 ha ..................................................... 33 Bảng 9: Thu nhập trung bình trên 1 ha vụ lúa Đông Xuân 2011 -2012 ............... 35 Bảng 10: Lợi nhuận trung bình trên ha vụ lúa Đông Xuân 2011-2012............... 35 Bảng 11: Phân tích lợi nhuận trung bình trên 1 ha vụ lúa Đông Xuân 2011 - 2012 ................................................................................................................ 36 Bảng 12: Tóm tắt thống kê mô hình ảnh hưởng năng suất lúa vụ Đông Xuân……............................................................................................................. 38 Bảng 13: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng năng suất lúa vụ Đông Xuân…................................................................................................................. 38 Bảng 14: Tóm tắt kết quả phân tích hàm hồi quy mô hình lợi nhuận ................. 41 Bảng 15: Kết quả phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận của nông hộ trồng lúa vụ Đông Xuân 2011-2012.............................................................................. 42 Bảng 16: Kết quả kiểm định sự khác biệt thu nhập của nông hộ giữa trước và sau khi xây dựng NTM .............................................................................................. 44 Bảng 17: Kết quả kiểm định sự khác biệt về tiếp cận khoa học kỹ thuật giữa trước và sau khi xây dựng NTM .......................................................................... 46 Bảng 18: Kết quả kiểm định sự khác biệt về cơ giới hóa nông nghiệp giữa trước và sau khi xây dựng NTM ................................................................................... 47 Bảng 19: Kết quả kiểm định sự khác biệt về tiếp cận tín dụng chính thức vào sản xuất giữa trước và sau khi xây dựng NTM .......................................................... 49 GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm xi SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp Bảng 20: Một số thuận lợi chủ yếu mà nông hộ có được .................................... 51 Bảng 21: Một số khó khăn cơ bản mà nông hộ gặp phải .................................... 52 GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm xii SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp DANH MỤC HÌNH  0  Hình 1: Cơ cấu GDP Vĩnh Long giai đoạn 2009 – 2011..................................... 15 Hình 2: Tình hình tuổi đời chủ hộ ....................................................................... 25 Hình 3: Cơ cấu sử dụng giống vụ Đông Xuân 2012 ........................................... 29 Hình 4: Nguồn gốc giống gieo sạ trong vụ Đông Xuân 2012 ............................. 31 Hình 5: Kết cấu chi phí sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2012 .................................. 33 GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm xiii SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  0  PTNT Phát triển nông thôn NMT Nông thôn mới GDP Tổng sản phẩm quốc dân UBND Ủy ban nhân dân KH Kế hoạch KHKT Khoa học kỹ thuật SX Sản xuất ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long CNH- HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CBA Cost Benefit Anylysis (Phân tích chi phí – lợi ích) GAP Good Agricultural Practices (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm xv SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thô n Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, n ông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng còn yếu kém. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 491/QĐ -TTg Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới (NTM), mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch . Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), với hơn 85% dân số sống ở nông thôn chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, lao động nông nghiệp hiện chiếm đến 61,02% nhưng chỉ chiếm 49,5% GDP, GDP bình quân đầu người thực tế chỉ đạt 23,39 triệu đồng/năm thì việc đạt được mục tiêu đến nă m 2015 có 20% xã đạt danh hiệu N ông thôn mới đòi hỏi sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó quan trọng nhất là nông dân – lực lượng đóng vai trò ch ủ thể trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới. Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới, gia tăng sản xuất nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao như những tiêu chí đã đề ra được Đảng chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long rất quan tâm, là vấn đề quan trọng đang được đặt ra hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Xuất phát từ thực tế này, đ ề tài luận văn : “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tham gia xây dựng Nông thôn mới ở Vĩnh Long” ra đời nhằm tìm hiểu tình hình sản xuất lúa của nông hộ tại các xã Nông thôn mới đồng thời GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm 16 SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp phân tích lợi ích trong sản xuất của nông hộ giữa trước và sau khi xây dựng Nông thôn mớ i để người dân thấy được tầm quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) này, từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp hợp lí để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông thôn mới. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại các xã nông thôn mới, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Phân tích khái quát tình hình sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lúa của các nông hộ tại các xã nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long - Mục tiêu 2 : Kiểm định sự khác biệt về thu nhập của nông hộ, về hỗ trợ tiếp cận khoa học kỹ thuật, về cơ giới hóa nông nghiệp trong sản xuất, về tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ giữa trướ c và sau khi xây dựng Nông thôn mới. - Mục tiêu 3 : Đề ra những phương hướng, giải pháp hợp lí để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và đẩy nhanh tiến độ xây dựng N ông thôn mới 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ tại các xã nông thôn mới nh ư thế nào? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa của nông hộ? - Có sự khác biệt về lợi ích của nông hộ trong sản xuất giữa trước và sau khi tiến hành xây dựng Nông thôn mới hay không? - Giải pháp nào giúp tăng hiệu quả sản xuất? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨ U: 1.4.1 Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại các xã tham gia xây dựng Nông thôn mới 1.4.2 Thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2008 đến năm 2011 được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long cung cấp, số liệu sơ cấp thu thập trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Những hộ gia đình sản xuất lúa ở các xã điểm xây dựng Nông thôn mới trên đại bàn tỉnh Vĩnh Long. GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm 17 SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp 1.4.4 Nội dung nghiên cứu : Do kiến thức và thời gian có hạn nên nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ xoay quanh việc phản ánh hiệu quả sản xuất lúa (hiệu quả sản xuất ở đây được hiểu như là hiệu quả tài chính): ảnh hưởng các yếu tố chi phí đầu vào đến năng suất lúa thu hoạch, ảnh hưởng của các yếu tố chi phí đầu vào đến lợi nh uận của người nông dân, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Trung Cang, 2004: “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan; phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo qui mô, diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế, chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có qui mô diện tích lớn hơn 3 hecta. Mai Văn Nam (1999), “Hiệu quả sản xuất lúa và một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất lúa ở tỉnh Cần Thơ”. Trong đề tài tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích, đánh giá các yếu tố đầu vào bình quân (lượng giống, lượng phân bón, chi phí thuốc BVTV, ngày công lao động, chi phí tưới tiêu và biến dummy phân loại mùa vụ qua các năm) ảnh hưởng đến năng suất lúa như thế nào. Ngoài ra tác giả còn sử dụng hàm giớ i hạn khả năng sản xuất Frontier được ước lượng bằng phương pháp định giá tối ưu (MLE Maximum likelihood Estination) trên phần mềm LIMDEP để phân tích điểm xuất lượng tối ưu mà tại đó năng suất đạ t được cao nhất với chi phí đầu tư canh tác thấp nhất. Phạm Thanh Tâm (2010), “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” . Đề tài so sánh, đánh giá hiệu quả sản xuất hai mô hình canh tác lúa chất lượng cao và truyền thống của người nông dân và phân tích các nhân tố hiệu quả sản xuất lúa của hai mô hình canh tác, xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào ảnh hưởng như thế nào đến đầu ra. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tương quan để đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, xem xét yếu tố nào đã đạt hiệu quả, hiệu quả như thế nào và yếu tố nào sử dụng chưa có hiệu quả. GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm 18 SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 2.1.1 Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1 Khái niệm và vai trò kinh tế nông hộ *Khái niệm nông hộ: Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông, được kể l à một đơn vị về mặt chính quyền. Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng [1, tr.12]. * Khái niệm kinh tế hộ Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,… để phục vụ cuộc sống được gọi là kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ [1, tr.13]. *Vai trò kinh tế hộ trong quá trình phát triển ngày nay : Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình th ức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết thống, ngoài ra còn do truyền thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm lí đạo đức gia đình, dòng họ. Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lí và quan hệ phân phối, mà cốt lõi của nó là quan hệ lợi ích kinh tế. Các thành viên trong nông hộ có cùng mục đích và cùng lợi ích chung là làm cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu có. Trong GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm 19 SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp mỗi nông hộ thường bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức việc hiệp tác và phân công lao động gia đình, vừa là người lao động trực tiếp. Các thành viên trong hộ cùng lao động, g ần gũi nhau về khả năng, trình độ, tình hình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công và hiệp tác lao động một cách hợp lí [1, tr.13]. Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai trò hết sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao – phần lớn nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ nông trại và các thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thúc đẩy sản xuất ở nông trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thà nh viên trong gia đình. Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù còn quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm quan trọng góp phần tăng nhanh sản lượn g lương thực, thực phẩm cây công nghiệp xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động tiền vốn, tăng việc làm nông thôn và tăng thu nhập cho nhân dân. Vai trò của nông dân trong xây dựng NTM văn minh, hiện đại, được thể hiện là: - Chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM - Chủ thể chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn - Chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn - Chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá – xã hội, môi trường ở nông thôn - Là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở. 2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả Có nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả: Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm hiệu quả được hiểu là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Còn theo các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: Hiệu quả là mục GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm 20 SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp Luận văn tốt nghiệp Kinh tế Nông nghiệp tiêu chủ yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra - đầu vào. *Hiệu quả kỹ thuật (TE): Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra mức sản lượ ng đầu ra với khối lượng đầu vào cho trước thấp nhất hay khả năng tạo ra mức sản lượng tối đa từ lượng đầu vào cho trước. *Hiệu quả phân phối hay hiệu quả giá (AE): Là khả năng lựa chọn các yếu tố đầu vào tối ưu, ở đó giá trị sản phẩm biên của yếu tố đầu vào bằng với giá cả của các yếu tố đầu vào. *Hiệu quả kinh tế (EE): Hiệu quả kinh tế được định nghĩa là tích số của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả giá. EE = TE*AE Ngoài ra, hiệu quả kinh tế là phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi. Hiệu quả kinh tế được xem là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. *Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp: là tổng hợp các hao phí về lao động và lao động vật hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất được với khối lượng c hi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra. Khi xác định hiệu quả trong kinh tế nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai, các nguồn dự trữ vật chất trong lao động nông nghiệp, tức là phải sử dụng đến các nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Các tiềm năng này bao gồm: vốn, lao động và đất đai. 2.1.1.3 Nguyên tắc, nội dung và tiến trình xây dựng Nông thôn mới *Nguyên tắc: - Xây dựng Nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực và cộng đồng địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực nhằm phát huy sự đóng góp của người dân vào cộng đồng. GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Tâm 21 SVTH: Võ Thị Ngọc Điệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan