Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt nam...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt nam

.PDF
81
283
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN LINH CHI MÃ SINH VIÊN : A18109 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2013 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Bình Sinh viên thực hiện : Nguyễn Linh Chi Mã sinh viên : A18109 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI - 2013 Thang Long University Library LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía. Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình - giáo viên trực tiếp hướng dẫn khoá luận của em. Thầy đã giành rất nhiều thời gian cùng tâm huyết hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ các thầy cô đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản lý đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích, giúp em hoàn thiện được sự hiểu biết về chuyên ngành học của mình, qua đó tạo cơ sở để em hoàn thành tốt khoá luận này. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Công ty ô tô Toyota Việt Nam nói chung và tập thể Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty nói riêng đã tạo điều kiện tốt nhất để hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cùng cung cấp số liệu, thông tin cần thiết cho em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn đến những thành viên trong gia đình em cùng những người bạn tốt đã luôn bên cạnh hỗ trợ, ủng hộ em để em có thêm niềm tin và động lực hoàn thành tốt khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ..........................................................................................1 1.1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh ....................................................1 1.1.1. 1.1.2. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................................1 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................................2 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ....................................2 1.2. Các phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ...........................3 1.2.1. Phương pháp so sánh .......................................................................................3 1.2.2. Phương pháp loại trừ ........................................................................................4 1.2.3. Mô hình Dupont ................................................................................................8 1.2.4. Phương pháp đồ thị ..........................................................................................9 1.3. Các nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................9 1.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn ..............................................................9 1.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ...............................................................10 1.3.3. Phân tích khả năng thanh toán ......................................................................11 1.3.4. Phân tích khả năng hoạt động .......................................................................12 1.3.5. Phân tích khả năng sinh lời ...........................................................................13 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................................................................................14 1.4.1. Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp ..............................................................14 1.4.2. Các yếu tố môi trường vi mô trong ngành .....................................................18 1.4.3. Các yếu tố môi trường vĩ mô bên ngoài .........................................................19 1.5. Các phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ........................21 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 ............................................................................................................23 2.1. Giới thiệu chung về Công ty ô tô Toyota Việt Nam .......................................23 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................24 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh .....................................................29 2.1.4. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh .....................................................30 2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ô tô Toyota Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2012 .........................................................................................31 2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn ............................................................31 2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ...............................................................36 Thang Long University Library 2.2.3. 2.2.4. Phân tích khả năng thanh toán ......................................................................39 Phân tích khả năng hoạt động .......................................................................42 2.2.5. Phân tích khả năng sinh lời ...........................................................................46 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ô tô Toyota Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2012 .......................................................................51 2.3.1. 2.3.2. Những kết quả đạt được .................................................................................51 Những hạn chế còn tồn tại .............................................................................55 CHƢƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM ..............................58 3.1. Định hƣớng phát triển và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam ...................................................................58 3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty ô tô Toyota Việt Nam ...........................58 3.1.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam trong xu hướng hội nhập hiện nay .............................................................59 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam ..........................................................................................................61 3.2.1. Các giải pháp tài chính ...................................................................................61 3.2.2. Các giải pháp về dịch vụ, sản phẩm và thị trường ........................................67 3.2.3. Một số giải pháp khác .....................................................................................70 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ AFTA AGR ANZ ASEAN BKB BTM CTB DN LN MB MZH SHB TMC TMV VAMA VCB VEAM VTB Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ Việt Nam Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Ngân hàng Bangkok (Thái Lan) Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi Ngân hàng Citibank Doanh nghiệp Lợi nhuận Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Ngân hàng Mizuho (Nhật) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội Tập đoàn Toyota Nhật Bản Công ty ô tô Toyota Việt Nam Hiệp hội Các Nhà Sản xuất ô tô Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Thang Long University Library DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của TMV ..........................36 Bảng 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của TMV .................................39 Bảng 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của TMV ..................................42 Bảng 2.4. Tỷ suất sinh lời của doanh thu .....................................................................46 Bảng 2.5. Tỷ suất sinh lời của tài sản qua mô hình Dupont .........................................47 Bảng 2.6. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu qua mô hình Dupont ..........................48 Bảng 2.7. Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính cơ bản ........................................................51 Bảng 3.1. Tổng hợp các khoản phải thu của TMV năm 2012......................................62 Bảng 3.2. Tổng hợp lãi suất chiết khấu áp dụng ..........................................................63 Bảng 3.3. Dự tính các khoản phải thu của TMV năm 2012 sau khi áp dụng chiết khấu thương mại như đề xuất .................................................................................................64 Bảng 3.4. Dự tính phân bổ lợi nhuận sau thuế cho Công ty ô tô Toyota Việt Nam ....65 Bảng 3.5. Tiêu chuẩn mới lựa chọn ngân hàng chuyển tiền ........................................66 Bảng 3.6. Bảng đánh giá ngân hàng chuyển tiền theo tiêu chuẩn mới ........................66 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của TMV ..........................................................................32 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản ngắn hạn bình quân của TMV ..........................................32 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của TMV ...................................................................34 Biểu đồ 2.4. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán của TMV .....................................36 Biểu đồ 2.5. Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng của TMV ......................................37 Biểu đồ 2.6. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp của TMV ..................38 Biểu đồ 2.7. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí của TMV .............................................39 Biểu đồ 2.8. Khả năng thanh toán ngắn hạn của TMV ................................................40 Biểu đồ 2.9. Khả năng thanh toán nhanh của TMV .....................................................41 Biểu đồ 2.10. Khả năng thanh toán tức thời của TMV ................................................41 Biểu đồ 2.11. Khả năng quay vòng tổng tài sản của TMV ..........................................43 Biểu đồ 2.12. Khả năng quay vòng hàng tồn kho của TMV .......................................44 Biểu đồ 2.13. Khả năng quay vòng các khoản phải thu của TMV ..............................44 Biểu đồ 2.14. Khả năng quay vòng các khoản phải trả của TMV ...............................45 Biểu đồ 2.15. Cơ cấu doanh thu của TMV giai đoạn 2010 - 2012 ..............................46 Biểu đồ 2.16. So sánh một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty ô tô Toyota Việt Nam và Công ty cổ phần ô tô Trường Hải ....................................................................49 Biểu đồ 2.17. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cơ bản của TMV với các Công ty tiêu biểu trên thị trường ...................................................................................50 Biểu đồ 2.18. Doanh số và thị phần của TMV và bốn đối thủ cạnh tranh tiêu biểu ....54 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty ô tô Toyota Việt Nam .....................................25 Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của TMV ....................................30 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ lựa chọn ngân hàng chuyển tiền mới .................................................67 Thang Long University Library LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Từ sau khi mở cửa hội nhập với thế giới, đất nước ta đã và đang không ngừng đổi mới để tập trung phát triển nền kinh tế. Song hành cũng những cơ hội mới, Việt Nam cũng đang gặp không ít khó khăn và thách thức, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Là ngành công nghiệp sinh sau đẻ muộn so với thế giới, ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam vẫn đang đứng trước những ngã rẽ đầu tiên, mà theo như nhiều chuyên gia trong ngành nhận định đó có thể là nguy cơ phá sản nhưng cũng có thể là “cơ hội cuối cùng”. Công ty ô tô Toyota Việt Nam cũng đang hoà mình vào guồng quay của ngành công nghiệp sản xuất ô tô, trực tiếp đối mặt với những sức ép nặng nề từ thuế phí và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cùng ngành. Để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường, ngoài việc sáng tạo trong kinh doanh, biết nắm bắt cơ hội, tranh thủ lợi thế thương mại thì Công ty ô tô Toyota Việt Nam rất cần chú trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp mình. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam, em nhận thấy việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là công tác quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động quản lý kinh doanh của Công ty. Thông qua phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện, Công ty sẽ có cơ sở để đánh giá một cách đầy đủ nhất các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình, tìm ra các mặt mạnh và mặt yếu trong công tác quản trị doanh nghiệp, xác định được những nhân tố chủ yếu thường xuyên ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, Công ty sẽ đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như làm sao để lợi nhuận đạt được là tối đa. Với nhận thức như vậy, bằng những kiến thức về tài chính doanh nghiệp đã được tích luỹ trong thời gian học tập tại trường Đại học Thăng Long cùng sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình và thời gian thực tập thiết thực tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam, em đã chọn đề tài luận văn: “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ô tô Toyota Việt Nam”. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2012 thông qua các chỉ tiêu tài chính. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 của Công ty Toyota Việt Nam. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, phương pháp phân tích theo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc, phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp đồ thị để đưa ra đánh giá và kết luận từ cơ sở là các số liệu được cung cấp và thực trạng tình hình hoạt động của Công ty. 4. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia thành ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ô tô Toyota Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2012 Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ô tô Toyota Việt Nam Thang Long University Library CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù khoa học của kinh tế vi mô cũng như nền kinh tế vĩ mô nói chung. Đây là mục tiêu mà tất cả các nhà kinh tế đều hướng tới với mục đích rằng họ sẽ thu được lợi nhuận cao, sẽ mở rộng được doanh nghiệp, sẽ chiếm lĩnh được thị trường và muốn nâng cao uy tín của mình trên thương trường. Về mặt khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh, có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế, cụ thể như một vài quan điểm mang tính chất hiện đại. Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh diễn ra khi xã hội không tăng sản lượng một loại hàng hoá mà cũng không cắt giảm một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất quan điểm này muốn đề cập đến vấn đề phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên phương diện này, việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế sao cho việc sử dụng mọi nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả. Một số tác giả khác lại cho rằng “Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện ngay tại hiệu số giữa doanh thu và chi phí, nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì kết luận doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, doanh thu nhỏ hơn chi phí tức là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ”. Quan điểm này đánh giá một cách chung chung hoạt động của doanh nghiệp, giả dụ như: Doanh thu lớn hơn chi phí, nhưng do khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp do vậy tiền chi lại lớn hơn doanh thu thực tế, khi đó doanh nghiệp bị thâm hụt vốn, khả năng chi trả kém cũng có thể dẫn đến khủng hoảng mà cao hơn nữa là có thể bị phá sản. Cũng có tác giả cho rằng “Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bởi quan hệ tỉ lệ Doanh thu/Vốn hay Lợi nhuận/Vốn ...”. Quan điểm này nhằm đánh giá khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm, khả năng sinh lời của một đồng vốn bỏ ra cao hay thấp, nhưng đây cũng chỉ là những quan điểm riêng lẻ chưa mang tính khái quát thực tế. Nhiều tác giả khác lại đề cập đến hiệu quả kinh tế ở dạng khái quát, họ coi: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Quan điểm này đánh giá được tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan điểm này thì hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế cùng sự biến động và vận động không ngừng của các hoạt động kinh tế, chúng phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau. [13] 1 Như vậy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. [8, tr.199] 1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn đạt hiệu quả cao nhất trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả càng đòi hỏi cấp bách, vì đây là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xét trên phương diện kinh tế có quan hệ với hiệu quả xã hội và môi trường. Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai. Song, độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không gian phân tích. [8, tr.200] 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp cho mọi đối tượng quan tâm để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định hữu ích cho các đối tượng khác nhau. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp như giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị và trưởng các bộ phận, thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí, từ đó phát huy những mặt tích cực và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để khai thác tiềm năng sử dụng của từng yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông, các Công ty liên doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận, cổ tức ... để tiếp thêm sức mạnh đưa ra các quyết định đầu tư thêm, hay rút vốn nhằm thu lợi nhuận cao nhất và đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư. Đối với các đối tượng cho vay như ngân hàng, kho bạc, Công ty tài chính thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu hồi vốn và lãi, đảm bảo an toàn cho các Công ty cho vay. Các Cơ quan chức năng của Nhà nước như Cơ quan thuế, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan thống kê … thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính có đúng không, 2 Thang Long University Library đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, các ngành. Thông qua phân tích để kiến nghị với các Cơ quan chức năng góp phần hoàn thiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh còn cung cấp cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp biết được thực chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó họ an tâm công tác, tâm huyết với nghề nghiệp. Tóm lại, thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh rất hữu ích cho nhiều đối tượng khác nhau, để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi cho từng đối tượng. [8, tr.202] 1.2. Các phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.2.1. Phƣơng pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần nắm vững các nguyên tắc sau: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hoặc là số bình quân. Điều kiện so sánh Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian. Về mặt thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian, hạch toán phải thống nhất trên ba mặt sau: + Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. + Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. + Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian). Về mặt không gian: Các chỉ tiêu cần được quy định về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Để đảm bảo tính đồng nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép … 3 Mục tiêu so sánh Mục tiêu so sánh trong phân tích là nhằm xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích (năng suất tăng, giá thành giảm): Mức biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ. Kỳ thực tế với kỳ kế hoạch, hoặc kỳ thực tế với kỳ kinh doanh trước … - Mức biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. Nội dung so sánh So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan. Hình thức so sánh So sánh theo chiều ngang: So sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, xác định được mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích. So sánh theo chiều dọc: Sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chúng và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. 1.2.2. Phƣơng pháp loại trừ Phương pháp loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. 4 Thang Long University Library 1.2.2.1. Phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Mô hình chung phương pháp số chênh lệch được xác định như sau: Nếu gọi chỉ tiêu X cần phân tích. X phụ thuộc vào ba nhân tố ảnh hưởng và được sắp xếp theo thứ tự: a, b, c. Trƣờng hợp 1: Các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích X Như vậy, chỉ tiêu X được xác định như sau: X = a.b.c Quy ước kỳ kế hoạch là k, kỳ thực hiện ký hiện bằng số 1. Từ quy ước này, chỉ tiêu X kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện lần lượt được xác định: X1 = a1.b1.c1 và Xk = ak.bk.ck Đối tượng cụ thể của phân tích được xác định: - Số tuyệt đối: ΔX = X1 - Xk X1 Số tương đối: .100.100 Xk ΔX là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch. Bằng phương pháp số chênh lệch, có thể xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố a, b, c đến chỉ tiêu phân tích X như sau: Ảnh hưởng của nhân tố a - ΔXa = (a1 - ak).bk.ck Ảnh hưởng của nhân tố b - ΔXb = (b1 - bk).a1.ck Ảnh hưởng của nhân tố c ΔXc = (c1 - ck).a1.b1 Cuối cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ΔX = ΔXa + ΔXb + ΔXc Trƣờng hợp 2: Các nhân tố a, b, c có quan hệ với chỉ tiêu phân tích X đƣợc biểu hiện dƣới dạng kết hợp cả tích số và thƣơng số a Như vậy, chỉ tiêu X được xác định như sau: X = .c b Kỳ kế hoạch là Xk = ak .c bk k Kỳ thực hiện là X1 = a1 .c b1 1 Đối tượng phân tích: - Số tuyệt đối: ΔX = X1 - Xk = a1 ak .c1 - .ck b1 bk 5 - Số tương đối: ΔX .100 Xk Các nhân tố ảnh hưởng được xác định như sau: - Do ảnh hưởng của nhân tố a ΔX1 = (a1 - ak). - Do ảnh hưởng của nhân tố b ΔXb = - ck bk 1 1 - .(a .c ) b1 bk 1 k Do ảnh hưởng của nhân tố c ΔXc = (c1 - ck). a1 b1 Tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ΔX = ΔXa + ΔXb + ΔXc 1.2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Mô hình chung phương pháp thay thế liên hoàn được xác định như sau: Trƣờng hợp 1: Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích X đƣợc biểu hiện dƣới dạng tích số Đối tượng phân tích: Số tuyệt đối: ΔX = X1 - Xk a Số tương đối: X = .c.100 b - Các nhân tố ảnh hưởng: Do ảnh hưởng của nhân tố a: ΔXa = a1.bk.ck - ak.bk.ck Do ảnh hưởng của nhân tố b: ΔXb = a1.b1.ck - a1.bk.ck Do ảnh hưởng của nhân tố c: ΔXc = a1.b1.c1 - a1.b1.ck Sau cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị. Trƣờng hợp 2: Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ kết hợp dƣới dạng cả tích số và thƣơng số với chỉ tiêu phân tích X 6 Thang Long University Library - Đối tượng phân tích: Số tuyệt đối: ΔX = X1 - Xk ΔX Số tương đối: .100.100 Xk - Các nhân tố ảnh hưởng: Do ảnh hưởng của nhân tố a: - ΔXa = a1.bk.ck - ak.bk.ck Do ảnh hưởng của nhân tố b: - ΔXb = a1.b1.ck - a1.bk.ck Do ảnh hưởng của nhân tố c: ΔXa = a1.b1.c1 - a1.b1.ck Tổng hợp, phân tích và kiến nghị. 1.2.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên lý của sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, người ta có thể xây dựng phương pháp phân tích mà trong đó, các chỉ tiêu được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số. Như vậy, khác với phương pháo số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng để xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số. Khái quát mô hình chung của phương pháp liên hệ cân đối, nhằm xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được trình bày như sau: Giả sử chỉ tiêu cần phân tích là A chịu ảnh hưởng của các nhân tố x, y, z và mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số kết hợp với hiệu số: A = x + y - z Cũng quy ước ở các kỳ giống như phần trên trình bày, ta có: Kỳ kế hoạch: Ak = xk + yk - zk Kỳ thực hiện: A1 = x1 + y1 - z1 Đối tượng phân tích: Số tuyệt đối: ΔA = A1 – Ak = (x1 + y1 - z1) - (xk + yk - zk) ΔA Số tương đối: .100 Ak - - Các nhân tố ảnh hưởng: Ảnh hưởng của nhân tố x: ΔAx = (x1 - xk) Ảnh hưởng của nhân tố y: ΔAy = (y1 - yk) 7 - Ảnh hưởng của nhân tố z: ΔAz = - (z1 - zk) Tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ΔA = ΔAx + ΔAy + ΔAz [8, tr.32-40] 1.2.3. Mô hình Dupont Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính mà chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Ví dụ, vận dụng mô hình Dupont phân tích hiệu quả kinh doanh trong mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí đầu vào của doanh nghiệp có thể là tổng tài sản, tổng chi phí sản xuất kinh doanh chi ra trong kỳ, vốn ngắn hạn, vốn dài hạn, vốn chủ sở hữu ... Kết quả đầu ra của doanh nghiệp có thể là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ... Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích tài chính, có dạng tổng hợp như sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản x x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận Hiệu suất sử dụng x x Đòn bẩy tài chính biên tổng tài sản Trong đó, ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Thông qua mô hình Dupont, ta thấy ROE phụ thuộc vào ba nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận biên: Phản ánh công tác chi phí của doanh nghiệp. = - - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Mức độ sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đòn bẩy tài chính: Trung bình một đồng tài sản tài trợ được từ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Qua đó, ta rút ra một số biện pháp làm tăng ROE như sau: Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí. 8 Thang Long University Library - Nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Xác định cơ cấu vốn hợp lý. Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp. Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ: Có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các kỳ kinh doanh tiếp theo. 1.2.4. Phƣơng pháp đồ thị Phương pháp đồ thị là phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị. Qua đó, mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định. Phương pháp đồ thị có tác dụng minh hoạ kết quả tài chính đã tính toán được và được biểu thị bằng biểu đồ hay đồ thị, giúp cho việc đánh giá bằng trực quan, thể hiện rõ ràng và mạch lạc diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, xác định rõ những nguyên nhân biến động của chỉ tiêu phân tích. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Phương pháp đồ thị có thể phản ánh dưới những góc độ sau: Biểu thị quy mô (độ lớn) các chỉ tiêu phân tích qua thời gian, như: Tổng tài sản, tổng doanh thu, sản lượng, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng chi phí, tỷ suất lợi nhuận ... hoặc có thể biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích theo thời gian, như: tốc độ tăng tài sản, tốc độ tăng chủ sở hữu, tốc độ tăng hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ tăng vốn đầu tư ... Biểu thị mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu nhân tố, như: Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản chịu ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời của tổng doanh thu thuần và tốc độ chu chuyển của tổng tài sản hoặc sức sinh lời của tài sản dài hạn phụ thuộc vào hệ số của tài sản dài hạn với sức sinh lời của vốn chủ sở hữu. [8, tr.46-47] 1.3. Các nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn Trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn là một bước đệm cần thiết giúp doanh nghiệp biết được cơ cấu tài sản nguồn vốn của mình đang ở mức độ nào. Thông qua việc phân tích nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao cấu trúc tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Do đặc thù như vậy nên trước hết ta phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp, sau 9 đó phải biết vận dụng những phương pháp phân tích thích hợp. Trong phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn ta thường phân tích các phần sau: 1.3.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản - Tỷ trọng tài sản ngắn hạn Tỷ trọng tài sản ngắn hạn được xác định bằng công thức: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn x 100 Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với toàn bộ tài sản là bao nhiêu. Khi so sánh qua các kỳ phân tích, chỉ tiêu này thể hiện sự thay đổi về tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cao thể hiện tính thanh khoản cao do tài sản ngắn hạn tăng lên. - Tỷ trọng tài sản dài hạn Tỷ trọng tài sản dài hạn được xác định bằng công thức: Tỷ trọng tài sản dài hạn = Tổng tài sản dài hạn x 100 Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, tỷ trọng tài sản dài hạn so với toàn bộ tài sản là bao nhiêu. Khi so sánh qua các kỳ phân tích, chỉ tiêu này thể hiện sự thay đổi về tài sản dài hạn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. 1.3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Tỷ trọng nợ Tỷ trọng nợ được xác định bằng công thức: Tỷ trọng nợ = Tổng nợ x 100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu này còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện, cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng. - Tỷ trọng vốn chủ sở hữu Tỷ trọng vốn chủ sở hữu được xác định bằng công thức: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu = Tổng vốn chủ sở hữu x 100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt. 1.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 1.3.2.1. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này được xác định như sau: Tỷ suất sinh lời = LN gộp về bán hàng x 100 Giá vốn hàng bán 10 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng