Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng mía tại huyện phụng hiệp, tỉnh hậu...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng mía tại huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

.PDF
99
218
128

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn: Th.s: KHỔNG TIẾN DŨNG Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC TÀI MSSV:4094725 Lớp: Kinh tế nông nghiệp 3_K35 Cần Thơ – 05/2013 LỜI CẢM TẠ! Trong suốt quá trình học tập vừa qua được sự hướng dẫn của Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ em đã được học nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy Khổng Tiến Dũng và Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ. Thầy đã hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy đủ, chi tiết cho em hoàn thành luận văn. Những nông hộ sản xuất mía tại Phụng Hiệp là những người quan trọng nhất, đóng góp thiết thực nhất vào kết quả của luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả nông hộ đã nhiệt tình cung cấp thông tin quý giá cho tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn anh Lê Thanh Hoài chuyên viên phòng NN và PTNT huyện Phụng Hiệp đã đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm quý báo. Cuối cùng, em kính chúc các quý thầy, quý cô trường Đại Học Cần Thơ được dồi dào sức khoẻ, luôn hoàn thành tốt công tác của mình cũng như ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Xin chân thành cám ơn! Ngày …. tháng …. năm 2013 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Nguyễn Ngọc Tài i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. Tháng ….năm 2013 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Nguyễn Ngọc Tài ii BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên người hướng dẫn: KHỔNG TIẾN DŨNG  Chuyên ngành: ………………………………………  Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – Trường ĐHCT Tên sinh viên: NGUYỄN NGỌC TÀI Mã số sinh viên: 4094725 Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp – K35 Tên đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .................................................................................................................................. .......................................................................................................................... 2. Về hình thức: .................................................................................................................................. .......................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiển và tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................................................................. .......................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .................................................................................................................................. .......................................................................................................................... 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu): .................................................................................................................................. .......................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác: .................................................................................................................................. .......................................................................................................................... 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sữa): .................................................................................................................................. .......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…. Tháng… năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Khổng Tiến Dũng iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2013 Giáo viên phản biện iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Phụng Hiệp, ngày…. tháng…. năm 2013 Thủ trưởng đơn vị v MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......3 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định..................................................................3 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................3 1.4.1. Không gian nghiên cứu ..........................................................................3 1.4.2. Thời gian nghiên cứu..............................................................................4 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................4 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..6 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..............................................................................6 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................6 2.1.2. Sản xuất và các yếu tố đầu vào ...............................................................7 2.1.3. Một số lý luận về hiệu quả và hiệu quả sản xuất .....................................8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 10 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.....................................................10 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 10 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................. 11 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............17 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG .................................17 3.1.1. Đặc điểm chung....................................................................................17 3.1.2. Tình hình sản xuất mía tỉnh Hậu Giang ................................................19 3.2. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP .................................................20 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội .................................................................20 3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phụng Hiệp........................................23 3.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP QUA CÁC NĂM ........................................................25 vi 3.3.1. Giống mía ............................................................................................ 25 3.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng mía của huyện Phụng Hiệp qua các năm................................................................................................................26 3.3.3. Chất lượng mía.....................................................................................28 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG.................................................................................29 4.1. MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA ..........................................................................29 4.1.1. Tuổi chủ hộ và loại hình sản xuất kinh doanh .......................................29 4.1.2. Trình độ văn hóa của chủ hộ.................................................................30 4.1.3. Lý do chọn sản xuất mía.......................................................................31 4.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ.............................................32 4.2.1. Lịch thời vụ và quy trình sản xuất ........................................................32 4.2.2. Kinh nghiệm sản xuất mía và trình độ kỹ thuật của nông hộ.................33 4.2.3. Thực trạng sử dụng giống mía của nông hộ ..........................................34 4.2.4. Thực trạng tiêu thụ ...............................................................................36 4.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG ...........................................37 4.3.1. Phân tích chi phí trồng mía...................................................................37 4.3.2. Phân tích doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trong sản xuất mía nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ...........................................................49 4.3.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất bằng việc phân tích các chỉ số tài chính .....52 4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG...........................55 4.4.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang..........................................................55 4.4.2. Phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận của mô hình trồng mía tại huyện phụng hiệp, tỉnh Hậu Giang ............................................................ 58 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG .......................63 5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP........................................................................63 5.1.1. Điểm mạnh...........................................................................................63 vii 5.1.2. Điểm yếu.............................................................................................. 63 5.1.3. Cơ hội ..................................................................................................64 5.1.4. Thách thức ...........................................................................................64 5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP..........................................67 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................69 6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 69 6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 70 6.2.1. Đối với hộ sản xuất ..............................................................................70 6.2.2. Đối với nhà khoa học ...........................................................................70 6.2.3. Đối với công ty mía đường thu mua nguyên liệu của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ..........................................................................71 6.2.4. Đối với cơ quan Nhà nước....................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................73 PHỤ LỤC ............................................................................................................75 viii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 2.1: CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH HỒI QUI ĐA BIẾN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT MÍA .....................................................................14 Bảng 2.2 : CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH HỒI QUI ĐA BIẾN ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN SẢN XUẤT MÍA .................................................16 Bảng 3.1: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG MÍA CỦA TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2008 -2012 .............................................................. 19 Bảng 3.2: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MÍA HUYỆN PHỤNG HIỆP QUA CÁC NĂM (TỪ 2008-2012) ............................................................ 26 Bảng 3.3: SO SÁNH DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG MÍA CỦA HUYỆN PHỤNG HIỆP VỚI DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG MÍA TOÀN TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2008-2011................27 Bảng 4.1: THÔNG TIN VỀ NHÂN KHẨU CỦA HỘ TRONG MẪU..............29 ĐIỀU TRA ...........................................................................................................29 Bảng 4.2: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA .................30 Bảng 4.3 : LÝ DO CHỌN SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ HUYỆN..........31 PHỤNG HIỆP .....................................................................................................31 Bảng 4.4: SỐ NĂM KINH NGHIỆM SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ TRONG MẪU ĐIỀU TRA..................................................................................33 Bảng 4.5: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG GIỐNG MÍA CỦA NÔNG HỘ TRONG MẪU ĐIỀU TRA..................................................................................34 Bảng 4.6: MÔ TẢ LÝ DO CHỌN GIỐNG MÍA CỦA NÔNG HỘ ..................35 Bảng 4.7: MÔ TẢ NƠI MUA GIỐNG MÍA CỦA NÔNG HỘ .........................36 Bảng 4.8: CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG .......................37 Bảng 4.9: SỐ LƯỢNG GIỐNG VÀ GIÁ MÍA GIỐNG NÔNG HỘ SỬ DỤNG ..................................................................................................................40 Bảng 4.10: SỐ NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH, SỐ NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG THUÊ ĐƯỢC NÔNG HỘ SỬ DỤNG ..........................................42 Bảng 4.11: SỐ NGÀY CÔNG THEO TỪNG HOẠT ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ.............................................................................42 ix Bảng 4.12: CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ LAO ĐỘNG TRUNG BÌNH TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ .....................................................43 Bảng 4.13: SỐ LƯỢNG DƯỠNG CHẤT N, P2O5 VÀ K2O ĐƯỢC NÔNG HỘ SỬ DỤNG TRONG MẪU ĐIỀU TRA ........................................................46 Bảng 4.14: CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ ....................................................................48 Bảng 4.15: THỐNG KÊ CHỮ ĐƯỜNG, NĂNG SUẤT VÀ GIÁ BÁN MÍA NGUYÊN LIỆU CỦA NÔNG HỘ......................................................................50 Bảng 4.16: DOANH THU, THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ TÍNH TRÊN 1.000 M2 .......................................51 Bảng 4.17: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA ..........52 NÔNG HỘ ...........................................................................................................52 Bảng 4.18: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI ĐA BIẾN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT ....................................................................56 Bảng 4.19: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI ĐA BIẾN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN.....................................................................60 Bảng 5.1: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG ..................................66 x DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP........................................................................32 Hình 2: CƠ CẤU CHI PHÍ BÌNH QUÂN TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ TRÊN 1.000 M2 ĐẤT TRỒNG MÍA...............................................38 Hình 3 : CƠ CẤU CHI PHÍ PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ ...........................................................................................................45 Hình 4: CƠ CẤU GIÁ THÀNH SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ ...............49 xi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt CPSX Chi phí sản xuất CPLĐGĐ Chi phí lao động gia đình BVTV Bảo vệ thực vật LĐGĐ Lao động gia đình NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long Tiếng Anh CCS Commercial Cane Sugar xii Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lợi thế cạnh tranh và hiệu quả sản xuất là vấn đề quan trọng, quyết định đến sự phát triển và tồn tại của ngành sản xuất mía đường của Việt Nam nói chung và các tỉnh khu vực ĐBSCL nói riêng có sức cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Kinh nghiệm sản xuất của nông dân thì không thiếu nhưng vấn đề làm thế nào để giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu đầu vào mà lợi ích mang lại ngày càng tăng là yêu cầu bức thiết đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung và người trồng mía nói riêng. Hậu Giang là một tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất ở ĐBSCL hiện nay. Tuy nhiên, trước đây diện tích và năng suất mía không ổn định do chưa được đầu tư đúng mức và đầu ra bấp bênh. Từ năm 2003 đến nay, nhờ được sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thâm canh của nông dân, cùng với sự phối hợp của các doanh nghiệp mía đường nên diện tích mía đường của tỉnh đã tăng mạnh, lên đến 13.000 – 15.000 ha/năm. Năng suất và chất lượng mía cũng được nâng cao (có nhiều hộ đạt năng suất 200 tấn/ha). Trong niên vụ mía 2011-2012, diện tích mía của tỉnh 13.747 ha, năng suất bình quân 87,2 tấn/ha, sản lượng 1,2 triệu tấn (sở NN &PTNT tỉnh Hậu Giang, 2012). Mía là cây trồng chủ lực, giữ vai trò quan trọng tại huyện Phụng Hiệp và là cây trồng đem lại thu nhập chính trong năm của người dân. Diện tích trồng mía của huyện chiếm 9.705 ha, năng suất mía bình quân huyện đạt 84,88 tấn/ha năm 2012. Giá trị kinh tế của cây mía ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, sản xuất mía tạo thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới và giải quyết vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và nông dân tại huyện Phụng Hiệp. Tuy nhiên, người dân trồng mía ở nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Khoảng thời gian đầu tư cho cây mía đến thu hoạch dài, dẫn đến vòng vốn vay chậm, người dân luôn thiếu vốn, giá cả vật tư đầu vào luôn tăng cao. Bên cạnh những khó khăn trong khâu sản xuất, người dân luôn đối mặt rủi ro về giá mía phụ thuộc hoàn toàn về thương lái và các vấn đề trong ký kết hợp đồng với nhà máy đường. Là một huyện nằm ở vùng trũng nên chịu ảnh hưởng rất lớn GVHD: Th.S. KHỔNG TIẾN DŨNG Trang 1 SVTH: NGUYỄN NGỌC TÀI Luận văn tốt nghiệp của lũ lụt hằng năm, thời tiết diễn biến thất thường dẫn đến nông dân nơi đây phải thu hoạch mía sớm làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và lợi nhuận trong sản xuất mía. Do đó, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mía cần phải được quan tâm đúng mức. Để người dân trồng mía nơi đây có hiệu quả kinh tế cao thì việc tìm đầu ra cho vùng nguyên liệu mía là rất quan trọng. Huyện Phụng Hiệp được huy hoạch trở thành vùng sản xuất mía nguyên liệu quan trọng của tỉnh Hậu Giang, nhờ vào lợi thế về đất đai, vị trí địa lý và năng suất mía luôn đạt ở mức cao, cho nên sản xuất mía của huyện Phụng Hiệp có thật sự mang lại hiệu quả, nó có mang lại lợi nhuận thật sự và giúp người dân thoát nghèo, nâng cao đời sống người dân hay không. Từ những vấn đề còn tồn tại trên và vai trò quan trọng của sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp nên tôi quyết định thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ở địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp. (3) Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản trong sản xuất mía như: doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí, thu nhập/doanh thu, thu nhập/chi phí lao động chưa có lao động gia đình, thu nhập/ngày công lao động gia đình và lợi nhuận/doanh thu. (4) Đề xuất các pháp giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho mô hình. GVHD: Th.S. KHỔNG TIẾN DŨNG Trang 2 SVTH: NGUYỄN NGỌC TÀI Luận văn tốt nghiệp 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định Trong quá trình sản xuất, hiệu quả sản xuất của mô hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, với những mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra, đề tài đưa ra những giả thuyết cần kiểm định lại để đưa ra những giải pháp mang tính khả thi cao. Những giả thuyết cụ thể như sau: - Chi phí của mô hình tại địa bàn nghiên cứu hiện nay còn cao. - Hiệu quả sản xuất của mô hình còn thấp, thông qua các chỉ tiêu: lợi nhuận/chi phí, thu nhập/doanh thu, lợi nhuận/doanh thu …còn thấp. - Các nhân tố: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuê lao động, kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ tập huấn… có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu (1) Trong quá trình sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp đã sử dụng những yếu tố đầu vào nào? Sử dụng như thế nào? (2) Trong hoạt động sản xuất có những thuận lợi cũng như những khó khăn gì? (3) Sản xuất mía của nông hộ có thu được lợi nhuận không? Lợi nhuận /1.000m 2 của sản xuất mía là bao nhiêu? Tỷ suất lợi nhuận đạt được của nông hộ có như mong muốn? (4) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ? (5) Cần có những giải pháp nào để nâng cao được hiệu quả sản xuất trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian nghiên cứu Số liệu được thu thập tại ấp Mỹ Lợi B, ấp Quyết Thắng thuộc xã Hiệp Hưng; ấp Phương An, ấp Phương Qưới C thuộc xã Phương Bình; ấp Mỹ Thành và ấp Mỹ Phú thuộc xã Hòa Mỹ, trong địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. GVHD: Th.S. KHỔNG TIẾN DŨNG Trang 3 SVTH: NGUYỄN NGỌC TÀI Luận văn tốt nghiệp 1.4.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu niên vụ mía 2011/2012 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Với thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2013 đến tháng 04/2013. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Theo nghiên cứu của Võ Thành Danh (2006), kết luận rằng diện tích trồng mía ảnh hưởng bởi thông tin không cập nhật nhanh chóng để thành lập dự đoán về giá mía. Trong thời gian ngắn giá không là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất mía. Tuy nhiên, trong dài hạn, giá lại là yếu tố quan trọng. Giá đường thế giới ảnh hưởng rất lớn đối với ngành mía đường ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo nghiên cứu của Lưu Thanh Đức Hải (2008), cho rằng công nghệ sản xuất đường ở ĐBSCL còn lạc hậu, chi phí nguyên liệu mía cao do quy hoạch vùng nguyên liệu chưa hợp lý. Tình trạng tranh giành thu mua mía nguyên liệu vẫn xảy ra ở các vùng nguyên liệu. Các nhà máy đường chưa thật sự quan tâm đến kênh phân phối và các hoạt động marketing nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Các nhà máy đường cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để nâng cao sức canh tranh của ngành đường. Theo nghiên cứu của Trần Lợi (2010), sản xuất mía chịu tác động lớn nhất từ vốn đầu tư và nông hộ sản xuất mía có kinh nghiệm lâu năm. Lợi nhuận sản xuất của nông hộ không chỉ phụ thuộc vào chi phí và doanh thu mà còn phụ thuộc vào thời gian hoặc số lần được tham gia tập huấn của hộ, cùng với kinh nghiệm sản xuất và trình độ văn hóa. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh và Lê Thị Diệu Hiền (2009), cho rằng hoạt động sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều đem lại lợi nhuận cho nông hộ trồng mía. Mía nguyên liệu được xem là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Năng suất và lợi nhuận mía của nông dân ký hợp đồng với nhà máy đường cao hơn những hộ không ký GVHD: Th.S. KHỔNG TIẾN DŨNG Trang 4 SVTH: NGUYỄN NGỌC TÀI Luận văn tốt nghiệp hợp đồng. Giữa các vùng sản xuất mía trong tỉnh, cụ thể là khu vực thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp với thị xã Vị Thanh và huyện Long Mỹ có sự khác nhau cơ bản về điều kiện sản xuất, nên năng suất có sự chênh lệch khá nhiều. GVHD: Th.S. KHỔNG TIẾN DŨNG Trang 5 SVTH: NGUYỄN NGỌC TÀI Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động sản xuất nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. 2.1.1.2. Khái niệm về hộ nông dân (nông hộ) Theo Trần Quốc Khánh (2005), Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ. Hộ nông dân là một trong các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, lấy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là hoạt động chính. Hộ nông dân có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Hiện nay, ở Việt Nam hộ nông vẫn là chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn. 2.1.1.3. Khái niệm về kinh tế nông hộ Theo Lâm Quang Huyên (2004), Kinh tế nông hộ giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Kinh tế nông hộ xuất phát từ nông hộ, là đơn vị sản xuất tự thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên phân bổ các nguồn lực. Kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, mỗi nông hộ tự quyết định mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị trường nếu có sản phẩm hàng hóa, tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu. GVHD: Th.S. KHỔNG TIẾN DŨNG Trang 6 SVTH: NGUYỄN NGỌC TÀI Luận văn tốt nghiệp 2.1.2. Sản xuất và các yếu tố đầu vào 2.1.2.1. Khái niệm về sản xuất và hàm sản xuất Theo David Colman và Trevor Young (1994), sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra hàng hóa hoặc dich vụ. Để biểu thị mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra các nhà kinh tế thường thể hiện bằng hàm sản xuất. Một hàm sản xuất được xác định như sau: Q = f(x1,x2,…..,xn) Q: Biểu thị số lượng một sản phẩm nhất định được sản xuất ra tại một thời kỳ nhất định. x1 và x2 là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó đã được sử dụng trong quá trình sản xuất. Hàm sản xuất diễn tả lượng đầu ra tối đa về vật chất đối với mỗi hay từng sự phối hợp của những yếu tố đầu vào nhất định về vật chất, có liên quan đến trình độ công nghệ cụ thể. 2.1.2.2. Các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp Theo Đinh Phi Hổ (2003) các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn và khoa học – công nghệ. a. Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì chất lượng đất có thể tăng lên nếu sử dụng và khai thác hợp lý. Đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thay đổi trong sản xuất nông nghiệp. - Đất đai có giới hạn về mặt diện tích; - Ruộng đất có vị trí cố định. b. Nguồn lao động Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp được thể hiện cả về mặt số lượng và chất lượng. Về mặt số lượng: bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và tâm lý trong độ tuổi lao động và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp. GVHD: Th.S. KHỔNG TIẾN DŨNG Trang 7 SVTH: NGUYỄN NGỌC TÀI
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan