Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ba vụ ở huyện càng long, tỉnh ...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ba vụ ở huyện càng long, tỉnh trà vinh

.PDF
82
261
92

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LÚA BA VỤ Ở HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH Giáo viên hướng dẫn Th.S VŨ THÙY DƯƠNG Sinh viên thực hiện NGUYỄN DUY ÂN Mã số SV: 4094657 Lớp: KTNN – K35 Cần Thơ - 2012 GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương i SVTH: Nguyễn Duy Ân LỜI CẢM TẠ Sau thời gian học tập rèn luyện tại Trường đại học Cần Thơ, được sự tận tình giảng dạy của quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, tôi đã tiếp thu được những kiến thức vô cùng quý báu, sẽ giúp là hành trang giúp tôi vững vàng hơn trong cuộc sống. Kính dâng lời cảm ơn chân thành đến cha, mẹ, người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ và tạo điều kiện cho con học tập đến ngày hôm nay. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Vũ Thùy Dương, người đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ngày …… tháng …….năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Duy Ân GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương ii SVTH: Nguyễn Duy Ân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực. đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày…..tháng……năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Duy Ân GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương iii SVTH: Nguyễn Duy Ân NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Nhận xét của cán bộ hướng dẫn đề tài và Bộ môn Kinh tế nông nghiệp, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần thơ về đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ba vụ ở huyện Càng Long, Trà Vinh” do sinh viên Nguyễn Duy Ân, lớp Kinh tế nông nghiệp A2 – Khóa 35 – Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2012. Nội dung nhận xét: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Cần thơ, ngày…..tháng…..năm 2012 Giáo viên hướng dẫn Vũ Thùy Dương GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương iv SVTH: Nguyễn Duy Ân NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp nhận báo cáo với đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ba vụ ở huyện Càng Long, Trà Vinh” do sinh viên Nguyễn Duy Ân, lớp kinh tế nông nghiệp A2 – Khóa 35 – Bộ môn kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2012 và bảo vệ trước hội đồng. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012 Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức………………… Ý kiến hội đồng …….………………………………………………………………………….…… ….…………………………………………………………………………………. ……..……………………………………………………………………………… ….……..………………………………………………………………………… ………….…..…………………………………………………………………… ………………...….……………………………………………………………… …………………….….…….…………………………………………………… …………………….……….……………………………………………………… ………………………….……..………………………………………………… ……………………………….……..…………………………………………… ……………………………………….…..……………………………………… ……………………………………………...….………………………… Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012 Chủ tịch Hội đồng GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương v SVTH: Nguyễn Duy Ân MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 ........................................................................................................1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2 1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................2 1.3.2 Phạm vi thời gian....................................................................................2 1.3.3 Nội dung nghiên cứu ..............................................................................2 1.3.4 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3 1.4.5 Kết quả mong đợi ...................................................................................3 1.5. Lược khảo tài liệu.....................................................................................3 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................5 2.1 Phương pháp luận......................................................................................5 2.1.1.Các khái niệm.........................................................................................5 2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ ..........................................................................5 2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả .........................................................................5 2.1.1.3.Khái niệm sản xuất ..............................................................................6 2.1.1.4 Khái niệm hàm sản xuất.......................................................................7 2.1.1.5 Khái niệm đa dạng hóa cây trồng trong nông nghiệp............................7 2.1.1.6 Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững.....................................8 2.1.2 Các mô hình khoa học kỹ thuật phổ biến mà nông hộ đang áp dụng .......8 2.1.2.1 Giống mới ...........................................................................................8 2.1.2.2 Sạ hàng ................................................................................................9 2.1.2.3 Ba giảm ba tăng ...................................................................................9 2.1.3 Các chỉ tiêu tài chính ............................................................................11 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa ...............................................12 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................13 GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương vi SVTH: Nguyễn Duy Ân 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ....................................................13 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................13 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................14 2.2.4 Một số phương pháp sử dụng trong đề tài: ............................................15 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................17 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀVINH .. 17 3.1 Tổng quan về huyện càng long ................................................................17 3.1.1 Vị trí địa lý ...........................................................................................17 3.1.2 Khí tượng .............................................................................................18 3.1.3 Thủy văn ..............................................................................................18 3.1.4 Địa hình................................................................................................18 3.2 Tình hình kinh – tế xã hội........................................................................19 3.2.1 Đơn vị hành chính ................................................................................19 3.2.2 Dân số lao động ...................................................................................19 3.2.3 Giao thông............................................................................................19 3.3 Tình hình phát triển kinh tế xã hội ...........................................................19 3.4 Giới thiệu về mô hình sản xuất lúa ba vụ .................................................21 CHƯƠNG 4 ......................................................................................................23 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH TRỒNG LÚA BA VỤ Ở HUYỆN CÀNG LONG, TRÀ VINH ............................................................23 4.1. Mô tả mẫu điều tra nông hộ ....................................................................23 4.1.1 Đặc điêm nông hộ.................................................................................23 4.1.1.1 Nguồn lực con người .........................................................................23 4.1.1.2 Nguồn lực vốn ...................................................................................26 4.1.1.3 Kinh nghiệm sản xuất ........................................................................28 4.1.1.4 Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình sản xuất lúa ba vụ.....................28 4.1.1.5 Tài chính của nông hộ........................................................................29 4.1.2 Tình hình sản xuất của nông hộ ............................................................30 4.1.2.1 Nguồn cung cấp giống .......................................................................30 4.1.2.2 Kỹ thuật canh tác ...............................................................................31 4.1.2.3 Vật tư nông nghiệp ............................................................................33 4.1.2.4 Tình hình tiêu thụ ..............................................................................35 GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương vii SVTH: Nguyễn Duy Ân 4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa .......................36 4.2.1. Phân tích các khoản chi phí đầu tư sản xuất lúa ...................................36 4.2.2 Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình sản xuất lúa 3 vụ.................40 4.2.2.1 Phân tích các tỷ số tài chính...............................................................43 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa từng vụ sản xuất trong năm 2011 – 2012...........................................................................................44 CHƯƠNG 5 ......................................................................................................52 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LÚA BA VỤ Ở HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH ..........52 5.1. Những mặt còn hạn chế của mô hình trồng lúa ba vụ..............................52 5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lúa ba vụ .53 5.2.1. Thực hiện nghiêm lịch thời vụ và xuống giống tập trung đồng loạt......53 5.2.2 Về các chi phí đầu vào..........................................................................53 5.2.3 Về mặt kỹ thuật ....................................................................................54 5.2.4 Về vốn ..................................................................................................55 5.2.5 Về thị trường ........................................................................................55 CHƯƠNG 6 ......................................................................................................56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................56 6.1 Kết luận ...............................................................................................56 6.2 Kiến nghị.................................................................................................57 6.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà Nước......................................................57 6.2.2. Đối với nhà khoa học...........................................................................58 6.2.3. Đối với nông dân .................................................................................58 6.2.4. Đối với nhà doanh nghiệp ....................................................................59 GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương viii SVTH: Nguyễn Duy Ân DANH SÁCH BẢNG ---------Bảng 1: Số mẫu phân bổ quan sát ........................................................................13 Bảng 2: Qui mô nhân khẩu của nông hộ………………………………………..22 Bảng 3: Nhân khẩu và lao động trong hộ……………………………………….23 Bảng 4: Tuổi của chủ hộ ………………………………………………………..24 Bảng 5: Trình độ học vấn………………………………………………………25. Bảng 6: Nhu cầu vốn sản xuất trong một vụ trên 1000m2………………………25 Bảng 7: Diện tích trồng lúa của nông hộ………………………………………..26 Bảng 8: Số năm kinh nghiệm……………………………………………………27 Bảng 9: Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình canh tác…………………………28 Bảng 10: Cơ cấu tài chính của nông hộ…………………………………………28 Bảng 11: Nguồn cung cấp giống cho nông hộ…………………………………..29 Bảng 12: Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật…………………………………...30 Bảng 13: Hộ có áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất lúa………………………31 Bảng 14: Tổng hợp các mô hình kỹ thuật mới được áp dụng…………………...32 Bảng 15: Lý do nông hộ chọn nơi cung cấp vật tư……………………………...33 Bảng 16: Các hình thức thanh toán khi mua vật tư……………………………..33 Bảng 17: Chi phí sản xuất của nông hộ…………………………………………35 Bảng 18: Một số chỉ tiêu tài chính về hiệu quả kinh tế…………………………40 Bảng 19: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ đông xuân của nông hộ năm 2011 – 2012…………………………………………………..44 Bảng 20: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ hè thu của nông hộ trong năm 2011 – 2012………………………………………………...46 Bảng 21: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ thu đông của nông hộ năm 2011 – 2012…………………………………………………..48 GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương ix SVTH: Nguyễn Duy Ân DANH MỤC HÌNH Hình 1: Cơ cấu về chi phí bình quân của một vụ sản suất……………………..36 Hình 2: So sánh về chi phí, doanh thu và lợi nhuận giữa ba vụ sản xuất trong năm 2011 – 2012…………………………………………………………………….41 GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương x SVTH: Nguyễn Duy Ân TÓM TẮT Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp từ lâu đời, hiện nay nền nông nghiệp của nước ta có thể sản xuất một lượng lớn lương thực không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. Xuất phát từ thực tiển trên và để có cách nhìn nhận chính xác về vấn đề này nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ba vụ ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu. Từ đó có thể giúp cho những người nông dân có những quyết định đúng đắn nhất cho quá trình sản xuất của mình, đồng thời đề tài cũng đề xuất một số giải pháp thiết thực để có thể làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình và nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người dân trong khu vực. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ba vụ ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh để từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực để tăng hiệu quả sản xuất của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. Nguồn dữ liệu thứ cấp: Số liệu thống kê của phòng nông nghiệp. Nguồn số liệu sơ cấp: Được phỏng vấn trực tiếp người nông dân qua bản câu hỏi được thiết lập sẵn. Số liệu được nhập trên phần mêm Excel, và được xử lý bằng phần mềm SPSS. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong bài: phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi qui tương quan, phân tích so sánh. Sau khi thực hiện đề tài momg muốn rằng với những kết quả nghiên cứu cùng những nhận định của mình, có thể đề xuất ra một số giải pháp thiết thực giúp cho các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương xi SVTH: Nguyễn Duy Ân nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất hiện có của từng nông hộ và đồng thời góp phần nâng cao mức sống cho người dân tại địa phương. Hiện tại trên địa bàn dịch rầy nâu và lùn xoán lá đang tăng mạnh vì vậy chính quyền địa phương cần có những biện pháp giúp nhà nông xuống giống đồng loạt, có như vậy mới giãm được thiên địch và sâu bệnh. GVHD: Th.S Vũ Thùy Dương xii SVTH: Nguyễn Duy Ân CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại nông nghiệp đã đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho khu vực nông nghiệp, cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Tỷ trọng đóng góp vào tổng thu nhập quốc nội (GDP) của các ngành tăng nhanh, trong số đó, ngành nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn, chiếm trên 16,4%. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp từ lâu đời, hiện nay nền nông nghiệp của nước ta có thể sản xuất một lượng lớn lương thực không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như tỉnh Trà Vinh nói riêng, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế của tỉnh, là vùng có tiềm năng về phát triển nông nghiệp. Huyện Càng Long là một trong những huyện có cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm ưu thế của tỉnh, trong đó cây lúa chiếm tỷ trọng rất cao. . Thu nhập của người dân tại huyện Càng Long phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là cây lúa. Thực tế cho thấy sản lượng lúa của khu vực hàng năm khá lớn nhưng vẫn còn tồn tại những yếu kém trong sản xuất như: tập quán canh tác còn lạc hậu, quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp và manh mún, trình độ thâm canh chưa cao, năng suất thấp… Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết và nhiều biến động của thị trường đầu vào cũng như đầu ra nên trong mỗi vụ mùa sản xuất trong năm đều có sự biến động về chi phí sản xuất, năng suất, doanh thu và lợi nhuận khác nhau làm ảnh hưởng đến mức sống của người dân trong huyện. Những điều đó làm cho người dân sống bằng nghề nông, cụ thể là người dân trồng lúa có thu nhập thấp, mức sống còn thấp và đời sống còn nhiều khó khăn. GVHD: Th.S Vũ Thùy Dng 1 SVTH: Nguyn Duy Ân Xuất phát từ thực tiển trên và để có cách nhìn nhận chính xác về vấn đề này nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ba vụ ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu. Từ đó có thể giúp cho những người nông dân có những quyết định đúng đắn nhất cho quá trình sản xuất của mình, đồng thời đề tài cũng đề xuất một số giải pháp thiết thực để có thể làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình và nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người dân trong khu vực. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ba vụ ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh để từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực để tăng hiệu quả sản xuất của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng sản xuất lúa ba vụ ở huyện Càng Long,Trà Vinh. - Phân tích kết quả sản xuất của từng vụ và của cả mô hình nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài chỉ nghiên cứu ở hai xã An Trường và xã Tân Bình của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Đây là nơi có các nông hộ đang sản xuất lúa ba vụ, thuận lợi cho việc thu thập số liệu sơ cấp từ nông hộ. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài được thực hiện trong giới hạn thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2012. Số liệu thứ cấp dùng để phân tích từ năm 2009 đến năm 2011. Số liệu sơ cấp về tình hình sản xuất lúa của nông hộ năm 2011 đến năm 2012. 1.3.3 Nội dung nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đi sâu phân tích về hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ba vụ. GVHD: Th.S Vũ Thùy Dng 2 SVTH: Nguyn Duy Ân 1.3.4 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập chung nghiên cứu các nông hộ có sản xuất lúa ba vụ trên năm, theo đó chọn ngẫu nhiên 60 nông hộ sản xuất phù hợp với mô hình đang xét tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. 1.4 KẾT QUẢ MONG ĐỢI Sau khi thực hiện đề tài momg muốn rằng với những kết quả nghiên cứu cùng những nhận định của mình, có thể đề xuất ra một số giải pháp thiết thực giúp cho các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất hiện có của từng nông hộ và đồng thời góp phần nâng cao mức sống cho người dân tại địa phương. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Phạm Thị Y (2010) “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình độc canh lúa ba vụ và mô hình luân canh màu tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh”. Tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích tần số, phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, phương pháp so sánh hai mô hình, phương pháp hồi qui tương quan, kiểm định sự khác nhau về trung bình hai tổng thể và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của hai mô hình. Kết quả nghiên cứu cho biết được mô hình luân canh màu mang lại hiệu quả về mặt tài chính hơn mô hình độc canh lúa ba vụ. Từ kết quả nghiên cứu đó tác giả đã khuyến khích địa phương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nên chọn mô hình luân canh màu để sản xuất vì đạt hiệu quả kinh tế. Đồng thời tác giả cũng có đề ra một số giải pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả sản xuất cho cả hai mô hình. Trần Thị Máy (2010) “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”. Tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, phương pháp so sánh hiệu quả sản xuất của hai vụ sản xuất trong mô hình, phương pháp hồi qui tương quan và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của hai vụ sản xuất của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho biết được những thuận lợi, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình sản xuất lúa. Từ kết quả nghiên cứu đó tác giả có đề ra một số giải pháp để khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa góp phần cải thiện đời sống và phát triển kinh tế địa phương. GVHD: Th.S Vũ Thùy Dng 3 SVTH: Nguyn Duy Ân Trần Nguyễn Thu Thảo (2011) “ phân tích thực trạng về tình hình sản xuất nấm rơm, phân tích hiệu quả sản xuất nấm rơm ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp”. Qua phân tích số liệu cho thấy mô đạt hiệu quả kinh tế cao tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 34%, lợi nhuận trung bình là 10.886.695 đồng cho thấy tính khả thi của mô hình là khá cao. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích và phương pháp phân tích hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình trồng nấm ở huyên Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Nội dung đề tài chỉ xoay quanh vấn đề tình hình sản xuất của nông hộ và đưa đến kết luận việc sản xuất lúa của nông hộ của hộ trong năm đạt như thế nào và đưa ra giải pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình Dựa vào bản số liệu thu thập qua bản câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 60 hộ xữ lý số liệu và hoàn thành bài luận văn. GVHD: Th.S Vũ Thùy Dng 4 SVTH: Nguyn Duy Ân CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1.Các khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh. Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác như nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó nông hộ có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được. 2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả - Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. Trong đó hiệu quả xã hội là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. - Hiệu quả sản xuất: Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả tốt nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cặp ba nội dung cơ bản đó là: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. + Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không hiệu quả. GVHD: Th.S Vũ Thùy Dng 5 SVTH: Nguyn Duy Ân + Hiệu quả kỹ thuật: đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thật ra hiệu quả kỹ thuật được xem chỉ là một phần của hiệu quả kinh tế. Tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. + Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần nhất hay nói cách khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. 2.1.1.3.Khái niệm sản xuất Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực (resources) hoặc các yếu tố đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm đầu ra (outputs) hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được. Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ khác. Trong sản xuất lúa thì các yếu tố đầu vào bao gồm: giống, phân bón, thuốc nông dược, đất, nước, lao động, vốn, máy móc thiết bị... Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất, yếu tố đầu ra thường được đo bằng sản lượng. Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. a) Sản xuất lúa một vụ: là việc gieo trồng một lần lúa xuống nguồn đất đai sẵn có và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc nông dược, vốn, máy móc thiết bị… để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. b) Sản xuất lúa hai vụ: là việc gieo trồng hai lần lúa xuống nguồn đất đai sẵn có và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc nông dược, vốn, máy móc thiết bị… để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Thường thì nông dân gieo trồng vào đầu tháng 10 thu hoạch vào đầu tháng giêng (âm lịch) được gọi là vụ Đông Xuân, còn vụ Hè Thu gieo trồng giữa tháng 2 thu hoạch tháng 5. c) Sản xuất lúa ba vụ: là việc gieo trồng ba lần lúa xuống nguồn đất đai sẵn có và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc nông dược, GVHD: Th.S Vũ Thùy Dng 6 SVTH: Nguyn Duy Ân vốn, máy móc thiết bị… để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Ba vụ đó là Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Trong đó vụ Thu Đông được gieo trồng từ cuối tháng 5 (âm lịch) và thu hoach vào khoảng cuối tháng 8 (âm lịch) hàng năm. 2.1.1.4 Khái niệm hàm sản xuất Mô tả mối quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó. Dạng tổng quát: Y = f ( 1, 2,..., n ) (1) Trong đó, Y là mức sản lượng đầu ra, là một hàm số của các nguồn lực đầu vào 1, 2,..., n . Đẳng thức (1) cho thấy sự tồn tại một số dạng hàm toán học về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và số lượng của các yếu tố đầu vào ( biến độc lập). Trong hàm sản xuất, các biến số được giả định là biến có giá trị dương, liên tục và có thể phân chia vô hạn. Hơn nữa, các đầu vào được xem là có thể thay thế được cho nhau tại mọi mức sản lượng. Mỗi phối hợp có thể có của các đầu vào được giả định là tạo ra một mức sản lượng tối đa. Hàm sản xuất phải được xác định sao cho sản phẩm biên của các đầu vào luôn dương và giảm dần. Dạng hàm chính xác của phương trình (1) phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật, sinh học và kinh tế của quá trình sản xuất. Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm nhưng dạng hàm Cobb-Duoglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Hai ông Cobb và Douglas thấy rằng logarit của sản lượng Y và của các đầu vào i thường có mối quan hệ tuyến tính. Do vậy, hàm sản xuất này thường được viết dưới dạng: LnY = β0 + β1 Lnx1 + β2 Lnx2 + β3 Lnx3 + ...+ βn Lnxn Trong đó Y và i( i = 1,2,…,n) lần lượt là các lượng đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất. Hằng số β0 có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố (total factor productivity), biểu diễn tác động của những yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong hàm sản xuất. Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả. Với cùng lượng đầu vào i, β0 càng lớn sản lượng tối đa có thể đạt được sẽ càng lớn. 2.1.1.5 Khái niệm đa dạng hóa cây trồng trong nông nghiệp Đa dạng về loại cây và cả giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thùy Dng 7 SVTH: Nguyn Duy Ân nhằm đa dạng các sản phẩm trong nông nghiệp, làm tăng giá trị các sản phẩm góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp. 2.1.1.6 Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững Nông nghiệp bền vững: nông nghiệp là một trong những hoạt kinh tế quan trọng được đề cặp đến trong các chương trình hành động vì phát triển bền vững. Một nền nông nghiệp bền vững được đề xuất bao hàm các thuộc tính sau: - Đảm bảo sản xuất nông sản đáp ứng được nhu cầu toàn xã hội. - Góp phần bảo vệ tài nguyên, trong đó quan tâm nhiều nhất là tài nguyên đất và nước. - Hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội. - Mang tính cạnh tranh thương mại và bảo vệ môi trường. Hệ thống canh tác bền vững: bao gồm các biện pháp nuôi trồng nhằm vào đảm bảo nhu cầu nông lâm sản của con người nhưng cũng góp phần cải thiện môi trường và tài nguyên, sử dụng hiệu quả các tài nguyên không tái tạo, duy trì hiệu quả kinh tế của sản xuất và cải thiện đời sống nông dân trong bối cảnh xã hội chung. - Một hệ thống canh tác chỉ thuần theo lợi nhuận có khả năng gây ra nhiều vấn đề về tài nguyên và môi trường, những vấn đề này có thể tác động ngay tức thời đến hiệu quả kinh tế mà không cần đợi đến thế hệ sau. - Mặt khác, một hệ thống mang lại hiệu quả tích cực đối với tài nguyên và môi trường cũng khó được nông dân chấp nhận ứng dụng nếu như các hệ thống này không phục vụ được nhu cầu cải thiện hiệu quả kinh tế và đời sống của người nông dân. Do đó, đối với một vùng lảnh thổ xác định trong một giai đoạn phát triển nhất định, thì biện pháp cụ thể để phát triển nông nghiệp bền vững thì tương đối phức tạp. Vì vậy, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững cần phải đặt trong hiện trạng phát triển đặc thù của từng vùng với từng bối cảnh nhất định. 2.1.2 Các mô hình khoa học kỹ thuật phổ biến mà nông hộ đang áp dụng 2.1.2.1 Giống mới Là loại giống có sức nảy mầm cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, dễ làm và giá thành hợp lý. Một số giống mới được bà con gieo trồng hiện nay là Jasmine 85, OM5451, OM2517, OM2717... GVHD: Th.S Vũ Thùy Dng 8 SVTH: Nguyn Duy Ân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan