Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại thành phố vị thanh - tỉnh...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại thành phố vị thanh - tỉnh hậu giang

.PDF
86
1829
88

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH - TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn: TẠ HỒNG NGỌC Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG Mã số SV: 4085224 Lớp: Kinh tế nông nghiệp Khóa: 34 Cần Thơ 2012 Luận văn tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp-k34 LỜI CẢM TẠ  Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn đến: Quý Thầy (Cô) trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy (Cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến cô Tạ Hồng Ngọc. Cô đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, các anh chị Sở Nông Nghiệp tỉnh Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài luận văn của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý kiến của Quý cơ quan cùng Quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn. Cuối lời, em kính chúc quý Thầy (Cô) Khoa Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùng Quý Cô Chú, Anh Chị tại sở Nông Nghiệp được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẽ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc. Trân trọng kính chào! TP.Cần Thơ, ngày 11 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Nhung GVHD: Tạ Hồng Ngọc ii SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Luận văn tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp-k34 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. TP.Cần Thơ, ngày 11 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Nhung GVHD: Tạ Hồng Ngọc iii SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Luận văn tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp-k34 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… Ngày … tháng … năm 2012 Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) GVHD: Tạ Hồng Ngọc iii SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Luận văn tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp-k34 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… Ngày….tháng…..năm 2012 Giáo viên hướng dẫn (ký và ghi họ tên) GVHD: Tạ Hồng Ngọc iv SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Luận văn tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp-k34 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……..……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ..…Ngày….tháng…..năm 2012 Giáo viên phản biện (ký và ghi họ tên) GVHD: Tạ Hồng Ngọc v SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Luận văn tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp-k34 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG1:GIỚI THIỆU………………………………………………………..1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ..................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 1.3.4 Phạm vi nội dung ...................................................................................... 2 1.4 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................... 2 1.4.1 Kiểm định giả thuyết ............................................................................... 3 1.4.2Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......... 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU6 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................ 6 2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu .................................... 6 2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ và nguồn lực nông hộ .................................... 6 2.1.1.2 Sản xuất ........................................................................................... 6 2.1.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất ..................................... 6 2.1.2 Các chi tiêu kinh tế ............................................................................. 8 2.1.3 Chỉ số tài chính ................................................................................... 9 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 10 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .................................................. 10 2.2.2 phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 10 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 11 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................... 14 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT THÀNH PHỐ VỊ THANH ............................... 14 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 14 GVHD: Tạ Hồng Ngọc vi SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Luận văn tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp-k34 3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội........................................................................ 15 3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp của thành phố Vị Thanh ........................ 18 3.2 KHÁI QUÁT VỀ CÂY KHÓM ................................................................ 20 3.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm cây khóm...................................................... 20 3.2.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm................................................ 22 3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHÓM Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH ........ 25 3.3.1 Giá trị kinh tế của cây khóm .............................................................. 25 3.3.2 Tình hình sản xuất cây khóm ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 25 3.4 TÌNH HÌNH TIÊU THỊ KHÓM Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH ..................... 31 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHÓM Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG ......................................................................... 32 4.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHÓM Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG ........................................................................... 32 4.1.1 Nguồn lao động ...................................................................................... 32 4.1.2 Về qui mô đất đai ................................................................................... 33 4.1.3 Trình độ học vấn ..................................................................................... 34 4.1.4 Về số tuổi và kinh nghiệm sản xuất khóm của nông hộ ........................... 35 4.1.5 Về nguồn vốn ......................................................................................... 36 4.1.6 Tham gia tập huấn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ............. 37 4.1.7 Về đặc điểm tiêu thụ sản phẩm khóm...................................................... 38 4.1.8 Kế hoạch sản xuất của nông hộ điều tra .................................................. 39 4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÂY KHÓM Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG ...................................................................... 41 4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí trong sản xuất khóm ............................ 41 4.2.2 Về giá cả, doanh thu và lợi nhuận ........................................................... 45 4.2.3 Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng khóm ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .................................................................. 50 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM .............................................................................. 52 4.3.1 Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình hồi quy tuyến tính ..................................................................................................................... 52 GVHD: Tạ Hồng Ngọc vii SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Luận văn tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp-k34 4.3.2 Kết quả phân tích ................................................................................... 54 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHÓM Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG .......................................... 59 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NỘNG HỘ SẢN XUẤT KHÓM ............................................................................................................... 59 5.1.1 Thuận lợi .......................................................................................... 59 5.1.2 Khó khăn ........................................................................................... 60 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM ...................................................................................... 61 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 62 6.1 Kết luận ........................................................................................................ 62 6.2 Kiến nghị...................................................................................................... 63 TÀI LIỆU KHAM KHẢO ............................................................................... 64 PHẦN PHỤ LỤC.............................................................................................. 65 GVHD: Tạ Hồng Ngọc viii SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Luận văn tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp-k34 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Phân phối mẫu điều tra tại các xã trên địa bàn thành phố Vị Thanh ....... 12 Bảng 2: Diện tích và sản lượng cây trồng ở thành phố Vị Thanh ........................ 17 Bảng 3: Biến động diện tích khóm của thành phố Vị Thanh 2008-2011 ............. 23 Bảng 4: Biến động sản lượng khóm ở thành phố Vị Thanh 2008-2011 ............... 25 Bảng 5 So sánh sản lượng khóm ở thành phố Vị Thanh 2008-2011 .................... 26 Bảng 6: Biến động năng suất khóm ở thành phố Vị Thanh 2008-2011 ............... 27 Bảng 7: Lao động gia đình tham gia sản xuất khóm............................................ 31 Bảng 8: Diện tích đất của nông hộ điều tra ......................................................... 32 Bảng 9: Trình độ học vấn của đáp viên ............................................................... 33 Bảng 10: Số tuổi và số năm kinh nghiệm của đáp viên ....................................... 34 Bảng 11: Đặc điểm nguồn vốn của nông hộ sản xuất khóm ................................ 35 Bảng 12: Tình hình tập huấn và áp dụng kho học công nghệ của nông hộ .......... 36 Bảng 13: Những khó khăn yếu tố đầu vào .......................................................... 38 Bảng 14: Những khó khăn của yếu tố đầu ra ...................................................... 39 Bảng 15: Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm khóm ....................................................... 40 Bảng 16: Kế hoạch sản xuất của nông hộ điều tra ............................................... 42 Bảng 17: Các khoản mục chi phí trên 1000M2 đất trồng khóm ........................... 43 Bảng 18: Các khoản mục về doanh thu đợt 1 từ cây khóm của nông hộ .............. 48 Bảng 19 Các khoản mục về doanh thu đợt 2 từ cây khóm của nông hộ .............. 49 Bảng 20: So sánh các khoản mục chi phí, năng suất, doanh thu, lợi nhuận trung bình của hai đợt khóm ........................................................................................ 50 Bảng 21: Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ điều tra ..... 52 Bảng 22: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình hồi qui tuyến tính ........................................................................................................... 54 Bảng 23: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đợt 1 của nông hộ điều tra ........ 55 Bảng 24 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đợt 1 của nông hộ điều tra ......... 58 GVHD: Tạ Hồng Ngọc ix SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Luận văn tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp-k34 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Vị Thanh ................................................. 12 Hình 2: Những thuận lợi của yếu tố đầu vào ....................................................... 37 Hình 3: Những thuận lợi của yếu tố đầu ra ......................................................... 39 Hình 4: Lý do chọn bán ...................................................................................... 41 Hình 5: Người quyết định giá bán....................................................................... 41 GVHD: Tạ Hồng Ngọc x SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Luận văn tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp-k34 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TP : Thành phố NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn HTX : Hợp tác xã ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long DT : Diện tích SL : Sản lượng CP : Chi phí LĐ : Lao động LĐGĐ : Lao động gia đình GVHD: Tạ Hồng Ngọc ix SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nông nghiệp Việt Nam là một ngành cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và hiển nhiên nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế quốc gia, cũng như góp một phần không nhỏ vào GDP nước nhà. Đặc biệt, hơn 70% dân số tham gia vào hoạt động nông nghiệp (Bộ tài chính, 2011). Vì vậy việc phát triển tốt một nền nông nghiệp hiện đại sẽ đóng góp một phần rất lớn trong phát triển kinh tế nước nhà và đẩy mạnh công ngiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong đó, đóng góp một phần không nhỏ vào diện tích đất nông nghiệp và sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Việt Nam là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL rất đa dạng về cây trồng và vật nuôi, trong đó, cây ăn trái được xem là một trong những loại cây trồng phá thế độc canh của cây lúa. Nhờ vào ưu thế nước ngọt, khí hậu và sự sáng tạo của nông dân nên ĐBSCL có nhiều cây ăn trái ngon có thể cạnh tranh tốt với các giống cùng loại với các nước khác như: các Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng Ri-6, chôm chôm nhãn, nhãn xuồng cơm vàng, chuối cao, đu đủ, thanh long, măng cục, vú sữa Vinh Kim. Đóng góp một phần vào thương hiệu trái cây Việt Nam thì không thể không kể đến đặc sản nổi tiếng khóm Cầu Đúc của thành Phố Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang. Khóm Cầu Đúc được biết đến vì nó có vị ngọt thanh, ăn ít rát lưỡi. Giống khóm này không chỉ nổi tiếng ở thị trường nội địa mà đã xuất khẩu ra nước ngoài. Khóm Cầu Đúc đã được các cơ quan chức năng chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều nhưng vẫn còn gập phải nhiều vấn đề bất cập, khó khăn, và cuộc sống của người dân trồng khóm chưa thật sự được cải thiện. Hiện nay, tình sản xuất còn nhỏ lẽ chưa theo một qui trình kỹ thuật thống nhất, đa số vẫn còn làm theo kinh nghiệm truyền thống khiến cho cây bị thối hóa, vùng đất trồng khóm kém màu mỡ, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nhập nước, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh còn thấp, giá cả và đầu ra không ổn định gây nhiều khó khăn cho người trồng khóm. Để thương hiệu hiệu khóm Cầu Đúc được vững mạnh trên thị trường trong và ngoài nước, cuộc sống của người dân trồng khóm ở địa phương được cải thiện hơn thì cần phải khắc phục những khó khăn trên. Từ sự cấp thiết đó, “Phân GVHD: Tạ Hồng Ngọc 1 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại thành phố Vị Thanh-tỉnh Hậu Giang” là một trong những cơ sở để đề xuất những giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở Tp.Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm ở Tp.Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở địa bàn nghiên cứu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mô tả thực trạng sản xuất sản xuất khóm ở Tp.Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009-2011; - Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng khóm ở Tp.Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm khóm ở Tp.Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang. 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu ở hai xã: Hỏa Tiến và Tân Tiến. Đây là hai xã có diện tích trồng khóm lớn nhất ở Tp.Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Những thông tin về số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2009 – 2011. - Những thông tin về số liệu sơ cấp được thu thập của những hộ trồng khóm có niên vụ trong trong khoảng thời gian 6/2011- 2/2012. - Thời gian thực hiện đề tài từ 02/2012 đến 05/2012. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Các nông hộ có tham gia sản xuất khóm chỉ thu hoạch hai trái trên vòng đời cây khóm ở thành Tp.Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang. 1.3.4 Phạm vi nội dung Đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại Tp.Vị Thanh - Hậu Giang”, chỉ phân tích các nội dung: thực trạng sản xuất của khóm của địa bàn nghiên cứu, các chỉ số tài chính có liên quan đến hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng khóm. Ở địa bàn nghiên GVHD: Tạ Hồng Ngọc 2 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang cứu nhiều hình thức trồng khóm, nhưng đề tài chỉ phân tích những nông hộ trồng cho hai lần thu hoạch trái (trên vòng đời cây khóm - kéo dài khoảng 12 đến 17 tháng). 1.4 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Kiểm định giả thuyết Các nhân tố chi phí phân bón, giá giống, ngày công lao động gia đình (LĐGĐ), chi phí lao động (LĐ) thuê, kinh nghiệm, trình độ học vấn, tập huấn có ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động sản xuất khóm ở thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang. 1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình sản xuất khóm trên địa bàn giai đoạn 2009-2011 như thế nào? - Sản xuất khóm của nông hộ ở thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang đã đạt được hiệu quả chưa? - Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất khóm ở thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang? - Cần có những giải pháp nào có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất cho nông hộ sản xuất khóm ở thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang? 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Ngô Thị Chuyền (2011): “Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất mía nguyên liệu ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre”. Luận văn tốt nghiệp. Đề tài phân tích tình hình sản xuất mía thực tế ở Giồng Trôm – Bến Tre, đánh giá hiệu quả sản xuất mía, tìm hiểu những khó khăn và thách thức người dân gặp phải. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía cho nông hộ sản xuất mía ở địa phương. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp so sánh tương đối và phương pháp so sánh tuyệt đối để mô tả về tình hình sản xuất mía và đặc tính của nông hộ sản xuất, phương pháp phân tích chi phí lợi – lợi ích (CBA) để đánh giá hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu, phương pháp hồi quy tuyến tính để thiết lập phương trình hồi quy nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ trồng mía. Kết quả nghiên cứu đề tài này cho thấy nông hộ sản xuất còn gập nhiều khó khăn như: chi phí sản xuất cao, giá bán đầu ra thì không ổn định, còn hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật, giao thông thủy lợi và nguồn vốn…Dựa vào thực tế trên, GVHD: Tạ Hồng Ngọc 3 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang tác giả đã đưa ra những nguyên nhân và giải pháp cho những tồn tại đó. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra kết luận là sản xuất mía của nông hộ có hiệu quả và tỷ suất lợi nhuận của người dân đạt được là khá cao. Võ Thị Thúy Diễm (2011): “Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre”. Luận văn tốt nghiệp. Mục tiêu của đề tài phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ca cao. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tần số, phương pháp so sánh (so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối và so sánh bình quân) để đánh giá chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao, phương pháp hồi qui tương quan nhằm thiết lập phương trình hồi qui để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ sản xuất ca cao, phương pháp chi phí – lợi ích (CBA) để đánh giá hiệu quả kinh tế nông hộ sản xuất. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, nông hộ sản xuất là có hiệu quả, thu nhập của nông hộ trồng ca cao là tương đối cao, tình hình tiêu thụ trên địa bàn tương đối tốt, giá cả theo chiều hướng đi lên…Nhưng vẫn còn tồn tại khó khăn trong sản xuất ca cao như: một số nông hộ còn ngại đầu ra của sản phẩm nên chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất, ca cao ở địa bàn nghiên cứu bị cạnh tranh bởi các cây khác như: chuối, cây có múi…Những năm đầu khởi động phát triển nhanh nên có một số giống ca cao (như cây hạt lai F1) chất lượng chưa cao làm ảnh hưởng đến phong trào trồng ca cao của huyện. Dựa vào thực tế đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để khắc phục tình hình trên. Nguyễn Quốc Nghi (2008): “Phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở tỉnh Hậu Giang”. Đề tài nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ và đề xuất giải pháp mang tính khoa học và khả thi giúp nâng cao hiệu quả trồng khóm của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả (ước lượng khoảng tin cậy và xếp hạng tiêu thức) nhằm mô tả thực trạng sản xuất khóm và phát họa kênh tiêu thụ sản phẩm khóm của nông hộ; sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất khóm của nông hộ; sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như giá bán của nông hộ; phương pháp phân tích ma trận SWOT để đánh giá các mặt mạnh, yếu, cơ hội và GVHD: Tạ Hồng Ngọc 4 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang đe dọa để xây dựng giải pháp mang tính khoa học giúp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ. Kết quả nghiên cứu xác định, nông hộ có kinh nghiệm và đất đai phù hợp với cây khóm đã góp phần thuận lợi cho nông hộ khi tham gia sản xuất khóm; bên cạnh những thuận lợi nông hộ gập các khó khăn như: giá cả đầu vào cao, thiếu vốn đầu tư, thiếu đất canh tác…Lợi nhuận của nông hộ thì phụ thuộc vào năng suất khi thu hoạch và chi phí lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất khóm gồm có: chi phí lao động, kinh nghiệm và tập huấn; hiệu quả kinh tế của nông hộ đạt được là khá cao, tiêu thụ sản phẩm khóm của nông hộ là khá dễ dàng, hình thức bán đa dạng, nông hộ bán sản phẩm được với giá cao…Xuất phát từ kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị giúp giải quyết các vấn đề trên. GVHD: Tạ Hồng Ngọc 5 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ và nguồn lực nông hộ - Nông hộ Là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp…hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh. - Nguồn lực nông hộ Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người…chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong sản xuất. 2.1.1.2 Sản Xuất Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qui trình biến đổi (inputs) để tạo thành các yếu tố đầu ra: một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs). Xen canh trên một diện tích cây trồng, trồng xen canh thêm một loại cây khác, nhằm tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng và tạo thêm nguồn thu. Chuyên canh là hiện tượng nông dân chỉ trồng một loại hoặc ít nhất một loại cây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. 2.1.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất a. Hiệu quả Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” ( Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang 289). Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ Có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí GVHD: Tạ Hồng Ngọc 6 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 244). b. Hiệu quả sản xuất Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cập đến ba nội dung cơ bản: hiệu quả kinh tế (hiệu quả chi phí), hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối. - Hiệu quả kinh tế: Khái niệm hiệu quả kinh tế được dung như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào. Theo lý thuyết, hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỷ thuật sản xuất…) nhất định để tạo ra một lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất. Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có giá trị còn ngược lại thì không có hiệu quả, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật chất, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất – kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn bỏ ra, thời gian thu hồi vốn…Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân chỉ tiêu hiệu quả là tỷ trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội. Trong trường hợp, để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội như: tạo thêm công ăn việc làm để giảm nạn thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, cũng cố đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, công bằng xã hội…Từ đó có khái niệm kinh tế - xã hội. GVHD: Tạ Hồng Ngọc 7 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khóm tại thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang - Hiệu quả kỹ thuật: Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. - Hiệu quả phân phối: Thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người lao động cần nhất hay nói cách khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. - Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được đo lường như sau: Hiệu quả sản xuất = Doanh thu trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí trên một đơn vị sản xuất. Trong đó: Doanh thu/đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng/đơn vị diện tích. Tổng chi phí trên một đơn vị diện tích bằng tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích. Chi phí sản xuất khóm bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí chuẩn bị đất, chi phí trồng cây giống, chi phí chăm sóc, chi phí vận chuyển, chi phí làm thủy lợi, chi phí thuê đất, chi phí lãi vay, chi phí khấu hao máy móc, chi phí khác (nếu có)… 2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế Để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng khóm, đề tài sử dụng một số chỉ tiêu sau: - Tổng chi phí + Chi phí sản xuất (CPSX): là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh, sản xuất với mong muốn mang lại một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất đinh. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của nông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh GVHD: Tạ Hồng Ngọc 8 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan