Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh tôm – lúa ở huyện thới bình tỉ...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh tôm – lúa ở huyện thới bình tỉnh cà mau

.PDF
90
337
100

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM – LÚA Ở HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU Giáo viên hướng dẫn: THS: HUỲNH THỊ ĐAN XUÂN Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÙY TRANG Mssv: 4085339 Khóa: 34 Cần Thơ, 2012 i LỜI CẢM TẠ Được sự giới thiệu của Trường Đại Học Cần Thơ cùng với sự chấp nhận của phòng Kinh Tế huyện Long Mỹ - Hậu, sau thời gian thực tập thu thập số liệu sơ cấp ở các xã trên địa bàn huyện và số liệu thứ cấp tại phòng Kinh Tế cung cấp, kết hợp với các lý thuyết kinh tế được học ở trường đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích tình hình sản xuất mô hình Tôm – Lúa luân canh huyện Thới Bình” Để hoàn thành được đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, em được sự giúp đỡ tận tình từ nhà trường và đơn vị thực tập. Trân trọng cảm ơn cô Huỳnh Thị Đan Xuân đã hướng dẫn tận tình và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất. Em xin cảm ơn các chú, anh, chị làm việc tại phòng Nông nghiệp huyện Thới Bình đã cung cấp cho em nhiều tài liệu có liên quan đến đề tài, hướng dẫn tận tình về địa bàn điều tra thu thập số liệu sơ cấp để em bổ sung vào nội dung đề tài. Và tiếp theo, em xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị công tác trên địa bàn xã, ấp đã hướng dẫn địa điểm cụ thể để em có thể phỏng vấn trực tiếp các hộ thưc hiện mô hình Tôm – Lúa luân canh giúp em phân tích được thực trạng sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình Tôm - Lúa. Nhân dịp này cũng xin cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn ! Ngày…….tháng……..năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thùy Trang ii Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày……tháng…….năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thùy Trang GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân iii SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân iv SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên Giáo viên hướng dẫn : Huỳnh Thị Đan Xuân Học vị : Thạc sỉ Bộ môn: Kinh tế Nông nghiệp & TNMT Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ. Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thùy Trang MSSV : 4085339 Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Tên đề tài : “ Phân tích tình hình sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh Huyện THới Bình, Tỉnh Cà Mau”. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ........................................................................................................................................ 2. Hình thức: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 5. Nội dung và kết quả đạt được: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác: ........................................................................................................................................ 7. Kết luận: ........................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2012 Giáo viên hướng dẫn Huỳnh Thị Đan Xuân GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân v SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .................................................................................................................................. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2012 Giáo viên phản biện (ký và ghi họ tên) ............................................................. GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân vi SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................. 1 1.1.1. Sự cần thiết hình thành đề tài ................................................................. 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn .................................................................... 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THIÊT KIỂM ĐỊNH ......................... 3 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 3 1.3.2. Giả thuyết ................................................................................................... 3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3 1.4.1. Phạm vi về không gian .............................................................................. 3 1.4.2. Phạm vi về thời gian .................................................................................. 3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . .................................................................................................................................. 5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN.................................................................................. 5 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 5 2.1.1.1 .Khái niệm về nông hộ .......................................................................... 5 2.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả......................................................................... 5 2.1.1.3. Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong phân tích ................. 6 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 8 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 8 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 8 2.2.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu................................................................. 8 2.2.2.2. Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể............................ 9 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................. 15 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG ............................... 15 GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân vii SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 15 3.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................. 15 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình.................................................................................. 15 3.1.1.3. Khí hậu................................................................................................... 16 3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên............................................................................ 16 3.1.2.1. Tài nguyên đất ..................................................................................... 16 3.1.2.2. Tài nguyên rừng................................................................................... 16 3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................ 17 3.1.2.4. Tài nguyên nước .................................................................................. 17 3.1.3. Tiềm năng kinh tế.................................................................................... 17 3.1.3.1. Tiềm năng du lịch ................................................................................ 17 3.1.3.2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế ............................................................. 18 3.2. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN LONG MỸ – HẬU GIANG................................. 19 3.2.1. Đơn vị hành chính ................................................................................... 19 3.2.2. Vị trí địa lý ............................................................................................... 20 3.2.3. Cơ cấu ngành nghề trong huyện ............................................................ 21 3.2.3.1. Về kinh tế ............................................................................................. 21 3.2.3.2. Về nông nghiệp .................................................................................... 21 3.2.3.3. Thương mại – dịch vụ .......................................................................... 22 3.2.3.4. Về giáo dục .......................................................................................... 22 3.2.3.5. Về y tế .................................................................................................. 22 3.3. Các đặc tính của nông hộ tham gia sản xuất mô hình trồng nấm ............ 23 3.3.1. Một số đặc điểm của nấm rơm ............................................................... 23 3.3.2. Kỹ thuật trồng nấm rơm......................................................................... 24 3.3.3. Thời vụ..................................................................................................... 26 3.3.4. Giá trị dinh dưỡng của nấm ................................................................... 26 3.3.5. Giá trị kinh tế của nấm rơm................................................................... 26 3.3.6. Các đặc tính của nông hộ........................................................................ 27 3.3.6.1. Độ tuổi và số năm kinh nghiệm ........................................................... 27 3.3.6.2. Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................... 28 3.3.6.3 Nhân khẩu và lao động trực tiếp sản xuất của nông hộ ....................... 30 GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân viii SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình 3.3.7. Nguồn meo giống và rơm được sử dụng để trồng ................................ 30 3.3.8. Nguyên nhân lựa chọn mô hình trồng nấm rơm của các nông hộ...... 32 3.3.9. Diện tích trồng của nông hộ.................................................................... 33 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM Ở XÃ TÂN PHÚ HUYỆN LONG MỸ TỈNH HẬU GIANG...................................................................................... 34 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NẤM RƠM CỦA NÔNG HỘ... 34 4.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở Việt Nam..............................34 4.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở xã Tân Phú huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang .............................................................................................. 37 4.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT NẤM RƠM CỦA NÔNG HỘ......... 39 4.2.1. Phân tích các yếu tố đầu vào .................................................................. 39 4.2.1.1. Chí phí lao động .................................................................................. 39 4.2.1.2. Chi phí chuẩn bị................................................................................... 40 4.2.1.3. Chi phí trong quá trình trồng nấm ...................................................... 41 4.2.1.4. Khoảng mục chi phí trung bình trồng nấm.......................................... 42 4.2.2. Phân tích các yếu tố đầu ra..................................................................... 44 4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NẤM RƠM CỦA NÔNG HỘ ................................................................. 45 4.3.1. Phân tích các nhân tố có tác động đến năng suất ................................. 45 4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng nấm rơm. 47 4.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NẤM RƠM VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ............................................................................................. 50 4.4.1. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình trồng nấm rơm thể hiện qua phân tích các tỷ số tài chính ................................................................................ 50 4.4.2. Đánh giá những thuận lợi – khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất.................................................................................................................. 51 4.4.2.1. Thuận lợi trong sản xuất...................................................................... 51 4.4.2.2. Khó khăn trong sản xuất...................................................................... 52 GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân ix SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH ĐÃ CHỌN.......................................................................................... 54 5.1. Giải pháp nâng cao năng suất nấm rơm .................................................... 54 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân trồng ở xã Tân Phú....................................... 54 5.3. Một số giải pháp khác ................................................................................... 55 5.3.1. Giải pháp tăng cường công tác khuyến nông............................................ 55 5.3.2. Thành lập cửa hàng chuyên cung cấp meo giống cho nông dân .............. 56 5.3.3. Đối với chính quyền địa phương ............................................................... 56 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 58 6.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 58 6.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 59 6.2.1. Đối với các cơ quan chính quyền địa phương....................................... 59 6.2.1. Đối với các nông hộ.................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61 GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân x SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Số lượng mẫu được phỏng vấn ............................................................. 27 Bảng 2: Những thông tin cơ bản về nông hộ trồng nấm rơm .......................... 27 Bảng 3: Độ tuổi của đáp viên............................................................................... 28 Bảng 4: Trình độ học vấn của nông hộ .............................................................. 28 Bảng 5: Nhân khẩu của nông hộ ......................................................................... 30 Bảng 6: Nguồn cung meo giống........................................................................... 30 Bảng 7: Nguồn cung rơm..................................................................................... 31 Bảng 8: Nguyên nhân chọn trồng nấm rơm ...................................................... 32 Bảng 9: Diện tích trồng nấm rơm của nông hộ ................................................. 33 Bảng 10: Diện tích trồng nấm rơm của một số tỉnh ở Việt Nam ..................... 35 Bảng 11: Năng suất và sản lượng nấm rơm cả nước ........................................ 36 Bảng 12: Thị trường và xuất khẩu kim ngạch xuất khẩu năm 2010............... 37 Bảng 13: Năng suất và sản lượng nấm rởm huyện Long Mỹ........................... 38 Bảng 14: Chi phí lao động trên ngàn mét mô trồng nấm ................................. 39 Bảng 15: Chi phí chuẩn bị trên ngàn mét mô.................................................... 40 Bảng 16: Chi phí trong quá trình trồng nấm .................................................... 41 Bảng 17: Các khoản mục trung bình trên ngàn mét mô đất trồng nấm rơm của nông hộ ........................................................................................................... 42 Bảng 18: Giá bán và doanh thu trung bình của nông hộ ................................. 44 Bảng 19: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm.. 45 Bảng 20: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất nấm rơm ................................................................................................................ 48 Bảng 21: Các chỉ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm...................................................................................................... 50 Bảng 22: Những thuận lợi trong việc sản xuất nấm rơm ................................. 51 Bảng 23: Những khó khăn đầu vào trong sản xuất nấm rơm.......................... 52 GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân xi SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Trình độ học vấn của nông hộ ......................................................................... 29 Hình 2: Tỷ trọng các khoản chi phí trung bình trên ngàn mét mô đất trồng nấm rơm của nông hộ .......................................................................................... 43 GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân xii SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV: Bảo vệ thực vật CSXH: Chính sách xã hội CP: Chi phí CPSX: Chi phí sản xuất ĐVT: Đơn vị tính HTX: Hợp tác xã LĐ: Lao động LĐGĐ: Lao động gia đình SX: Sản xuất KT: Kỹ thuật KHKT: Khoa học kỹ thuật NN – PTNT: Nông nghiệp – phát triển nông thôn NXB: Nhà xuất bản HQSX: Hiệu quả sản xuất HQ: Hiệu quả GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân xiii SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân xiv SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đến thời điểm hiện nay ngành nông nghiệp nước ta vẫn chiếm vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Do việc đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng, hiện đại hóa nông nghiệp trong những thập niên tới được coi là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều chuyển biến hết sức quan trọng. Nhà nước có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp và phát triển các ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp, phát triển nông thôn để tăng sản lượng hàng hóa, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đồng thời phát triển nông thôn tạo công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho người dân, từ đó tăng nhu cầu hàng hóa công nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù Đảng và nhà nước đã đổi mới cơ chế, đã nhận thấy vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong việc phát huy tiềm lực kinh tế, nhưng kinh tế hộ đa phần là làm theo kinh nghiệm, theo tập quán sản xuất. Thêm vào đó là kinh tế hộ chịu sự tác động diễn biến phức tạp của thị trường và thời tiết dẫn đến tiềm năng chưa khai thác hết. Trong khi kinh tế hộ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của mỗi hộ và tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Bên cạnh đó, tình trạng diện tích đất canh tác trên đầu người giảm do quy mô dân số và lao động nông thôn còn quá lớn, áp lực nhân khẩu đè nặng lên quỹ đất và tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn. Tình trạng sâu bệnh, dịch hại trong canh tác nông sản ngày một phức tạp. Từ đó, cần phải có những chính sách phù hợp để phát huy thế mạnh của từng vùng từng địa phương cụ thể. Các hộ nông dân cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, da dạng hóa các mô hình sản xuất, đặc biệt là nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường ở từng thời điểm. Muốn có biện pháp phát triển kinh tế hộ, chúng ta cần phải biết được tình hình sản xuất hiện nay của các nông hộ như thế nào, từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả mô hình sản GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 1 SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình xuất Tôm - Lúa luân canh của nông hộ ở tỉnh Cà Mau, đồng thời phát huy các thế mạnh của mô hình sản xuất này. Do đó, vấn đề nâng cao thu nhập cho nông dân ở nông thôn trên phần đất nông nghiệp còn lại hiện nay đang là vấn đề cần thiết. Cà mau là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hệ thống sông ngòi chằng chịt, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, khí hậu thuận lợi đã tạo nên nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế thủy sản, nông, lâm, ngư nghiệp… Cà Mau hiện có gần 140 nghìn hộ nông dân nuôi tôm trên diện tích hơn 265 nghìn ha. Hơn 10 năm chuyển đổi sản xuất nuôi trồng thủy sản, Cà Mau có nhiều mô hình chuyên nuôi tôm hoặc nuôi, trồng kết hợp nhiều giống loài trên cùng diện tích, cho nên sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh đã tăng từ 73,1 nghìn tấn năm 2000 lên hơn 250 nghìn tấn năm 2010, sản lượng lúa ước đạt trên 485.000 tấn đưa kim nghạch xuất khẩu ước đạt 800 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Thới Bình là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Cà Mau, tuy là huyện không tiếp giáp biển nhưng có hệ sinh thái mặn – ngọt đan xen tạo tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển nông nghiệp cũng như thủy sản. Toàn huyện có diện tích NTTS 45.34r 0 ha, trong đó có 44.586 ha nuôi tôm,còn lại nuôi các loài thủy sản khác. Nguồn lao động thủy sản đồi dào, hiện có trên 50.000 lao động làm nghề nuôi thủy sản. Lĩnh vực NTTS trong thời gian qua có bước phát triển khá, nhưng vẩn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Do khai thác tốt lơi thế tự nhiên của huyện, những năm gần đây, cuộc cách mạng phá thế độc canh con tôm, đưa cây lúa xuống ao Tôm đã tạo nên bước đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy thế mạnh của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng cách đưa giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) và công nghệ vào sản xuất để nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn cũng là giải pháp cho những vấn đề đã nêu ở trên. Căn cứ những thực tiển đó, tôi nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh Lúa – Tôm ở Huyện Thới Bình Tỉnh Cà Mau”. Để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đó cũng hy vọng đề tài nghiên cứu này có thể giúp nông dân, cơ quan, ban ngành….. thấy được thực trạng trong nuôi tôm luân canh Tôm - Lúa ở huyện Thới Bình tỉnh Cà mau có đạt hiệu quả GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 2 SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình kinh tế hay chưa, và mô hình nào hiệu quả hơn. Từ đó giúp nông dân lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp để nâng cao thu nhập. 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1.Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi Tôm - Lúa luân canh ở tỉnh Cà Mau, để từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông hộ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung nói trên, nôi dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết những mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích tình hình sản xuất mô hình Tôm - Lúa luân canh ở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tôm-lúa luân canh ở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất Tôm - Lúa luân canh ở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các khoản mục chi phí liên quan đến hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm- Lúa ở huyện Thới Bình tỉnh Cà mau. Từ đó xem các nhân tố tác động đến từng mô hình thế nào. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Thông tin chung về nông hộ, đặc điểm sản xuất và canh tác của nông hộ. - Các khoản chi phí phát sinh và lợi nhuận mang lại cho nông hộ khi sản xuất Tôm - Lúa luân canh. - Những thuận lợi và khó khăn của các hộ nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất- Cần đưa ra những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả cho việc NTTS nói chung cũng như mô hình luân canh Tôm –Lúa của Huyện Thới Bình Tỉnh Cà Mau nói riêng. GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 3 SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi không gian Luận văn tập trung nghiên cứu ở địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau với số lượng 40 mẫu phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân. Do số mẫu chưa mang tính đại diện cao cho tổng thể. Vì vậy kết quả chỉ mang tính đánh giá. 1.4.2. Phạm vi thời gian - Số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2010. - Số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp từ nông hộ trong tháng 11 năm 2011. - Luận văn được thực hiện từ 22/09/2011 đến 15/11/2011. 1.4.3. Phạm vi nội dung Đối với hộ nông dân tham gia sản xuất theo mô hình tôm lúa luân canh tại địa bàn nghiên cứu: do thời gian nghiên cứu có hạn, thực tiễn quá trình sản xuất theo mô hình tôm lúa luân canh là khá phức tạp và việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều khó khăn (cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan), cho nên từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 40 hộ nông dân, đề tài chỉ phản ánh một số nội dung sau đây: phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất (thông qua qua trình phân tích nguồn lực sản xuất của nông hộ, các chỉ tiêu kinh tế, phương trình hồi quy…) đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tôm lúa luân canh của nông hộ ở huyện thới bình tỉnh cà mau. 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những nông hộ sản xuất theo mô hình luân canh Tôm-Lúa ở huyện Thới Bình Tỉnh Cà mau. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Do lĩnh vực nghiên cứu của đề tài tương đối mới, có ít tài liệu công bố nghiên cứu về lĩnh vực này nên tác giả chỉ tham khảo một nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của bài viết như sau: Đổ Thị Anh Thư (2010), thực hiện đề tài: “So sánh hiệu quả sản xuất mô hình 2 vụ Tôm và mô hình luân canh 1 vụ tôm 1 vụ Lúa ở huyện Cầu Ngang tỉnh TràVinh”. Đề tài này sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để so sánh đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình 2 vụ tôm và mô hình luân canh 1 vụ lúa 1 vụ tôm. Từ đó đề xuất một số giải pháp mở rộng mô hình ở huyện Cầu Ngang tỉnh Trà GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 4 SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình Vinh. Phạm Quốc Dũng (2010), thực hiện đề tài: “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên canh lúa 3 vụ và mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ dưa hấu”. Đề tài đã phân tích đầy đủ các chỉ tiêu của từng mô hình sản xuất về chi phí sản xuất, năng suất, thu nhập và các chỉ số tài chính. Đồng thời để tài còn phân tích sâu hơn về các nhân tố có ảnh hưởng đến thu nhập của mỗi mô hình sản xuất. Từ đó, đề tài đã rút ra được kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, năng suất của các mô hình như sau: các nhân tố chi phí như phân bón, thuốc, chi phí giống,… đều ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và ảnh hưởng với mức độ tương đương nhau; còn các nhân tố diện tích, năng suất, đơn giá đều ảnh hưởng tích cực đến thu nhập, nghĩa là khi các nhân tố này tăng lên thì thu nhập của mỗi mô hình cũng tăng theo. Lê Duy Phúc (2010), Thực hiện đề tài: “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 3 vụ lúa và mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ mè ở quận Thốt Nốt thành phố Cần Thơ”. Đề tài phân tích sâu về chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu tài chính, những thuận lợi và khó khăn của thị trường đầu vào và đầu ra. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến từng mô hình sản xuất như chi phí giống, chi phí vật tư (chi phí thuốc và chi phí phân), chi phí lao động thuê và lao động gia đình, từ đó đưa ra kết luận mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến mô hình. GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 5 SVTH: Nguyễn Thùy Trang Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Tôm – Lúa luân canh ở huyện Thới Bình CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của kinh tế hộ 2.1.1.1. Khái niệm Hộ nông dân (hay nông hộ) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình. Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông. Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của quá trình tái sản xuất (lao động, vốn, đất đai kỹ thuật), là đơn vị sản xuất tự thực hiện tái sản xuất dựa trên việc phân bố các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó. Trong quá trình đó, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác đầy đủ những khả năng tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nền kinh tế quốc dân. 2.1.1.2. Đặc điểm Kinh tế hộ có những đặc trưng riêng biệt với quá trình tiến triển của hộ qua các giai đoạn lịch sử. Cũng do những đặc trưng riêng này của nó mà có thể cho rằng hộ là đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt. Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ thể đích thực của hộ, điều đó tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất. Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm như nhau, đều có ý thức tự giác đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên. Đặc trưng nổi bật của các hộ ở nước ta hiện nay là có quy mô đất canh tác rất nhỏ bé và quy mô canh tác của nông hộ có xu hướng giảm dần do việc tăng dân số, và xu hướng lấy đất đai nông nghiệp đển phát triển các ngành công nghiệp, giao thông, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp, bản thân nông nghiệp muốn phát triển cũng phải lấy đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng của nông nghiệp. Quá trình tổ chức lao động là do hộ tự tổ chức, công việc đồng án hộ sử dụng nhân công gia đình là chủ yếu. Lao động gia đình này không được xem là GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 6 SVTH: Nguyễn Thùy Trang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan