Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện hàm yên tỉnh tuyên quang...

Tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện hàm yên tỉnh tuyên quang

.PDF
98
182
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THIỆN QUANG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHÈ Ở HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THIỆN QUANG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHÈ Ở HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014 Tác giả Lê Thiện Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành là quá trình nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm của tác giả. Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng trân thành cảm ơn đối với các lãnh đạo Chi cục thuế huyện Hàm Yên, lãnh đạo Cục thuế tỉnh Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, lãnh đạo Khoa Đào tạo Sau đại học trường Đại học Kinh tế và QTKD. Để có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và tỏ lòng kính trọng sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng - người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi làm đề tài và cũng là người đầu tiên tạo cho tôi mong muốn được làm khoa học và cống hiến cho khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng trân thành cảm ơn tới tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn nhất. Luận văn này được hoàn thành không thể không nhắc tới sự giúp đỡ của các cán bộ lãnh đạo huyện Hàm Yên, lãnh đạo các Phòng Lao động, TB&XH, Phòng Nông nghiệp, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Tài nguyên và môi trường, Chi cục Thống kê đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, nghiên cứu địa bàn …. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thành viên trong gia đình tôi, những người đã tạo điều kiện cho tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành khoá học cũng như luận văn này. Một lần nữa tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014 Tác giả Lê Thiện Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 3 6. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 3 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ SẢN XUẤT CHÈ NÓI RIÊNG ...................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5 1.1.1. Khái quát chung về hiệu quả kỹ thuật ..................................................... 5 1.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè ............................................... 11 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 23 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới .................................... 23 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam .................................... 26 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 31 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 31 2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 31 2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................... 31 2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 2.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 33 2.3.1. Phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật ............................................. 33 2.3.2. Mô hình các yếu tố tác động đến tính không hiệu quả ......................... 35 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN SUẤT CHÈ Ở HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG...... 36 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 36 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 36 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Hàm Yên .................................... 41 3.2. Thực trạng nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên ......................................................................................................... 55 3.2.1. Tình hình chung về sản xuất chè của huyện Hàm Yên ......................... 55 3.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu ............................................ 60 3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................ 64 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHÈ Ở HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG .......................................................................................................... 70 4.1. Phương hướng phát triển sản xuất chè cho huyện Hàm Yên ................... 70 4.1.1. Một số quan điểm phát triển ................................................................. 70 4.1.2. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất chè của huyện Hàm Yên................ 72 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................................... 73 4.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương................................. 73 4.2.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ........................................................... 79 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85 PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CN - TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp HTX : Hợp tác xã KHCN : Khoa học công nghệ KT - XH : Kinh tế - Xã hội LĐ : Lao động PTNT : Phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm 2011 ................................................................................... 26 Bảng 1.2: Thị trường xuất khẩu chè tháng 10 và 10 tháng năm 2013 ............ 30 Bảng 2.1: Mô tả địa bàn nghiên cứu tại huyện Hàm Yên ............................... 32 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Hàm Yên năm 2012 ........... 38 Bảng 3.2: Nhân khẩu và lao động của huyện Hàm Yên năm 2013 ................ 42 Bảng 3.3: Tình hình sản xuất lương thực của huyện Hàm Yên năm 2011 -2012 ................................................................................................. 49 Bảng 3.4: Diện tích chè của huyện qua 3 năm 2011-2013 ............................. 58 Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh của huyện Hàm Yên qua 3 năm 2011-2013 ....................................................... 59 Bảng 3.6: Tình hình nhân lực của hộ .............................................................. 60 Bảng 3.7: Tình hình đất sản xuất của hộ ......................................................... 61 Bảng 3.8: Một số yếu tố khác của hộ tác động đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè của hộ .................................................................. 62 Bảng 3.9: Tình hình sản xuất chè của hộ ........................................................ 63 Bảng 3.10: Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè của hộ (hàm CD)................................................. 65 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất chè ở huyện Hàm Yên đến năm 2020 ........................................................................................... 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng khá phổ biến trên thế giới, tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cafê, ca cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, chữa được một số bệnh đường ruột. Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ, điều này đã được các nhà khoa học Nhật bản thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm, qua việc giám sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè, vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không có chè. Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành một sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện nay, trên thế giới có 58 nước trồng chè, trong đó có 30 nước trồng chè chủ yếu, 115 nước sử dụng chè làm đồ uống, nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới ngày càng tăng. Đây chính là lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, chè là một cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm trên một năm từ 8 - 9 lứa, có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho người trồng chè, nó thích ứng với các vùng miền núi và trung du phía Bắc, cây chè giúp chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi. Vì vậy, việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất, tạo ra vùng chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Nhận thấy được tầm quan trọng của cây chè nên Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách xác định vị trí vững chắc của cây chè trong nền nông nghiệp nước ta, bao gồm cả nhu cầu dự trữ và xuất khẩu. Do vậy, cây chè được coi là một sản phẩm có giá trị cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Hàm Yên là một huyện miền núi phía Bắc của Tỉnh Tuyên Quang. Huyện Hàm Yên có nguồn tài nguyên rất phong phú, có tiềm năng trong việc phát triển sản xuất và công nghiệp chế biến chè. Trong những năm qua, sản xuất chè ở Hàm Yên ngày càng được cải thiện, trong đó phải kể đến tăng trưởng năng suất chề của các hộ nông dân. Trên phương diện lý thuyết, tăng trưởng năng suất chè được đóng góp bởi nhiều yếu tố như: hiệu quả quy mô - hiệu quả do sử dụng them các yếu tố đầu vào làm tăng năng suất, hiệu quả kỹ thuật - hiệu quả do sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có để tăng năng suất và đóng góp bởi tiến bộ khoa học ký thuật. Trong đó, hiệu quả kỹ thuật đóng vai trò quan trọng và sự cải thiện của hiệu quả kỹ thuật sẽ góp phần làm tăng năng suất. Nhằm mục tiêu ước lượng hiệu quả kỹ thuật, sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè giai đoạn 2011 - 2013; và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng chè để từ đó đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ trồng chè có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn. Đứng trước thực trạng đó, tác giả xin chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng. Phân tích thực trạng hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các hộ sản xuất chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thu thập qua 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2013. Phạm vi về nội dung: Đề tài phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang xây dựng một số chính sách, chương trình nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè cho các hộ nông dân trên địa bàn. 6. Những đóng góp mới của luận văn Các giải pháp đưa ra nhằm giúp các hộ nông dân nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất, được xây dựng thông qua phân tích, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè, do vậy các giải pháp sẽ sát với thực tế và phù hợp với điều kiện của nhóm hộ hơn. Ứng dụng mô hình phân tích sự tác động của các yếu tố tới hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cho phép đưa ra các kết luận chính xác về sự tác động đó. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 4 chương: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang. Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ SẢN XUẤT CHÈ NÓI RIÊNG 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái quát chung về hiệu quả kỹ thuật 1.1.1.1. Hiệu quả Bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất, không tách rời nhau. Chúng là tiền đề của nhau và phạm trù thống nhất. * Các khái niệm cơ bản liên quan Phần này đề cập đến một số thuật ngữ thường được sử dụng trong phân tích hiệu quả kỹ thuật. - Hiệu quả: là việc xem xét lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quarbao gồm 3 yếu tố: (1) không sử dụng nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người. - Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau: Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích - Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích. Trong đó: Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Giá bán x Sản lượng trên một đơn vị diện tích. Tổng chi phi trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích, Mà chi phí trong sản xuất chè bao gồm: Chi phí chuẩn bị đất, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu,diệt cỏ, chi phí chăm sóc, chi phi nhiên liệu, năng lượng, chi phí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 vận chuyển trong quá trình sản xuất, chi phí lãi vay, thuê đất, thuế, phí, chi phí thu hoạch, sơ chế... - Hiệu quả kinh tế: Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế nào đó); K là kết quả thu được từ hiện tượng (quán trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinhn tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. Một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần phần tham gia vào quy trình kinh tế. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông: “ Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chi cho chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế cảu các quá trình kinh tế. Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. “Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg…) và lượng các nhân tố đầu vào (giời lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuạt hay hiện vật”, “Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị”. Và “Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền”. Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí. Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là: hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, mấy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. *Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh: Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất là những gì mà cơ sở đạt được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được cũng là mục tiêu cần thiết của cơ sở đó. Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nới riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biêt “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt được kết quả. *Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Là một bộ phận của hiệu quả kinh tế - xã hội, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Nó gắn liền với hiệu quả sử dụng đất, với việc tận dụng tối đa các điều kiện của khí hậu - thời tiết. Gắn liền với việc tác động chủ quan của con người thông qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Thực chất của việc áp dụng biện pháp kỹ thuật tiến bộ là đầu tư bổ sung trên một đơn vị diện tích. Thông thường các yếu tố đầu tư bổ sung có chất lượng cao hơn, hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả hơn các yếu tố đầu tư đã được sử dụng trước đó. Sự tác động này có thể thông qua trực tiếp việc nâng cao số lượng và chất lượng các yếu tố đầu tư bổ sung, hoặc có thể tác động gián tiếp thông qua bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý hơn hay là áp dụng phương pháp phù hợp hơn. Kết quả của việc áp dụng các tiến bộ có thể biểu hiện bằng sản phẩm hữu hình hoặc sản phẩm vô hình nhằm đạt hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất, bao gồm: - Số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên. - Chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống. - Cải thiện điều kiện lao động cho nông dân. - Cải thiện đời sống cho người lao động. - Cải tạo môi trường, môi sinh. 1.1.1.2. Kỹ thuật và hiệu quả kỹ thuật *Kỹ thuật: là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác vào thực tế để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 hệ thống một cách kinh tế và hiệu quả (Theo từ điển American Heritage Dictionary of the Enghlish Language). Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học có sự thông qua học tập, nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành - được quyết định để phát triển các cách thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con người (theo Ủy ban kiểm định Hoa Kỳ). Theo Sam Florman, 1976 “Kỹ thuật là nghệ thuật hoặc khoa học của việc ra quyết định thực tế”. - Kỹ thuật canh tác: Trong nông nghiệp kỹ thuật canh tác là một quy trình bắt đầu sạ đến thu hoạch, nhằm đạt được mục tiêu thu được năng suất cao nhất có thể. Quy trình đó thông qua các khâu từ làm đất, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch, phơi sấy, chế biến và bảo quản. - Kỹ thuật với chức năng khoa học ứng dụng: Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng kỹ thuật là ứng dụng khoa học và toán học vào thực teesvaf quan tâm đến việc chuyển đổi khoa học cơ bản vào công nghệ.Từ đó, từ công nghệ sản phẩm hữu dụng hơn là mở rộng khoa học cơ bản. Trong nông nghiệp hiệu quả kỹ thuật được thể hiện rõ nhất là giống cây trồng năng xuất cao, giống gia súc đã được cải tạo,… nhưng công nghệ lại được thể hiện ở khâu vốn đầu tư nghĩa là máy móc, hệ thống tưới tiêu,… Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là tập hợp những kỹ thuật sẵn có hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra bằng vật chất nhất định. Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số lượng đầu vào như cũ, với số lượng đầu vào ít hơn. Nhiều đổi mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao động (do sử dụng máy móc) hoặc tiết kiệm đất đai. Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 lương cao hơn, giá thành hạ hơn và tăng thu nhập cho người sản xuất, đồng thời cũng tạo ra hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi trường, môi sinh. - Các nguốn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó: + Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế. + Những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụng trong sản xuất. + Những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào. *Hiệu quả kỹ thuật: Trong kinh tế học sản xuất, hiệu quả sản xuất được cấu thành từ ba thành phần. Các thành phần đó bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (Farrell, 1957). Hiệu quả kinh tế là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kinh tế được xác định như sau: EE i TE i AE i Trong đó: EEilà hiệu quả kinh tế của nhà sản xuất thứ i TEi là hiệu quả kỹ thuật của nhà sản xuất thứ i AEilà hiệu quả phân bổ của nhà sản xuất thứ i. Hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt được mức sản lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước hoặc khả năng đạt được mức sản lượng cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả phân bổ là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó. Nói cách khác, hiệu quả kỹ thuật là khả năng của con người sản xuất, có thể sản xuất mức đàu ra tối đa với tập hợp các đầu vào và công nghệ cho trước. Hay là việc tạo ra một số sản lượng snar phẩm nhất định từ việc sử dụng nguồn lực đầu vào ít nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào, hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. 1.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè 1.1.2.1. Ýnghĩa của việc phát triển sản xuất chè Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, nó có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con người. Sản phẩm chè hiện nay được tiêu dùng ở khắp các nước trên thế giới, kể cả các nước không trồng chè cũng có nhu cầu lớn về chè. Ngoài tác dụng giải khát chè còn có nhiều tác dụng khác như kích thích thần kinh làm cho thần kinh minh mẫn, tăng cường hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể… Đối với nước ta sản phẩm chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nước. Đối với người dân thì cây chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao động dư thừa nhất là ở các vùng nông thôn. Nếu so sánh cây chè với các loại cây trồng khác thì cây chè có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè có chu kỳ kinh tế dài, nó có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục khoảng 30 - 40 năm, nếu chăm sóc tốt thì chu kỳ này còn kéo dài hơn nữa. Mặt khác chè là cây trồng không tranh chấp đất đai với cây lương thực, nó là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất trung du và miền núi. Chính vì vậy cây chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần cải thiện môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Nếu kết hợp với trồng rừng theo phương thức Nông - Lâm kết hợp sẽ tạo nên một vành đai xanh chống xói mòn rửa trôi, góp phần bảo vệ một nền nông nghiệp bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 Như vậy, phát triển sản xuất chè đã và đang tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống ở khu vực nông thôn. Nó góp phần vào việc thúc đẩy nhanh hơn công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giảm bớt chênh lệch về kinh tế xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng núi cao và đồng bằng. 1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ thuật khá cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản. Vì thế để phát triển ngành chè hàng hóa đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú trọng từ những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại bỏ dần những phong tục tập quán trồng chè lạc hậu… Để tạo ra được những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư sản xuất trong và ngoài nước. Nếu coi cây chè là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân trồng chè. Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè: a. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên + Đất đai và địa hình: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Yếu tố đất đai cho phép quyết định chè được phân bổ trên những vùng địa hình khác nhau. Muốn chè có chất lượng cao và hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè trên thế giới thường có độ cao cách mặt biển từ 500 - 800m. So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu về đất không nghiêm ngặt. Nhưng để cây sinh trưởng tốt, có tiềm năng năng suất cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp là 4,5 - 6, đất phải có độ sâu ít nhất là 60cm, mực nước ngầm phải dưới 1 m. Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan