Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam trên địa bàn huyện điện biên, t...

Tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam trên địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên

.PDF
117
1
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN HẢI PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CAM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN HẢI PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CAM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Thọ Thái Nguyên – 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Trần Văn Hải ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Thày giáo TS. Nguyễn Hữu Thọ là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở, Ban ngành của tỉnh Điện Biên, cùng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Điện Biên, phòng TNMT huyện Điện Biên, chi cục thống kê huyện Điện Biên cùng các phòng, ban của huyện đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó! Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Văn Hải iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ BQ CC CN CSXH DĐĐT DN ĐVT DT ĐVT FAO GTSX GDP GTSX HĐND HTX ICOR KHCN LĐ NN-PTNT : Ban chỉ đạo : Bình quân : Cơ cấu : Công nghiệp : Chính sách xã hội : Dồn điền đổi thửa : Doanh nghiệp : Đơn vị tính : Diện tích : Đơn vị tính : Tổ chức Nông Lương thế giới : Giá trị sản xuất : Tổng sản phẩm quốc nội : Giá trị sản xuất : Hội đồng nhân dân : Hợp tác xã : Hệ số sử dụng vốn : Khoa học Công nghệ : Lao động : Nông nghiệp - Phát triển nông thôn NTM : Nông thôn mới ODA PT PTNN SL TM – DV : Vốn viện trợ : Phát triển : Phát triển nông nghiệp : Số lượng : Thương mại - dịch THCS TW UBND : Trung học cơ sở : Trung ương : Ủy ban nhân iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... iii MỤC LỤC...................................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...................................................................................... viii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................ 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................... 3 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn ................................................................... 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................... 5 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 5 1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế............................................................................ 5 1.1.1 Khái niệm và quan điểm chung về hiệu quả kinh tế ............................................ 5 1.1.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế .......................................................... 9 1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế .................................................................................. 11 1.1.3.1 Phân loại HQKT theo nội dung ...................................................................... 12 1.1.3.2 Phân loại HQKT theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................... 13 1.1.3.3 Phân loại HQKT theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất ................. 13 1.1.4 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................ 14 1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ...................................................... 14 1.1.5.1 Nội dung chủ yếu của hệ thống chỉ tiêu.......................................................... 14 1.1.5.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT .................................................................. 15 1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất cam.................................................... 17 1.2.1 Một số đặc điểm sinh học và kinh tế - kỹ thuật của cây cam ............................ 17 1.2.2 Phân tích chu kỳ cho sản phẩm của cây cam ..................................................... 21 1.2.3 Đặc điểm về hiệu quả kinh tế sản xuất cam....................................................... 21 v 1.2.4 Quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam .......................................... 23 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cam .................................. 24 1.3.1 Nhóm nhân tố tự nhiên ...................................................................................... 24 1.3.2 Nhóm biện pháp kỹ thuật canh tác..................................................................... 24 1.3.3 Nhóm nhân tố kinh tế - tổ chức ......................................................................... 25 1.3.4 Nhóm nhân tố xã hội .......................................................................................... 26 2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 27 2.1. Vài nét về lịch sử nguồn gốc................................................................................ 27 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam ở Việt Nam ...................................................... 28 2.2.1 Tình hình sản xuất.............................................................................................. 28 2.2.2 Tình hình tiêu thụ ............................................................................................... 33 2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam trên thế giới ..................................................... 33 2.3.1 Tình hình sản xuất.............................................................................................. 33 2.3.2 Tình hình tiêu thụ ............................................................................................... 34 2.4 Kết quả nghiên cứu về cây cam và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam ở Việt Nam. ............................................................................................................................ 37 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 43 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Điện Biên ............. 43 2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 43 2.1.2. Địa hình, địa mạo .............................................................................................. 44 2.1.3. Khí hậu .............................................................................................................. 44 2.1.4. Thủy văn ........................................................................................................... 46 2.2. Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên ............................................................ 47 2.2.1. Tài nguyên nước ............................................................................................... 47 2.2.1.1 Nguồn nước mặt: ............................................................................................ 47 2.2.1.2 Nguồn nước ngầm:.......................................................................................... 47 2.2.2. Tài nguyên đất................................................................................................... 47 2.2.2.1 Nhóm đất phù sa ............................................................................................. 47 2.2.2.2 Nhóm đất đỏ vàng ........................................................................................... 48 2.2.2.3 Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi ..................................................................... 48 2.2.2.4 Nhóm đất mùn trên núi cao (A) ...................................................................... 49 2.2.2.5 Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)................................................ 49 2.2.3. Tài nguyên rừng ................................................................................................ 49 2.2.4. Tài nguyên khoáng sản ..................................................................................... 49 vi 2.3. Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................... 50 2.3.1. Tăng trưởng kinh tế........................................................................................... 51 2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................................................... 52 2.3.3. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản .......................................................... 53 2.4. Đánh giá chung .................................................................................................... 59 2.4.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 59 2.4.2. Khó khăn, hạn chế............................................................................................. 60 2.5 Các phương pháp chủ yếu sử dụng nghiên cứu .................................................... 60 2.5.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin ............................................................ 60 2.5.1.1 Thu thập thông tin sơ cấp................................................................................ 60 2.5.1.2 Thu thập thông tin thứ cấp .............................................................................. 61 2.5.2 Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................... 62 2.5.2.1 Phương pháp thống kê mô tả .......................................................................... 62 2.5.2.2 Phương pháp so sánh ...................................................................................... 62 2.5.2.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam .................................... 62 2.5.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 63 2.5.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất ....................................................... 63 2.5.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ........................................................... 64 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 66 3.1 Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả của tỉnh Điện Biên ............................ 66 3.1.1 Diện tích, sản lượng, cơ cấu giống .................................................................... 66 3.1.2 Hình thức trồng cây ăn quả ................................................................................ 69 3.1.3 Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả.................................................... 69 3.1.4. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc.......................................................................... 70 3.1.5. Nước tưới .......................................................................................................... 70 3.1.6. Tình hình phát sinh, phát triển của sinh vật gây hại và công tác phòng chống sinh vật gây hại ........................................................................................................... 71 3.1.7. Đánh giá tình hình quản lý, buôn bán, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. ............................................................................................................................... 72 3.1.8. Kết quả thực hiện các Chương trình/Dự án hỗ trợ cây ăn quả .......................... 72 3.1 9. Tình hình sơ chế, chế biến, bảo quản................................................................ 74 3.1.10. Tình hình tiêu thụ và xúc tiến thương mại ...................................................... 74 3.2. Đánh giá chung .................................................................................................... 75 3.2.1. Kết quả đạt được ............................................................................................... 75 3.2.2. Tồn tại, hạn chế ................................................................................................. 75 vii 3.3 Hiệu quả kinh tế của sản xuất cam ở huyện Điện Biên ........................................ 76 3.3.1 Hiệu quả kinh tế sản xuất cam của các hộ theo quy mô diện tích cam ............. 76 3.3.2 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng trên đất đồi ở huyện Điện Biên ............ 80 3.3.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất cam trên các loại hình sinh thái................................ 82 3.3.4 Hiệu quả kinh tế sản xuất cam trên các mức đầu tư khác nhau ......................... 84 3.3.5 Hiệu quả kinh tế sản xuất cam ở huyện Điện Biên qua 4 năm từ 2018-2021 ... 86 3.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam ở huyện Điện Biên .................................................................................................................... 87 3.4.1 Giải pháp về vốn cho sản xuất kinh doanh ........................................................ 87 3.4.2 Giải pháp hoàn thiện qui hoạch, bố trí sản xuất ................................................ 89 3.4.3 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất cam ................................................................... 89 3.4.3.1 Về giống cây ................................................................................................... 89 3.4.3.2 Về bón phân .................................................................................................... 91 3.4.3.3 Phòng trừ sâu bệnh hại .................................................................................... 91 3.4.3.4 Cải tạo các vườn cam hiện có ......................................................................... 93 3.4.3.5 Bảo quản chế biến ........................................................................................... 93 3.4.4 Giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ cam................................................... 94 3.4.5 Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ...................................................... 95 3.4.6 Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cam .............. 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 98 1.Kết luận .................................................................................................................... 98 2.Kiến nghị ................................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................101 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Sản lượng cam của 10 nước sản xuất nhiều nhất thế giới năm 2019 .......... 34 Bảng 1.2 Sản lượng cam thế giới qua các thời kỳ ...................................................... 34 Bảng 1.3 Tình hình xuất nhập khẩu cam trên thế giới năm 2019 ............................... 35 Bảng 1.4 HQKT (lãi) của một số cây ăn quả chính so với cây lương thực, thực phẩm (ở ấn Độ) ..................................................................................................................... 37 Bảng 2.1 Số giờ nắng và độ ẩm trung bình qua các tháng của tỉnh Điện Biên năm 2019 ............................................................................................................................. 45 Bảng 2.2: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2015-2020 ................ 51 Bảng 2.3 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 ............... 53 Bảng 3.1 Hiệu quả kinh tế sản xuất cam của các hộ theo quy mô diện tích ............... 77 Bảng 3.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất cam của hộ gia đình theo quy mô diện tích và ở các điểm khác nhau ..................................................................................................... 78 Bảng 3.3 HQKT của một số cây trồng trên đất đồi ở huyện Điện Biên ..................... 81 năm 2021 ..................................................................................................................... 81 Bảng 3.4 HQKT sản xuất cam trên các vùng sinh thái khác nhau ở huyện Điện Biên ..................................................................................................................................... 83 Bảng 3.5 Hiệu quả kinh tế sản xuất cam của các hộ với mức đầu tư khác nhau ........ 85 Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế sản xuất cam qua 4 năm (2018 - 2021) ............................ 86 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Những thông tin chung 1.1. Tên tác giả: Trần Văn Hải 1.2. Tên luận văn: Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 1.3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 1.4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Thọ 1.5. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm 2. Nội dung bản trích yếu 2.1. Lý do chọn đề tài Huyện Điện Biên là một huyện miền núi, biên giới với nhiều diện tích đồi bãi rộng lớn thuận tiện cho việc đầu phát triển trồng trọt trong đó có điều kiện phát triển cây cam trên địa bàn, bên cạnh đó còn có nhiều sông suối, hồ đập và có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hệ thống giao thông đi lại thuận lợi trong việc giao thương đi lại với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh trong nước và các tỉnh của nước bạn Lào. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt của huyện Điện Biên, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình trồng cam quy mô vừa. Do vậy số lượng hộ trồng cam của huyện Điện Biên quy mô diện tích và sản lường cao hơn các huyện khác trên địa bàn tỉnh. Trong những năm gần đây, mô hình trồng cam tại những trang trại quy mô vừa đã áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại trong trồng trọt tại huyện Điện Biên đã đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định so với ngành nghề khác đối với người dân tại huyện Điện Biên phát huy rõ hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp, xong phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ lẻ, sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa tạo ra diện rộng. x Việc sử dụng lao động chưa hiệu quả, quy mô nhỏ, năng suất lao động thấp, cơ cấu giống còn nghèo nàn chủ yếu là giống cam địa phương cho năng xuất thấp… Bên cạnh đó, người dân trồng cam vẫn còn gặp nhiều như tiêu thụ sản phẩm, sự thiếu ổn định được mùa thì rớt giá lên xuống thường xuyên, bấp bênh, các loại dịch hại trên cây cam đặc biệt là bệnh khô cành khô tép, ít nước khiến cho người trồng cam chưa thực sự yêu tâm khi đầu tư quy mô lớn. Sự gắn kết giữa người trồng cam với các doanh nghiệp, suất khẩu, siêu thị và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường nội tiêu, chưa tận dụng được lợi thế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định vì vậy cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền để giúp đỡ định hướng cho trồng cam tại huyện Điện Biên phát triển nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm của cam tại huyện Điện Biên hơn nữa. Thấy được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển mô hình cam và tiêu thụ cam của huyện Điện Biên. Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên" 2.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được thực trạng phát triển cây cam tại Điện Biên, giai đoạn 2018 – 2020. - Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam tại huyện Điện Biên - Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh trong việc phát triển cây cam và tiêu thụ cam tại huyện Điện Biên. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn báo cáo văn bản liên quan đến phát triển cây ăn quả và số liệu sơ cấp được phỏng vấn các hộ trồng cam qua bảng hỏi. Ngoài ra luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả, thống kê so sánh, để đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng như phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây ăn quả. xi 2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được Nghiên cứu phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất cam ở huyện Điện Biên là một vấn đề có tính bức xúc, đã và đang được các cơ sở sản xuất và người sản xuất quan tâm giải quyết. Vì vậy, vấn đề đánh giá HQKT có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Phát triển sản xuất cam ở huyện Điện Biên là một vấn đề bức thiết và quan trọng không những đáp ứng nhu cầu về quả ngày càng tăng của nhân dân, của thị trường trong và ngoài nước mà còn là để khai thác tiềm năng lợi thế so sánh của vùng núi, để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng. Tăng nhanh sản phẩm cây ăn quả ở vùng huyện Điện Biên sẽ tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện, hình thành cơ cấu nông - công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá trên địa bàn huyện miền núi. Hiệu quả kinh tế sản xuất cam ở huyện Điện Biên theo các tiêu thức: HQKT theo quy mô diện tích cam: Hộ có quy mô diện tích nhỏ thì có HQKT cao hơn hộ có quy mô diện tích lớn vì các hộ có diện tích nhỏ sẽ có điều kiện chăm sóc tốt hơn. Cây cam là cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả so với một số cây trồng trên đất đồi ở huyện Điện Biên (cây cam cho thu nhập hỗn hợp là 28.602.000 đ/ha, cây chè là 4.905.000 đ/ha, cây ngô là 980.000đ/ha). Hiệu quả kinh tế sản xuất cam trên loại hình sinh thái thích hợp cho HQKT cao hơn loại hình sinh thái ít thích hợp, với mức vốn đầu tư như nhau nhưng loại hình sinh thái thích hợp cho năng suất đạt bình quân 8,1 tấn/ha, thu nhập hỗn hợp đạt 23.195.000 đ/ha, trong khi vùng sinh thái ít thích hợp chỉ cho năng suất bình quân 6,0 tấn/ha, thu nhập hỗn hợp 13.826.000 đ/ha. Tuy thu nhập ở tiểu vùng sinh thái ít thích hợp có kém hơn, nhưng chưa có cây trồng khác có thu nhập cao hơn trồng cam. Do vậy, cam ở huyện Điện Biên có thể xii trồng cả trên vùng sinh thái ít thích hợp. Với các mức đầu tư khác nhau thì hộ có đầu tư cao sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong 4 năm từ 2018 đến 2021 thì năm 2019 là năm có HQKT sản xuất cam đạt cao nhất, thu nhập hỗn hợp đạt 21.423.000 đ/ha. Năm 2019 cũng là năm mà giá bán cam cao hơn cả so với 4 năm. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế đạt được chưa cao, hiệu quả kinh tế sản xuất cam năm sau thấp hơn năm trước, sản lượng cam chưa nhiều. Chất lượng cam ở huyện Điện Biên là có tiếng thơm ngon nhưng mẫu mã quả xấu, nhiều hạt và xơ bã nên chưa hấp dẫn với người tiêu dùng thành thị và người nước ngoài. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường nội địa, giá cả không ổn định. Khách hàng chính là tư thương còn hiện tượng ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất. Để nâng cao HQKT sản xuất cam tại huyện Điện Biên cần phải thực hiện một số giải pháp mang tính đồng bộ, bao gồm: - Giải pháp về vốn cho sản xuất kinh doanh. - Giải pháp hoàn thiện qui hoạch, bố trí sản xuất. - Giải pháp về kỹ thuật sản xuất cam. - Giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ cam. - Giải pháp về đăng ký thương hiệu và quảng bá sản phẩm. - Giải pháp về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cam. - Bổ sung hoàn thiện một số chính sách phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng núi. Người hướng dẫn khoa học Học viên (Họ, tên và chữ ký) (Họ, tên và chữ ký) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả, do vậy phát triển cây ăn quả đã trở thành một trong những ngành sản xuất quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế cao; đây cũng là ngành phát triển chủ lực trong cơ cấu của ngành nông nghiệp, trong những năm qua ngành trông trọt đã có bước phát triển vượt bậc, giá trị nông sản và chất lượng ngày càng cao đáp ứng được yêu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu và đạt nhiều thành tựu đáng kể khi từng bước áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiến tiến, hiện đại để nâng cao năng suất, sản lượng…điều này sẽ từng bước tạo tiền đề cho ngành trồng trọt phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu hơn trong tương lai. Đối với người dân Việt Nam, việc trồng cam là một nghề đã có truyền thống từ lâu đời, với mức sản lượng cam bán ra thị trường mỗi năm khoảng vài trăm nghìn tấn không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho các hộ trồng cam mà còn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước một lượng cam lớn phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, có thể nói cam vẫn là món ăn trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của mỗi hộ gia đình, sử dụng thường xuyên và sử dụng với nhiều hình thức chế biến khác nhau như ăn trực tiếp, sinh tố, và chế biến nước đóng chai, làm hương liệu cam phục vụ trong và ngoài nước Do vậy, có thể khẳng định trồng cam là một ngành chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển của ngành trồng trọt của nước ta. Huyện Điện Biên là một huyện miền núi, biên giới với nhiều diện tích đồi bãi rộng lớn thuận tiện cho việc đầu phát triển trồng trọt trong đó có điều kiện phát triển cây cam trên địa bàn, bên cạnh đó còn có nhiều sông suối, hồ đập và có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hệ thống giao thông đi lại thuận lợi trong việc giao thương đi lại với các huyện trong 2 tỉnh cũng như với các tỉnh trong nước và các tỉnh của nước bạn Lào. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt của huyện Điện Biên, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình trồng cam quy mô vừa. Do vậy số lượng hộ trồng cam của huyện Điện Biên quy mô diện tích và sản lường cao hơn các huyện khác trên địa bàn tỉnh. Trong những năm gần đây, mô hình trồng cam tại những trang trại quy mô vừa đã áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại trong trồng trọt tại huyện Điện Biên đã đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định so với ngành nghề khác đối với người dân tại huyện Điện Biên phát huy rõ hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp, xong phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ lẻ, sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa tạo ra diện rộng. Việc sử dụng lao động chưa hiệu quả, quy mô nhỏ, năng suất lao động thấp, cơ cấu giống còn nghèo nàn chủ yếu là giống cam địa phương cho năng xuất thấp… Bên cạnh đó, người dân trồng cam vẫn còn gặp nhiều như tiêu thụ sản phẩm, sự thiếu ổn định được mùa thì rớt giá lên xuống thường xuyên, bấp bênh, các loại dịch hại trên cây cam đặc biệt là bệnh khô cành khô tép, ít nước khiến cho người trồng cam chưa thực sự yêu tâm khi đầu tư quy mô lớn. Sự gắn kết giữa người trồng cam với các doanh nghiệp, suất khẩu, siêu thị và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường nội tiêu, chưa tận dụng được lợi thế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định vì vậy cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền để giúp đỡ định hướng cho trồng cam tại huyện Điện Biên phát triển nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm của cam tại huyện Điện Biên hơn nữa. Thấy được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển mô hình cam và tiêu thụ cam của huyện Điện Biên. Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên" 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 - Đánh giá được thực trạng phát triển cây cam tại huyện Điện Biên, giai đoạn 2015 – 2020. - Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam tại huyện Điện Biên - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng ảnh đến hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam - Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh trong việc phát triển cây cam và tiêu thụ cam tại huyện Điện Biên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiệu quả kinh tế của một số hộ trồng cam tại địa bàn huyện Điện Biên. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện Điện Biên trong đó tập trung nghiên cứu tại một số mô hình trồng cam trên địa bàn huyện để làm đại diện đánh giá cho toàn huyện. Các xã chọn nghiên cứu là xã Mường Nhà và Mường Pồn Phạm vi về thời gian nghiên cứu. Thời gian thu thập số liệu: Các số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020. Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2021. 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn Về lý luận: Đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động kinh tế của các hộ trồng cam trên địa bàn và đánh giá hiệu quả của hoạt động này trong lĩnh vực ngành nông nghiệp. Về thực tiễn: Đề tài sẽ phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cam trên địa bàn huyện Điện Biên, đề xuất các giải pháp quan trọng và có ý nghĩa nhằm tăng cường công tác quản lý, phát triển đối với hoạt động kinh 4 tế của các hộ để từ đó từng bước nâng cao hoạt động hiệu quả phát triển sản xuất cây cam hiệu quả bền vững trên địa bàn huyện Điện Biên. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu cho sinh viên trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực cây ăn quả. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Cơ sở lý luận 1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1 Khái niệm và quan điểm chung về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp với nền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và quy luật kinh tế khác. HQKT là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế, bởi xác định đúng HQKT là một trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn chiến lược sản xuất, chiến lược phát triển cây trồng. Thông qua HQKT ta mới thấy rõ thực chất kết quả của hoạt động sản xuất. HQKT của sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, có nghĩa là càng tăng một đơn vị hữu ích trên một đơn vị chi phí càng có hiệu quả [5]. HQKT là một trong những thước đo phản ánh trình độ tổ chức quản lý sản xuất, mức độ sử dụng có hiệu quả tài nguyên khan hiếm vào mục đích sản xuất và phục vụ lợi ích con người, mặt khác HQKT còn phản ánh sự tồn tại và phát triển của xã hội nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Với ý nghĩa đó khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp và từng thành phần kinh tế khác nhau không chỉ xem xét đánh giá một chiều về số lượng sản phẩm sản xuất ra mà còn phải đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu HQKT. Nâng cao HQKT là sự đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan của hầu hết các phương thức sản xuất xã hội. Xuất phát từ thực tiễn của sản xuất, của đời sống xã hội đã xuất hiện phạm trù về HQKT. Từ năm 1878, Sapodonicop và nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học đã tổ chức tranh luận về vấn đề HQKT, song cho đến năm 1910 mới có văn bản 6 pháp quy đánh giá HQKT của vốn đầu tư cơ bản [3]. Từ đó đến nay khái niệm này đã và đang được quan tâm nghiên cứu và là một bộ phận quan trọng của kinh tế học trong nền kinh tế thị trường. Bàn về khái niệm HQKT, các nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có những quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành các quan điểm hệ thống như sau: - Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng: HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân tài, vật lực …) để đạt được kết quả đó (Hệ thống quan điểm này phản ánh HQKT trong trạng thái tĩnh). HQKT = K/C [5] Trong đó: K là kết quả sản xuất. C là chi phí sản xuất. Đại diện cho hệ thống quan điểm này, Culicop cho rằng: “Hiệu quả sản xuất là kết quả của một nền sản xuất nhất định, chúng ta sẽ so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất chúng ta được hiệu suất vốn, tổng sản phẩm chia cho vật tư được hiệu suất vật tư, tổng sản phẩm chia cho số lao động được hiệu suất lao động” [3]. Với cách tính này chỉ rõ được mức độ hiệu quả của sử dụng các nguồn lực sản xuất khác nhau, từ đó so sánh được HQKT của các quy mô sản xuất khác nhau. Nhược điểm của cách đánh giá này là không thể hiện được quy mô của HQKT nói chung [3]. ở Việt Nam một số tác giả như Trần Văn Đức (1993) cho rằng: “HQKT được xem xét trong mối tương quan giữa một bên là kết quả thu được và một bên là chi phí bỏ ra” [8]. - Hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng: HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. HQKT = K - C [25] Tác giả Đỗ Thịnh (1988) cũng cho rằng: “Thông thường hiệu quả được
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất