Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả áp dụng globalgap vào sản xuất bưởi năm roi của nông hộ ở huy...

Tài liệu Phân tích hiệu quả áp dụng globalgap vào sản xuất bưởi năm roi của nông hộ ở huyện bình minh, tỉnh vĩnh long

.PDF
86
476
59

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH _____________________ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ÁP DỤNG GLOBALGAP VÀO SẢN XUẤT BƯỞI NĂM ROI CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện: ThS. TRƯƠNG CHÍ TIẾN NGUYỄN QUỐC HỮU MSSV: 4077551 LỚP: Kinh tế nông nghiệp 3 KHÓA: 33 Cần Thơ, 11/2010 LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Chí Tiến đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cùng các anh chị công tác tại phòng NN & PTNT huyện Bình Minh, đặc biệt là cô Phan Thị Bé và anh Nguyễn Văn Ngoan cùng cán bộ nông nghiệp các xã Mỹ Hòa, Đông Thành, Thuận An đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình điều tra thu thập số liệu trực tiếp tại các nông hộ trồng bưởi Năm Roi trên địa bàn huyện. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Quốc Hữu i LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Quốc Hữu ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Bình Minh, ngày……tháng……năm 2010 TRƯỞNG PHÒNG iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Thầy Trương Chí Tiến iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU -------------------------------------------------------------1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ------------------------------------------------------1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn------------------------------------------------2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------2 1.2.1. Mục tiêu chung ----------------------------------------------------------------2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ----------------------------------------------------------------2 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH ---------------------------------------2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------------3 1.4.1. Không gian---------------------------------------------------------------------3 1.4.2. Thời gian nghiên cứu ---------------------------------------------------------3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu --------------------------------------------------------3 1.4.4. Nội dung nghiên cứu ---------------------------------------------------------3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN----------------------------------------------------------4 2.1.1. Các khái niệm.-----------------------------------------------------------------4 2.1.2. Khái niệm chỉ tiêu kinh tế ---------------------------------------------------6 2.1.3. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả sản xuất ---------------------------------7 2.1.4. Khái niệm về rủi ro trong sản xuất -----------------------------------------7 2.1.5. Mô hình “sản xuất bưởi Năm Roi theo GlobalGap” ---------------------7 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------------------------------------- 10 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ------------------------------------- 10 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu --------------------------------------------- 10 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu -------------------------------------------- 10 CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU------------------- 12 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN -------------------------------------------------------- 12 3.1.1. Vị trí địa lý------------------------------------------------------------------- 12 vi Trang 3.1.2. Địa hình ---------------------------------------------------------------------- 13 3.1.3. Đất đai ------------------------------------------------------------------------ 13 3.1.4. Khí hậu ----------------------------------------------------------------------- 13 3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI --------------------------------------------- 14 3.2.1. Đơn vị hành chính ---------------------------------------------------------- 14 3.2.2. Dân số ------------------------------------------------------------------------ 14 3.2.3. Cơ cấu ngành nghề trong huyện ------------------------------------------ 15 3.2.4. Xã hội giáo dục-------------------------------------------------------------- 17 3.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN BÌNH MINH ------------------------------------------------------------------------------------------- 18 3.3.1. Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện -------------- 18 3.3.2. Tình hình sản xuất bưởi Năm Roi hiện nay ----------------------------- 19 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG - 23 4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH MINH ---------------------------------------------------------------- 23 4.1.1. Đặc điểm của các nông hộ trên địa bàn huyện -------------------------- 23 4.1.2. Giới thiệu về cây bưởi Năm Roi ------------------------------------------ 28 4.1.3. Tình hình áp dụng khoa học kĩ thuật của các hộ sản xuất bưởi trên địa bàn huyện hiện nay----------------------------------------------------------------- 30 4.1.4. Thực trạng thu mua và thị trường tiêu thụ bưởi hiện nay ------------- 34 4.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG “GLOBALGAP” VÀO SẢN XUẤT BƯỞI NĂM ROI Ở HUYỆN BÌNH MINH. --------------- 36 4.2.1. Thuận lợi --------------------------------------------------------------------- 36 4.2.2. Khó khăn --------------------------------------------------------------------- 37 4.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI NĂM ROI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ---------------------------- 38 vii Trang 4.3.1. Ý nghĩa các hệ số ----------------------------------------------------------- 38 4.3.2. Kiểm định mô hình --------------------------------------------------------- 39 4.3.3. Kiểm định từng biến trong mô hình -------------------------------------- 39 4.3.4. Viết phương trình hồi qui và giải thích phương trình hồi qui tương quan đa biến ------------------------------------------------------------------------------- 41 4.4. SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SẢN XUẤT BƯỞI GIỮA NÔNG HỘ SẢN XUẤT ÁP DỤNG “GLOBALGAP” VÀ KHÔNG ÁP DỤNG---------- 43 4.4.1. So sánh chi phí đầu vào của hai mô hình -------------------------------- 43 4.4.2. So sánh kết quả đầu ra của hai mô hình --------------------------------- 46 CHƯƠNG 5: TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG “GLOBALGAP” VÀO SẢN XUẤT BƯỞI NĂM ROI. ----------------------------------------------------------------------- 49 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ---------------------------------------------- 49 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG “GLOABALGAP” VÀO SẢN XUẤT --------------------------------------------- 51 5.2.1. Giải pháp về sản xuất------------------------------------------------------- 51 5.2.2. Giải pháp về thị trường, giá cả -------------------------------------------- 53 5.2.3. Giải pháp về vốn, công nghệ ---------------------------------------------- 55 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ--------------------------------------- 57 6.1. KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------- 57 6.2. KIẾN NGHỊ----------------------------------------------------------------------- 58 6.2.1. Đối với nông dân------------------------------------------------------------ 58 6.2.2. Đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan --------------------------- 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO------------------------------------------------------------- 60 PHỤ LỤC --------------------------------------------------------------------------------- 61 viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: DIỆN TÍCH CÂY LÂU NĂM PHÂN THEO ĐỊA BÀN CỦA HUYỆN BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 ------------------------------------------------- 15 Bảng 3.2: DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÂN THEO TỪNG XÃ GIA ĐOẠN 2008 – 2010 ---------------------------------------------------- 20 Bảng 4.1: TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT Ở ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH MINH ---------------------------------------------------------------------- 23 Bảng 4.2: SỐ LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH THAM GIA TRỰC TIẾP VÀO SẢN XUẤT ---------------------------------------------------------------------------------- 24 Bảng 4.3: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NÔNG HỘ THAM GIA SẢN XUẤT BƯỞI------------------------------------------------------------------------------------------ 26 Bảng 4.4: DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI CỦA CÁC NÔNG HỘ ---------------------- 27 Bảng 4.5: SỐ NĂM KINH NGHIỆM CỦA NÔNG HỘ TRỒNG BƯỞI HUYỆN BÌNH MINH --------------------------------------------------------------------------------- 28 Bảng 4.6: NGUỒN THÔNG TIN VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA CÁC NÔNG HỘ --------------------------------------------------------------------------------------------- 30 Bảng 4.7: CÁC MÔ HÌNH KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐƯỢC CÁC NÔNG HỘ ÁP DỤNG VÀO SẢN XUẤT ----------------------------------------------------------------- 31 Bảng 4.8: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ ---------------------------------------------------- 38 Bảng 4.9: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG BƯỞI NĂM ROI --------------------------------------------------- 40 Bảng 4.10: TỔNG HỢP CÁC CHI PHÍ GIỮA HAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÓ ÁP DỤNG VÀ KHÔNG ÁP DỤNG “GLOBALGAP” ------------------------------------ 43 ix Trang Bảng 4.11: SO SÁNH CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA CỦA HAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÓ ÁP DỤNG VÀ KHÔNG ÁP DỤNG “GLOBALGAP”--------------------------- 46 x DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Cơ cấu sản xuât nông nghiệp của huyện Bình Minh năm 2009 ------------- 16 Hình 2: Cơ cấu ngành nghề của huyện Bình Minh năm 2009------------------------- 17 Hình 3: Ước diện tích trồng bưởi Năm Roi phân theo địa bàn năm 2010 ----------- 20 Hình 4: Cơ cấu lao động khâu chăm sóc vườn bưởi------------------------------------ 25 Hình 5: Cơ cấu nguồn vốn sản xuất------------------------------------------------------- 26 Hình 6: Tỷ trọng tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật của các nông hộ ------------ 33 Hình 7: Chi phí đầu vào của hai mô hình sản xuất có áp dụng “GlobalGap” và không áp dụng mô hình này vào sản xuất bưởi Năm Roi -------------------------------------- 46 xi Phân tích hiệu quả áp dụng GlobalGap vào sản xuất bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Ngày nay, việc phát triển kinh tế dẫn đến đô thị hóa các vùng nông thôn, làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, do chuyển sang đất thổ cư, xây dựng đường xá, các khu công nghiệp,… điều này dẫn đến giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp ở một số vùng trong nước. Việt Nam là một nước sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, với gần 80% dân số sống ở nông thôn, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông hộ. Vì thế phát triển nông nghiệp nông thôn được xem là cơ sở, nền tảng thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển và đóng gớp một phần đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân, bình quân chiếm 22% tổng GDP cả nước. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp, hằng năm cung cấp trên 50% sản lượng lương thực, thủy sản, trái cây cho cả nước. Vĩnh Long là một thực tiển cho sự phát triển các loại hình nông nghiệp đó, với sản lượng trái cây ước đạt 500.000 tấn, tăng 5% và chiếm trên 50% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt của tỉnh (Năm 2008). Mỗi một huyện của tỉnh Vĩnh Long đều có một loại cây ăn trái đặc sản riêng biệt, nếu như huyện Tam Bình có cam sành, huyện Trà Ôn với nhiều loại cây phong phú như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… thì Bình Minh lại nổi tiếng về bưởi. Trong những năm gần đây, thương hiệu bưởi Năm Roi của công ty Hoàng Gia, hợp tác xã (HTX) Mỹ Hòa, hợp tác xã Đông Thành đã được một số nước biết đến mặc dù số lượng xuất khẩu chưa nhiều nhưng đã đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm, giúp cho nhiều hộ nông dân có cuộc sống sung túc hơn. Đây là loại cây chủ lực trong chuyển dịch cơ cấu cây ăn trái của tỉnh đến năm 2020. Thời gian qua, được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, các cấp chính quyền địa phương, tổ chức GTZ, và công ty Metro Cash & Carry Việt Nam, bưởi Năm Roi Bình Minh đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn GlobalGap cho một số hộ trông bưởi của HTX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, đây cũng là một kết quả đáng khích lệ. Bình Minh với đất đai, khí hậu thích hợp cho việc phát triển sản xuất bưởi đã giúp cải thiện GVHD: Thầy Trương Chí Tiến -1- SVTH: Nguyễn Quốc Hữu Phân tích hiệu quả áp dụng GlobalGap vào sản xuất bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh đời sống của nông dân thoát cảnh đói nghèo và vương lên giàu có thì bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn thăng trầm. Trước những thách thức của tình hình sản xuất nông nghiệp thời kỳ mới, thời kỳ hậu WTO mà người nông dân phải có đủ năng lực mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm trong khu vực và trên thế giới, thì không phải nông dân nào cũng nhận thức được sự cần thiết của việc áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất để làm giàu cho bản thân mình, làm giàu cho đất nước. Do đó em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả áp dụng GlobalGap vào sản xuất bưởi Năm Roi của các nông hộ ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long” 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Đề tài được thực hiện dựa trên các kiến thức kinh tế đã học. Các số liệu được thu thập từ thực tế và được xử lý bằng các phương pháp kinh tế. Đề tài được thực hiện nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và phân tích nhằm nâng cao đời sống của các nông hộ sản xuất bưởi Năm Roi tại địa phương. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài nhằm phân tích hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap vào sản xuất bưởi Năm Roi, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thực trạng chung của nông dân trồng bưởi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. - Phân tích ảnh hưởng của việc một số yếu tố vào sản xuất bưởi và một số yếu tố kinh tế xã hội đến lợi nhuận của nông hộ huyện Bình Minh. - So sánh hiệu quả sản xuất bưởi Năm Roi áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap và không áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap của nông hộ. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi Năm Roi của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH - Nông hộ áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap vào sản xuất bưởi thì có hiệu quả hơn so với nông hộ không áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap. GVHD: Thầy Trương Chí Tiến -2- SVTH: Nguyễn Quốc Hữu Phân tích hiệu quả áp dụng GlobalGap vào sản xuất bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh - Áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap vào sản xuất có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất bưởi. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Không gian nghiên cứu của đề tài này là xã Mỹ Hòa, xã Đông Bình, xã Thuận An của huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu - Các số liệu thứ cấp trong đề tài được lấy từ giai đoạn 2007 – 2010. - Số liệu sơ cấp phân tích trong đề tài này là các số liệu thu thập năm 2010. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các nông hộ sản xuất bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. 1.4.4. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài này là phân tích hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap vào sản xuất bưởi của các hộ trong vụ mùa 2009 – 2010. GVHD: Thầy Trương Chí Tiến -3- SVTH: Nguyễn Quốc Hữu Phân tích hiệu quả áp dụng GlobalGap vào sản xuất bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Các khái niệm. 2.1.1.1.Khoa học công nghệ Khoa học là hệ thống tri thức gồm những qui luật về tự nhiên, xã hội và kinh tế được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiển được thể hiện bằng những khái niệm và học thuyết. Khoa học nông nghiệp là hệ thống các tri thức về qui luật tự nhiên, kinh tế và xã hội trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp những công cụ và phương pháp dùng để tác động vào các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp. Như vậy khoa học và công nghệ trong nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với nhau. Chức năng của khoa học là khám phá ra các qui luật trong khi chức năng của công nghệ là ứng dụng các qui luật vào thực tiển sản xuất nông nghiệp. Kiến thức khoa học dễ dàng được truyền bá rộng rãi, không bị cản trở bởi biên giới quốc gia. Kiến thức khoa học là sở hữu chung, không bị chiếm hữu. Phát triển khoa học tạo ra những tri thức mang tính chất tiềm năng. Mục đích của khoa học là phát triển tối ưu các nguồn lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động khoa học được đánh giá theo giá trị khám phá, theo giá trị nhận thức, qui luật tự nhiên. (Nguồn: Hiệu quả kinh tế ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, Viện kinh tế nông nghiệp). 2.1.1.2. Kỹ thuật Trong nông nghiệp những kỹ thuật tiến bộ thể hiện rõ nhất là giống cây trồng năng suất cao, giống gia súc đã được cải tạo… Nhưng công nghệ thể hiện ở khâu vốn đầu tư nghĩa là máy móc, hệ thống tưới tiêu. Tiến bộ công nghệ đã trở thành hiển nhiên trong trồng trọt, chăn nuôi và trình độ quản lý của người nông dân. Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu GVHD: Thầy Trương Chí Tiến -4- SVTH: Nguyễn Quốc Hữu Phân tích hiệu quả áp dụng GlobalGap vào sản xuất bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh ra bằng vật chất nhất định. Còn đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sau cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số lượng đầu vào như cũ hoặc làm ra sản lượng như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn. Nhiều đổi mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao động (do sử dụng máy móc thay thế lao động thủ công). Phần lớn những tiến bộ kĩ thuật áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn, giá thành thấp hơn và tăng thu nhập cho nhà sản xuất. Đồng thời nó cũng tạo ra hiệu quả xã hội khac như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi trường. Các nguồn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó: + Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế. + Những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụng trong sản xuất. + Những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào. 2.1.1.3. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất Đồng nghĩa với việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghệp có nhiều mặt như thủy lợi hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa và sinh học hóa đang được ứng dụng trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp. - Thủy lợi hóa có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là biện pháp hàng đầu trong hệ thống biện pháp kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (địa hình dốc, trũng, hệ thống sông ngòi chằn chịt, giáp biển dễ gắn với tình trạng hạn, úng, mặn) nên cần có hệ thống thủy lợi để bơm nước, tháo nước, rửa mặn giúp sản xuất nông nghiệp thuận lợi. Thủy lợi hóa gớp phần phát huy kết quả các biện pháp kỹ thuật khác. Cơ giới nước làm cho đất mềm hơn, tơi xốp hòa tan được các chất dinh dưỡng, đáp ứng yêu cầu sinh trưởng của cây trồng. - Cơ giới hóa nông nghiệp là thực hiện cuộc cách mạng về công cụ sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ giới. Cơ giới hóa gớp phần quyết định trong việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. - Hóa học hóa gớp phần quyết định trực tiếp đến năng suất cây trồng, gớp phần làm tăng độ phì của đất và chất lượng sản phẩm làm ra tùy thuộc vào cách GVHD: Thầy Trương Chí Tiến -5- SVTH: Nguyễn Quốc Hữu Phân tích hiệu quả áp dụng GlobalGap vào sản xuất bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh sử dụng hóa học vào sản xuất (như phân bón, thuốc trừ sâu, không nên quá lạm dụng phân bón, thuốc nông dược sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm). - Sinh học hóa nông nghiệp là quá trình nghiên cứu và áp dụng những thành tựu về khoa học sinh vật và khoa học sinh thái vào nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường sinh thái gồm có công tác giống cây trồng vật nuôi. Sinh học hóa tạo điều kiện đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, gớp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của quy trình chế biến, thõa mãn đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm nông nghiệp. 2.1.2. Khái niệm chỉ tiêu kinh tế Tất cả chỉ tiêu này đều tính cho 1000m2 - Tổng chi phí: là toàn bộ các khoản đầu tư mà nông hộ chi ra trong hoạt động canh tác để tạo sản phẩm như mong muốn bao gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác. Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác - Doanh thu: là giá trị thành tiền từ số lượng sản phẩm với đơn giá sản phẩm bán ra. Doanh thu = Sản lượng x đơn giá - Lợi nhuận: là phần giá trị còn lại của doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi phí bỏ ra. Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Lợi nhuận có hai loại: lợi nhuận không tính lao động gia đình và lợi nhuận tính công lao động của gia đình. - Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh hiệu quả đầu tư, thể hiện một đồng chi phí bỏ ra thì các nông hộ sẽ nhận được bao nhiêu đồng thu nhập. Doanh thu trên chi phí = Doanh thu Chi phí GVHD: Thầy Trương Chí Tiến -6- SVTH: Nguyễn Quốc Hữu Phân tích hiệu quả áp dụng GlobalGap vào sản xuất bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh - Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận Lợi nhuận trên chi phí = Chi phí - Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): tỷ số này thể hiện trong một đồng thu doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận Lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu 2.1.3. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả sản xuất - Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chon thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. - Hiệu quả sản xuất: bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật. + Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không hiệu quả. + Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt hiệu quả kỹ thuật. 2.1.4. Khái niệm về rủi ro trong sản xuất Là một điều kiện về các thay đổi của tất cả các dạng hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Có một số rủi ro mà ta có thể dự đoán được, nhưng có một số rủi ro không thể dự đoán trước đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. 2.1.5. Mô hình “sản xuất bưởi Năm Roi theo GlobalGap” Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ GVHD: Thầy Trương Chí Tiến -7- SVTH: Nguyễn Quốc Hữu Phân tích hiệu quả áp dụng GlobalGap vào sản xuất bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh thực vật (BVTV), kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. + Là một tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận trên toàn cầu trong lãnh vực Nông nghiệp. + Tổ chức phi lợi nhuận FoodPLUS là đại diện pháp nhân cho ban hành chính GlobalGap. + GlobalGap cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ ba. + GlobalGap là công cụ giữa các doanh nghiệp, không trực tiếp tới người tiêu dùng. Gap bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh vườn cây và vận chuyển sản phẩm,… nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo: + An toàn cho thực phẩm + An toàn cho người sản xuất + Bảo vệ môi trường + Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm Đây chính là tiêu chuẩn đảm bảo cho sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới trong thời kỳ hội nhập WTO. Để cung cấp sản phẩm đạt chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đòi hỏi những người tạo ra sản phẩm phải hiểu biết và áp dụng tốt tiêu chuẩn này để tạo ra sản phẩm chất lượng. Tiêu chuẩn của Gap về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:  Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất Mục đích là càng sử dụng ít thuốc bảo vệ thực vật càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường: + Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM) + Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM). + Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL = Maximum Residue Limits) trong sản phẩm. GVHD: Thầy Trương Chí Tiến -8- SVTH: Nguyễn Quốc Hữu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng