Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hệ thống kênh phân phối lúa gạo tỉnh an giang...

Tài liệu Phân tích hệ thống kênh phân phối lúa gạo tỉnh an giang

.PDF
130
1315
77

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------  ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI LÖA GẠO TỈNH AN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. LA NGUYỄN THÙY DUNG Cần Thơ -2013 NGUYỄN THỊ HOÀNG MAI MSSV: 4094568 Lớp: QTKD-TỔNG HỢP 2- K35 LỜI CẢM TẠ  Trong suốt quá trình học tập, sinh hoạt tại trƣờng Đại học Cần Thơ, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ tận tình của rất nhiều Quý thầy cô của trƣờng, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh. Các thầy cô đã dạy cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích và những giá trị tuyệt vời trong cuộc sống. Qua đó, tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình hƣớng dẫn, chỉ dạy của cô La Nguyễn Thùy Dung. Cám ơn cô đã luôn chân thành, vui vẻ hƣớng dẫn tôi, tạo mọi điều kiện cho tôi có thể thực hiện tốt đề tài của mình. Tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình chỉ dạy giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm học qua. Tôi cám ơn những hộ nông dân, những cá nhân và tổ chức đang tham gia buôn bán lúa gạo tại tỉnh An Giang đã hết lòng nhiệt tình giúp đỡ tôi trong công tác thu thập dữ liệu để thực hiện đề tài. Cám ơn tất cả những ngƣời bạn của tôi đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm qua và trong thời gian tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn vô hạn đến gia đình cùng những ngƣời thân thuộc của tôi, những ngƣời đã luôn ủng hộ và âm thầm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện luận văn. Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong đƣợc sự đóng góp chân tình của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, tôi kính chúc các quý thầy, quý cô trƣờng Đại Học Cần Thơ đƣợc dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành công! Ngày 17 tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hoàng Mai i SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 17 tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hoàng Mai ii SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Họ và tên ngƣời nhận xét: LA NGUYỄN THÙY DUNG  Học vị: Thạc sĩ  Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh  Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hƣớng dẫn  Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – Trƣờng ĐHCT  Tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HOÀNG MAI  MSSV: 4094568  Lớp: Quản trị kinh doanh tổng hợp 2 K35  Tên đề tài: Phân tích hệ thống kênh phân phối lúa gạo tỉnh An Giang. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 2. Hình thức trình bày: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… iii SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu) ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 6. Các nhận xét khác: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 2013 Giáo viên hƣớng dẫn La Nguyễn Thùy Dung iv SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai MỤC LỤC Trang Chƣơng 1 GIỚI THIỆU ............................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: .................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 2 1.3 GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............... 3 1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định ........................................................................ 3 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 1.4.1 Phạm vi không gian ................................................................................ 3 1.4.2 Phạm vi thời gian ................................................................................... 3 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu: ............................................................................ 3 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .. 3 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................... 8 2.1.1 Khái niệm hệ thống kênh phân phối ....................................................... 8 2.1.2 Vai trò của phân phối ............................................................................. 9 2.1.3 Cấu trúc và hoạt động ............................................................................. 9 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 15 2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 15 2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................ 16 2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 17 Chƣơng 3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI LÖA GẠO TẠI TỈNH AN GIANG .............................................................................. 20 3.1 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH LÖA GẠO TỈNH AN GIANG.................................. 20 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên: ............................................................................... 20 3.1.2 Đặc điểm kinh tế -xã hội ...................................................................... 26 3.1.3 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2012 ............ 28 v SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai 3.2 MÔ TẢ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI LÖA GẠO HIỆN TẠI CỦA TỈNH AN GIANG............................................................................................. 31 3.2.1 Nông dân .............................................................................................. 33 3.2.2 Thƣơng lái:........................................................................................... 43 3.2.3 CTLT, NMXX quy mô lớn ................................................................... 48 3.2.4 Bán buôn .............................................................................................. 52 3. 2.5 Bán lẻ .................................................................................................. 55 3.2.6 Tổng hợp hệ thống kênh phân phối lúa gạo hiện tại của tỉnh An Giang 59 3.2.7 Sự vận hành của kênh phân phối .......................................................... 60 3.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI LÖA GẠO TỈNH AN GIANG ................................................................................... 63 3.3.1 Đánh giá về sản lƣợng phân phối và tiêu thụ ........................................ 63 3.3.2 Đánh giá về chi phí-lợi nhuận và phân phối giá trị gia tăng giữa từng thành viên tham gia kênh phân phối .............................................................. 63 3.3.3 Đánh giá về rủi ro trong phân phối: ...................................................... 66 Chƣơng 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KÊNH PHÂN PHỐI LÖA GẠO Ở AN GIANG ........................................... 68 4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHẨM CHẤT GẠO .......................... 68 4.1.1 Giống lúa: ............................................................................................ 68 4.1.2 Độ lẫn loại trong lúa gạo (pha tạp) ....................................................... 69 4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ LIÊN KẾT GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG KÊNH PHÂN PHỐI ................................................................. 69 4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐIỀU HÕA TRONG PHÂN PHỐI .... 71 4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CẠNH TRANH VỚI GẠO NGOẠI NHẬP ............................................................................................................... 71 Chƣơng 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI LÖA GẠO TỈNH AN GIANG ................................ 73 5.1 NHỮNG MẶT CỒN TỒN TẠI TRONG KÊNH PHÂN PHỐI LÖA GẠO . 73 5.1.1 Phẩm chất gạo ...................................................................................... 73 5.1.2 Chi phí marketing cao và lợi nhuận thấp............................................... 73 5.1.3 Sự liên kết giữa các thành viên ............................................................. 74 vi SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI ................................................................................................................. 75 5.2.1 Tuyên truyền đến nông dân về các giống lúa chất lƣợng phù hợp với đất đai ................................................................................................................. 75 5.2.2 Nghiên cứu giống lúa mới phù hợp với thổ nhƣỡng .............................. 75 5.2.3 Xây dựng mối liên kết nông dân-thƣơng lái-CTLT ............................... 76 5.2.4 Liên kết giữa CTLT và ngƣời bán lẻ .................................................... 77 Chƣơng 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 79 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 79 6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 80 6.2.1 Đối với Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng ...................................... 80 6.2.2 Đối với CTLT ...................................................................................... 81 6.2.3 Đối nhà khoa học trong nông nghiệp .................................................... 81 6.2.4 Đối với nông dân .................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 83 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ ........................................... 89 vii SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Cơ cấu diện tích lúa tỉnh An Giang trung bình giai đoạn 2009 – 2011 .... 16 Bảng 2.2 Thông tin về số lƣợng phỏng vấn các đối tƣợng nghiên cứu ................... 17 Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất năm 2011 ...................................................................... 25 Bảng 3.2 Dân số tỉnh An Giang qua 3 năm 2010-2012 .......................................... 26 Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang 2011-2012 và mục tiêu sắp tới ................... 27 Bảng 3.4 Diện tích, năng xuất và sản lƣợng lúa của các tỉnh ĐBSCL năm 2012 ............................................................................................................... 29 Bảng 3.5 Tình hình sản xuất lúa trong ba năm 2010-2012 của tỉnh An Giang ........ 30 Bảng 3.6a Một số thông tin chung về nông hộ đƣợc phỏng vấn ............................. 34 Bảng 3.6b Thông tin chung về trình độ học vấn của nông hộ ................................. 35 Bảng 3.7 Tỉ lệ hộ có canh tác trong năm theo từng vụ 2012-2013 ......................... 36 Bảng 3.8 Thống kê tình hình sử dụng lúa giống năm 2012-2013 ........................... 37 Bảng 3.9 Tình hình sử dụng vốn đầu tƣ cho sản xuất của nông hộ ......................... 38 Bảng 3.10 Giá thành sản suất 1kg lúa của từng vụ 2012-2013 ............................... 39 Bảng 3.11 Thống kê đối tƣợng đƣợc nông dân bán lúa .......................................... 40 Bảng 3.12 Thống kê tỉ lệ lƣợng lúa nông dân phân phối đi tiêu thụ........................ 41 Bảng 3.13 Tổng hợp chi phí-lợi nhuận của nông dân trong một kg lúa .................. 42 Bảng 3.14 Thu nhập ƣớc tính bình quân/năm của nông dân ................................... 43 Bảng 3.15 Thông tin chung của các thƣơng lái ...................................................... 44 Bảng 3.16 Chi phí hoạt động của thƣơng lái .......................................................... 45 Bảng 3.17 Giá mua và giá bán trung bình của thƣơng lái trong 12 tháng qua ......... 46 Bảng 3.18 Tổng hợp chi phí-lợi nhuận trên một kg lúa của thƣơng lái ................... 47 Bảng 3.19 Thu nhập ƣớc tính bình quân/năm của thƣơng lái ................................. 47 Bảng 3.20 Tỉ lệ lƣợng lúa thƣơng lái phân phối cho từng nơi ................................ 48 viii SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai Bảng 3.21 Tổng hợp chi phí lợi nhuận của CTLT .................................................. 50 Bảng 3.22 Tỉ lệ lƣợng lúa NMXX phân phối cho từng nơi .................................... 51 Bảng 3.23 Tỉ lệ lƣợng lúa nhà CTLT phân phối cho từng nơi ................................ 52 Bảng 3.24 Tổng hợp chi phí-lợi nhuận của ngƣời bán buôn cho một kg gạo bán ra 54 Bảng 3.25 Thu nhập ƣớc tính của ngƣời buôn gạo ................................................. 54 Bảng 3.26 Tỉ lệ lƣợng gạo nhà bán buôn phân phối cho từng nơi........................... 55 Bảng 3.27 Bảng tổng hợp chi phí lợi nhuận của ngƣời bán lẻ trên một kg gạo bán ra . ............................................................................................................................. 57 Bảng 3.28 Thu nhập ƣớc tính của ngƣời bán lẻ ...................................................... 58 Bảng 3. 29 Tỉ lệ lợi nhuận và phân phối giá trị gia tăng trong kênh phân phối lúa gạo của tỉnh An Giang ..................................................................................... 64 Bảng 4.1 Thứ tự khảo sát về lựa chọn giống theo tiêu chí của nƣời nông dân ........ 68 ix SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Kênh phân phối trực tiếp............................................................................. 9 Hình 2: Kênh phân phối một giai đoạn .................................................................. 10 Hình 3: Kênh phân phối đầy dủ dài suốt ................................................................ 10 Hình 4: Kênh phân phối lúa gạo An Giang (Trần Hoài Phong, 2010) .................... 14 Hình 5: Kênh phân phối lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Ngọc Quang năm 2010) ................................................................................................. 15 Hình 6: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối lúa gạo tỉnh An Gianng ........................... 59 Hình 7: Cơ cấu đóng góp giá trị gia tăng của từng thành viên kênh phân phối............................................................................................................... 65 Hình 8: Cơ cấu lợi nhuận của từng thành viên trong phân phối giá trị gia tăng.................................................................................................................. 66 Hình 9: Sơ đồ các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của kênh phân phối lúa gạo tỉnh An Giang ................................................................................................. 72 x SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt: ĐBSCL Đồng bằng song Cửu Long CTLT Công ty chế biến và xuất khẩu lƣơng thực NMXX Nhà máy xay xát xi SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai Chƣơng 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. Nghề trồng lúa nƣớc từ xƣa đến nay vẫn là một thế mạnh. Ngày nay, đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, nghề trồng lúa càng phát triển mạnh mẽ và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nƣớc cũng nhƣ vƣơn ra nƣớc ngoài. Hàng năm, sản lƣợng lúa cả nƣớc thu hoạch đƣợc khoảng 33-34 triệu tấn. Riêng năm 2012, sản lƣợng lúa đạt mức kỷ lục 43,7 triệu tấn, trong đó sản lƣợng xuất khẩu là 7,72 triệu tấn (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Tuy nhiên, trong sự phát triển của ngành nông nghiệp lúa nƣớc của nƣớc ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại: nông dân chƣa đƣợc tiếp cận kỹ thuật canh tác một cách toàn diện, ảnh hƣởng đến chất lƣợng lúa và phẩm chất gạo; đặc biệt là gạo xuất khẩu chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn chất lƣợng, gây khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng với nƣớc ngoài; tình trạng giá gạo không ổn định vẫn đang tiếp diễn, ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của nông dân. Những khó khăn trên cho thấy nền nông nghiệp đang gặp phải những thách thức trong cả sản xuất và tiêu thụ. Do đó, cả nƣớc nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang tập trung tìm kiếm những giải pháp nhằm đƣa nền nông nghiệp phát triển theo hƣớng chất lƣợng và bền vững. Nếu Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nƣớc thì An Giang là một trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất lúa gạo của khu vực này. Năm 2012, An Giang đã gieo trồng 475.644 ha lúa, chiếm 19% diện tích trồng lúa cả nƣớc, cho năng suất bình quân khoảng 6,4 tấn/ha (theo Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang) cao hơn mức năng suất trung bình cả nƣớc (cả nƣớc là 5,6 tấn/ha theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ngoài ra, An Giang còn là tỉnh tiên phong trong việc nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa nƣớc nhƣ chƣơng trình “1 phải, 5 giảm”, “ruộng lúa bờ hoa”, “3 giảm, 3 tăng”... Những điều trên cho thấy nền nông nghiệp An Giang đƣợc tỉnh nhà hết sức chú trọng. Tuy nhiên nông nghiệp lúa nƣớc An Giang vẫn gặp phải những khó khăn chung của cả nƣớc. Mặc dù sản lƣợng 1 SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai hằng năm sản suất ra nhiều, nhƣng đầu ra tiêu thụ lại gặp khó khăn. Nông dân bán lúa gặp tình trạng giá lúa bất ổn, không mang lại nguồn thu nhập ổn định trong đời sống. Công ty lƣơng thực và xuất khẩu (CTLT) phải đối mặt với chất lƣợng lúa không đảm bảo và hợp đồng xuất khẩu đầu ra khó khăn. Thêm vào đó, một bộ phận ngƣời tiêu dùng trong tỉnh lại đang chuộng nhiều loại gạo ngoại nhập hơn gạo trong nƣớc nhƣ gạo Sóc Thái, gạo Đài Loan.... khiến cho lƣợng cầu của gạo trong tỉnh ở thị trƣờng nội địa cũng giảm sút. Ta thấy, những khó khăn trên, từ giá gạo đến lƣợng tiêu thụ xuất khẩu và cả việc cạnh tranh trong thị trƣờng nội địa đều liên quan đến hoạt động phân phối. Nhƣ vậy, để khắc phục những khó khăn đó thì phải xem xét lại kênh phân phối lúa gạo của tỉnh nhƣ thế nào để tìm ra nguyên nhân của những khó khăn trên. Xuất phát từ lý do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích hệ thống kênh phân phối lúa gạo tỉnh An Giang” nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp để xây dựng kênh phân phối lúa gạo hiệu quả hơn, mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngƣời nông dân và góp phần phát triển ngành lúa gạo một cách toàn diện . 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hệ thống kênh phân phối lúa gạo tỉnh An Giang để tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả của hệ thống từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối lúa gạo tỉnh An Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích hiện trạng của hệ thống kênh phân phối lúa gạo tỉnh An Giang; - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của kênh phân phối lúa gạo tỉnh An Giang; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống kênh phân phối lúa gạo tỉnh An Giang. 2 SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai 1.3 GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định - Trong phân phối giá trị gia tăng, nông dân chiếm tỉ trọng về lợi nhuận cao nhất. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình hoạt động của kênh phân phối lúa gạo tại An Giang hiện nay nhƣ thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến kết quả của kênh phân phối hiện tại? - Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả cho hệ thống kênh phân phối nhằm phát huy đƣợc lợi thế của tỉnh trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở An Giang? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại địa bàn tỉnh An Giang. 1.4.2 Phạm vi thời gian Đề tài đƣợc nghiên cứu trong 4 tháng bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 5 năm 2013, số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong trong giai đoạn 2010-2012, số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong tháng 3 năm 2013. 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các đối tƣợng sau: nông dân trồng lúa, thƣơng lái, nhàn máy xay xát, công ty lƣơng thực, bán buôn , buôn lẻ gạo. 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nguyễn Ngọc Quang, 2010, đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát triển kênh phân phối lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” với nội dung phân tích thực trạng mạng lƣới bán lẻ mặt hàng lúa gạo trên cơ sở nghiên cứu các mối quan hệ giữa ngƣời phân phối lẻ (bán lẻ) mặt hàng lúa gạo, ngƣời cung ứng, nông hộ, thƣơng lái chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển mạng lƣới bán lẻ lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để nghiên cứu là thống kê mô tả, so sánh, lợi ích-chi 3 SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai phí, phân tích kênh phân phối và phân tích phân biệt. Kết quả đạt đƣợc từ nghiên cứu là thấy rõ sự kém hiệu quả của kênh phân phối lúa gạo từ nông hộ đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng ở Đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động phân phối còn rời rạc, manh mún, thiếu tập trung, thiếu liên kết giữa CTLT nông nghiệp và nông dân. Mối quan hệ giữa thƣơng lái, doanh nghiệp với nhà bán lẻ chặt chẽ hơn có hợp tác với nhau, còn giữa ngƣời bán lẻ và ngƣời tiêu dùng cũng có hợp tác nhƣng không chặt chẽ. Các yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến lợi nhuận của nông dân là số ngày lao động nhà và chi phí sản xuất, trong quan hệ giao dịch giữa nông dân và thƣơng lái, hoạt động đơn giản diễn ra manh mún, nông dân cũng không đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi từ thƣơng lái. Giải pháp để giải quyết vấn đề là nông dân phải chủ động tìm kiếm đầu ra lâu bền đồng thời nâng cao chất lƣợng hạt lúa; biến những thƣơng lái thành lực lƣợng thu mua chuyên nghiệp ổn định bằng chính sách kinh tế và doanh nghiệp nhà nƣớc; đầu tƣ cho cơ sở vật chất hạ tầng, gia tăng giá trị hạt gạo và đa dạng hóa các sản phẩm từ gạo. Xây dựng kênh phân phối trực tiếp từ doanh nghiệp đến các đại lý bán lẻ, không qua trung gian bán buôn. Trần Hoài Phong, 2010, đã nghiên cứu đề tài “Phân tích chuỗi giá trị gạo của tỉnh An Giang” với nội dung phân tích hoạt động của chuỗi giá trị gạo: phân tích các yếu tố chi phí đầu vào và giá bán của ngƣời trồng lúa, phân tích cơ cấu chi phí và hiệu quả sản xuất của các tác nhân trong chuỗi, so sánh lợi ích, chi phí và thu nhập giữa các tác nhân cũng nhƣ phân phối lợi ích của từng tác nhân trong chuỗi và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi và cải thiện thu nhập cho ngƣời trồng lúa. Các phƣơng pháp sử dụng để phân tích chuỗi giá trị là Phân tích lợi ích - chi phí (BCA), phân tích so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối, Cross-Tab, phân tích ngành ngành (CCA), cuối cùng phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để tìm ra giải pháp. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của ngƣời trồng lúa trong chuỗi đạt trung bình 42,47% so với chi phí sản xuất nhƣng đời sống của nông dân vẫn còn nhiều khó khăn, mức thu nhập chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức chuẩn nghèo ở nông thôn. Thƣơng lái hƣởng phần trăm lợi nhuận ít hơn (5,9%) so với chi phí nhƣng do sản lƣợng thu gom nhiều hơn rất nhiều lần so với nông dân (640 tấn so với 18,5 tấn/năm) nên thu nhập hàng năm của thƣơng lái cao hơn ngƣời nông dân nhiều lần. Tƣơng tự nhƣ vậy, doanh nghiệp hƣởng đƣợc 5,7% giá mua đối với gạo nội địa và 6,46% so với gạo xuất khẩu nhƣng 4 SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai do sản lƣợng gạo rất cao (133.489 tấn/năm) nên lợi nhuận thu về hàng năm là rất cao. Đối với tác nhân là các đại lý tiêu dùng, đƣợc hƣởng lợi nhuận là 9,59% giá mua và có tăng khi thị trƣờng biến động (với mức tiêu thụ là 156 tấn/năm). Để cân bằng lại lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi, tác giả đề xuất giải pháp là hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến cho nông dân nhằm tăng năng suất, tạo việc làm cho nông dân trong thời gian nhàn rỗi tìm cách hạ giá các nguyên vật liệu đầu vào, nâng cao giá trị gia tăng cho toàn chuỗi, tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp cho những hoạt động khác, sắp xếp lại kênh thị trƣờng cho phù hợp, nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi. Lê Thị Thùy Linh, 2010, đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích kênh phân phối sản phẩm cam sành tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp” với nội dung phân tích kênh phân phối sản phẩm cam sành tại tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp, xác định các nhân tố tạo nên sự khác biệt về lợi nhuận giữa hai vùng và đề xuất các giải pháp một cách toàn diện. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để nghiên cứu là phƣơng pháp so sánh và xếp hạng, phân tích phân biệt đối với mục tiêu phân tích thực trạng sản xuất, phƣơng pháp phân tích kênh thị trƣờng (xác định chi phí Marketing và Marketing biên tế), phân tích chi phí - lợi ích cho mục tiêu phân tích kênh phân phối và sử dụng kiểm định thống kê, ma trận SWOT để tìm ra giải pháp. Kết quả đạt đƣợc: các tác nhân tham gia đều có lãi, ngƣời nông dân lãi ít, việc tiếp cận thông tin thị trƣờng của các thành viên tham gia vào kênh cũng khá dễ dàng, giá bán của các sản phẩm chủ yếu đƣợc quyết định dựa trên cơ sở thƣơng lƣợng giữa ngƣời mua và ngƣời bán, giải pháp là tổ chức chặt chẽ giữa sản xuất và xuất khẩu, tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, kiểm soát nguồn giống tốt để cung cấp cho ngƣời trồng cam để đảm bảo sản phẩm chất lƣợng, tổ chức lại vùng chuyên canh, mở rộng diện tích trồng để tăng sản lƣợng đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vũ Thị Bảo Ngọc, 2012, đã nghiên cứu đề tài “Phân tích kênh phân phối dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ” với nội dung phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền-TP Cần Thơ, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu, phân tích thị trƣờng, kênh phân phối sản phẩm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển kênh phân phối của dâu Hạ Châu. Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để phản ánh thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ 5 SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai Châu, phƣơng pháp phân tích chi phí lợi nhuận và hồi quy tƣơng quan để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ, phƣơng pháp phân tích kênh thị trƣờng và chi phí-lợi ích để đánh giá hiệu quả phân phối dâu Hạ Châu, phƣơng pháp Probit để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định có mở rộng quy mô sản xuất hay không. Kết quả của nghiên cứu cho biết những điểm thuận lợi khi trồng dâu Hạ Châu là điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngƣời trồng dâu có kinh nghiệm lâu năm, thủy lợi tốt. Bên cạnh đó cũng có những khó khăn là thiếu giống chất lƣợng, sâu bệnh phát triển, chi phí đầu tƣ cao, thông tin thị trƣờng hạn chế. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhƣ sau: tăng cƣờng công tác tập huấn, nghiên cứu chọn giống, thành lập và tham gia hợp tác xã để đẩy mạnh liên kết, xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu dâu Hạ Châu, phát triển kênh phân phối trực tiếp từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng và phát triển công nghệ chế biến. Nguyễn Quốc Nghi, Huỳnh Trường Huy, Dương Quế Nhu, 2008, đã nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ và đề xuất các giải pháp phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Hậu Giang” với nội dung phân tích tình hình sản xuất mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang, đánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất cùng với mô tả và phân tích hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm mía nguyên liệu, tìm các nhân tố ảnh hƣởng để từ đó xây dựng giải pháp mang tính khoa học và khả thi giúp nâng cao hiệu quả trồng mía của nông hộ, phát triển vùng mía nguyên liệu Hậu Giang. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để nghiên cứu là thống kê mô tả: ƣớc lƣợng khoảng tin cậy và xếp hạng theo tiêu thức, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế để thể hiện rõ tình hình sản xuất và tiêu thụ và đánh giá hiệu quả sản xuất, sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận, thảo luận nhóm với sự nhận định của chuyên gia là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xây dựng giải pháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở Hậu Giang là có hiệu quả kinh tế và là thế mạnh của vùng. Tuy nhiên, kênh phân phối chƣa hợp lý. Nông dân không chủ động vận chuyển và bán mía nguyên liệu. Các thƣơng lái và nhà máy tổ chức thu mua chƣa chặt chẽ xảy ra tình trạng tranh bán tranh mua, giá cả biến động lớn. Mặc dù sản xuất có hiệu quả các thành tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ đều có lợi nhƣng hiệu quả của cả ngành hàng vẫn không cao. Giải pháp là thực hiện liên kết 4 nhà và xây dựng hệ thống phân phối chặt chẽ để phát triển lợi thế của vùng. 6 SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai Trương Thị Kim Tú, 2011, đã nghiên cứu đề tài “Phân tích hệ thống phân phối thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh An Giang” với nội dung Phân tích đánh giá thực trạng hệ thống mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn tỉnh An Giang, phân tích hệ thống phân phối thuốc bảo vệ thực vật và để xuất các giải pháp ổn định thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng, phân tích kênh phân phối để đánh giá kênh phân phối thuốc bảo vệ thực vật hiện tại và sử dụng ma trận SWOT để tổng hợp đề ra giải pháp cho kênh phân phối thuốc. Kết quả nghiên cứu là xác định đƣợc đại lý cấp I là nơi phân phối có lợi nhất cho ngƣời nông dân và cũng là thành phần có mức lợi cao nhất. Tuy nhiên, đại lý cấp I không cho bán thiếu nên không phù hợp với nhiều nông dân nghèo. Đó là lý do để đại lý cấp III tồn tại. Trong khi đại lý cấp III là thành phần có mức lợi không cao nhƣng làm cho nông dân không nhận đƣợc nhiều lợi ích. Thấy đƣợc vấn đề đó tác giả đề xuất chiến lƣợc phân bổ lại kênh phân phối, tận dụng Hợp tác xã tham gia vào kênh phân phối để phát huy điểm mạnh hạn chế khắc phục vấn đề trên. 7 SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm hệ thống kênh phân phối Khái niệm Hệ thống: Hệ thống là một tập hợp hay một tổng thể gồm các phần tử hay các bộ phận khác có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và đƣợc sắp xếp theo một trình tự nhằm đảm bảo tính thống nhất và có khả năng thực hiện một số nhiệm vụ và mục tiêu nhất định. Một hệ thống có 3 tính chất cơ bản: các phần tử hay các bộ phận trong hệ thống luôn có mối quan hệ ảnh hƣởng lẫn nhau, bất kỳ sự thay đổi nào về quy mô hay về chất của một phần tử hoặc của hệ thống đều làm ảnh hƣởng đến các phần tử khác và hệ thống, khi hệ thống hoạt động hiệu quả sẽ tạo ra kết quả lớn hơn so với tổng kết quả của các phần tử riêng lẻ và ngƣợc lại. Phân phối là một thành phần cơ bản của Marketing hỗn hợp hay một công cụ của Marketing. Kênh phân phối là tuyến đƣờng giúp nhà sản xuất đƣa sản phẩm của họ đến tay ngƣời tiêu dùng một cách hiệu quả. Một kênh phân phối gồm các đối tƣợng: nhà sản xuất, thành viên trung gian tham gia phân phối, ngƣời tiêu dùng. Hệ thống kênh phân phối là một tập hợp các thành viên và các thành phần khác có quan hệ lẫn nhau thực hiện nhiệm vụ phân phối nhằm mục tiêu tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống kênh phân phối gồm có: ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng cuối cùng; hệ thống các thành viên trung gian phân phối (bao gồm nhà buôn sỉ, nhà buôn lẻ, đại lý môi giới); cơ sở vật chất, phƣơng tiện vận chuyển và tồn trữ; hệ thống thông tin thị trƣờng và các dịch vụ của hoạt động mua bán. Riêng đối với hệ thống kênh phân phối lương thực thực phẩm, đây là sự kết hợp phức tạp nhiều hoạt động, chức năng và quan hệ (sản xuất, bảo quản, lƣu kho, dự trữ, vận chuyển, chế biến, đóng gói, bán buôn bán lẻ…) để có thể đáp ứng nhu cầu thực phẩm của dân cƣ, đặc biệt là dân cƣ các đô thị, thành phố lớn. 8 SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Mai
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng