Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hệ thống câu hỏi của một số bài học trong sách giáo khoa ngữ văn 11 – ...

Tài liệu Phân tích hệ thống câu hỏi của một số bài học trong sách giáo khoa ngữ văn 11 – bộ cơ bản

.PDF
70
347
125

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN TRẦN THỊ KIM MỘNG PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CÂU HỎI CỦA MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 – BỘ CƠ BẢN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: TRẦN NGUYÊN HƯƠNG THẢO Cần Thơ, 5/2010 GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo -1- SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Lí thuyết về câu hỏi 1. Khái niệm câu hỏi 2. Phân loại câu hỏi 2.1. Dựa trên mức độ nhận thức (Bloom) 2.1.1. Câu hỏi nhớ 2.1.2. Câu hỏi hiểu 2.1.3. Câu hỏi vận dụng 2.1.4. Câu hỏi phân tích 2.1.5. Câu hỏi tổng hợp 2.1.6. Câu hỏi đánh giá 2.2. Dựa trên định hướng “Thu nhận và tổng hợp kiến thức” (Marzano) 2.2.1. Câu hỏi so sánh 2.2.2. Câu hỏi phân loại 2.2.3. Câu hỏi quy nạp 2.2.4. Câu hỏi diễn dịch 2.2.5. Câu hỏi phân tích lỗi 2.2.6. Câu hỏi yêu cầu nêu lí lẽ (lập luận) để chứng minh 2.2.7. Câu hỏi khái quát hóa 2.2.8. Câu hỏi phân tích quan điểm 2.3. Câu hỏi về nội dung và hình thức nghệ thuật tác phẩm 2.3.1. Câu hỏi tái hiện GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo -2- SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp 2.3.2. Câu hỏi yêu cầu giải thích, phân tích, suy luận 2.3.3. Câu hỏi khái quát 2.4. Câu hỏi dựa trên nội dung hỏi và mức độ tư duy của học sinh 2.4.1. Câu hỏi phát biểu 2.4.2. Câu hỏi trình bày 2.4.3. Câu hỏi giải thích 2.4.4. Câu hỏi luận chứng 3. Tác dụng câu hỏi 4. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi Chương 2: Phân tích hệ thống câu hỏi của một số bài học trong Sách giáo khoa Ngữ văn 11- Bộ cơ bản 1. Giới thiệu Sách giáo khoa Ngữ văn 11- Bộ cơ bản 1.1. Về cấu trúc 1.2. Về nội dung 1.2.1. Phân môn Đọc văn 1.2.2. Phân môn Tiếng Việt 1.2.3. Phân môn Làm văn 1.3. Những điểm mới 1.3.1. Phân môn Đọc văn 1.3.2. Phân môn Tiếng Việt 1.3.3. Phân môn Làm văn 2. Phần đọc văn 2.1. Bài: Thương vợ (Trần Tế Xương) 2.2. Bài: Tự tình (Hồ Xuân Hương) 2.3. Bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) 2.4. Bài: Chí Phèo (Nam Cao) 2.5. Bài: Tràng giang (Huy Cận) 2.6. Bài: Tình yêu và thù hận (U.sechsxpia) 3. Phần Tiếng Việt 3.1. Bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí 3.2. Bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) 3.3. Bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo -3- SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp 3.4. Bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) 4. Phần Làm văn 4.1. Bài: Bản tin 4.2. Bài: Thao tác lập luận phân tích 4.3. Bài: Thao tác lập luận so sánh 4.4. Bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ 4.5. Bài: Thao tác lập luận bình luận C. KẾT LUẬN GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo -4- SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay ngành giáo dục nước ta đang từng bước hoàn thiện theo phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Ở mỗi môn học cần có một phương pháp dạy học khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đối với môn Ngữ văn, phương pháp dạy học tích cực thể hiện ở nhiều cách khác nhau: Phương tiện trực quan, thảo luận nhóm, thiết kế câu hỏi… Trong đó, vấn đề đặt câu hỏi cho học sinh tìm tòi kiến thức đóng vai trò vô cùng quan trọng. Công việc này đòi hỏi giáo viên phải thật thận trọng, cân nhắc, chọn lọc nhiều vấn đề khác nhau để giúp học sinh hiểu được bài học theo hướng tự tìm tòi, khám phá. Chính vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên nói chung và giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng là phải làm tốt trọng trách của mình. Đề tài Phân tích hệ thống câu hỏi của một số bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11- bộ cơ bản mang lại nhiều lợi ích cho người dạy và đặc biệt giúp học sinh có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn theo phương pháp dạy học tích cực. Qua những câu hỏi hướng dẫn học bài ấy, học sinh có thể tự mình khám phá kiến thức, từng bước hiểu được trọng tâm của bài học. Và từ đó học sinh sẽ nhớ bài lâu hơn, hiểu sâu sắc vấn đề hơn. Cách đặt câu hỏi hướng dẫn học bài còn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tự học, phản ứng nhanh hơn với các tình huống giáo viên đặt ra và dần dần hình thành thói quen tự lập giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống sau này. Do vậy, đề tài luận văn còn là cơ hội để bản thân học hỏi kiến thức, đúc kết kinh nghiệm giảng dạy. Việc đứng lớp truyền đạt kiến thức cho học sinh không phải là việc dễ dàng, vấn đề đặt câu hỏi giúp học sinh khám phá kiến thức luôn là một thử thách lớn đối với giáo viên. Trong quá trình thực hiện luận văn, bản thân sinh viên sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho việc giảng dạy sau khi ra trường. Đề tài luận văn này sẽ là những kiến thức vô cùng bổ ích và thiết thực. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Về đề tài phân tích câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa Ngữ văn, hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu. Đây là một đề tài hay và bổ ích, đóng vai trò quan trọng trong việc dạy học Ngữ văn. Và câu hỏi hướng dẫn học bài luôn là vấn đề tốn nhiều thời gian đối với những giáo viên có tâm huyết với nghề. Vì thế, dù đã có GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo -5- SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp nhiều nghiên cứu nhưng câu hỏi hướng dẫn học bài không trở thành đề tài cũ mà luôn mới mẻ, đòi hỏi chúng ta phải luôn tìm tòi để đổi mới kịp thời với hoàn cảnh. 2.1. Cuốn Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông của Nguyễn Thị Thanh Hương- NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2001 gồm 3 phần: Phần 1: Vấn đề lí luận văn học liên quan đến việc dạy học môn văn. Phần 2: Dạy văn là một khoa học và là một nghệ thuật. Phần 3: Bình giảng, phân tích, lí giải một số tác phẩm trong nhà trường. Trong phần 2 “Con đường tiếp cận chân lí nghệ thuật trong giờ dạy học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông”, mục I “Những hướng thiết lập bầu không khí văn chương trong giờ dạy học văn”, tác giả nêu ra một số yêu cầu cần có của câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức và nhằm tạo ra bầu không khí văn chương:  Câu hỏi phải đi dần từ đơn giản đến phức tạp, đôi khi có dạng mâu thuẫn, làm cho học sinh không dễ trả lời.  Câu hỏi phải làm nhiệm vụ thu hút, lôi cuốn học sinh và có khả năng xâu chuỗi các phạm vi hiểu biết của các em, đồng thời phải tương ứng với bản chất văn chương, logic về khoa học.  Câu hỏi có khả năng bao quát không chỉ những sự kiện cụ thể mà còn bao quát một hệ thống dữ liệu.  Câu hỏi phải giúp học sinh xác định mối liên hệ giữa các yếu tố tách rời trong từng ngữ cảnh với ý nghĩa chung của các phẩm. Tất cả những câu hỏi này có khả năng mở rộng sang những câu hỏi hoặc vấn đề khác và liên kết chúng lại với nhau. 2.2. Cuốn Phương pháp dạy học văn của Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1998 gồm 2 phần: Phần 1: Những vấn đề lí luận chung về bộ môn. Phần 2: Phương pháp dạy học bộ môn. Trong phần II.B Phương pháp tiếp cận phân tích giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường mục IV Phân tích nêu vấn đề và V Phương pháp gợi mở có đề cập đến câu hỏi. Đó là loại câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi đàm thoại. Với những yêu cầu sau: GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo -6- SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp Câu hỏi nêu vấn đề:  Là loại câu hỏi đặt ra cho học sinh và được học sinh tiếp nhận một cách có ý thức, không phải từ ngoài dội vào mà do nhu cầu khám phá tìm hiểu bản thân.  Câu hỏi này thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó gợi lên cái mâu thuẫn về cái đã biết và cái chưa biết, giữa cái cũ và cái mới trong nhận thức của học sinh.  Câu hỏi nhất thiết phải định hướng mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố cụ thể những vấn đề tổng hợp của bài văn, của tác phẩm như: chủ đề, quan điểm tác giả, tác dụng, ý nghĩa…  Câu hỏi mang tính hệ thống liên tục. Mục đích phân tích là hướng dẫn học sinh khám phá kiến thức, quan điểm, ý đồ nghệ thuật của tác giả.  Câu hỏi phải sát hợp với tác phẩm và khêu gợi hứng thú đối với học sinh. Câu hỏi đàm thoại:  Các câu hỏi phải có tính chất rõ ràng, chính xác, có màu sắc văn học, có khả năng khơi gợi tình cảm, xúc động thẩm mĩ cho học sinh.  Câu hỏi phải vừa sức đối với học sinh, thích hợp với khuôn khổ giờ lên lớp, vừa có khả năng gợi vấn đề, suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo cho học sinh.  Câu hỏi không tùy tiện phải được xây dựng theo hệ thống, logic, có tính toán giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chỉnh thể.  Cần có sự cân đối giữa loại câu hỏi cụ thể và loại câu hỏi tổng hợp gợi vấn đề. 2.3. Quyển giáo trình Lí luận dạy học của Lê Phước Lộc, tủ sách Đại học Cần Thơ, 1988 gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học. Chương II: Những cơ sở cho việc thay đổi phương pháp dạy học. Chương III: Phương pháp dạy và học. Trong chương III, tác giả có đề cập đến câu hỏi trong dạy học. Phần I Những vấn đề chung, mục 1.4 Vấn đề đặt câu hỏi trong dạy học. Cụ thể tác giả nêu ra những vấn đề yêu cầu chung của câu hỏi trong quá trình dạy học. Câu hỏi phải được hiểu ngay nhưng phải suy ngẫm, tốt nhất là thảo luận với nhau để trả lời tốt. Câu hỏi không chỉ làm cho học sinh hiểu được nội dung bài học mà còn buộc các em phải tư duy, có khả năng giải quyết tốt vấn đề diễn đạt mang tính sáng tạo, logic. GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo -7- SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp Tuy nhiên, đối với học sinh yếu chúng ta cũng cần có các câu hỏi gợi ý, học sinh chỉ cần tái hiện kiến thức là đủ. Câu hỏi dùng trong phương pháp đàm thoại được xếp kế tiếp nhau, từ dễ đến khó, từ tái hiện đến tư duy. Mỗi câu hỏi phải hướng vào một nội dung nhỏ một cách rõ ràng để gây hứng thú cho học sinh. Quan trọng nhất trong việc đặt câu hỏi là giáo viên phải chú ý đến nội dung hỏi đồng thời cả cấu trúc câu hỏi sao cho học sinh biết mình phải làm gì, ở mức độ tư duy nào. Các dạng câu hỏi được sử dụng trong quá trình dạy học:  Loại câu hỏi phát biểu  Loại câu hỏi trình bày  Loại câu hỏi giải thích  Loại câu hỏi luận chứng Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến việc lưu ý khi sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học: Giáo viên phải biết linh hoạt khi sử dụng các câu hỏi, không nên vận dụng một cách máy móc. Vì các câu hỏi không phải có ranh giới rạch ròi, dứt khoát, không phải lúc nào câu hỏi cũng giao cho đúng đối tượng học sinh. Đôi khi người giáo viên phải tăng độ khó của câu hỏi hoặc giảm độ khó của chúng hoặc có câu hỏi gợi ý thêm… Câu hỏi là phương tiện giao tiếp nhằm tiếp thu mối liên hệ ngược từ học sinh. Vì vậy, người giáo viên phải biết mình sẽ đánh giá học sinh như thế nào khi các em trả lời câu hỏi xong: vững, tạm, yếu, có học bài hay không có học bài… Câu hỏi phải trong sáng, đơn giản, dễ hiểu, không cầu kì, vô bổ, dùng từ phải chính xác. Về mặt logic thì câu hỏi không mâu thuẫn với nội tại, câu hỏi phải đơn trị. 2.4. Giáo trình Lí luận dạy học Ngữ văn của Nguyễn Minh Chính, Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Đình Thích, Hà Hồng Vân, khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ, 7/2002 gồm 2 phần: Phần 1: Những vấn đề lí luận dạy học. Phần 2: Các phương pháp dạy học Ngữ văn. Trong phần 2 các tác giả có đề cập đến các phương pháp dạy học Ngữ văn. Đó là phương pháp đọc tác phẩm, phương pháp diễn cảm, phương pháp đàm thoại. Trong phương pháp đàm thoại có nói đến phương pháp đặt câu hỏi và những yêu cầu chung của chúng: GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo -8- SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp  Câu hỏi phải có tính hệ thống, nghĩa là câu hỏi phải được xây dựng theo trình tự nội dung của bài học từ đầu đến cuối.  Câu hỏi phải có tính định hướng, nghĩa là nội dung câu hỏi phải xoay quanh nội dung chính của bài học.  Câu hỏi có tính gợi mở, tránh đánh đố học sinh.  Về hình thức: Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng giúp học sinh nắm bắt ngay được ý đồ của người hỏi, yêu cầu của câu hỏi.  Câu hỏi phải phù hợp với từng trình độ của học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn này sẽ đi tìm hiểu các vấn đề về câu hỏi, mục đích, nội dung và yêu cầu chung đối với câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa Ngữ văn. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ tập trung đi vào phân tích ưu điểm và nhược điểm của câu hỏi hướng dẫn học bài trong một số bài học của sách giáo khoa Ngữ văn 11 - bộ cơ bản. Cụ thể là luận văn sẽ chỉ ra mặt mạnh của những câu hỏi nhằm giúp học sinh khám phá kiến thức và giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng khác trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, luận văn còn chỉ ra mặt hạn chế của một số câu hỏi và đề xuất hướng giải quyết theo khả năng của người viết, nhằm mục đích thực tiễn là giúp học sinh khám phá tri thức tốt hơn. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sách giáo khoa Ngữ văn 11 - bộ cơ bản và người viết sẽ tập trung vào một số bài của phần Đọc hiểu văn bản, Tiếng việt và Làm văn. Phạm vi nghiên cứu là phân tích hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. Luận văn sẽ đi vào phân loại câu hỏi, tìm ra ưu và nhược điểm của câu hỏi và đề xuất hướng giải quyết nhằm giúp học sinh khám phá kiến thức theo một số bài khảo sát. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành đề tài luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thống kê hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11- bộ cơ bản. GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo -9- SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp Phân tích ưu và nhược điểm của hệ thống câu hỏi ở mỗi bài học. Tổng hợp, khái quát chung về hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài của các phần Đọc hiểu văn bản, Tiếng việt và Làm văn. GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo - 10 - SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp B. PHẦN NỘI DUNG  CHƯƠNG I: LÍ THUYẾT VỀ CÂU HỎI 1. KHÁI NIỆM CÂU HỎI Trong cuộc sống hằng, ngày chúng ta vẫn thường sử dụng câu hỏi để đối thoại, giao tiếp. Nhờ câu hỏi mà chúng ta hoàn thành tốt nhiều công việc, giúp nhau giải quyết những khó khăn, thấu hiểu nhau hơn, cảm thông, chia sẻ với nhau nhiều điều… Trong học tập cũng thế, câu hỏi đóng vai trò quan trọng giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh, đặc biệt là theo phương pháp tích cực. Người học sinh nhờ có câu hỏi mà phát huy được năng lực và học hỏi được nhiều kiến thức cho bản thân. Vậy câu hỏi là gì? Có vẻ như nó rất quen thuộc, gần gũi với chúng ta nhưng để định nghĩa cho thật rõ ràng và chính xác thì thật không phải dễ. Có nhiều tài liệu định nghĩa về câu hỏi rất khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt (Minh Tân – Thanh Nghi – Xuân Lãm) thì hỏi tức là: nói ra điều mình muốn người ta cho mình biết với yêu cầu được trả lời, nói ra điều mình hỏi hay mong muốn ở người ta yêu cầu được đáp ứng. Như vậy câu hỏi có những đặc điểm: - Hướng vào đối tượng nhận thức. - Sự đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ. - Đòi hỏi sự giải quyết, đáp lại. Còn trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt (NXB Văn Hóa - Thông Tin, 1998), Nguyễn Như Ý định nghĩa câu hỏi là “Câu biểu thị sự cần biết hoặc không rõ, với những đặc trưng của ngữ điệu và từ hỏi; còn gọi là câu nghi vấn”. Qua hai cách định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng mỗi người có một cách nói khác nhau về câu hỏi. Tuy nhiên, cách định nghĩa của Nguyễn Như Ý có vẻ phù hợp và chính xác hơn cả bởi vì câu hỏi không phải chỉ có nội dung thể hiện sự cần biết, muốn biết mà còn có hình thức là ngữ điệu và từ hỏi. 2. PHÂN LOẠI CÂU HỎI 2.1. Dựa trên mức độ nhận thức (Bloom) Để phân loại câu hỏi các nhà nghiên cứu đã dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Phân loại câu hỏi dựa trên mức độ nhận thức của Bloom thì ta có các loại câu hỏi sau: GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo - 11 - SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp 2.1.1. Câu hỏi nhớ Đây là loại thấp nhất nhưng cũng rất cơ bản của sự nhận thức. Nó chỉ yêu cầu người học nhớ được các sự kiện, khái niệm, định nghĩa, công thức, phương pháp, nguyên lí…mà chưa cần phải hiểu sâu. Để kiểm tra mức độ biết của học sinh, giáo viên thường hay nêu các câu hỏi bắt đầu bằng các động từ như: mô tả, phát biểu, liệt kê, nhớ lại, nhận biết, xác định, kể tên… 2.1.2. Câu hỏi hiểu Ở loại câu hỏi này người dạy không chỉ yêu cầu học sinh nhớ được kiến thức mà còn phải hiểu thấu đáo chúng như: các sự việc, sự kiện, các quá trình, các nguyên tắc, định luật, định nghĩa,… Để kiểm tra mức độ hiểu của học sinh, giáo viên thường nêu các câu hỏi bằng các động từ như: giải thích, lí giải, so sánh, hiểu thế nào,… hoặc các từ hỏi như: tại sao, nghĩa là gì… 2.1.3. Câu hỏi vận dụng Để đạt được tiêu chuẩn này, người học không chỉ phải nhớ, hiểu mà phải có khả năng áp dụng những nguyên tắc, khái niệm…đã học để giải quyết các vấn đề nhỏ, các bài tập áp dụng và đặc biệt là đưa chúng vào thực tiễn để giải thích, cải tiến cho hợp lí hơn, khoa học hơn. Để kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh, ngoài các bài tập ra giáo viên thường hay nêu các câu hỏi bắt đầu bằng các động từ như: Tìm (trong thực tế), chỉ ra, liên hệ, giải thích ( trong thực tế )… 2.1.4. Câu hỏi phân tích Đối với câu hỏi này, người học không những phải làm chủ tri thức của mình mà còn phải nhanh nhạy trong các thao tác tư duy. Phân tích là chia một chỉnh thể ra làm nhiều bộ phận để đi sâu vào các chi tiết bên trong, để hiểu bản chất của đối tượng. Thường thì mỗi sự phân tích bao giờ cũng nhằm vào một mục đích cụ thể, nghĩa là việc nghiên cứu từng bộ phận phải hướng đích. Sau khi chia, mỗi bộ phận phải được nghiên cứu để hiểu sâu hơn, chi tiết hơn, xâm nhập khắp các bộ phận của chỉnh thể. GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo - 12 - SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp 2.1.5. Câu hỏi tổng hợp Muốn đạt được yêu cầu thì người hỏi phải hiểu thấu đáo đối tượng, biết phân tích nó rồi sau đó mới có thể mô tả đối tượng đó bằng ngôn ngữ của mình, chú ý sắp xếp các bộ phận cấu thành (đã phân tích) theo một trật tự hợp lí để có thể xếp nó vào một loại đối tượng đã biết hay tìm ra một loại đối tượng mới, từ đó tìm ra hướng giải quyết đối tượng theo nhiệm vụ đã đặt ra hoặc tìm ra phương hướng tiếp theo. Phân tích và tổng hợp là hai hoạt động luôn luôn đi kèm nhau để tìm hiểu một sự việc, hiện tượng một cách trọn vẹn. 2.1.6. Câu hỏi đánh giá Một học sinh có khả năng đánh giá thì phải thực hiện công việc sau: Khi tìm hiểu một vấn đề, có thể nhận biết nó đúng hoặc sai, hay hoặc dở, chính xác hoặc không chính xác, có giá trị hoặc không có giá trị và mức độ của những nhận định đó. Muốn có được khả năng tự đánh giá thì người học phải vững về tri thức, thuần thục các hoạt đông tư duy: Phân tích và tổng hợp, so sánh, phân loại, trừu tượng hóa… Có các loại câu hỏi đánh giá sau: Đánh giá nội dung, đánh giá hình thức, đánh giá tư tưởng, đánh giá mức độ. 2.2. Dựa trên định hướng “Thu nhận và tổng hợp kiến thức” (Marzano) Phân loại câu hỏi theo định hướng hai “Thu nhận và tổng hợp kiến thức” trong năm định hướng của quá trình dạy học của Marzano, Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Minh Chính, Hà Hồng Vân đưa ra các loại câu hỏi để sử dụng trong dạy học: 2.2.1. Câu hỏi so sánh Những sự việc này có điểm nào giống nhau? Giống như thế nào ? Những sự việc này có điểm nào khác nhau? Khác như thế nào ? 2.2.2. Câu hỏi phân loại Ta có thể sắp xếp các sự vật (hiện tượng) này vào những nhóm nào? Giữa các yếu tố trong nhóm có điểm gì chung? Đặc trưng xác định của mỗi nhóm là gì? 2.2.3. Câu hỏi quy nạp Dựa trên những sự kiện (hoặc quan sát) sau đây…, các em có thể rút ra những kết luận gì? GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo - 13 - SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp 2.2.4. Câu hỏi diễn dịch Dựa trên sự tổng quát (hoặc quy luật hoặc nguyên lí) sau đây em có thể tiên đoán hoặc rút ra kết luận gì? Nếu xảy ra hiện tượng…(hoặc nếu thay B cho C…) thì điều gì sẽ xảy ra? 2.2.5. Câu hỏi phân tích lỗi Trong lập luận trên (ý kiến trên) có điểm nào chưa chính xác ? Trong câu trả lời này có điểm nào sai? Sai như thế nào? Vấn đề (bài tập) này có thể được sửa lại như thế nào? 2.2.6. Câu hỏi yêu cầu nêu lí lẽ (lập luận) để chứng minh Dựa vào đâu mà em khẳng định điều này là đúng ? Điểm hạn chế của lập luận trên là gì? 2.2.7. Câu hỏi khái quát hóa Em hãy rút ra những điểm chung của các vấn đề trên. Dạng tổng quát này có thể áp dụng cho những tình huống nào? 2.2.8. Câu hỏi phân tích quan điểm Tại sao nhân vật này được coi là tốt (hoặc xấu)? Em có ý kiến gì về vấn đề này? Những câu hỏi này có thể được hỏi trước, trong và sau khi học một nội dung nào đó. 2.3. Câu hỏi về nội dung và hình thức nghệ thuật tác phẩm Để giáo viên định hướng sự chú ý của học sinh vào những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu nào đó giúp học sinh nắm được nội dung chính của tác phẩm. Có câu hỏi về nội dung và hình thức nghệ thuật tác phẩm. Có ba loại câu hỏi sau: 2.3.1. Câu hỏi tái hiện Loại câu hỏi này yêu cầu học sinh xác định những chi tiết, hình ảnh, sự kiện tiêu biểu, quan trọng trong tác phẩm, tìm hiểu nghĩa đen của từ, tìm thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm. Đây loại câu hỏi ở mức độ thấp trong quá trình tư duy. Loại câu hỏi này yêu cầu trả lời chính xác. Bước đầu tiên của quá trình phân tích phải bắt đầu từ loại câu hỏi này. GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo - 14 - SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp Hình thức câu hỏi này thường là: Trong đoạn văn này (khổ thơ này) tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh gì để miêu tả nhân vật, tả cảnh…? Những từ ngữ, hình ảnh nào bộc lộ tính cách nhân vật, tình cảm nhân vật? Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn, đoạn thơ trên? Câu hỏi tái hiện các chi tiết, sự kiện trong tác phẩm có giá trị như gợi mở, sự dẫn dắt học sinh đi vào bước thứ hai của quá trình tư duy: So sánh, khái quát, suy luận để có thể giải mã được thông điệp thẩm mĩ của tác phẩm. Nói cách khác, loại câu hỏi này thường được sử dụng làm cơ sở cho các loại câu hỏi suy luận, phân tích ở những bước tiếp theo và thường dành cho đối tượng học sinh yếu, trung bình. 2.3.2. Câu hỏi yêu cầu giải thích, phân tích, suy luận Để giúp học sinh khám phá được ý nghĩa biểu tượng, hiểu được cái “ý tại ngôn ngoại” của tác phẩm, giáo viên phải xây dựng loại câu hỏi phân tích, giải thích, suy luận. Đây là loại câu hỏi ở mức độ cao, yêu cầu học sinh giải thích, phân tích, suy luận, tìm ra ý nghĩa của những sự kiện, những hình ảnh, từ ngữ trong tác phẩm, phân tích cấu trúc tác phẩm, khám phá vai trò của các thủ pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung, nhận biết tính cách nhân vật qua hành động, lời nói, ngoại hình… Để trả lời câu hỏi này học sinh phải dựa trên những sự kiện, hình ảnh thực trong tác phẩm, phải huy động vốn kinh nghiệm cá nhân và phải có khả năng suy luận, khái quát, tổng hợp. Bởi vì trong quá trình đọc tác phẩm dù là quá trình “đồng sáng tạo” nhưng không có nghĩa là người đọc sáng tạo ra văn bản mới như nhà văn mà là sáng tạo ra hiệu quả của văn bản. Do vậy hoạt động liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, suy luận của người đọc phải bắt đầu từ những sự kiện, hình ảnh thực trong tác phẩm. Hình thức của loại câu hỏi này thường là: Hình ảnh […] gợi cho em những suy nghĩ gì? Em hãy phân tích vai trò của nhạc điệu đoạn thơ trong việc biểu đạt tình cảm của nhân vật trữ tình. (Loại câu hỏi yêu cầu phân tích từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu). Tác phẩm này chia làm mấy đoạn? Cách sắp xếp các đoạn như vậy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả? (Câu hỏi về cấu trúc tác phẩm). Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật […] nhằm mục đích gì? Hoặc em hãy phân tích vai trò của biện pháp nghệ thuật […] trong việc thể hiện nội dung tác phẩm . (Câu hỏi yêu cầu phân tích vai trò của nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung). GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo - 15 - SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp Ý nghĩa của hình ảnh […] là gì? Loại câu hỏi này tập trung vào việc khám phá ý nghĩa biểu tượng của tác phẩm. Để giúp học sinh hiểu được nội dung tác phẩm, giáo viên phải đặt câu hỏi đi từ mức độ thấp đến mức độ cao, nghĩa là từ câu hỏi phát hiện sự kiện, hình ảnh, chi tiết đến câu hỏi phân tích, suy luận. Trật tự câu hỏi như trên phù hợp với phương thức xây dựng hình tượng nghệ thuật của nhà văn: Bộc lộ ý nghĩa hình tượng thông qua những sự vật, chi tiết cụ thể đồng thời cũng phù hợp với quá trình tiếp nhận hình tượng của người đọc: Từ tri giác hình tượng ngôn ngữ đến liên tưởng, tưởng tượng sau đó là so sánh các hình ảnh, các đoạn, các nhân vật và suy luận, rút ra ý nghĩa của chúng. Vì thế mà câu hỏi giáo viên nêu ra cho học sinh phải mang tính hệ thống nhằm giúp học sinh từng bước hiểu nội dung tác phẩm. Lưu ý: Mỗi loại câu hỏi phân tích, suy luận có thể có nhiều phương án trả lời. 2.3.3. Câu hỏi khái quát Đây là loại câu hỏi rèn luyện khả năng tổng hợp, khái quát vấn đề của học sinh, yêu cầu học sinh tóm tắt lại một phần nội dung bài học, rút ra chủ đề tác phẩm, so sánh hai vấn đề liên quan, nhận xét mối quan hệ giữa cuộc đời tác giả với nội dung của tác phẩm… Loại câu hỏi này thường được xây dựng trên các yếu tố: chủ đề tác phẩm, tư tưởng tác giả, giọng điệu tác phẩm, phong cách nghệ thuật của tác giả, sơ kết, tổng kết bài học. Hình thức câu hỏi thường là: Em hãy rút ra tư tưởng, chủ đề của tác phẩm này hoặc theo em chủ đề của tác phẩm này là gì? Qua hình tượng nhân vật [….] tác giả muốn nói lên điều gì? Tại sao câu chuyện về nhà văn Hoàng lại được Nam Cao đặt tên là “Đôi mắt”? Tựa đề đó thể hiện ý tưởng gì của tác phẩm ?( Câu hỏi về tư tưởng, chủ đề tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của tác giả). Hãy nêu những đặc điểm chính trong sáng tác của Xuân Diệu hoặc: Hãy nêu lên những nội dung chính của thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Dạng câu hỏi này được sử dụng sau khi giáo viên đã trình bày xong một vấn đề và thường được dùng để củng cố hoặc kiểm tra kiến thức đã học. GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo - 16 - SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp 2.4. Câu hỏi dựa trên nội dung hỏi và mức độ tư duy của học sinh Trong giáo trình Lí luận dạy học, Lê Phước Lộc phân loại câu hỏi dựa trên nội dung hỏi và mức độ tư duy của học sinh, thì có các loại câu hỏi sau: 2.4.1. Câu hỏi phát biểu Yêu cầu trả lời: Yêu cầu học sinh phát biểu một mệnh đề, một kết luận, một định luật đã học hoặc nhắc lại điều không phức tạp ở bài trước, đọc một kết quả thí nghiệm… Mức độ tư duy: Chỉ nhắc lại, đôi khi không cần nhắc lại nguyên văn. Loại câu hỏi này chỉ yêu cầu học sinh tái hiện hoặc bắt chước là chính. Cấu trúc hỏi: Hãy nhắc lại (phát biểu)…; Hãy nhớ lại xem…; Hãy cho một ví dụ khác về… 2.4.2. Câu hỏi trình bày Yêu cầu trả lời: Học sinh cần trình bày một vấn đề, mô tả một sự kiện, một hiện tượng hoặc mô tả một thí nghiệm, chứng minh một định lí. Mức độ tư duy: Những nội dung câu trả lời trên đã được học ở các bài trước nhưng không có sẵn cho học sinh học thuộc lòng. Vì vậy để trả lời câu hỏi này, các em cần tái hiện nội dung, lựa chọn ngôn ngữ, cấu trúc câu và tập khả năng nói ra cái mình suy nghĩ, biết khái quát một vấn đề. Câu hỏi này rèn luyện cho các em tư duy ngôn ngữ. Cấu trúc hỏi: Hãy mô tả…; Hãy trình bày…; Hãy chứng minh…; Chuyện gì sẽ xảy ra nếu… 2.4.3. Câu hỏi giải thích Yêu cầu trả lời: Học sinh vận dụng kiến thức đã học, có chọn lọc, để giải thích một hiện tượng (văn học, lịch sử, vật lí…) xảy ra trong thực tế, giải thích nguyên lí của máy, giải thích một nguyên nhân nào đó xảy ra với sự vật, hiện tượng cụ thể… Mức độ tư duy: Để trả lời câu hỏi này, học sinh cần vận dụng một số hoạt động tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh… Dạng câu hỏi: Có hai dạng: “tại sao”, “phải chăng”, “để làm gì”, “làm như thế nào”, “nguyên nhân nào”… và câu hỏi mệnh lệnh trực tiếp “hãy giải thích”, “hãy lí giải tại sao”, “hãy so sánh”… GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo - 17 - SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp 2.4.4. Câu hỏi luận chứng Yêu cầu trả lời: Học sinh tìm tòi một hoặc nhiều phương án để giải quyết một vấn đề hợp lí trong thực tế. Mức độ tư duy: Để trả lời câu hỏi này, học sinh phải có thói quen tư duy. Lúc này học sinh không những phải định hướng đúng mà cần phải tư duy sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Trong câu hỏi người ta chỉ đưa ra một hiện tượng, một vấn đề và yêu cầu giải quyết bằng việc tổng hợp sự hiểu biết của học sinh. Dạng câu hỏi: Có thể nói đây không đơn thuần là câu hỏi nữa mà là một “vấn đề” cần nỗ lực giải quyết. Có thể dùng kiểu mệnh lệnh “hãy trình bày”, “hãy phân loại”… Song mệnh đề yêu cầu nội dung nối tiếp không đơn thuần là một sự mô tả chỉ rèn luyện ngôn ngữ mà là một sự sáng tạo thật sự. Qua một số kiểu phân loại trên, chúng ta thấy sự đa dạng và phong phú của câu hỏi. Mỗi kiểu phân loại dựa trên những tiêu chí nhất định và có phần ưu điểm riêng của nó. Trong quá trình thực hiện đề tài, do tính đặc thù của câu hỏi hướng dẫn học bài tập trung vào giúp học sinh khám phá kiến thức nên người viết sẽ dựa vào thang nhận thức của Bloom và cách phân chia câu hỏi theo nội dung và nghệ thuật tác phẩm để phân tích hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong Sách giáo khoa Ngữ văn 11- bộ cơ bản. 3. TÁC DỤNG CÂU HỎI Việc đặt câu hỏi trong quá trình dạy học mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho người dạy và người học. 3.1. Đối với người dạy Giáo viên thông qua câu trả lời của học sinh, có thể tự điều chỉnh cách dạy của mình. Giáo viên nắm được năng lực và trình độ, thái độ học tập (sự tiến bộ hoặc sa sút trong học tập, chăm chỉ hoặc lười biếng) của học sinh trong lớp do mình phụ trách để khuyến khích, động viên các em học tốt hơn. Giáo viên có thể phân loại học sinh để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục kịp thời và phù hợp đối tượng . Ngoài ra, giáo viên còn thấy được hiệu quả của những cải tiến nội dung, phương pháp hay hình thức dạy học mà họ đang thực hiện. GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo - 18 - SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp 3.2. Đối với người học Câu hỏi tốt sẽ kích thích, rèn luyện tư duy cho học sinh. Theo Nguyễn Thị Hồng Nam trong “Thiết kế câu hỏi dạy học – một thử thách đối với giáo viên” thì “Sự tò mò và khả năng tư duy là đặc điểm bẩm sinh của con người. Vấn đề là giáo viên làm thế nào để khơi gợi sự tò mò và phát triển tư duy của học sinh. Một trong những cách cơ bản là giáo viên thiết kế những tình huống, nêu những câu hỏi, những vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết, tìm câu trả lời, qua đó vừa lĩnh hội kiến thức vừa phát triển tư duy”. Câu hỏi tốt còn tạo hứng thú học tập cho học sinh, khuyến khích các em tham gia tích cực vào bài học. Từ đó học sinh sẽ tự giác, tự khám phá kiến thức và lĩnh hội được trọn vẹn kiến thức trọng tâm của bài học mà giáo viên chỉ là người khơi gợi, dẫn dắt. Câu hỏi còn có tác dụng kiểm tra lại kiến thức cũ. Sau mỗi bài học có câu hỏi kiểm tra kiến thức nhớ, hiểu, vận dụng, đánh giá dành cho học sinh. Qua những câu hỏi này, học sinh sẽ nhớ bài lâu hơn, kĩ hơn và rèn luyện được kĩ năng phân tích, tổng hợp ở mỗi em. Trong quá trình tiếp thu kiến thức mới, câu hỏi còn có tác dụng củng cố kiến thức vừa mới tiếp nhận và khơi gợi sự hiểu biết, khám phá những tri thức mới cho học sinh. “Việc đặt câu hỏi có vấn đề nhằm kiểm tra vốn kiến thức tích lũy được ở học sinh. Cuộc tìm kiếm chân lí phải hợp nhất với sự vươn lên của mỗi cá nhân học sinh và khi các em không đủ khả năng giải quyết các vấn đề bằng kinh nghiệm, sự hình dung, tưởng tượng thì các câu hỏi đó sẽ có tác dụng thôi thúc các em tìm hiểu sâu hơn nữa, đọc thêm nhiều tư liệu hơn nữa để giải quyết được vấn đề” (Trích Dạy học văn ở trường phổ thông – Nguyễn Thị Thanh Hương – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội). Chính vì vậy trong quá trình đặt câu hỏi người giáo viên phải biết chọn lọc, cân nhắc làm sao để học sinh có thể hiểu được vấn đề trọng tâm của bài học mà còn khơi gợi sự tìm tòi, hiểu biết để tạo hứng thú và năng động trong việc tự học, tự khám phá tri thức ở các nguồn tài liệu khác ngoài sách giáo khoa ở học sinh. 4. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÂU HỎI 4.1. Tính khoa học và hệ thống Câu hỏi đưa ra giúp học sinh khám phá kiến thức của bài cần có tính khoa học. Trình tự câu hỏi phải dựa trên trình tự nội dung của bài học nhằm giúp học sinh từng GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo - 19 - SVTH: Trần Thị Kim Mộng Luận văn tốt nghiệp bước nắm được kiến thức của bài. Câu hỏi phải có tính logic: Câu trước phải có mối liên hệ với câu sau, trình tự kiến thức bài học phải theo một hệ thống nhất định. 4.2. Tính sư phạm Câu hỏi phải bám sát mục đích yêu cầu, nội dung, đặc điểm của bài học dựa vào đối tượng để hỏi và phải hỏi như thế nào để nâng cao mọi mặt: kiến thức, kĩ năng, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. 4.3. Câu hỏi dựa vào kiến thức trọng tâm của bài học Câu hỏi phải có tính định hướng, xoay quanh các nội dung chính của bài học, giúp học sinh hiểu được trọng tâm của bài với mục tiêu cần đạt. 4.4. Câu hỏi phải đảm bảo yêu cầu về mặt hình thức Câu hỏi cần phải ngắn gọn, rõ ràng khiến học sinh nắm bắt ngay được ý đồ của người hỏi, yêu cầu của câu hỏi. Câu hỏi cần phải đảm bảo tính gợi mở, tránh loại câu hỏi đánh đố học sinh. 4.5. Câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh Giáo viên đặt câu hỏi phải phù hợp với từng loại học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Câu hỏi quá khó khiến học sinh trung bình, yếu không thể trả lời được. Ngược lại, câu hỏi quá dễ khiến học sinh khá, giỏi không muốn trả lời. 4.6. Câu hỏi phải phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh Câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh từng bước khám phá vấn đề, phát huy năng lực làm việc độc lập, óc tìm tòi, suy nghĩ của học sinh. Ngoài ra, câu hỏi còn tạo cơ hội cho các em rèn luyện thói quen trình bày một vấn đề trước tập thể, tự do bộc lộ suy nghĩ của mình. GVHD: Trần Nguyên Hương Thảo - 20 - SVTH: Trần Thị Kim Mộng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan