Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích cơ hội kinh doanh của mặt hàng xi măng việt nam tại thị trường campuch...

Tài liệu Phân tích cơ hội kinh doanh của mặt hàng xi măng việt nam tại thị trường campuchia

.PDF
81
379
70

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại PHÂN TÍCH CƠ HỘI KINH DOANH CỦA MẶT HÀNG XI MĂNG VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hƣơng Huyền Mã sinh viên : 0851010319 Lớp : Anh 9 - Khối 4 KT Khóa : 47 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : Th.S Vũ Thị Bích Hải Hà Nội, tháng 5 năm 2012 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo, Thạc sỹ Vũ Thị Bích Hải, người đã rất tận tình và kiên nhẫn chỉ bảo cho người viết từ khi lựa chọn đề tài tới khi hoàn thành khóa luận. Người viết cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới tất cả các thầy, cô giáo của Trường đại học Ngoại thương, những người đã làm việc hăng say để không chỉ đem lại những kiến thức, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, mà còn truyền cảm hứng cho sinh viên để chúng em quyết tâm theo đuổi ước mơ. Cuối cùng, người viết xin gửi lời cảm ơn tới các bạn cùng học, những người đã không chỉ đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ người viết trong suốt quá trình học tập tại trường đại học mà còn tạo ra một môi trường học tập cởi mở, thân thiện giúp cho người viết mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và trong cuộc sống. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CƠ HỘI ..........................................4 KINH DOANH QUỐC TẾ ..............................................................................................4 1. Các khái niệm liên quan đến phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế ...............4 1.1. Kinh doanh quốc tế .............................................................................................4 1.2. Cơ hội kinh doanh quốc tế .................................................................................6 1.3. Phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế .................................................................7 2. Lợi ích và khó khăn của việc phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế ...............7 2.1. Lợi ích ....................................................................................................................7 2.2. Khó khăn ...............................................................................................................8 3.Các bƣớc tiến hành phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế ...............................10 3.1. Xác định cơ hội kinh doanh .............................................................................11 3.1.1. Xác định nhu cầu cơ bản.........................................................................11 3.1.2. Xác định sự sẵn có của các nguồn lực ..................................................11 3.2. Phân tích môi trường kinh doanh quốc gia .....................................................12 3.2.1. Môi trường chính trị, luật pháp ..............................................................13 3.2.2. Môi trường kinh tế ....................................................................................15 3.2.3. Môi trường văn hóa..................................................................................16 3.2.4. Các yếu tố khác của môi trường kinh doanh ........................................17 3.3. Phân tích môi trường ngành ..............................................................................17 3.3.1 Đánh giá thị trường...................................................................................18 3.3.2 Phân tích cạnh tranh .................................................................................19 3.4. Lựa chọn thị trường ...........................................................................................21 4. Nguồn dữ liệu sử dụng trong phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế.............21 4.1. Dữ liệu thứ cấp ...................................................................................................21 4.2. Dữ liệu sơ cấp .....................................................................................................22 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ HỘI KINH DOANH CỦA MẶT HÀNG XI MĂNG VIỆT NAM TẠI THỊ TRƢỜNG CAMPUCHIA ......................................24 1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng xi măng của Việt Nam .................24 1.1. Tình hình sản xuất.............................................................................................24 1.1.1. Giới thiệu ngành xi măng Việt Nam.......................................................24 1.1.2 Công nghệ...................................................................................................25 1.1.3. Sản phẩm...................................................................................................27 1.1.4. Sản lượng...................................................................................................27 1.2. Tình hình tiêu thụ ..............................................................................................29 1.2.1. Tình hình tiêu thụ trong nước .................................................................29 1.2.2 Tình hình xuất khẩu ...................................................................................31 1.3. Đánh giá...............................................................................................................32 2. Phân tích cơ hội kinh doanh của mặt hàng xi măng Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia ......................................................................................................33 2.1. Xác định cơ hội kinh doanh của mặt hàng xi măng......................................33 2.1.1. Xác định nhu cầu cơ bản đối với mặt hàng xi măng ...........................33 2.1.2. Xác định sự sẵn có của các nguồn lực ..................................................34 2.2. Phân tích môi trường kinh doanh quốc gia Campuchia ...............................35 2.2.1. Môi trường chính trị, luật pháp ..............................................................35 2.2.2. Môi trường kinh tế ....................................................................................40 2.2.3. Môi trường văn hóa..................................................................................41 2.2.4. Các yếu tố môi trường khác ....................................................................42 2.3. Phân tích môi trường ngành xi măng Campuchia.........................................42 2.3.1. Phân tích thị trường xi măng Campuchia .............................................42 2.3.2. Phân tích cạnh tranh ................................................................................44 2.4. Lựa chọn thị trường ...........................................................................................47 CHƢƠNG 3: NHỮNG LƢU Ý KHI LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC THÂM NHẬP VÀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI THỊ TRƢỜNG CAMPUCHIA CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM ...................49 1. Những lƣu ý khi lựa chọn phƣơng thức thâm nhập .......................................49 1.1. Cơ sở lựa chọn phương thức thâm nhập..........................................................49 1.1.1. Tập quán kinh doanh của mặt hàng .......................................................49 1.1.2. Nguồn lực của doanh nghiệp ..................................................................49 1.1.3. Đặc điểm của môi trường kinh doanh ...................................................50 1.2. Những lưu ý đối với từng phương thức thâm nhập thị trường quốc tế .......51 1.2.1. Những lưu ý khi sử dụng phương thức xuất khẩu ................................52 1.2.2. Những lưu ý khi sử dụng phương thức liên doanh ...............................54 1.2.3. Những lưu ý khi sử dụng phương thức đầu tư mới...............................56 1.2.4. Những lưu ý khi sử dụng phương thức mua lại và sáp nhập (M&A).57 2. Những lƣu ý khi lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh tại Campuchia ..............58 2.1. Cơ sở lựa chọn chiến lược.................................................................................58 2.2. Những lưu ý khi lựa chọn chiến lược kinh doanh.........................................59 2.2.1. Lưu ý khi lựa chọn chiến lược cơ bản ...................................................59 2.2.2. Lưu ý khi lựa chọn chiến lược trong kinh doanh quốc tế ....................60 2.2.3. Lưu ý khi lựa chọn các chiến lược trên thị trường quốc gia...............62 KẾT LUẬN .......................................................................................................................69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT .........................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH ..........................................73 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt 1 CPI Giải thích bằng tiếng Anh Giải thích bằng tiếng Việt Corruption Perceptions Chỉ số tham nhũng Index 2 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội 4 GNP National Domestic Products Tổng sản phẩm quốc dân 5 HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người 6 PPP Purchasing Power Parity Ngang giá sức mua 7 SCCC Siam City Cement PLC Công ty xi măng Siam City (Thái Lan) 8 TNCs 9 Vicem Transnational Companies Các công ty đa quốc gia Tổng công ty công nhiệp xi măng Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Hình 2.1: Tình hình sản xuất xi măng giai đoạn 2008-2011........................................28 Hình 2.2: Tình hình tiêu thụ xi măng tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2008 -2011 ..............................................................................................................................................29 Hình 2.3: Tình hình xuất khẩu ròng xi măng/clinker giai đoạn 2008 -2011...............31 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang bước vào giai đoạn gấp rút để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vào năm 2020. Vì lí do đó mà từ nay cho tới năm 2020, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả đất nước. Các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng được kì vọng có sự phát triển mạnh mẽ để đáp ứng được nhu cầu đó. Tuy nhiên có một thực tế là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng chủ chốt như: xi măng, thép hiện tại đang ngập chìm trong khó khăn. Mặt khác trong 10 năm trở lại đây, ngành xi măng của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về sản lượng và chất lượng. Bắt đầu từ năm 2010, sản lượng xi măng đã vượt cầu của thị trường trong nước. Đã qua năm thứ hai ở trong tình trạng này nhưng các doanh nghiệp xi măng Việt Nam vẫn đang hết sức bối rối trong việc tìm kiếm đầu ra ở các thị trường nước ngoài. Thoạt nhìn, các thị trường được hướng tới chủ yếu là các thị trường xa xôi như châu Phi, châu Mỹ, trong khi các thị trường lân cận lại bị các doanh nghiệp xi măng bỏ qua. Là một sinh viên ngành kinh tế với mơ ước trở thành một doanh nhân trong tương lai, người viết luôn cố gắng đặt mình vào vị trí của những người làm kinh doanh để tìm hiểu thực tế, nhìn nhận vấn đề, rút ra những bài học kinh nghiệm để làm hành trang bước vào đời. Nhận thấy bài toán đầu ra của ngành xi măng Việt Nam khá hấp dẫn, người viết mong muốn áp dụng những kiến thức đã được truyền đạt trong trường đại học để đi sâu vào tìm hiểu thực tế và trả lời cho câu hỏi: “Lý do nào khiến doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh tại thị trường lân cận?”, người viết đã lựa chọn đề tài: “Phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế của mặt hàng xi măng Việt Nam tại Campuchia” làm đề tài khóa luận của mình. Thực tế, khi tìm kiếm cơ hội kinh doanh các doanh nghiệp thường phải tìm hiểu rất nhiều thị trường khác nhau. Nhưng do quy mô giới hạn của một khóa luận và do khả năng nghiên cứu còn hạn chế, người viết chỉ lựa chọn thị trường Campuchia làm một ví dụ để phân tích cơ hội kinh doanh. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Khóa luận này được thực hiện nhằm mục đích bước đầu trả lời câu hỏi “Lý do nào khiến doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh tại thị trường lân cận?” – cụ thể lấy thị trường Campuchia làm ví dụ phân tích. Phải chăng các doanh nghiệp xi măng Việt Nam không tìm thấy cơ hội thu lợi nhuận tại thị trường này, do thị trường đã bị chiếm lĩnh hay vì một lí do nào khác. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, khóa luận có nhiệm vụ sau đây: - Tìm hiểu thực trạng của ngành xi măng Việt Nam. - Tìm hiểu các khía cạnh thuộc môi trường kinh doanh Campuchia nói chung và thị trường xi măng ở Campuchia nói riêng. Cùng với đó đưa ra các nhận định về cơ hội của mặt hàng xi măng tại thị trường này. - Đưa ra những lưu ý cho doanh nghiệp xi măng Việt Nam về phương thâm nhập cũng như chiến lược kinh doanh khi thâm nhập vào thị trường Campuchia. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận bao gồm: thực trạng sản xuất kinh và kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng Việt Nam, môi trường kinh doanh quốc gia của Campuchia và môi trường ngành xi măng Campuchia. 4. Phạm vi nghiên cứu Các đối tượng nghiên cứu đã nêu ở trên sẽ được khảo sát, đánh giá trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khóa luận, người viết có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Tra cứu tài liệu: các nguồn tài liệu được sử dụng trong khóa luận là các sách, tạp chí, bài báo. 3 Tổng hợp: để có được một bài nghiên cứu mang tính chất cập nhật, người viết sẽ tập hợp thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Phân tích: từ các số liệu thu thập được, hoặc tự tổng hợp được, người viết sẽ phân tích bản chất của vấn đề hoặc sử dụng phương pháp này để giải thích cho những đề xuất mà người viết đưa ra trong khóa luận Dự báo: dựa vào những thông tin thu thập được, những kết luận rút ra trong quá trình phân tích người viết sẽ đưa ra những phán đoán, nhận xét của cá nhân. 6. Kết cấu của đề tài Khóa luận bao gồm 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế. Chƣơng 2: Phân tích cơ hội kinh doanh của mặt hàng xi măng Việt Nam tại thị trường Campuchia. Chƣơng 3: Những lưu ý khi lựa chọn phương thức thâm nhập và chiến lược kinh doanh tại thị trường Campuchia cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CƠ HỘI KINH DOANH QUỐC TẾ 1. Các khái niệm liên quan đến phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế Để có một cách hiểu chính xác về thế nào là phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế, phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế liên quan đến những vấn đề gì, được xem xét ở góc độ nào, chúng ta sẽ lần lượt đi vào phân tích các khái niệm: kinh doanh quốc tế, cơ hội kinh doanh quốc tế và phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế. 1.1. Kinh doanh quốc tế Từ những năm 90 của thế kỉ 20, các nhà kinh tế học bắt đầu xây dựng các khái niệm, lí thuyết để phát triển kinh doanh quốc tế thành một môn khoa học. Học giả nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này là Charles W.L.Hill, Charles W.L. Hill (2008, trang 35) định nghĩa: “Kinh doanh quốc tế là việc bất cứ hãng nào tham gia vào thương mại quốc tế hoặc đầu tư quốc tế”. Trong đó, “Thương mại quốc tế diễn ra khi một hãng xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng ở một quốc gia khác”, và “Đầu tư quốc tế diễn ra khi một hãng đầu tư các nguồn lực vào hoạt động kinh doanh bên ngoài quốc gia của hãng đó ” (Charles W.L.Hill, 2008, trang 11). Như vậy trong kinh doanh quốc tế, các hoạt động kinh doanh không còn bị giới hạn trong một quốc gia hay vùng lãnh thổ đơn lẻ, mà các hoạt động này đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, cùng lúc chịu những tác động của các môi trường kinh doanh khác nhau và bản thân các hoạt động này cũng trở nên phức tạp hơn. Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 cũng đưa ra định nghĩa về kinh doanh như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Luật doanh nghiệp Việt Nam, 2005, Điều 2, Khoản 2). Từ đó có thể rút ra được: “Kinh doanh quốc tế là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nước ngoài nhằm mục đích sinh lợi”. Định nghĩa của Luật doanh nghiệp Việt Nam khác với định nghĩa của Charles W.L. Hill ở hai điểm. Thứ nhất, kinh doanh phải là một hoạt động mang 5 tính chất thường xuyên, liên tục. Thứ hai, hoạt động này phải nhằm mục đích sinh lợi. Nếu như đặc điểm thứ nhất đã loại trừ những hoạt động không mang tính chất thường xuyên ra khỏi hoạt động kinh doanh, thì đặc điểm thứ hai đã phản ánh đúng bản chất của kinh doanh – nhằm mục đích sinh lợi. Sinh lợi ở đây không chỉ dừng lại ở khía cạnh lợi nhuận mà còn bao gồm những lợi ích kinh tế khác, ví dụ: ưu đãi trong hoạt động đầu tư, ưu đãi về thuế… Từ các định nghĩa trên, người viết nhận thấy: “Kinh doanh quốc tế là việc thực hiện hoạt động thương mại, đầu tư vượt qua lãnh thổ của một quốc gia nhằm mục đích sinh lợi”. Khác với việc nghiên cứu các lí thuyết kinh tế về ngoại thương trước đó, kinh doanh quốc tế xem xét, nhìn nhận các vấn đề dưới con mắt của những người làm kinh doanh, những nhà đầu tư mang trong mình động cơ tìm kiếm lợi nhuận. Không giống như marketing, kinh doanh quốc tế có một cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động của doanh nghiệp, từ việc đầu tư, sản xuất, bán hàng đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lựa chọn phương thức thâm nh ập và quyết định cơ cấu tổ chức. Tóm lại, kinh doanh quốc tế vừa mang tính chất cụ thể, vừa mang tính tổng quát và quan trọng nhất là giúp doanh nghiệp có được một cái nhìn đúng đắn về kinh doanh trong môi trường quốc tế. Kinh doanh quốc tế gắn liền với đặc điểm “vượt ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia” nên cũng chính vì thế mà đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn so với kinh doanh trên phạm vi quốc gia. Thứ nhất, kinh doanh quốc tế tập trung nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp, cụ thể là môi trường kinh doanh của các quốc gia, sự khác biệt giữa các môi trường này và ảnh hưởng của sự khác biệt đó tới các quyết sách của doanh nghiệp. Thứ hai, kinh doanh quốc tế cũng nghiên cứu đến các xu hướng thương mại, đầu tư và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Thứ ba, cung cấp cho doanh nghiệp những hiểu biết về các loại hình tổ chức, các chiến lược kinh doanh và phương thức thâm nhập thị trường quốc tế. Việc hiểu rõ được ba yếu tố này giúp doanh nghiệp đưa ra những đối sách, chiến lược một cách chuẩn xác, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp với mỗi một môi trường kinh doanh khác nhau để đạt được mục tiêu cao nhất là lợi nhuận. 6 1.2. Cơ hội kinh doanh quốc tế Dựa trên các định nghĩa về kinh doanh quốc tế đã được đề cập ở trên và nhìn vào thực tế lịch sử có thể thấy từ xa xưa, con người đã tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế và đã sớm ý thức được những lợi ích của hoạt động này. Không phải ngẫu nhiên mà người Trung Hoa đã không ngừng tìm kiếm, khám phá và đấu tranh để duy trì, phát triển Con đường tơ lụa nhằm thực hiện giao thương với các nước Trung Á và châu Âu trong suốt hơn 2000 năm lịch sử. Rõ ràng, những thương nhân thời bấy giờ đã tìm thấy mối lợi rất lớn từ những thương vụ buôn bán nên mới bất chấp những mối nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng để rong ruổi trên con đường này. Con đường tơ lụa là minh chứng nổi tiếng nhất cho ý thức về lợi ích của hoạt động buôn bán xuyên quốc gia – hình thái đầu tiên của kinh doanh quốc tế. Các thương nhân từ lâu đã ý thức được lợi ích của hoạt động giao thương, nhưng họ cũng nhận thấy rằng song hành những khoản lợi nhuận hứa hẹn là những rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Là một người làm kinh doanh, các thương nhân cùng lúc phải cân nhắc cả những kì vọng về lợi nhuận, những chi phí phải bỏ ra và những rủi ro có thể gặp phải. Khi thương nhân không chắc chắn về khoản lợi nhuận có được trong tương lai, ta nói thương nhân đó mới chỉ dừng ở mức độ “có cơ hội”. Vậy cơ hội kinh doanh và cơ hội kinh doanh quốc tế là gì? “Cơ hội kinh doanh là những sự kiện có khả năng xảy ra trong tương lai mà mang lại lợi ích cho doanh nghiệp”. Cơ hội kinh doanh quốc tế là những cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh quốc tế. Cơ hội tức là một sự không chắc chắn. Cụ thể, cơ hội có khả năng mang lại lợi nhuận, nhưng nếu doanh nghiệp không hành động để nắm bắt cơ hội doanh nghiệp không thu được lợi ích. Ngay cả khi doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội thì lợi ích thu được vẫn là không chắc chắn vì những rủi ro vẫn có thể xảy ra trong quá trình hành động. Với định nghĩa kinh doanh quốc tế của Charles W.L. Hill thì cơ hội kinh doanh quốc tế không chỉ có ở các hoạt động thương mại mà còn đến từ hoạt động đầu tư quốc tế. Sự thống trị của các công ty đa quốc gia và sự chuyển hướng sản xuất sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ hay nguồn 7 nguyên vật liệu sẵn có là minh chứng rõ ràng nhất cho việc tận dụng thành công những cơ hội tới từ đầu tư quốc tế. 1.3. Phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế Khi thị trường trong nước không còn đáp ứng được tham vọng của doanh nghiệp thì đó là lúc doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm các cơ hội kinh tại thị trường quốc tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp thường hay gặp phải những tình huống sau. Một là, cơ hội có nhiều nhưng năng lực của doanh nghiệp lại hạn chế. Hai là, có những cơ hội để thu về lợi nhuận lớn nhưng đi kèm với đó là rủi ro cũng rất cao. Lúc này doanh nghiệp đứng trước tình huống là phải lựa chọn. Để có được một quyết định chính xác nhất, có lợi nhất doanh nghiệp cần phải tiến hành một bước vô cùng quan trọng là phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế. “Phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế là việc doanh nghiệp cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của một hoạt động kinh doanh quốc tế có thể sẽ tiến hành trong tương lai”. Việc phân tích cơ hội kinh doanh phải dựa trên nguồn lực của doanh n ghiệp, tức là phải xét đến khả năng về các mặt tài chính, nhân sự, khoa học công nghệ…Trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới ra quyết định sẽ nắm bắt cơ hội kinh doanh nào, vào thời điểm nào và tiến hành thực hiện ra sao. 2. Lợi ích và khó khăn của việc phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế 2.1. Lợi ích Trước khi ra bất cứ quyết định nào về thâm nhập một thị trường mới thì việc nhận biết và phân tích các cơ hội là cần thiết với các doanh nghiệp vì nó mang lại rất nhiều lợi ích: Thứ nhất, việc phân tích giúp doanh nghiệp nhận biết được các cơ hội kinh doanh. Tức là doanh nghiệp nhận biết được thị trường nào có nhu cầu, có khả năng đem lại lợi nhuận trong hiện tại và tương lai ; đồng thời nhận biết những thị trường không có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc không có tiềm năng phát triển để loại bỏ. Và cũng không kém phần quan trọng, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn về khả năng phát triển của ngành mình, góp phần trong việc định hướng phát triển. 8 Thứ hai, hoạt động phân tích cho thấy được mối quan hệ so sánh giữa lợi ích có thể thu được với những rủi ro có thể gặp phải, giúp doanh nghiệp quyết định có hay không tham gia kinh doanh quốc tế. Nếu có thì trong rất nhiều các cơ hội, doanh nghiệp nhận ra được đâu là cơ hội tốt nhất, phù hợp nhất với năng lực của bản thân doanh nghiệp. Như vậy, dựa vào kết quả phân tích và ra quyết định thâm nhập thị trường quốc tế, doanh nghiệp có thêm được thị trường mới, có thêm nguồn lực mới để mở rộng sản xuất. Thứ ba, kết quả của việc phân tích còn là nền tảng để huy động nguồn lực một cách hiệu quả, lựa chọn chiến lược kinh doanh, lựa chọn phương thức thâm nhập và xây dựng kế hoạch kinh doanh tương thích và phù hợp với thị trường mới. Mỗi một môi trường kinh doanh quốc gia có những đặc điểm rất khác nhau, chính vì thế mà một bản phân tích môi trường kinh doanh chi tiết, cụ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp khi kinh doanh ở thị trường quốc gia đó. Thứ tư, các dữ liệu mà doanh nghiệp đã thu thập, tổng hợp, đánh giá được trong quá trình phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế có thể vẫn còn có giá trị cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh sau này. Việc tận dụng kết quả của những nghiên cứu đã tiến hành có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp được một khoản chi phí. 2.2. Khó khăn Như đã thấy, việc có trong tay được một bản phân tích, đánh giá cơ hội kinh doanh chính xác, trung thực sẽ là rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế lại luôn biết cách tạo ra những trở ngại để cho những dữ liệu nghiên cứu bị mất đi tính chính xác. Khó khăn thường hay gặp phải nhất là sự sẵn có của dữ liệu. Đối với những dữ liệu thứ cấp, doanh nghiệp có thể có được qua các ấn phẩm, tạp chí nhưng thường những số liệu trong đó đã cũ hoặc đã bị chỉnh sửa theo chủ đích của đơn vị xuất bản nên ít có giá trị. Trường hợp muốn có được số liệu một cách trung thực, cập nhật, doanh nghiệp phải tự mình thu thập, tổng hợp các số liệu, hoặc thuê các công ty nghiên cứu thị trường, cũng có khi phải bỏ tiền ra để mua được những nghiên cứu có chất lượng. Đổi lại, họ phải đối mặt với bài toán chi phí do việc mua 9 lại thông tin rất đắt đỏ và việc tự thực hiện hay thuê nghiên cứu cũng đều rất khó khăn và tốn kém. Khi doanh nghiệp có được dữ liệu trong tay thì vấn đề tiếp theo họ gặp phải là tính trung thực và chính xác của dữ liệu. Việc có trong tay những số liệu không phản ánh chân thực tình hình thực tế rất dễ khiến cho doanh nghiệp đi đến các quyết định sai lầm. Sự sai lệch này có thể xảy ra cả với những dữ liệu có được từ nguồn mà doanh nghiệp cho là tin cậy như các dữ liệu thứ cấp. Sự không chính xác đó có thể do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, đối với trường hợp doanh nghiệp tự điều tra, tổng hợp, phân tích thì sai sót là rất dễ xảy ra do bản thân doanh nghiệp không phải là người có chuyên môn trong lĩnh vực này. Để khắc phục, doanh nghiệp có thể tính đến khả năng thuê ngoài. Hiện nay có rất nhiều công ty chuyên về nghiên cứu thị trường có uy tín sẵn sàn cung cấp dịch vụ như Neilsen, TNS…Ở một khía cạnh khác, thuê ngoài cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân lực cho công tác điều tra, nghiên cứu. Thứ hai, đối với các số liệu có được các ấn phẩm, báo chí, bên cạnh tính cập nhật không đáp ứng được thì độ chính xác cũng là điều cần phải lưu ý do các số liệu nhiều khi bị điều chỉnh để sử dụng cho các mục đích khác với mục đích của doanh nghiệp. Thứ ba, sự sai lệch của kết quả nghiên cứu là do những hạn chế về nguồn lực. Thông thường, các công ty chỉ giành một phần ngân sách của họ cho hoạt động nghiên cứu. Những giới hạn về tài chính hoặc sự hạn chế về nhân sự này khiến các cuộc điều tra chỉ được tiến hành một cách hạn chế trên những mẫu nhỏ, mang tính chất đại diện, và vì thế kết quả thu được không còn phản ánh chính xác thực tế thị trường. Doanh nghiệp cần chú ý điều này để lựa chọn mẫu điều tra một cách hợp lí. Mẫu không nên quá nhỏ và không nên tập trung vào một hay một vài nhóm đối tượng mà cần có tính bao quát. Có như vậy mới phần nào giảm được sự sai lệch của kết quả điều tra. Thứ tư, sự sai lệch của dữ liệu đến từ sự không phù hợp của phương pháp nghiên cứu. Ví dụ: việc sử dụng bảng câu hỏi để điều tra nhu cầu của khách hàng sẽ 10 là không hợp lí đối với những quốc gia, khu vực có tỉ lệ biết chữ thấp; hoặc điều tra về nhu cầu sữa cho người già nhưng lại điều tra qua mạng Internet - tiện ích mà những người già - những người thực sự có nhu cầu - rất ít sử dụng. Phương pháp thu thập thông tin không phù hợp không những khiến việc điều tra không thu được kết quả gì mà còn gây tốn kém tiền bạc, thời gian và sức lực. Thứ năm, sự không am hiểu về văn hóa của nước được điều tra cũng làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch. Trước hết nằm ở vấn đề ngôn ngữ, vì người điều tra và người được điều tra có thể sử dụng những ngôn ngữ khác nhau nên nếu trong quá trình dịch bảng câu hỏi có sự sai sót thì kết quả thu được cũng bị sai. Kế đó, sự khác biệt về cách trả lời câu hỏi cũng có thể gây ra vấn đề. Ví dụ: người Mỹ có cách trả lời thẳng thắn, đi vào trọng tâm câu hỏi, còn người Việt Nam lại hay trả lời vòng vo. Vì thế khi cần một thông tin, chỉ cần một câu hỏi để có được câu trả lời của người Mỹ, nhưng phải cần đến bốn hay năm câu hỏi cho người Việt Nam để có được một thông tin tương tự. Như vậy, trước khi tiến hành điều tra trên diện rộng doanh nghiệp cần có những tìm hiểu trước về văn hóa, về cách trả lời câu hỏi của đối tượng được điều tra để có được một bảng câu hỏi chuẩn xác và phù hợp. 3.Các bƣớc tiến hành phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế Phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế về cơ bản là phân tích cơ hội kinh doanh ở nhiều thị trường để cuối cùng giúp doanh nghiệp lựa chọn được địa điểm kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận nhất. Việc lựa chọn được một thị trường mới để doanh nghiệp hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng vì tất cả các quyết định sau này đều cần phải xem xét đến các đặc tính cũng như các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh. Chính vì lẽ đó mà việc lựa chọn thị trường kinh doanh cần phải được tiến hành một cách bài bản, tỉ mỉ đồng thời cũng phải xem xét tới tính hợp lí để vừa tiết kiệm được chi phí nghiên cứu nhưng vẫn giúp doanh nghiệp ra quyết định một cách chính xác. Việc lựa chọn được thị trường kinh doanh cần trải qua ba bước: xác định cơ hội kinh doanh, phân tích môi trường kinh doanh quốc gia, và đánh giá lựa chọn thị trường. 11 3.1. Xác định cơ hội kinh doanh Đây là bước đầu tiên trong lựa chọn thị trường và có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu làm không tốt bước này, doanh nghiệp rất dễ bỏ sót các cơ hội làm ăn, đặc biệt là tại các thị trường nhỏ nhưng lại mang đến những cơ hội tốt. Còn nếu làm tốt, doanh nghiệp không phải xem xét quá nhiều thị trường do đã loại bỏ được một số thị trường không có nhu cầu hoặc quá rủi ro trước khi tìm hiểu đầy đủ về khả năng phát triển của thị trường đó, do đó tiết kiệm được chi phí. Bước này bao gồm hai nội dung: xác định nhu cầu cơ bản và xác định sự sẵn có của các nguồn lực. 3.1.1. Xác định nhu cầu cơ bản Xác định nhu cầu cơ bản tức là xác định xem thị trường đang hướng tới có cầu về sản phẩm của doanh nghiệp hay không. Rất nhiều trường hợp do ảnh hưởng của văn hóa mà thị trường không có cầu về sản phẩm của doanh nghiệp hoặc có nhưng không đủ lớn để đem lại lợi nhuận. Ví dụ: Trung Đông là khu vực gần như không có nhu cầu về thịt lợn do đại bộ phận dân chúng ở khu vực này theo Hồi hồi giáo – một tôn giáo nghiêm cấm việc ăn thịt lợn. Cũng có trường hợp thị trường không có cầu về sản phẩm do pháp luật của quốc gia đó nghiêm cấm. Ví dụ: pháp luật Việt Nam cấm người dân sử dụng pháo các loại nên các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ không có cách nào để có thể thâm nhập vào thị trường Việt Nam một cách hợp pháp. Như vậy, chỉ cần bỏ ra chút thời gian, công sức để tìm hiểu về văn hóa và pháp luật của nước sở tại, doanh nghiệp có thể loại bỏ ngay lập t ức những thị trường không có cầu về sản phẩm của mình hoặc có cầu nhưng không đủ lớn để không tiến hành những bước nghiên cứu sâu hơn, do đó tiết kiệm được rất nhiều chi phí. 3.1.2. Xác định sự sẵn có của các nguồn lực Sự sẵn có của các nguồn lực là khả năng đáp ứng của nước sở tại về các nguồn lực cần thiết đề đầu tư vào dự án. Các nguồn lực có thể là: nguyên nhiên liệu, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật…Trước hết, doanh nghiệp sẽ đặt ra các câu hỏi để xem điều kiện của nước sở tại có đáp ứng được hay không. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất thép định đầu tư xem xét liệu quốc gia sở tại có trữ liệu quặng sắt là bao nhiêu, các nguyên liệu hóa chất khác có sẵn ở trong nước hay phải 12 nhập khẩu, nhân công có đáp ứng được yêu cầu về mặt trình độ hay không.. . Mỗi một doanh nghiệp tùy thuộc vào tính chất ngành nghề, quy mô dự án, mục đích đầu tư, phương thức thâm nhập sẽ có những đòi hỏi về các nguồn lực khác nhau. Nếu bản thân quốc gia không đáp ứng được các yêu cầu về nguồn lực hoặc đáp ứng được nhưng chi phí cao hơn so với các thị trường khác, doanh nghiệp có thể tính đến các phương án thay thế và xem xét sự thay thế này có ảnh hưởng tới chi phí như thế nào. Đối với doanh nghiệp sản xuất thép ở trên, nếu việc sản xuất thép trở nên đắt đỏ do chi phí khai thác , chế biến quặng cao, doanh nghiệp có thể nghĩ đến việc nhập khẩu phôi thép và tính toán các chi phí cho việc nhập khẩu và thuế nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp không thể tìm ra được phương án thay thế hoặc nhận thấy việc áp dụng các phương án thay thế đó quá tốn kém thì doanh nghiệp có thể sẽ cân nhắc lại quyết định thâm nhập vào thị trường này. Tất nhiên, doanh nghiệp phải xem xét một cách kĩ càng, tổng thể tất cả các lợi thế hay bất lợi của việc thâm nhập vào thị trường để so sánh với các thị trường khác. Chẳng hạn ở một nước, có thể chi phí sản xuất cao hơn ở các nước khác nhưng chính phủ lại có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tư thì doanh nghiệp vẫn có thể tìm được lợi nhuận cao. Doanh nghiệp cần thận trọng, không nên vì sự thiếu thốn của một hay hai nguồn lực cho dự án mà bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt. 3.2. Phân tích môi trƣờng kinh doanh quốc gia Khi kinh doanh ở bất cứ quốc gia nào, doanh nghiệp đều phải chịu tác động của môi trường kinh doanh. Nói cách khác, môi trường kinh doanh sẽ phần nào điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, từ sản xuất, bán hàng, phân phối đến lựa chọn chiến lược marketing…Khi kinh doanh, nếu môi trường kinh doanh không có sự khác biệt thì sẽ không gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên thực tế là một quốc gia luôn có môi trường kinh doanh khác với một quốc gia khác và khác với tất cả các quốc gia còn lại. Ngay cả trong trường hợp tưởng chừng như có sự tương đồng rất lớn như các quốc gia nói chung một thứ ngôn ngữ, cùng ở chung một khu vực địa lí, vẫn có sự khác biệt trên rất nhiều mặt. Charles.W.L Hill, trong các cuốn sách của mình, đã đề cập đến môi trường chính trị, pháp luật, môi 13 trường kinh tế, môi trường văn hóa là ba loại môi trường cấu thành nên môi trường kinh doanh quốc gia. Đặc điểm của các môi trường này thể hiện những cơ hội cũng như rủi ro của thị trường, do đó tác động rất lớn đến việc lựa chọn thị trường kinh doanh cũng như các quyết định trong tương lai của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. 3.2.1. Môi trường chính trị, luật pháp Các yếu tố thuộc môi trường chính trị, luật pháp bao gồm: các quy định của chính phủ, bộ máy hành chính và sự ổn định chính trị, pháp luật. a. Các quy định của chính phủ Thái độ của các quốc gia với vấn đề mở cửa nền kinh tế là khác nhau cho nên các quy định luật pháp về vấn đề này là không giống nhau. Có những quốc gia theo đuổi nền kinh tế thị trường, mở cửa toàn bộ nền kinh tế; có những quốc gia lựa chọn đóng cửa nền kinh tế, thực hiện tự cung tự cấp; hầu hết các quốc gia quốc gia đứng ở “vùng xám”, và trong “vùng xám” này, mức độ mở cửa cũng không giống nhau. Nếu một quốc gia thiên về mở cửa nền kinh tế, các quy định của luật pháp sẽ có xu hướng tạo cơ hội trao đổi thương mại, đầu tư như: cắt giảm hoặc bãi bỏ các rào cản thương mại, đảm bảo quyền sở hữu, đối xử bình đẳng với doanh nghiệp trong nước…Rào cản của chính phủ là không đáng kể nhưng doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh rất khốc liệt. Ngược lại, nếu một quốc gia có xu hướng đóng cửa nền kinh tế, quốc gia đó sẽ sử dụng luật pháp như một rào cản như thuế quan, hạn ngạch, yêu cầu kĩ thuật, thủ tục hành chính… để giảm bớt hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hóa, công ty nước ngoài vào thị trường trong nước. Với một quốc gia, các chính sách được nhà đầu tư quan tâm nhất thường là: chính sách quản lý đất đai, chính sách quản lý ngoại hối và chuyển lợi nhuận, các ưu đãi thuế cho nhà đầu tư. Ngoài ra, các quốc gia có quan điểm khác nhau về vấn đề quyền sở hữu tài sản, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo vệ người tiêu dùng. Một sự nới lỏng về mức độ ô nhiễm cho phép có thể mở ra cơ hội làm ăn, nhưng một sự thắt chặt các tiêu chuẩn đó cũng có thể đóng sập cánh cửa kinh doanh của doanh nghiệp vào một thị trường. Là người kinh doanh trên thị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng