Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chuỗi giá trịlợn thịt tại huyện yên châu, tỉnh sơn la...

Tài liệu Phân tích chuỗi giá trịlợn thịt tại huyện yên châu, tỉnh sơn la

.PDF
91
1
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– MÙA LAO TÁNH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LỢN THỊT TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– MÙA LAO TÁNH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LỢN THỊT TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂNTHẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần LệThị Bích Hồng THÁI NGUYÊN - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ trong nguồn gốc. Tác giả luận văn Mùa Lao Tánh ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè, cơ quan đồng nghiệp và đặc biệt là sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của nhà trường và sự dạy bảo tận tình của thầy cô. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, cùng thầy cô trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các ông, bà trưởng xóm và các hộ dân tại được điều tra đã nhiệt tình ủng hộ và cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết cho luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 12 tháng 6 năm 2022 Tác giả luận văn Mùa Lao Tánh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ ..................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 3 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ TÀI ................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị ............................................................................ 4 1.1.1. Các khái niệm .................................................................................................... 4 1.1.2. Một số khái niệm dùng trong phân tích kinh tế và chuỗi giá trị ....................... 8 1.1.3. Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị ........................................................ 10 1.1.4. Nghiên cứu chuỗi giá trị Lý luận về chuỗi giá trị ........................................... 12 1.1.5. Sơ đồ chuỗi giá trị phân tích ........................................................................... 18 1.1.6. Ý nghĩa phân tích chuỗi giá trị ........................................................................ 18 1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị Lợn thịt ............................................ 19 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 20 1.2.1. Kinh nghiệm hoàn thiện chuỗi giá trị lợn tại một số địa phương ................... 20 1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ............................................. 23 1.2.3. Bài học kinh nghiệm hoàn thiện chuỗi giá trị lợn tại huyện Yên Châu ......... 24 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 26 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 26 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 28 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 31 iv 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 31 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 31 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn .................................................................................. 31 2.3.3. Phương pháp phân tích kinh tế và chuỗi giá trị .............................................. 33 2.3.4. Phương pháp phân tích chi phí, lợi nhuận trong chuỗi ................................... 33 2.3.5. Công cụ phân tích dữ liệu ............................................................................... 34 2.3.6. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .............................................................. 35 2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đề tài ...................................................................... 35 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 38 3.1.Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ thịt Lợn trên địa bàn Huyện Yên Châu .......................................................................................................................... 38 3.1.1. Tình hình chăn nuôiLợn trên địa bàn huyện Yên Châu(Giống Lợn trại) ....... 38 3.1.2. Chế biến và tiêu thụ......................................................................................... 39 3.2. Thực trạng chuỗi giá trị lợn điều tra trên địa bàn huyện Yên Châu................... 39 3.2.1. Đặc điểm chung về các hộ chăn nuôi lợn (gia trại) điều tra ........................... 39 3.2.2. Sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện Yên Châu tỉnh Sơn La .......................... 41 3.2.3. Chi phí của các tác nhân trong chuỗi giá trị lợn huyện Yên Châu ................. 42 3.2.4. Kết quả sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La .. 45 3.2.5. Tác nhân là thương lái, đơn vị thu gom lợn, hộ giết mổ nhỏ lẻ ...................... 46 3.2.6. Tác nhân là người bán lẻ thịt lợn .................................................................... 47 3.2.7. Tác nhân là người tiêu dùng thịt lợn ............................................................... 47 3.3. Phân tích giá trị gia tăng theo các kênh thị trường của chuỗi giá lợn trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La ................................................................................... 48 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La ................................................................................................................ 49 3.4.1. Ảnh hưởng của ngoai cảnh.............................................................................. 49 3.4.2. Ảnh hưởng từ các yếu tố đầu vào ................................................................... 51 3.4.3 Yếu tố thị trường .............................................................................................. 52 3.5. Đánh giá của các tác nhân đến chuỗi giá trị lợn huyện Yên Châu .................... 53 3.5.1. Đánh giá của trang trại và gia trại ................................................................... 53 v 3.5.2. Đánh giá của người thu mua ........................................................................... 56 3.6. Phân tích lợn tiềm năng, cơ hội và các khó khăn trên địa bàn huyện Yên Châu ...... 57 3.7. Giải pháp để hoàn thiện chuỗi giá trị lợn trên địa bànhuyện Yên Châu, tỉnh Sơn La ................................................................................................................ 58 3.7.1. Quy hoạch chăn nuôi ....................................................................................... 58 3.7.2. Giải pháp về vốn và đầu tư tín dụng ............................................................... 59 3.7.3. Giải pháp về tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ............................................................... 59 3.7.4. Giải pháp về môi trường trong các gia trại ..................................................... 60 3.7.5. Giải pháp về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm .................................. 60 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 62 1. Kết luận ................................................................................................................. 62 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 64 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất huyện Yên Châu giai đoạn 2019 - 2021 ................ 27 Bảng 2.2: Chi phí của từng tác nhân trong chuỗi giá trị Lợn thịt ................................ 36 Bảng 3.1: Số lượng lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2019-2021 ........................... 38 Bảng 3.2: Tình hình cơ bản của các gia trại chăn nuôi lợn .......................................... 40 Bảng 3.3: Chi phí xây dựng chuồng trại bình quân của 01 gia trại chăn nuôi lợn .... 42 Bảng 3.4: Chi phí vốn vay của các gia trại chăn nuôi lợn ............................................ 43 Bảng 3.5: Chi phí khác bình quân của 01 gia trại chăn nuôi lợn................................. 44 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất bình quân 1 lứa lợn của các gia trại ....... 44 Bảng 3.7: Kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi Lợn thịt ................................................. 45 Bảng 3.8: Sự hình thành giá qua các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị lợn ..... 48 Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về sự thuận lợi trong chăn nuôi lợn ................................. 53 Bảng 3.10: Đánh giá về các thông tin phục vụ phát triển chăn nuôi .......................... 54 Bảng 3.11: Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi ..................................... 55 Bảng 3.12: Đánh giá về chi phí thu mua lợn ................................................................. 56 Bảng 3.13: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thánh chức ............................ 57 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức chuỗi giá trị .................................................... 6 Hình 1.2: Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp .................................................. 12 Hình 1.3: Sơ đồ khung phân tích........................................................................ 18 Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị Lợn của các gia trại lợn tại huyện Yên Châu. ..... 41 Hình 3.2: Sơ đồ kênh phân phối của Lợn đối với thương lái ............................. 46 Hình 3.3: Sơ đồ cây vấn đề các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất lợn tại các trang trại, gia trại trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La ................. 51 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. Những thông tin chung 1.1. Họ và tên tác giả: Mùa Lao Tánh 1.2. Tên đề tài: Phân tích chuỗi giá trịLợn thịt tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 1.3 .Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số:8.62.01.15 1.4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng 1.5. Cơ sở đào tạo : Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 2. Nội dung bản trích yếu 2.1. Lý do chọn đề tài Huyện Yên Châu đã có nhiều những chính sách ưu đãi khuyến khích người chăn nuôi phát triển sản xuất như thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 19/12/2019 của HĐND huyện về thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 1435/QĐ-UBND ngày 20/12/2020 về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Do đó năm 2021 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.272 tỷ đồng, bằng 100,9% so với kế hoạch, tăng 5,6% so với năm 2019 trong đó đàn lợn năm 2021 là 49.340 con đạt 109.2% kế hoạch, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 5.970 tấn, đạt 113% kế hoạch. Mặc dù huyện Yên Châu có nhiều thuận lợi để phát triển cho sản phẩm Lợn thịt, nhưng thực tế là người chăn nuôi Lợn thịt của huyện Yên Châu vẫn chưa thực sự làm giàu được từ ngành này. Phần lớn sản lượng được sản xuất ra được tiêu thụ qua thương lái và 1/3 sản lượng tiêu thụ ở thị trường ngoài huyện. Điều này có nghĩa, khâu tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm thuộc về các tác nhân khác trong chuỗi, người chăn nuôi trong huyện chỉ nhận được một phần ít giá trị gia tăng thuần và hoạt động chăn nuôi của người sản xuất nhỏ lẻ nên không thu được lợi nhuận cao từ việc chăn nuôi. Đây là mấu chốt làm cho việc nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi gặp khó khăn? Và còn rất nhiều vấn đề xoay quanh các khâu sản xuất và tiêu thụ được đặt ra cho sản phẩm thịt lợn của huyện cần được phân tích để có thể giúp cho toàn bộ các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bao gồm người chăn nuôi, người giết mổ, người bán buôn, bán lẻ có thể gia tăng thu nhập của mình. ix Xuất phát từ thực tế của ngành chăn nuôi Lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Châu, tác giả nhận thấy sự cần thiết khi nghiên cứu đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị Lợn thịt tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng chuỗi giá trịLợn thịt tại Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. - Phân tích sự liên kết giữa các hộ sản xuất, hộ thu mua, thị trường tiêu thụ. - Xác định vai trò của các tác nhân chính trong chuỗi giá trị. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị Lợn thịt tại Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. 2.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị Lợn thịt của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La: - Thực trạng sản xuất và tiêu thụ Lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 - 2021 - Thực trạng chuỗi giá trị lợn thị trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. - Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị Lợn thịt huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoàn thiện chuỗi giá trị Lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị Lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La trong những năm tiếp theo. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với nội dung nghiên cứu tác giả sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp thu thập thông tin; Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi; Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu; Phương pháp phân tích kinh tế và chuỗi giá trị; Phương pháp phân tích chi phí, lợi nhuận trong chuỗi và sử dụng công cụ SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách tức trên địa bàn nghiên cứu. 2.5. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được Giai đoạn 2019-2021 đã tăng lên 7.540 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng cũng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2020 là 5.196 nghìn tấn tăng hơn so với năm 2019 x là 677 tấn, đến năm 2021 sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 5.970 nghìn tấn tăng hơn so với năm 2020 là 774 tấn. Nguyên nhân số lượng Lợn thịt cũng như sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng như vậy là do huyện đã thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 19/12/2019 của HĐND huyện về thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, cũng như Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 1435/QĐUBND ngày 20/12/2020 về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 do đó các chỉ tiêu về chăn nuôi đã tăng lên và vượt kế hoạch đặt ra. Chi phí xây dựng chuồng trại trung bình của một gia trại chăn nuôi Lợn thịt thịt là 130 triệu đồng, thời gian sử dụng là 10 năm, vì vậy khấu hao chuồng trại trung bình là 13 triệu đồng/năm, khấu hao hàng tháng là 1.084 nghìn đồng/tháng. Một lứa Lợn thịt nuôi trong vòng 4 tháng khấu hao chuồng là 4,5 triệu đồng/lứa. Doanh thu bình quân của một hộ đạt 998,7 triệu/ năm. Mặc dù doanh thu từ chăn nuôi Lợn thịt cao nhưng chi phí từ hoạt động chăn nuôi rất lớn, do đó thu nhập trung bình của hộ sau khi trừ các khoản phí không cao, bình quân đạt khoảng 150,4 triệu/hộ/năm. Tuy thu nhập từ chăn nuôi vẫn còn thấp nhưng đã làm cho đời sống người dân được ổn định, yên tâm phát triển sản xuất. 2.6. Kết luận Huyện Yên Châu tỉnh Sơn La là huyện miền núi phía Tây Bắc bộ, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi như qũy đất còn nhiều, đất đai mầu mỡ do đó lương thực cung cấp cho chăn nuôi cũng dồi dào. Hiện nay các hộ nông dân chủ yếu tập trung phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi Lợn thịt thịt theo hướng hàng hóa nên nhu cầu về thịt Lợn thịt trên địa bàn huyện cũng được ổn định về giá, ngoài cung cấp cho thị trường trong huyện (70%), các hộ còn cung cấp cho các huyện lân cận (30%) như Mai sơn, Mộc Châu… với số lượng tiêu thụ lớn bởi các huyện lân cận thị trường cần một lượng Lợn thịt thịt tương đối lớn do có nhiều lượt khách du lịch. Bên cạnh những thuận lợi trong phát triển chăn nuôi Lợn thịt thì các gia trại còn gặp nhiều khó khăn, qua điều tra và phân tích tác giả rút ra một số kết luận như sau: Độ tuổi trung bình của chủ gia trại là 49,5 tuổi, trình độ văn hóa của chủ gia trại hầu như đều tốt nghiệp THPT trở lên, đây là yếu tố thuận lợi để các gia trại tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như cách quản lý, hạch toán tốt trong xi chăn nuôi. Các gia trại đều có diện tích đất đai phù hợp với quy mô đàn Lợn thịt. Nhân khẩu của các gia trại là 4 khẩu trong khi số lao động bình quân là 2. Nhân khẩu trong gia trại là nguồn lao động chính, ít phải thuê nhân công nên tiết kiệm được chi phí. Chuỗi giá trị thịt lợn có nhiều tác nhân tham gia, số lượng thành viên của các tác nhân gia trại chăn nuôi là người bán lẻ thịt lợn là nhiều nhất. Sự phân phối lợi nhuận cho các tác nhân trong chuỗi còn nhiều bất hợp lý, đó là người giết mổ, người bán lẻ thu được lợi ích cao hơn nhiều so với hộ chăn nuôi, trong khi đó là họ phải chịu rủi ro thấp hơn2. 2.7. Khuyến nghị chính sách Thực hiện tốt các chủ chương, chính sách của nhà nước, cần cụ thể hóa, hướng dẫn và chỉ đạo các phòng ban huyện, cấp xã thực hiện đồng bộ để mang lại hiệu quả cao. Thành lập sớm Hội chăn nuôi lợn của huyện: xây dựng khu giết môt tập trung, có thể áp dụng cơ chế xã hội hóa. Cung cấp các thông tin liên quan đến thị trường tới các gia trại chăn nuôi, tăng cường công tác quản lý chất lượng, hỗ trợ xây dựng, quảng bá thương hiệu, các sản phẩm được xác nhận an toàn. Xây dựng và phát triển cửa hàng giới thiệu sản phẩm an toàn trên toàn địa bàn huyện. Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành trong chăn nuôi. Người hướng dẫn khoa học Học viên (Họ, tên và chữ ký) (Họ, tên và chữ ký) 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xóa đói đặc biệt ở những tỉnh có nền nông nghiệp phát triển như tỉnh Sơn La. Phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháo giúp người dân ở nông thôn thoát khỏi nghèo bên cạnh đó còn là nguồn thu nhập chủ yếu của hộ nông dân. Ngành Chăn nuôi của tỉnh Sơn La nói chung và huyện Yên Châu nói riêng đã góp phần cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vì tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào giá trị sản xuất của tỉnh cũng như của huyện, ngoài những lợi thế về mặt kinh tế thì ngành chăn nuôi còn cung cấp những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người dân. Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ, kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới, cũng đang phải đối mặt với các thách thức của hầu hết các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và giải quyết đói nghèo một cách bền vững; hàng năm phải chống chọi với thiên tại như: Bão lũ, rét đậm, rét hại, dịch bệnh lây lan toàn thế giới (SARS; COVID 19)... Vì vậy, công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống của các cộng đồng ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Huyện Yên Châu đã có nhiều những chính sách ưu đãi khuyến khách người chăn nuôi phát triển sản xuất như thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 19/12/2019 của HĐND huyện về thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 1435/QĐ-UBND ngày 20/12/2020 về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Do đó năm 2021 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.272 tỷ đồng, bằng 100,9% so với kế hoạch, tăng 5,6% so với năm 2019 trong đó đàn lợn năm 2021 là 49.340 con đạt 109.2% kế hoạch, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 5.970 tấn, đạt 113% kế hoạch. Ngoài ra sản phẩm thịt lợn là món ăn chủ yếu của người dân, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ngày càng cao bên cạnh đó Lợn thịt đang là tiền năng xuất khẩu. 2 Mặc dù huyện Yên Châu có nhiều thuận lợi để phát triển cho sản phẩm thịt lợn, nhưng thực tế là người chăn nuôi lợn của huyện Yên Châu vẫn chưa thực sự làm giàu được từ ngành này. Phần lớn sản lượng được sản xuất ra được tiêu thụ qua thương lái và và 1/3 sản lượng tiêu thụ ở thị trường ngoài huyện. Điều này có nghĩa, khâu tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm thuộc về các tác nhân khác trong chuỗi, người chăn nuôi trong huyện chỉ nhận được một phần ít giá trị gia tăng thuần và hoạt động chăn nuôi của người sản xuất nhỏ lẻ nên không thu được lợi nhuận cao từ việc chăn nuôi. Đây là mấu chốt làm cho việc nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi gặp khó khăn? Và còn rất nhiều vấn đề xoay quanh các khâu sản xuất và tiêu thụ được đặt ra cho sản phẩm thịt lợn của huyện cần được phân tích để có thể giúp cho toàn bộ các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bao gồm người chăn nuôi, người giết mổ, người bán buôn, bán lẻ có thể gia tăng thu nhập của mình. Xuất phát từ thực tế của ngành chăn nuôi Lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Châu, tác giả nhận thấy sự cần thiết khi nghiên cứu đề tài: “Phân tích chuỗi giá trịLợn thịt tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La”làm luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng chuỗi giá trịLợn thịt tại Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. - Phân tích sự liên kết giữa các hộ sản xuất, hộ thu mua, thị trường tiêu thụ. - Xác định vai trò của các tác nhân chính trong chuỗi giá trị. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị Lợn thịt tại Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị Lợn thịt trên địa bàn huyện huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Để tiến hành nghiên cứu toàn diện và đầy đủ các mục tiêu đã đặt ra đối tượng điều tra bao gồm: Các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gồm: Hộ (gia trại) chăn nuôi, người thu gom, người giết mổ, người bán buôn, người bán lẻ trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. 3 - Phạm vi về nội dung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị Lợn thịt của các tác nhân tham gia trong chuỗi trên địa bàn huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. - Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Châu. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 03 năm 2019- 2021;Số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2021 4. Những đóng góp mới của luận văn Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về chuỗi giá trị, và chuỗi giá trị Lợn thịt. Dựa trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà khoa học đã đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn cho địa phương. Đề tài góp phần cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc biệt là cho người sản xuất và các nhà quản lý xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. -Tìm ra và đánh giá các yếu tố ngoại hàm và nội hàm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu. - Là tài liệu tham khảo để địa phương quy hoạch vùng chăn nuôi Lợn thịt theo hướng bền vững, góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị Lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Châu và các địa phương có điều kiện tương tự. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị 1.1.1. Các khái niệm a. Khái niệm chuỗi (filière’) Phương pháp ‘filière’ (filière có nghĩa là dòng hoặc chuỗi) bao gồm các trường phái tư duy và nghiên cứu khác nhau. Ban đầu, phương pháp được sử dụng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp vào những năm 1960. Phân tích chủ yếu phục vụ như một công cụ để nghiên cứu mà hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê và dừa) được tổ chức trong bối cảnh các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với chăn nuôi chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Theo Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2001), khái niệm chuỗi (filière) bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng và tự nhiên, được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ của mối quan hệ biến đổi. b. Chuỗi giá trị Về mặt lý luận, Porter là người đầu tiên đưa ra khái niệm “chuỗi giá trị” (value chain) để phân tích lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp. Theo Porter (1985), chuỗi giá trị là chuỗi tất cả các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong doanh nghiệp mà chúng tạo ra giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Các hoạt động tạo giá trị bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ. Mỗi hoạt động trong chuỗi sẽ tạo thêm một giá trị nhất định cho sản phẩm cung ứng cho khách hàng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng, bao gồm: Hậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần ra ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng. Các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động 5 chính bao gồm các hoạt động thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Phân tích mô hình chuỗi giá trị củaPorter (1985) giúp nhận dạng những điểm yếu trong mỗi hoạt động cần cải tiến cũng như phát hiện các nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Porter (1985) lập luận rằng nếu bản thân mỗi hoạt động có khả năng tạo ra giá trị và sự liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động được vận hành một cách hiệu quả sẽ tạo nên một nguồn lực mạnh của lợi thế cạnh tranh. Mô hình phân tích chuỗi giá trị của Porter (1985) bị giới hạn bởi những hoạt động tạo giá trị trong phạm vi một doanh nghiệp tạo ra sản phẩm cho khách hàng. Với xu hướng tự do hóa thương mại và kinh doanh, cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị được mở rộng ở phạm vi ngành, địa phương và quốc gia, đặc biệt là cách tiếp cận chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Kaplinsky (2000), Kaplinsky và Morris (2001), Gereffi (1994, 1999) and Gereffi and Korzeniewicz (1994) là những người tiên phong ứng dụng mô hình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Để thống nhất về mặt lý luận, vào năm 2000 các nhà khoa học từ các chuyên ngành khác khác nhau trên thế giới đã tổ chức hội thảo 1 tuần lễ ở Bellagio nước Ý và thống nhất sử dụng thuật ngữ “chuỗi giá trị” cho các nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận chuỗi (Bair, 2009). Năm 2005 giáo sư Gereffi và cộng sự hoàn thiện khung lý thuyết quản trị chuỗi giá trị của mình và công bố bài báo “quản trị chuỗi giá trị toàn cầu” (the governance of global value chains) ở tạp chí “Điểm báo Kinh tế Chính trị Quốc tế”. Với cách tiếp cận toàn cầu, chuỗi giá trị được định nghĩa là tập hợp tất cả các hoạt động để tạo ra giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua những giai đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất, làm tăng giá trị và phân phối (Kaplinsky, 2000; Kaplinsky và Morris, 2001). Vì vậy, có thể nói rằng chuỗi giá trị là tập hợp những hoạt động phức tạp tạo giá trị của toàn bộ các tác nhân trong chuỗi, xuất phát từ các tác nhân đầu tiên sản xuất nguyên liệu đầu vào, rồi qua các tác nhân sản xuất tạo ra sản phẩm và cuối cùng là những nhà phân phối sản phẩm. Trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể có sự tham gia của nhiều công ty, nhiều ngành giữa các quốc gia với nhau để thực hiện những công đoạn tạo giá trị khác nhau trước khi chuyển giao sản phẩm hoàn chỉnh đến người tiêu dùng cuối cùng. Nghiên cứu 6 này sẽ sử dụng định nghĩa mở rộng theo cách tiếp cận toàn cầu cho việc phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản. Một chuỗi giá trị hình thành và tồn tại khi tất cả các bên có liên quan trong chuỗi vận hành theo mục tiêu tối đa hóa giá trị sinh ra trong chuỗi (Kaplinsky vàMorris, 2001; Jacinto và Pomeroy, 2011). Trong bất kỳ chuỗi giá trị nào thì mỗi thành viên của chuỗi là người mua hàng của người trước và là nhà cung cấp cho người sau, các thành viên trong chuỗi có chung một mục đích và cùng nhau làm việc để đạt được mục đích đó. Mỗi thành viên của chuỗi có thể độc lập với nhau, nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi thành viên góp thêm giá trị tại mắt xích cuối của chuỗi bằng cách đóng góp vào sự thỏa mãn của khách hàng. Sơ đồ tổ chức chuỗi giá trị Bao gồm liên kết chuỗi giá trị của nhà cung cấp đầu vào, chuỗi giá trị các nhà sản xuất, chuỗi giá trị thị trường và chuỗi giá trị của người tiêu dùng (Porter, 1985) Chuỗi giá trị của Chuỗi giá trị của Chuỗi giá trị của nhà cung cấp doanh nghiệp kênh phân phối Chuỗi giá trị của c người mua Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức chuỗi giá trị (Nguồn: Porter, 1985) c. Chuỗi cung ứng Theo Ganeshan và Harrison (1995), chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng. Trong chuỗi cung ứng, sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm luôn có sự thay đổi về giá cả cũng như giá trị. Như vậy, dựa vào định nghĩa ta thấy rằng chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng không có sự khác nhau vì chúng đều là chuỗi của sự nối tiếp nhau qua các quá trình và các hoạt động giữa các tác nhân liên quan nhằm tạo ra sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, sự khác biệt trong cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị đang được các nhà khoa học quan tâm hơn so với chuỗi cung ứng (Feller và ctv, 2006). Mục tiêu chính của phân tích chuỗi giá trị là tối đa hóa giá trị tạo ra cho khách hàng và tối đa 7 hóa lợi ích cho các bên có liên quan cũng như lợi ích trên toàn chuỗi giá trị, và phát triển bền vững qua thời gian (Feller và ctv, 2006; De Silva, 2011). Trong khi đó, chuỗi cung ứng trọng tâm vào chi phí và hiệu quả của các hoạt động hậu cần trên toàn chuỗi. Hay nói cách khác, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối thiểu hóa chi phí và nguồn lực cung cấp sản phẩm trên cơ sở cắt giảm tới mức có thể các trung gian và các khoản chi phí trong hoạt động phân phối nhằm đáp ứng nhanh nhất, thuận tiện nhất và hiệu quả nhất nhu cầu của người tiêu dùng (Feller và ctv, 2006; DeSilva, 2011). Trong chuỗi cung ứng, vấn đề được quan tâm là tính hiệu quả của dòng chảy cung ứng sản phẩm, xuất phát từ hoạt động cung cấp các yếu tố đầu vào, hình thành sản phẩm và phân phối cho người tiêu dùng một cách nhanh nhất, chính xác nhất và chi phí thấp nhất (Feller và ctv, 2006). Đối với chuỗi giá trị sự tập trung bắt đầu từ yêu cầu tối đa hóa giá trị cho người tiêu dùng cuối cùng và lần lượt là các tác nhân trung gian tham gia cung cấp sản phẩm trong chuỗi giá trị (Kaplinsky và Moưis, 2001). Tuy vây, De Silva (2011) cho rằng một chuỗi cung ứng tốt là cần thiết để phát triển một chuỗi giá trị bền vững. d. Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng Một câu hỏi có thể phát sinh khi chuỗi giá trị được nghiên cứu: Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng khác nhau hay không ? về cơ bản chúng giống nhau vì cả hai bao gồm mạng lưới như nhau của các thành viên, những người có mối liên hệ với các thành viên khác để cung cấp hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng. Nêu chúng ta so sánh định nghĩa của một chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị, chúng ta có thể nhận ra sự giống nhau và khác nhau của chúng. Chuỗi cung ứng, như hàm ý của nó, tập trung chủ yếu vào hiệu quả và chi phí cung ứng. Chuỗi cung ứng được hiểu là việc mang nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất và hoàn thiện sản phẩm tới người tiêu dùng một cách suôn sẻ và tiết kiệm. Mục tiêu đầu tiên của chuỗi cung ứng là đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực bao gồm: Việc phân bổ công suất, tài nguyên và lao động. Một chuỗi cung ứng cố gắng tìm kiếm để làm cho phù họp nhu cầu với khả năng cung ứng của tài nguyên khoáng sản. Khía cạnh khác của việc đánh giá một cách lạc quan chuỗi cung ứng bao gồm việc giữ liên lạc với nhà cung cấp để loại trừ những yếu tố làm đình trệ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất