Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Phân tích chuỗi giá trị miến dong tại tỉnh cao bằng...

Tài liệu Phân tích chuỗi giá trị miến dong tại tỉnh cao bằng

.PDF
115
192
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––– PHẠM VĂN TRÌNH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ MIẾN DONG TẠI TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––– PHẠM VĂN TRÌNH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ MIẾN DONG TẠI TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 60.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Ngoạn THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị Miến dong tại tỉnh Cao Bằng” được thu thập, điều tra, khảo sát thực tế một cách trung thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn, các thông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016 Học viên Phạm Văn Trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi được trân trọng cảm ơn tới Văn Phòng UBND tỉnh Cao Bằng, Sở Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa đào tạo Thạc sĩ Phát triển nông thôn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Trần Ngọc Ngoạn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị Miến dong tỉnh Cao Bằng”. Cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Phòng Nông nghiệp và PTNT Nguyên Bình, chính quyền và bà con nông dân các xã: Thành Công, Nguyễn Huệ (Hòa An),... đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát tại cơ sở để thực hiện Đề tài tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi, khuôn khổ của đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy giáo, cô giáo, bạn học và đồng nghiệp để Đề tài này được hoàn thiện hơn, góp phần thực hiện thắng lợi đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Cao Bằng. Xin trân trọng cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016 Học viên Phạm Văn Trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị................................................ 4 1.1.2. Filière (Chuỗi) ......................................................................................... 4 1.1.3. Khung phân tích của Porter ..................................................................... 6 1.1.4. Chuỗi giá trị toàn cầu .............................................................................. 8 1.1.5. Sử dụng khái niệm "chuỗi giá trị" của Kaplinsky trong nghiên cứu nông sản............................................................................................................. 9 1.1.6. Chuỗi giá trị của nông sản..................................................................... 10 1.1.7. Các hoạt động liên kết của chuỗi giá trị ................................................ 12 1.1.8. Chuỗi giá trị vì người nghèo ................................................................ 15 1.1.9. Chi phí, lợi nhuận và giá trị gia tăng..................................................... 17 1.1.10. Nâng cấp CGT..................................................................................... 19 1.1.11. Các dịch vụ hỗ trợ nâng cấp, phát triển CGT ..................................... 20 1.1.12. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị ..................................................... 22 1.1.13. Một số khái niệm dùng cho tính toán.................................................. 27 1.1.14. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị ..................................................... 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 30 1.2.1. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới ................................... 30 1.2.2. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị đối với các ngành hàng thuộc lĩnh vực trồng trọt ở Việt Nam ........................................................................ 32 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 36 2.1. Đối tượng, phạm vi .................................................................................. 36 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 36 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 36 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 36 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36 2.4. Các thông tin cần thu thập........................................................................ 38 2.4.1. Các thông tin chung .............................................................................. 38 2.4.2. Nhập hàng và xuất hàng ........................................................................ 38 2.4.3. Xu thế .................................................................................................... 38 2.4.4. Trao đổi (mua bán) ................................................................................ 38 2.4.5. Chính sách và các qui định liên quan.................................................... 39 2.4.6. Thách thức và cơ hội ............................................................................. 39 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 40 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng ........... 40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 40 3.1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội ..................................................................... 43 3.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Cao Bằng .................................... 46 3.1.4. Đinh ̣ hướng và mu ̣c tiêu phát triể n của tỉnh Cao Bằng trong liñ h vực nông nghiê ̣p và xóa đói giảm nghèo ........................................................ 48 3.2. Tình hình canh tác Dong riềng và sản xuất miến dong tại Cao Bằng...... 52 3.2.1. Điạ bàn, diêṇ tić h và sản lươ ̣ng ............................................................. 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 3.2.2. Khó khăn, thách thức trong sản xuấ t kinh doanh và phát triể n CGT Miến giong Cao Bằng ..................................................................................... 57 3.2.3. Tiềm năng phát triển CGT Miến dong Cao Bằng ................................. 58 3.2.4. Tiềm năng mở rộng quy mô sản xuất .................................................... 59 3.2.5. Tiềm năng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm .......................... 59 3.2.6. Tiềm năng mở rộng thị trường .............................................................. 60 3.3. Tác nhân cung cấ p đầ u vào ...................................................................... 62 3.3.1. Dịch vụ giống, phân bón và thuốc BVTV ............................................ 62 3.3.2. Dịch vụ tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật ...................................................... 62 3.3.3. Công cụ sản xuất ................................................................................... 63 3.3.4. Vốn đầu tư sản xuất............................................................................... 63 3.4. Tác nhân sản xuất và chế biế n.................................................................. 64 3.5. Tác nhân thu gom và phân phối ............................................................... 69 3.6. Tác nhân thương ma ̣i, bán hàng và tiêu dùng .......................................... 73 3.7. Chi phí và lợi nhuận ................................................................................. 76 3.8. Liên kết..................................................................................................... 80 3.9. Quản trị..................................................................................................... 82 3.10. Giải pháp ................................................................................................ 83 3.10.1. Giải pháp cho dịch vụ cung cấp đầu vào ............................................ 83 3.10.2. Giải pháp cho tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ ......................... 83 3.10.3. Giải pháp thị trường ............................................................................ 84 3.10.4. Giải pháp liên kết ................................................................................ 84 3.10.5. Giải pháp về quản trị ........................................................................... 84 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Một số yếu tố khí tượng đặc trưng năm tại một số vùng thuộc tỉnh Cao Bằng (2014 và 2015) ........................................................ 42 Bảng 3.2: Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng ........................................ 44 Bảng 3.3: Diê ̣n tić h, sản lươ ̣ng dong riề ng ta ̣i huyện Nguyên Bình ............... 52 Bảng 3.4: Tổ ng số hô ̣ và số hô ̣ nghèo canh tác cây dong riề ng ...................... 53 Bảng 3.5: Thực trạng các hộ chia theo địa bàn nghiên cứu ............................ 53 Bảng 3.6: Thực trạng sản xuất Dong riềng của hộ theo địa bàn nghiên cứu .. 54 Bảng 3.7: Phương thức bán hàng theo địa bàn nghiên cứu. ........................... 55 Bảng 3.8: Tình thu gom và phương thức thanh toán. ..................................... 56 Bảng 3.9: Tổng chí phí để sản xuất 1 kg củ dong tươi ................................... 77 Bảng 3.10: GTGT và lợi nhuận theo tác nhân ................................................ 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH Hình 1.1. Chuỗi giá trị của Porter ..................................................................... 7 Hình 1.2 Hệ thống giá trị................................................................................... 8 Đồ thị 3.1: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ....................................................... 45 Đồ thị 3.2: Phân bố lao động các ngành tại Cao Bằng, vùng TDMNPB và cả nước ............................................................................................ 46 Đồ thị 3.3: Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng (2015) .. 47 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các quy trình/khâu cốt lõi .................................................... 16 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ các tác nhân và khâu cốt lõi trong CGT Miến dong Cao Bằng ................................................................................ 17 Sơ đồ 1.3: Các dịch vụ cơ bản trong từng khâu .............................................. 22 Sơ đồ 3.4: Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Dong đúng cách theo hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Nguyên Bình .... 65 Sơ đồ 3.5: Dòng luôn chuyển khối lượng củ dong tươi và bột dong Cao Bằng ......................................................................................... 70 Sơ đồ 3.6: Dòng luôn chuyển khối lượng miến đến các tác nhân thu gom tại Cao Bằng ......................................................................................... 71 Sơ đồ 3.7: Dòng luôn chuyển khối lượng miến đến người tiêu dùng ............. 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300m so với mặt nước biển. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền Đông có nhiều núi đá, miền Tây núi đất xen núi đá, miền Tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. Trong những năm gần đây Cao Bằng đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, song vẫn còn hết sức khó khăn do địa hình hiểm trở, chia cắt và có nền khí hậu phức tạp khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn, nhất là đối với lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Hiện nay, Cao Bằng có tổng diện tích đất gieo trồng cả năm hơn 95.000 ha. Ngoài các cây trồng truyền thống như lúa, ngô…, Cao Bằng là địa phương nổi tiếng với các cây công nghiệp: Thuốc lá, trúc sào, mía, dong riềng, lạc, thạch đen... Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và mô hình liên kết "4 nhà" là hướng đi tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, biện pháp tối ưu nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tỉnh đã có những chính sách khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, các hợp tác xã trong và ngoài tỉnh thực hiện tốt việc liên kết, tổ chức lại sản xuất cùng phát triển một số cây trồng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Dong riềng được trồng để chế biến lấy bột làm miến, bánh, hạt trân châu nấu chè... mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người trồng và chế biến; Một ha Dong riềng thường đạt từ 50 - 150 tấn củ tươi, tương đương 70 - 200 triệu đồng, nếu được chế biến thành bột thì giá trị tăng gấp 3 lần. Đặc biệt do Dong riềng là cây trồng rất dễ tính, có thể trồng trên nhiều địa hình khác nhau, thích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 nghi với nhiều kiểu khí hậu, chịu nóng, chịu lạnh, chịu bóng tốt, trồng Dong riềng không lo mất mùa. Dong riềng có độ che phủ đất dốc lớn, trồng vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa khô nên có tác dụng hạn chế dòng chảy bảo vệ đất dốc. Ngoài ra Dong riềng còn có giá trị trong y học và trong chăn nuôi. Cao Bằng là tỉnh miền núi có diện tích đất đồi dốc lớn, vì vậy cây Dong riềng là giải pháp hiệu quả, là cây giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân nếu được canh tác hợp lý kết hợp với công nghiệp chế biến. Xuất phát từ ý nghĩa kinh tế - xã hội của Dong riềng đối với phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và đời sống đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng, tôi quyết định chọn đề tài: "Phân tích chuỗi giá trị Miến dong tại tỉnh Cao Bằng" để nghiên cứu với mong muốn góp phần giúp tỉnh Cao Bằng tìm ra hướng đi cho sản phẩm từ cây Dong riềng phát triển bền vững hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng chuỗi giá trị miến dong tỉnh Cao Bằng qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị của sản phẩm miến dong góp phần phát triể n bề n vững cho cây Dong riềng. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá và phân tích CGT miến dong nhằm mục tiêu cụ thể sau: - Thực trạng và định hướng phát triển miến dong Cao Bằng - Phân tích những thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội, tiềm năng để phát triển các CGT miến dong; qua đó xác định các giải pháp cụ thể để xây đựng định hướng phát triển. - Đề xuất một kế hoạch phát triển CGT miến dong Cao Bằng trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó hướng đến ưu tiên giảm nghèo và sự tham gia của người nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Về lý luận - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xác định được hiện trạng của chuỗi giá trị; - Lập sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích chi phí lợi nhuận theo từng tác nhân theo từng kênh phân phối; phân tích mối liên kết trong chuỗi theo kênh và toàn chuỗi; - Chỉ ra các tác nhân chính, nút thắt chính trong chuỗi giá trị để đưa ra can thiệp hợp lý; - Xác định được địa điểm để triển khai các tác động. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài góp phần làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp cho phát triển sản xuất Dong riềng theo hướng tiếp cận chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ và cơ chế chính sách cho phát triển sản phẩm hàng hóa; - Đề tài góp phần cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc biệt là cho người sản xuất; làm cơ sở cho nhà quản lý xây dựng chính sách khuyến khích các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị Theo nghĩa ‘rộng’, Chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán ra thị trường. Chuỗi giá trị ‘rộng’ bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v.. Nói một cách ngắn gọn: Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Một CGT theo định nghĩa này thường có những đặc điểm là: - Nói đến một sản phẩm nhất định: - Có các hoạt động cụ thể ở mỗi khâu khác nhau của CGT. - Có các tác nhân/nhóm người khác nhau cùng tham gia. - Có mối quan hệ, liên kết giữa các tác nhân. - Có các quy định, chuẩn mức chung. - Đem lại giá trị cao hơn và bền vững cho tất cả những người tham gia vào chuỗi. 1.1.2. Filière (Chuỗi) Phương pháp ‘filière’ (filière nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dung để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, mía và dừa) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Do đó, khái niệm chuỗi (filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham gia vào các hoạt động. Tính hợp lý của chuỗi (filière) hoàn toàn tương tự như khái niệm rộng về chuỗi giá trị trình bày ở trên. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng, được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi. Phương pháp chuỗi có hai luồng có vài điểm chung với phân tích chuỗi giá trị: việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính (được trình bày trong Duruflé, Fabre và Yung, 1988, và được sử dụng trong một số dự án phát triển do Pháp tài trợ trong thập niên 80 và 90) chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa, và phân tách các chi phí và thu nhập giữa các thành phần được kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP theo “phương pháp ảnh hưởng” (“méthode des effets”) Phân tích có tính chất chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi, được sử dụng nhiều nhất ở trường đại học Paris-Nanterre, một số viện nghiên cứu như CIRAD và INRA và các tổ chức phi chính phủ như IRAM làm về phát triển nông nghiệp, nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi; các chiến lược cá nhân và tập thể, cũng như các hình thái quy định mà Hugon (1985) đã xác định là có bốn loại liên quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được phân tích gồm: quy định trong nước, quy định về thị trường, quy định của nhà nước và quy định kinh doanh nông nghiệp quốc tế. Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra một khung phân tích về tổ chức chuỗi hàng hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, và hiệu suất về mặt giá cả và tạo thu nhập, có tính đến vấn đề chuyên môn hóa của nông dân và thương nhân ngành thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa). 1.1.3. Khung phân tích của Porter Năm 1985 Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một Công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một Doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: một Công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác là làm thế nào để một Doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng muốn mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)? Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các Doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm tàng) của mình. Đặc biệt, Porter lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào Công ty như một tổng thể. Một Công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm. Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một Công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của Doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hang, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu v.v. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lược điều hành. Ví dụ như một phân tích về chuỗi giá trị của một siêu thị ở Châu Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so với các đối thủ cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả giống nước ngoài. Tìm ra nguồn lợi thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho các mục đích kinh doanh. Tiếp theo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có lẽ sẽ tăng cường củng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả giống ngoại và chiến dịch quản cáo sẽ chú ý đặc biết đến những vấn đề này. Hình 1.1. Chuỗi giá trị của Porter Một cách khác để tìm ra lợi thế cạnh cạnh là dựa vào khái niệm ‘hệ thống giá trị’. Ý chính là: thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một công ty duy nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của một chuỗi các hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là ‘hệ thống giá trị’. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất cả các công ty tham gia trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm ‘chuỗi giá trị của Doanh nghiệp’ và giống với khái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 niệm mà cuốn sách hướng dẫn này nói đến khi phân tích chuỗi giá trị (phương pháp rộng hơn). Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng trong khung phân tích của Porter, khái niệm hệ thống giá trị chủ yếu là công cụ giúp quản lý điều hành đưa ra các quyết định có tính chất chiến lược. Chuỗi giá trị của công ty Chuỗi giá trị của nhà cung cấp Chuỗi giá trị của người mua Hình 1.2 Hệ thống giá trị 1.1.4. Chuỗi giá trị toàn cầu Trong những năm gần đây khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa (Gereffi and Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999). Tài liệu này dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu các cách thức mà các Công ty và các Quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu. Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa, có nhận thức (trong phần lớn các trường hợp đều có minh chứng rõ ràng) rằng khoảng cách trong thu nhập trong và giữa các nước tăng lên. Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình này, nhất là trong một viễn cảnh năng động. Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ một loạt những hoạt động trong chuỗi, một phân tích chuỗi giá trị nhất trí phân tích thổng thu nhập của chuỗi giá trị thành những khoản mà các bên khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được. Để hiểu được sự phân phối thu nhập, phân tích chuỗi giá trị là cách duy nhất để có được thông tin đó. Các cách xem xét các hình thái phân phối toàn cầu khác chỉ cho biết một phần về các hiện tượng này. Ví dụ như các số liệu thống kê thương mại chỉ cung cấp số liệu về doanh thu gộp chứ không phải là về doanh thu thuần, và các phân tích cụ thể về từng ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) chỉ thể hiện được một phần của cả câu chuyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 Thứ hai là một phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các Công ty, vùng và Quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Cách phân tích lồng ghép này sẽ xác định ở mức độ rộng hơn các kết quả phân phối của các hệ thống sản xuất toàn cầu và năng suất mà các nhà sản xuất cá thể phải nâng cao hoạt động và do đó tự đặt mình vào con đường tăng trưởng thu nhập bền vững. Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế được coi là một phần của các mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và bán lẻ, trong đó tri thức và quan hệ được phát triển để tiếp cận được các thị trường và các nhà cung cấp. Trong bối cảnh này, sự thành công của các nước đang phát triển và của những người tham gia thị trường ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các mạng lưới này. 1.1.5. Sử dụng khái niệm "chuỗi giá trị" của Kaplinsky trong nghiên cứu nông sản Vào năm 1994, Gereffi đã đưa ra một quan điểm về nghiên cứu chuỗi giá trị, theo đó chuỗi giá trị được đặc trưng bởi một nhóm hoặc một số nhóm người giữ vai trò quyết định toàn bộ đến sự vận động và phát triển của chuỗi giá trị. Ông đã nhấn mạnh đến sự phối hợp của các hệ thống sản xuất và phân phối phân tán trên thị trường của từng nền kinh tế, đồng thời cũng cho thấy được sự kết nối của nó với thị trường Thế giới như thế nào. Và đến năm 1999, một khái niệm cụ thể và phù hợp hơn trong nghiên cứu nông sản đã được Kaplinsky đưa ra, đó là: "Chuỗi giá trị (value chain) mô tả tổng thể các hoạt động cần thiết để đưa sản phẩm hay dịch vụ từ ý tưởng, thông qua trung gian sản xuất, đưa tới người tiêu dùng cuối cùng và loại bỏ sau khi sử dụng" (Kaplinsky, 1999). Khái niệm này có thể được hiểu theo hai cách khác nhau: - Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn vị sản xuất (Công ty, Doanh nghiệp…) để sản xuất ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 một sản phẩm nhất định. Tất cả những hoạt động này tạo thành một chuỗi kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. - Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì nó là tập hợp của những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện như: người sản xuất, chế biến, thu gom, chủ buôn, người cung cấp dịch vụ, người bán lẻ… để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được người tiêu dùng sử dụng. Khái niệm chuỗi giá trị này sẽ bao gồm cả các vấn đề về tổ chức, điều phối, các chiến lược và quan hệ của những người tham gia vào chuỗi, ngoài ra đó còn cả các vấn đề liên quan đến các khía cạnh xã hội (quan hệ cộng đồng, thói quen và quan điểm sản xuất, tiêu dùng của người dân,…) và môi trường (thoái hóa đất đai, ô nhiễm nước, đa dạng sinh học, …). Trong 5 năm trở lại đây, khái niệm này đã được sử dụng khá nhiều ở Việt nam với sự tham gia của các tổ chức NGOs, một số Viện nghiên cứu… Đặc biệt là nó được vận dụng vào trong quá trình nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản nhằm đánh giá những tác động đến người nghèo và đạt đến các giải pháp để tăng thu nhập của người nghèo, vì thế người nghèo là chủ thể của các hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị. Khái niệm chuỗi giá trị chủ yếu quan tâm đến liến kết, phân phối giá trị theo chiều dọc, từ đó xác định giá trị, lợi ích thu được của từng tác nhân trong ngành hàng. Những hạn chế của tiếp cận này là các yếu tố thể chế, xã hội, lãnh thổ, chính sách ít được quan tâm so với phương pháp commodity chain (filiere). 1.1.6. Chuỗi giá trị của nông sản Chuỗi giá trị của bất kỳ một sản phẩm nông nghiệp nào cũng bao gồm tất cả các khâu từ sản xuất tới tiêu dùng đảm bảo để cho một loại nông sản đó có thị trường ổn định, có khả năng phát triển bền vững và có giá trị gia tăng cao, mang lại lợi nhuận tối đa cho tất cả mọi khâu, mọi thành viên tham gia trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên không phải loại sản phẩm hoặc phân khúc sản phẩm nào cũng có thể quản trị theo lý thuyết chuỗi mà chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 nhấn mạnh vào việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của người tiêu dùng thay vì sản xuất những gì có thể. Thêm vào đó, điểm khác biệt của chuỗi giá trị là việc các tác nhân trong chuỗi phải cùng nhau chuyển từ trạng thái cạnh tranh lẫn nhau sang cùng hợp tác, có chung tầm nhìn, chung chiến lược và mục tiêu, cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro. Một chuỗi giá trị được hình thành không phải để đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng ở tất cả các phân khúc thị trường mà là để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng với những yêu cầu cụ thể. (Thí dụ: không thể tổ chức một chuỗi giá trị ngành hàng thịt chung chung vì có nhiều loại thịt trên thị trường: lợn ngoại, lợn nội, lợn nuôi công nghiệp, lợn nuôi hoang dã, lợn nhiều nạc, lợn nhiều mỡ... và mỗi loại có giá trị và giá bán khác nhau tới người tiêu dùng, trong khi hoàn toàn có thể tổ chức theo chuỗi ngành hàng lợn đen, bò Mông, gà lông màu thả vườn....vì những sản phẩm này có giá trị đặc sản và đáp ứng được nhu cầu cụ thể của bộ phận khách hàng có thu nhập cao hoặc có thị hiếu tiêu dùng riêng, họ chấp nhận một giá cả hàng hóa mang tính “riêng” nên lợi cho người sản xuất, nhất là ở vùng cao còn nhiều khó khăn hoặc với người nghèo). Việc phát triển chuỗi giá trị hàng hóa nông sản cần dựa trên việc lựa chọn cẩn thận các ngành hàng và việc sản xuất liên quan, thông qua hệ thố ng chế biế n và tiế p thi ̣mà có thể ta ̣o ra viê ̣c làm cho người nghèo. Mỗi vùng nên chọn sản phẩm có giá trị kinh tế cao, khuyế n khích và quản lí rủi ro cho sự tham gia của người nghèo từ trang tra ̣i ra thi ̣ trường, hơ ̣p đồ ng tiêu thu ̣ sản phẩ m; tiế p câ ̣n các dich ̣ vu ̣ tài chính (tín du ̣ng, tiế t kiê ̣m, bảo hiể m); phát triể n kỹ năng cho các hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh phi nông nghiê ̣p (như chế biế n, tiế p thi,̣ du lich); nâng cao cơ sở ha ̣ tầ ng cô ̣ng đồ ng, kế t nố i thi ̣ trường với cơ sở ha ̣ ̣ tầ ng quố c gia và nâng cao khả năng kế t nố i với điạ bàn xa thi ̣ trường; phát huy những sáng kiế n để phổ biế n và ứng du ̣ng công nghê ̣ phù hơ ̣p đem đế n năng suấ t cao trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuấ t lâm nghiêp, ̣ và các hoa ̣t Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan