Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh an giang...

Tài liệu Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh an giang

.PDF
81
1161
145

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH HỮU ĐỨC PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh doanh thƣơng mại Mã số ngành: 52340121 05-2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH HỮU ĐỨC MSSV: 4115644 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh doanh thƣơng mại Mã số ngành: 52340121 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Nguyễn Thị Bảo Châu Th.s Nguyễn Quốc Nghi 05-2014 Luận văn tốt nghiệp LỜI CẢM TẠ Luận văn này đƣợc thực hiện tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ từ nhiều phía. Trƣớc hết, tôi chân thành cám ơn quý Thầy Cô giảng viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn bổ ích trong suốt khoá học tại đây. Tôi xin cám ơn các cơ quan đoàn thể, ngƣời dân địa phƣơng ở địa bàn nghiên cứu đã hỗ trợ tích cực cho tôi trong việc thu thập số liệu phục vụ đề tài. Đặc biệt tôi xin gửi cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Bảo Châu là ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp về chuyên môn cho luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Cô La Nguyễn Thùy Dung và Thầy Nguyễn Quốc Nghi đã chia sẽ dữ liệu và kinh nghiệm nghiên cứu về chuỗi giá trị. Sự hƣớng dẫn tận tình của quí Thầy Cô góp phần rất lớn vào sự thành công của nghiên cứu này. Ngoài ra, tôi rất biết ơn sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày 8 tháng 5 năm 2014 Ngƣời thực hiện Huỳnh Hữu Đức i Luận văn tốt nghiệp TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Dữ liệu của đề tài đƣợc cung cấp bởi ThS. La Nguyễn Thùy Dung. Tôi đƣợc sự đồng ý chia sẽ dữ liệu nghiên cứu trong phạm vi thực hiện luận văn tốt nghiệp từ ThS. La Nguyễn Thùy Dung. Cần Thơ, ngày 8 tháng 5 năm 2014 Ngƣời thực hiện Huỳnh Hữu Đức ii Luận văn tốt nghiệp BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ---------o0o-------- Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU  Học vị: Cử nhân  Chuyên ngành: Quản trị Marketing  Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD  Tên sinh viên: HUỲNH HỮU ĐỨC  Mã số sinh viên: 4115644  Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại  Tên đề tài: Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: +++ Chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo. 2. Về hình thức trình bày: +++ Hình thức trình bày rõ ràng, đúng theo qui định của Khoa. 3. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài: +++ Điểm mạnh của đề tài là kế thừa thành quả của các nghiên cứu trƣớc đây, từ đó tác giả vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu đáp ứng mục tiêu đặt ra. Đề tài có ý nghĩa khoa học đối với ngành nông nghiệp tỉnh An Giang. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài: +++ Với cỡ mẫu lớn và các bƣớc tiến hành thu thập số liệu phù hợp, vì thế số liệu sơ cấp của đề tài mang tính hiện đại và đảm bảo độ tin cậy. 5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc: +++ Kết quả nghiên cứu giải quyết tốt các mục tiêu đặt ra. 6. Kết luận chung: +++ Đạt yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp đại học. Cần Thơ, ngày 15 tháng 05 năm 2014 Ngƣời nhận xét Nguyễn Thị Bảo Châu iii Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................1 1.2.1 Mục tiêu chung ..........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............................................................................2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................................3 1.4.1 Giới hạn địa bàn nghiên cứu .....................................................................3 1.4.2 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................3 1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu ...................................................................3 1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu ...................................................................3 1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ...................................................3 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....6 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................6 2.1.1 Khái niệm thị trƣờng .................................................................................6 2.1.2 Các vấn đề về marketing ...........................................................................6 2.1.3 Khái niệm chuỗi giá trị ..............................................................................7 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................12 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ..................................................................12 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích ............................................................................13 CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN ĐỊA BÀN ..............................................15 3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG ..........................................................15 3.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội .......................................................15 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội năm 2013 .......................................................20 3.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƢỜNG LÚA GẠO Ở TỈNH AN GIANG...................................................................................28 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH AN GIANG ...31 4.1. MÔ TẢ CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH AN GIANG ................................................................................................31 4.1.1. Nông dân trồng lúa .................................................................................31 4.1.2 Thƣơng lái ...............................................................................................37 4.1.4 Cơ sở bán lẻ gạo ......................................................................................40 4.1.5 Công ty lƣơng thực ..................................................................................42 4.2. MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO VÀ SỰ VẬN HÀNH CHUỖI.....44 4.3. PHÂN TÍCH KINH TẾ CHUỖI, PHÂN PHỐI GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH AN GIANG .............................46 iv Luận văn tốt nghiệp 4.3.1 Kênh thị trƣờng gạo nội địa: ...................................................................46 4.3.3 Nhận xét về sự phân phối lợi ích .............................................................48 4.3.4 So sánh hai kênh xuất khẩu và nội địa ....................................................49 4.4. PHÂN TÍCH SWOT NGÀNH HÀNG LÚA GẠO .......................................50 4.4.1 Phân tích SWOT ngành hàng lúa gạo tỉnh An Giang: ............................50 4.4.2 Giải pháp .................................................................................................52 CHƢƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................54 5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................54 5.2 KIẾN NGHỊ................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................57 PHỤ LỤC .............................................................................................................59 v Luận văn tốt nghiệp DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Ma trận SWOT .....................................................................................12 Bảng 2.2: Phân phối các đối tƣợng khảo sát.........................................................13 Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2013 .............................................................................................................28 Bảng 4.1: Thông tin cơ bản về đáp viên ...............................................................31 Bảng 4.2: Thông tin mùa vụ sản xuất ...................................................................32 Bảng 4.3: Chi phí trung bình 3 vụ của nông dân An Giang .................................33 Bảng 4.4: Hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất lúa ở tỉnh An Giang.............37 Bảng 4.5: Thông tin chung về các thƣơng lái .......................................................38 Bảng 4.6: Chi phí trung bình cho 1 tháng mua lúa của thƣơng lái .......................39 Bảng 4.7: Hiệu quả kinh doanh của thƣơng lái ....................................................40 Bảng 4.8: Chi phí trung bình 1 tháng bán gạo của cơ sở bán lẻ. ..........................41 Bảng 4.9: Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong kênh lúa gạo nội địa ở tỉnh An Giang...............................................................................................46 Bảng 4.10: Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong kênh lúa gạo xuất khẩu ở tỉnh An Giang ....................................................................................47 Bảng 4.11: So sánh giá trị gia tăng và chi phí của các tác nhân trong kênh lúa gạo xuất khẩu và lúa gạo nội địa ..........................................................................49 Bảng 4.12: Ma trận SWOT ngành hàng lúa gạo xuất khẩu tỉnh An Giang ..........50 vi Luận văn tốt nghiệp DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Mô tả chuỗi giá trị ..................................................................................9 Hình 2.2: Sơ đồ chuỗi giá trị.................................................................................10 Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang ........................................................15 HÌnh 4.1: Phân phối lƣợng lúa đầu ra của nông hộ ..............................................36 Hình 4.2: Phân phối lƣợng lúa đầu ra của thƣơng lái ...........................................39 Hình 4.3: Sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh An Giang .........................................44 Hình 4.4: Kênh phân phối gạo nội địa ở tỉnh An Giang .......................................46 Hình 4.5: Kênh phân phối gạo xuất khẩu ở tỉnh An Giang ..................................47 vii Luận văn tốt nghiệp CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế có thế mạnh đặc biệt về nông nghiệp và thuỷ sản. Toàn vùng có diện tích chiếm 12,2% tổng diện tích cả nƣớc. Riêng về cây lúa, ĐBSCL gieo trồng tổng cộng 4181,3 nghìn ha và sản lƣợng là 24.293 nghìn tấn, chiếm 55,6% sản lƣợng lúa của cả nƣớc1. Sản xuất lúa của vùng vƣợt trên nhiệm vụ đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia còn mang nhiệm vụ cung cấp lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Theo thống kê của Tổ chức Nông lƣơng Liên Hợp Quốc (FAO), tính đến hết năm 2013 Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ. Lƣợng gạo xuất khẩu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2013 đạt 6,681 triệu tấn, trị giá FOB 2,893 tỷ USD, trị giá CIF 3,019 tỷ USD2. Hoạt động xuất khẩu gạo là một hoạt động thƣơng mại quan trọng, đem về ngoại tệ và tăng trƣởng kinh tế cho khu vực kinh tế nông nghiệp. An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc ĐBSCL, là vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long. Tỉnh có diện tích và sản lƣợng lúa lớn, với sản lƣợng lúa cả năm đạt gần 4 triệu tấn. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tiếp tục đƣợc nhân rộng và đạt trên 32 nghìn ha. Lúa gạo là ngành hàng quan trọng đóng góp vào hoạt động thƣơng mại của tỉnh với 2 kênh thị trƣờng là xuất khẩu và bán lẻ nội địa. Đối với thị trƣờng xuất khẩu, bên cạnh thuỷ sản, gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, trong năm 2013 gạo xuất khẩu 480 ngàn tấn và kim ngạch 203 triệu USD. Tuy nhiên hoạt động ngoại thƣơng trong năm qua tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, nhu cầu thị trƣờng sụt giảm, thời gian thanh toán hợp đồng xuất khẩu kéo dài, rào cản thƣơng mại tại một số thị trƣờng trọng điểm gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp; nguồn cung nguyên liệu trong nƣớc giảm mạnh, chi phí sản xuất tăng cao. Do đó, hai mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản đã giảm tỷ trọng trên 80% xuống còn 68% trong tổng kim ngạch xuất khẩu3. Ngoài ra, thị trƣờng lúa gạo nội địa cũng là môt kênh thị trƣờng quan trọng và đầy tiềm năng, hạt gạo An Giang đƣợc phân phối đến nhiều tỉnh thành với hệ thống các cơ sở bán lẻ rộng khắp. Tuy nhiên, kênh thị trƣờng này chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức, 1 Tổng cục thống kê (2012), Niên giám thống kê, Hà Nội: NXB Thống kê VFA (2014), Báo cáo tình hình xuất khẩu gạo đến ngày 31/12/2013. 3 Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang (2013), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 -Phần thứ nhất Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. 2 1 Luận văn tốt nghiệp các hình thức kinh doanh hiện nay chủ yếu là theo kiểu truyền thống, chất lƣợng gạo trên thị trƣờng chƣa đƣợc đảm bảo. Thời gian qua, An Giang đã có nhiều cố gắng thay đổi tập quán sản xuất của nông dân và thực hiện liên kết trong mua bán lúa gạo, nhƣng thị trƣờng lúa, gạo ở An Giang vẫn còn vận hành theo mô hình truyền thống, cấu trúc của hệ thống phân phối gạo chƣa thực sự bền vững: thị trƣờng nội địa chƣa đƣợc khai thác đúng mức, gạo xuất khẩu cạnh tranh kém, không đƣợc giá cao trên trƣờng quốc tế. Trƣớc thực trạng trên, em thực hiện đề tài “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang”, nhằm phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở An Giang, từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho thị trƣờng lúa gạo, và phát huy thế mạnh của tỉnh. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm mô tả chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang, phân tích kinh tế chuỗi giá trị và đề xuất các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: (1) Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh An Giang. (2) Mô tả vận hành chuỗi và phân tích kinh tế chuỗi giá trị và sự phân phối lợi ích của các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh An Giang. (3) Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cho mặt hàng lúa, gạo tỉnh An Giang. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Đặc điểm các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang nhƣ thế nào? (2) Sự vận hành của chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang hiện tại nhƣ thế nào? (3) Giá trị kinh tế của chuỗi giá lúa gạo tỉnh An Giang và sự phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi nhƣ thế nào? (4) Chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang hiện tại có các điểm mạnh và hạn chế gì? 2 Luận văn tốt nghiệp (5) Để nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang cần các giải pháp gì? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Giới hạn địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại các huyện: huyện Chợ Mới, huyện Châu Thành, huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên, huyện Châu Phú. Đây là các huyện sản xuất lúa truền thống, có diện tích sản xuất lúa lớn, chiếm hơn 50% diện tích trồng lúa cả tỉnh4. Huyện Châu Thành và Châu Phú là hai huyện đƣợc đầu tƣ phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn. Huyện Tịnh Biên, Tri Tôn là khu vực miền núi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo. Việc lựa chọn các địa bàn trên đảm bảo thu thập thông tin từ các đối tƣợng nông hộ trên địa bàn, đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. 1.4.2 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng của nghiên cứu là: nông dân trực tiếp sản xuất lúa, thƣơng lái thu mua lúa gạo, nhà máy xay xát lúa gạo, cơ sở kinh doanh gạo lẻ và các công ty lƣơng thực, công ty xuất nhập khẩu lúa gạo. 1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu Nội dung phân tích chuỗi giá trị chủ yếu tập trung ở việc mô tả chuỗi và tính toán lợi ích kinh tế của các tác nhân tham gia chuỗi thông qua việc tính toán chi phí, doanh thu. Đề tài phân tích đầu ra của sản phẩm lúa, gạo, phân tích về các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật..). Phân tích về lúa gạo xuất khẩu chỉ phân tích đến khi lúa gạo đƣợc xuất khẩu, không phân tích về chuỗi giá trị của gạo sau khi xuất khẩu. 1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014, sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2010 đến cuối năm 2013 và số liệu sơ cấp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ về niên vụ sản xuất lúa năm 2013, các thƣơng lái, nhà máy, hộ bán lẻ và công ty lƣơng thực về tình hình kinh doanh trong năm 2013. 1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN Trong thời gian qua, đã rất nhiều nghiên cứu về chủ đề nghiên cứu này đã đƣợc thực hiện. Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011) tiến hành nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn 4 tỉnh trọng điểm về sản xuất lúa, gạo tại ĐBSCL là Kiên Giang, An Giang, Long An và Sóc Trăng. Các tác giả sử dụng các cách tiếp cận tổng hợp của Kaplinsky và Morris (2000), 4 Sở nông nghiệp tỉnh An Giang, Giới thiệu sơ lƣợc về Nông nghiệp tỉnh An Giang. 3 Luận văn tốt nghiệp Recklies (2001), GTZ ValueLinks (2007) và M4P (2007). Nghiên cứu mô tả 2 mô hình chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL: chuỗi giá trị lúa gạo nội địa và chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra cả 2 mô hình trên đều có nhiều khâu trung gian, giá trị gia tăng trên toàn chuỗi thấp. Ngƣời nông dân hƣởng lợi ích thấp, do giá trị gia tăng của sản phẩm bị chia sẻ cho các tác nhân trung gian trong chuỗi (hơn 50% giá trị). Trong khâu hậu cần của toàn chuỗi giá trị lúa gạo, nghiên cứu chỉ ra các khó khăn tập trung ở các lĩnh vực nhƣ: trang thiết bị phục vụ sản xuất, thiếu công nghệ sau thu hoạch, nhà kho dự trữ lúa gạo còn hạn chế, công nghệ xay xát công suất thấp và chi phí cao. Về rủi ro, có 7 loại rủi ro đƣợc nêu ra: rủi ro do thời tiết, do thảm họa thiên nhiên, do ô nhiễm, do thị trƣờng, do thể chế chính sách, do khâu hậu cần và do quản lý của các tác nhân tham gia. Trong đó, rủi ro về mặt thị trƣờng (chủ yếu là giá cả) là tác động lớn nhất đến tất cả tác nhân trong chuỗi ngành hàng, rủi ro này đƣợc quản lý tốt hơn đối với Công ty xuất khẩu và nhà máy lau bóng so với các tác nhân khác trong chuỗi. Riêng tác động của các chính sách thì nông dân là ngƣời gánh vác lớn nhất từ tất cảcác chính sách chất lƣợng, tín dụng, xuất khẩu, thuế, khuyến nông, thủy lợi và môi trƣờng. Kế thừa kết quả nghiên cứu trên, Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011) đƣa ra nghiên cứu “Phân tích tác động các chính sách và chiến lược nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo”. Trong nghiên cứu này, 2 tác giả sử dụng mô hình SWOT phân tích cơ hội và nguy cơ của ngành hàng lúa gạo và phân tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị đã mô tả ở nghiên cứu trƣớc. Từ các phân tích, nhóm chiến lƣợc đƣa ra là: (1) chiến lƣợc cắt giảm chi phí toàn chuỗi để tạo ra giá thành cạnh tranh, (2) chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng để có đƣợc sản phẩm cạnh tranh cao trên thị trƣờng, (3) chiến lƣợc đầu tƣ công nghệ nhằm giảm thất thoát, phát triển liên kết dọc giữa nông dân và công ty để giảm chi phí lƣu thông, nâng cao chất lƣợng, và (4) phát triển và cải tiến chính sách nhằm hỗ trợ tốt hơn và hiệu quả hơn chuỗi ngành hàng. Một nghiên cứu khác, Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm táo tỉnh Ninh Thuận, do 2 tác giả Nguyễn Phú Son Nguyễn Thị Thu An (2013) thực hiện. Nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết về chuỗi giá trị, sử dụng phƣơng pháp phân tích liên kết chuỗi giá trị và phân tích lợi thế cạnh tranh. Số liệu đƣợc thu từ 126 tác nhân tham gia chuỗi giá trị tại 3 huyện Ninh Hải, Ninh Phƣớc, Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận và các chuyên gia trong lĩnh vực này. Nghiên cứu chỉ ra 3 kênh phân phối của chuỗi (2 kênh truyền thống và 1 kênh tiềm năng). Từ phân tích kinh tế chuỗi cho thấy phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi không có lợi cho ngƣời trồng. Mô hình SWOT đƣợc sử dụng để 4 Luận văn tốt nghiệp phân tích chiến lƣợc nâng cấp chuỗi, từ đó 4 nhóm chiến lƣợc bao gồm 8 nhóm hoạt động cần thực hiện để gia tăng lợi nhuận của toàn chuỗi nói chung và cho ngƣời trồng nói riêng đã đƣợc đƣa ra. Trong mảng đề tài về phân tích cấu trúc thị trƣờng nông sản, Lƣu Thanh Đức Hải và các cộng sự (2008) thực hiện nghiên cứu “Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing cá tra, ba sa tại ĐBSCL - Việt Nam”. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng cách phỏng vấn 40 hộ nuôi cá, và 15 thƣơng lái ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp. Các tác giả đã sử dụng cách tiếp cận SCP để phân tích cấu trúc thị trƣờng, để phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi đề tài, mô hình các nhân tố về cấu trúc (S) và kết quả thực hiện thị trƣờng (P) đã đƣợc hiệu chỉnh cho phù hợp đối tƣợng nghiên cứu. . Lợi nhuận biên đƣợc tính toán trên các chỉ tiêu kinh tế cơ bản, các tác giả đã hình thành sơ đồ phân phối lợi nhuận để đánh giá giá trị gia tăng của chuỗi và sự phân chia giá trị giữa các tác nhân trong chuỗi. Đối với trƣờng hợp cấu trúc thị trƣờng Cam, Nguyễn Phạm Thanh Nam và các đồng sự (2006) thực hiện nghiên cứu “Phân tích cấu tr c thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam”. Trong quá trình thực hiện, 20 nông dân trồng cam và 20 thƣơng lái, ngƣời buôn sỉ và bán lẻ cam ở 2 địa bàn Vĩnh Long và Cần Thơ đƣợc chọn để phỏng vấn thu thập thông tin. Nghiên cứu này cũng sử dụng cách tiếp cận SCP để đánh giá mô hình cấu trúc thị trƣờng Cam. Mô hình các nhân tố trong SCP cũng đƣợc điều chỉnh để phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu. Từ phân tích lợi nhuận biên của các tác nhân, mô hình phân phối lợi nhuận đƣợc đƣa ra để đánh giá về giá trị gia tăng của chuỗi. 5 Luận văn tốt nghiệp CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm thị trƣờng Định nghĩa thị trƣờng đã đƣợc nhiều tác giả nêu ra. Theo Lƣu Thanh Đức Hải (2007) “Thị trƣờng hiểu theo nghĩa đơn giản là nơi ngƣời mua và ngƣời bán gặp nhau để trao đổi sản phẩm và dịch vụ. Theo quan niệm này thì thị trƣờng bao gồm ngƣời mua, ngƣời bán, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có giá trị để trao đổi và các phƣơng tiện mua bán”. “Thị trƣờng hiện đại theo quan niệm mới phải hội đủ các điều kiện: + Phải có ít nhất một nhóm khách hàng tiềm tàng. + Khách hàng phải có đủ sức mua nhất định và có khả năng chi trả. + Khách hàng có nhu cầu chƣa đƣợc thỏa mãn và sẳn lòng chi trả” Theo Nguyễn Nguyên Cự (2005) “Thị trƣờng bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó”. Theo Bùi Văn Trịnh (2010) “Thị trƣờng bao gồm những ngƣời bán và những ngƣời mua với các phƣơng tiện để giao tiếp với nhau. Thị trƣờng không nhất thiêt là một địa điểm nào đó, mặc dù một số định nghĩa về thị trƣờng bao hàm ý này nhƣ thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng đấu giá. Thị trƣờng có thể mang tính địa phƣơng, khu vực, quốc gia hay quốc tế. Điều kiện cần thiết duy nhất là lực lƣợng cung cầu quyết định giá cả thị trƣờng thông qua việc giao tiếp giữa ngƣời bán và ngƣời mua”. 2.1.2 Các vấn đề về marketing 2.1.2.1 Khái niệm marketing Theo Philip Kotler (2003) “Marketing là quá trình quản lý xã hội thông qua sự sáng tạo cá nhân và tập thể thay đổi sự tiêu thụ. Là tự do giao dịch trao đổi sản phẩm và các giá trị khác, từ đó biết đƣợc nhu cầu xã hội” Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện các định giá, chiêu thị và phân phối các 6 Luận văn tốt nghiệp ý tƣởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thoả mãn những mục tiêu của cá nhân, của tổ chức và của xã hội” Định nghĩa marketing theo quan điểm mới:“ Marketing là thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để làm thoả mãn các mục tiêu của các thành viên này” ( Lƣu Thanh Đức Hải, 2007) 2.1.2.2 Đặc điểm Marketing trong nông nghiệp Đặc điểm chính của hoạt động marketing trong nông nghiệp là rất phức tạp và tốn nhiều chi phí Tính phức tạp và tốn kém trong hoạt động marketing nông nghiệp là do:  Nguồn nguyên liệu thô: nơi sản xuất phân tán, nhiều loại nông phẩm rất đa dạng  Đặc điểm của nông sản rất mau hỏng, kích cỡ không đồng nhất, sản xuất mang tính thời vụ rất nghiêm ngặt  Khó khăn trong sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản  Thực hiện marketing hỗn hợp rất phức tạo và bị động, phụ thuộc vào điều kiện khách quan. 2.1.3 Khái niệm chuỗi giá trị Phƣơng pháp tiếp cận chuỗi giá trị đƣợc các nƣớc phát triển áp dụng trong nhiều thập kỷ qua nhằm đƣa sản phẩm ra thị trƣờng một cách hiệu quả đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp. 2.1.3.1 Định nghĩa chuỗi giá trị Định nghĩa này có thể đƣợc giải thích theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. - Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tƣ đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi,… Tất cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. - Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều ngƣời tham gia khác nhau thực hiện (ngƣời sản xuất sơ cấp, ngƣời chế biến, thƣơng nhân, ngƣời cung cấp dịch vụ,…) để sản xuất ra một sản phẩm sau đó bán cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu ( phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu) 7 Luận văn tốt nghiệp Nói cách khác, chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là : - Một chuỗi các quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra; - Một sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối ngƣời sản xuất, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể; - Một mô hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để tiếp cận thị trƣờng. 2.1.3.2 Phương pháp luận chuỗi giá trị Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về phƣơng pháp chuỗi giá trị. Phƣơng pháp Filière (chuỗi, mạch): Phƣơng pháp filière gồm có nhiều trƣờng phái tƣ duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phƣơng pháp này đƣợc dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chuỗi, chủ yếu là làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (cao su, bông, cà phê, dừa…) đƣợc tổ chức trong bối cảnh của các nƣớc đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phƣơng đƣợc kết nối với công nghiệp chế biến, thƣơng mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Khung phân tích của Porter Luồng nghiên cứu thứ 2 có liên quan đến công trình của Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Michael Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình nhƣ thế nào trên thị trƣờng và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác. Trong đó, ý tƣởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp đƣợc ông tóm tắt nhƣ sau: Một Công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tƣơng đƣơng với đối thủ cạnh tranh của mình nhƣng với chi phí thấp hơn (chiến lƣợc giảm chi phí). Hoặc, làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp nhận mua với giá cao hơn (chiến lƣợc tạo sự khác biệt)… Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tƣ đầu vào, hậu cần ( bên trong & bên ngoài), tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ (lập chiến lƣợc, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu…) 8 Luận văn tốt nghiệp Cung ứng đầu vào Sản xuất Chế biến Phân phối Tiêu dùng Nguồn: Micheal Porter, 2005 Hình 2.1 Sơ đồ mô tả chuỗi giá trị Phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu Gần đây, khái niệm chuỗi giá trị còn đƣợc áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu hóa (Gereffi and Kozeniewicz 1994; Kaplinsky 1999). Theo đó, các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các Công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết định Nhà cung ứng đầu vào Nhà sản xuất Nhà chế biến, Nhà phân phối, Ngƣời tiêu dùng liên quan đến việc phânphối và thu nhập toàncầu.Phân tíchchuỗi giá trị còn giúp làm sáng tỏ việc các Công ty, quốc gia và vùng lãnh thổ đƣợc kết nối với nền kinh tế toàn cầu nhƣ thế nào. Phƣơng pháp liên kết chuỗi giá trị (ValueLinks) Phƣơng pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) cho rằng chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệvới nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho ngƣời tiêu dùng. Hay chuỗi giá trị là một loạt quá trình mà các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế biến, và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm đƣợc chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Các danh mục của các nhà vận hành trong các chuỗi giá trị và quan hệ của họ 9 Luận văn tốt nghiệp Nguồn: ValueLinks GTZ, 2007 Hình 2.2 Sơ đồ chuỗi giá trị Kết hợp với cách tiếp cận ValueLinks của GTZ, ngân hàng Phát Triển Châu Á còn giới thiệu cuốn sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị với tựa đề “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho ngƣời nghèo” hay “Nâng cao hiệu quả thị trƣờng cho ngƣời nghèo” (M4P). Đây là cách tiếp cận rất phù hợp để nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm có liên quan đến ngƣời nghèo. 2.1.3.3 Phân tích kinh tế chuỗi Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm việc tính chi phí đầu vào (hay chi phí trung gian), chi phí tăng thêm, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận), tổng lợi nhuận và tổng thu nhập của từng tác nhân và của toàn chuỗi. Chi phí đầu vào Chi phí đầu vào của các tác nhân là giá bán ra của các tác nhân đứng trƣớc. Chẳng hạn nhƣ chi phí đầu vào của thƣơng lái là giá bán của nông dân. Tuy nhiên, trong các chuỗi sản phẩm nông nghiệp, nhà sản xuất ban đầu thƣờng là nông dân hoặc trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất,… vì vậy cần phân biệt chi phí đầu vào và chi phí tăng thêm (chi phí gia tăng). Theo cách tiếp cận phƣơng pháp chuỗi giá trị của GTZ thì chi phí đầu vào của nông dân bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó. 10 Luận văn tốt nghiệp Chẳng hạn nhƣ chi phí đầu vào của nông dân trồng lúa bao gồm chi phí giống và chi phí vật tƣ (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,..). Chi phí tăng thêm Chi phí tăng thêm là chi phí phát sinh của mỗi tác nhân ngoài chi phí đầu vào nhƣ chi phí dự trữ, bảo quản; chi phí lƣu thông cho việc mua đầu vào và bán đầu ra, chi phí điện, nƣớc; chi phí lao động (lao động nhà và lao động thuê),… Tổng chi phí Tổng chi phí của mỗi tác nhân sẽ bằng chi phí đầu vào cộng với chi phí tăng thêm Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần Giá trị gia tăng bằng giá bán trừ đi chi phí đầu vào tính trên 1 đơn vị trọng lƣợng (trên 1kg hay trên1 tấn,…) Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) bằng giá bán trừ đi tổng chi phí tính trên 1 đơn vị trọng lƣợng Tổng lợi nhuận và tổng thu nhập chuỗi Tổng lợi nhuận bằng lợi nhuận đơn vị nhân với lƣợng bán ra của mỗi tác nhân rồi tổng hợp lại Tổng thu nhập chuỗi bằng giá bán đơn vị nhân với lƣợng bán ra của mỗi tác nhân rồi tổng hợp lại 2.1.3.4 Phân tích SWOT chuỗi ngành hàng Phân tích SWOT là phân tích đƣợc sử dụng rất phổ biến để đƣa ra các giải pháp chiến lƣợc nhằm phát triển sản phẩm/ ngành hàng. Trong phƣơng pháp tiếp cận chuỗi giá trị thì phân tích SWOT là một trong ba cơ sở ( bên cạnh phân tích CGT hiện tại của sản phẩm và nghiên cứu thị trƣờng của sản phẩm đó) để xây dựng chiến lƣợc nâng cấp CGT sản phẩm. Ma trận SWOT trong phân tích chuỗi ngành hàng: - S: (điểm mạnh) là những yếu tố thuận lợi, nguồn lực bên trong ngành hàng thúc đẩy góp phần phát triển tốt hơn ( xãy ra trong hiện tại) - W (điểm yếu): là những yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp bên trong ngành hàng làm hạn chế phát triển (xãy ra trong hiện tại) 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan